hieuluat

Nghị định 107/2008/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:557&558 - 10/2008
    Số hiệu:107/2008/NĐ-CPNgày đăng công báo:06/10/2008
    Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày ban hành:22/09/2008Hết hiệu lực:01/01/2014
    Áp dụng:21/10/2008Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo
  • NGHỊ ĐỊNH

    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 107/2008/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 09 NĂM 2008

    QUY ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH CÁC HÀNH VI ĐẦU CƠ, GĂM HÀNG,

    TĂNG GIÁ QUÁ MỨC, ĐƯA TIN THẤT THIỆT, BUÔN LẬU

    VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

     

     

    CHÍNH PHỦ

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

    Căn cứ Pháp lệnh Giá ngày 26 tháng 4 năm 2002;

    Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

     

    NGHỊ ĐỊNH:

     

    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    1. Nghị định này quy định về xử phạt hành chính đối với:

    a) Hành vi đầu cơ hàng hóa; găm hàng; tăng giá quá mức; đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ;

    b) Hành vi vi phạm về kê khai giá, đăng ký giá, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ;

    c) Hành vi xuất lậu hoặc vận chuyển trái phép thóc, gạo, xăng, dầu, lâm sản, khoáng sản qua biên giới;

    d) Hành vi gian lận về đo lường, đóng gói hàng hóa và chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

    2. Việc xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Nghị định này chỉ được áp dụng:

    a) Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá theo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ được công bố áp dụng trong phạm vi cả nước và các hàng hoá, dịch vụ khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được công bố áp dụng trong phạm vi địa phương;

    b) Trong trường hợp thị trường có biến động bất thường về cung cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác khi được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong phạm vi cả nước, từng khu vực hoặc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong phạm vi địa phương.

    3. Các vụ vi phạm về đầu cơ hàng hóa, xuất lậu hoặc vận chuyển trái phép xăng, dầu, thóc gạo, lâm sản, khoáng sản qua biên giới quy định tại Điều 4, Điều 10 và Điều 11 Nghị định này nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự thì việc xử phạt hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 10 và Điều 11 Nghị định này.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

    2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

    3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 và khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

    Điều 3. Áp dụng các quy định xử phạt vi phạm hành chính

    Nguyên tắc xử phạt; các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng; thời hiệu và thời hạn xử phạt; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; cách tính thời hạn, thời hiệu; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

     

    Chương II. CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

     

    Điều 4. Xử phạt đối với hành vi đầu cơ hàng hóa

    1. Đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá theo quy định của pháp luật ngoài hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này nhằm bán lại thu lợi bất chính bị xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa mua vét, mua gom có giá trị 20.000.000 đồng;

    b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hàng hóa mua vét, mua gom có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

    c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu hàng hóá mua vét, mua gom có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;

    d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu hàng hóa mua vét, mua gom có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

    đ) Phạt tiền 35.000.000 đồng nếu hàng hóa mua vét, mua gom có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

    2. Đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa là xăng, dầu, xi măng, thép xây dựng, khí hóa lỏng, phân bón hoá học nhằm bán lại thu lợi bất chính bị xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hàng hoá mua vét, mua gom có giá trị 50.000.000 đồng;

    b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu hàng hoá mua vét, mua gom có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;

    c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu hàng hoá mua vét, mua gom có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

    d) Phạt tiền 35.000.000 đồng nếu hàng hóa mua vét, mua gom có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

    3. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với các trường hợp sau đây:

    a) Hành vi vi phạm là của doanh nghiệp, chi nhánh kinh doanh tại Việt Nam;

    b) Hành vi vi phạm là của cá nhân, doanh nghiệp, chi nhánh không đăng ký kinh doanh hoặc được phép kinh doanh loại hàng hóa mua vét, mua gom.

    4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Tịch thu hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Điều này;

    b) Tịch thu số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Điều này;

    c) Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này.

    Điều 5. Xử phạt đối với hành vi găm hàng

    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh có một trong các hành vi găm hàng sau đây mà không có lý do chính đáng:

    a) Cắt giảm địa điểm bán hàng;

    b) Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó;

    c) Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó;

    d) Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hoá khác với thời gian trước đó.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh có một trong các hành vi găm hàng sau đây mà không có lý do chính đáng:

    a) Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường;

    b) Ngừng bán hàng hóa ra thị trường.

    3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh có một trong các hành vi găm hàng sau đây mà không có lý do chính đáng:

    a) Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng;

    b) Có mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng.

    4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh có hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó.

    5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với các trường hợp sau đây:

    a) Hành vi vi phạm là của người sản xuất, chế biến, đóng gói, lắp ráp, sang chiết, nạp, nhập khẩu hàng hóa;

    b) Hành vi vi phạm là của doanh nghiệp, chi nhánh kinh doanh tại Việt Nam;

    c) Hành vi vi phạm là của siêu thị, trung tâm thương mại hoặc cơ sở phân phối hàng hóa hiện đại khác.

    6. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tịch thu hàng hoá đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

    b) Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này.

    Điều 6. Xử phạt đối với hành vi tăng giá quá mức

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tăng giá bán hàng, phí dịch vụ từ 20% trở lên so với mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thu lợi bất chính nếu hàng hoá, dịch vụ có giá trị đến 5.000.000 đồng.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

    6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

    7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hóa dịch vụ có giá trị trên 100.000.000 đồng.

    8. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này đối với các trường hợp sau đây:

    a) Hành vi vi phạm là của người sản xuất, chế biến, lắp ráp, sang chiết, nạp, đóng gói, nhập khẩu hàng hóa;

    b) hành vi vi phạm là của doanh nghiệp, chi nhánh kinh doanh tại Việt Nam;

    c) Hành vi vi phạm là của siêu thị, trung tâm thương mại hoặc cơ sở phân phối hàng hóa hiện đại khác.

    9. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tịch thu số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Điều này;

    b) Tước quyền sử dụng trên mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này.

    Điều 7. Xử phạt đối với hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm ký hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.

    4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức có liên quan có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.

    5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với trường hợp cố ý bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật để vụ lợi.

    6. Hình thực xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc cải chính thông tin đối với vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này;

    b) Buộc tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu hủy các ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

    c) Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

    Điều 8. Xử phạt đối với hành vi vi phạm về kê khai giá, đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ

    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không kê khai giá hàng hoá, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký giá hàng hoá, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc thực hiện kê khai giá, đăng ký giá theo quy định đối với vi phạm quy định tại Điều này.

    Điều 9. Xử phạt đối với hành vi vi phạm về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Không niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại cửa hàng, quầy hàng, điểm giao dịch mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

    b) Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng, thu tiền phí dịch vụ cao hơn giá niêm yết.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong các trường hợp sau đây:

    a) Hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục nhà nước định giá hoặc quy định khung giá, giá giới hạn;

    b) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá theo quy định của pháp luật;

    c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện;

    d) Hành vi vi phạm là của siêu thị, trung tâm thương mại hoặc cơ sở phân phối hàng hóa hiện đại khác.

    4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các cơ sở giao dịch ngoại tệ hoặc kinh doanh vàng có một trong các hành vi sau đây:

    a) Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ hoặc giá mua, bán vàng tại địa điểm giao dịch kinh doanh;

    b) Có niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ hoặc giá mua, bán vàng nhưng hình thức, nội dung niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng;

    c) Mua, bán ngoại tệ hoặc vàng không đúng với giá niêm yết.

    5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ hoặc thu tiền bán hàng, phí dịch vụ bằng ngoại tệ mà không được phép.

    6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc thực hiện niêm yết giá đúng quy định đối với vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;

    b) Buộc trả lại khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, điểm c khoản 4 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì tịch thu nộp ngân sách nhà nước;

    c) Tịch thu số ngoại tệ thu được do vi phạm hành chính quy định tại khoản 5 Điều này;

    d) Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này.

    Điều 10. Xử phạt đối với hành vi xuất lậu xăng, dầu qua biên giới

    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cửa hàng bán lẻ xăng, dầu ở khu vực biên giới có hành vi vi phạm quy định quản lý kinh doanh xăng đầu tại khu vực biên giới do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.

    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây nếu giá trị xăng, dầu đến 10.000.000 đồng:

    a) Vận chuyển xăng, dầu trái phép vào khu vực biên giới;

    b) Vận chuyển, buôn bán, trao đổi trái phép xăng, dầu qua biên giới;

    c) Buôn bán, trao đổi xăng, dầu trên biển với tầu thuyền, phương tiện đánh bắt thuỷ sản của nước ngoài.

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này nếu giá trị xăng, dầu từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

    4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này nếu giá trị xăng, dầu từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này nếu giá trị xăng, dầu từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

    6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này nếu giá trị xăng, dầu từ trên 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

    7. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này nếu giá trị xăng, dầu từ 100.000.000 đồng trở lên đối với trường hợp cơ quan tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự.

    8. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc thực hiện đúng quy định quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới của Bộ Công Thương,

    b) Tịch thu hàng hoá vi phạm quy định từ khoản 2 đến khoản 7 Điều này;

    c) Tịch thu số tiền thu được do vi phạm hành chính quy định từ khoản 2 đến khoản 7 Điều này;

    d) Tịch thu phương tiện vận chuyển đối với vi phạm quy định từ khoản 2 đến khoản 7 Điều này nếu thuộc một trong các trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm, sử dụng biển kiểm soát không phải của phương tiện đó do cấp có thẩm quyền cấp, có hành vi trốn tránh hoặc cản trở người thi hành công vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành vi phạm chính năm 2002;

    đ) Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn từ trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này.

    Điều 11. Xử phạt đối với hành vi xuất lậu thóc, gạo, lâm sản, khoáng sản qua biên giới

    1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây nếu hàng hoá có giá trị đến 5.000.000 đồng:

    a) Vận chuyển, buôn bán, trao đổi trái phép thóc, gạo, lâm sản, khoáng sản qua biên giới;

    b) Buôn bán, trao đổi trái phép thóc, gạo, lâm sản, khoáng sản trên sông, trên biển với các phương tiện vận tải nước ngoài.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điêu này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

    6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

    7. Phạt tiền 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

    8. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này đối với các trường hợp sau đây:

    a) Lâm sản là gỗ tròn, gỗ xẻ tự nhiên, động vật, thực vật hoang dã quý hiếm, giống cây trồng, vật nuôi quý hiếm thuộc danh mục cấm kinh doanh hoặc cấm xuất khẩu;

    b) Khoáng sản đặc biệt và độc hại.

    9. Các quy định xử phạt hành chính tại Điều này không áp dụng đối với hoạt động trao đổi thóc, gạo của cư dân khu vực biên giới nhằm mục đích tiêu dùng theo quy định hiện hành.

    10. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Tịch thu hàng hoá vi phạm quy định tại Điều này;

    b) Tịch thu số tiền thu được do vi phạm hành chính quy định tại Điều này;

    c) Tịch thu phương tiện vận chuyển đối với vi phạm quy định tại Điều này nếu thuộc một trong các trường hợp: vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm, sử dụng biển kiểm soát không phải của phương tiện đó do cấp có thẩm quyền cấp, có hành vi trốn tránh hoặc cản trở người thi hành công vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;

    d) Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này.

    Điều 12. Xử phạt đối với các hành vi vi phạm về hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên, hàng giả có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên và vi phạm về nhãn hàng hóa

    1. Đối với các hành vi vi phạm về hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên và hàng giả có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm thì phái chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự thì việc xử phạt hành chính được thực hiện với mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm hành chính, kèm theo các hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 18, Điều 22 và Điều 24 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

    2. Đối với các hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa có giá trị từ trên 1.00.000.000 đồng trở lên thì việc xử phạt hành chính được thực hiện với mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm hành chính, kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 23 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

    3. Các khung phạt tiền quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, khoản 4 Điều 23 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được áp dụng xử phạt hành chính đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa.

    Điều 13. Xử phạt đối với hành vi gian lận về đo lường, đóng gói hàng hóa và chất lượng hàng hoá, dịch vụ

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho khách hàng nếu hàng hoá có giá trị đến 1.00.000 đồng:

    a) Gian lận trong cân, đong, đo, đếm, đóng gói hàng hóa;

    b) Gian lận chất lượng hàng hoá so với công bố chất lượng hoặc ghi trên nhãn hàng hoá.

    2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

    3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

    4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

    5. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

    6. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    7. Phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    8. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

    9. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    10. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

    11. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    12. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

    13. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    14. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị trên 100.000.000 đồng.

    15. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 14 Điều này đối với các trường hợp sau đây:

    a) Hành vi gian lận là của người sản xuất, chế biến, lắp ráp, sang chiết, nạp, đóng gói hàng hoá;

    b) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá theo quy định của pháp luật.

    16. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc đền bù thiệt hại cho khách hàng đối với vi phạm quy định tại Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để đền bù thì tịch thu số tiền thu được do gian lận vào ngân sách nhà nước;

    b) Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này.

     

     

     

    Chương ỊII. THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT

     

    Điều 14. Thẩm quyền xử phạt

    1. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp

    a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

    b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

    c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

    2. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường

    Người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường quy định tại Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 có quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của mình và các hành vi vi phạm hành chính về giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.

    3. Thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra chuyên ngành

    a) Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an cấp tỉnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của ngành theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 31 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

    b) Người có thẩm quyền của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có quyền xử phạt hành chính các hành vi quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của ngành theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

    c) Người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan có quyền xử phạt hành chính các hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của mình theo quy định tại Điều 32, Điều 33 và Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

    Điều 15. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt và ủy quyền xử phạt

    1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

    2. Việc ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

    Điều 16. Thủ tục xử phạt, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt

    1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

    2. Việc định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính làm căn cứ cho việc xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vị phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

    Điều 17. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính

    Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

     

    Chương IV. KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

     

    Điều 18. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

    1. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân quy định tại Nghị định này hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

    2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tại toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ kiện hành chính.

    3. Trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

    Điều 19. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt hành chính

    Người có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định này có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che vi phạm, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời; xử phạt không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng bị xử phạt, không đúng hành vi vi phạm bị xử phạt; áp dụng không đúng hình thức, mức xử phạt và biện pháp khác; chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm; làm cản trở lưu thông hàng hoá hợp pháp, gây thiệt hại cho người kinh doanh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

     

    Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 20. Hiệu lực thi hành

    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

    2. Bãi bỏ các quy định có liên quan ban hành trước đây trái với Nghị định này.

    Điều 21. Trách nhiệm thi hành

    1. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị định này.

    2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

     

    TM. CHÍNH PHỦ

    THỦ TƯỚNG

    Nguyễn Tấn Dũng

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Pháp lệnh 40/2002/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Giá
    Ban hành: 10/05/2002 Hiệu lực: 01/07/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Pháp lệnh 44/2002/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính
    Ban hành: 02/07/2002 Hiệu lực: 01/10/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/11/2005 Hiệu lực: 01/07/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 04/2008/PL-UBTVQH12
    Ban hành: 02/04/2008 Hiệu lực: 01/08/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
    Ban hành: 15/11/2013 Hiệu lực: 01/01/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    07
    Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    08
    Thông tư 11/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại
    Ban hành: 20/05/2009 Hiệu lực: 04/07/2009 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản hướng dẫn
    09
    Thông tư 93/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính là hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
    Ban hành: 28/06/2010 Hiệu lực: 12/08/2010 Tình trạng: Không còn phù hợp
    Văn bản hướng dẫn
    10
    Nghị định 06/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
    Ban hành: 16/01/2008 Hiệu lực: 13/02/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Nghị định 15/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón
    Ban hành: 01/03/2010 Hiệu lực: 14/04/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Quyết định 212/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương kỳ 2014-2018
    Ban hành: 30/01/2019 Hiệu lực: 30/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Nghị định 112/2010/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
    Ban hành: 01/12/2010 Hiệu lực: 01/02/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần
    14
    Nghị định 84/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá
    Ban hành: 20/09/2011 Hiệu lực: 15/11/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần
    15
    Nghị định 104/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu
    Ban hành: 16/11/2011 Hiệu lực: 01/01/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần
    16
    Quyết định 8257/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31/12/2013
    Ban hành: 15/09/2014 Hiệu lực: 15/09/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    17
    Quyết định 212/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương kỳ 2014-2018
    Ban hành: 30/01/2019 Hiệu lực: 30/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Nghị định 107/2008/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Chính phủ
    Số hiệu:107/2008/NĐ-CP
    Loại văn bản:Nghị định
    Ngày ban hành:22/09/2008
    Hiệu lực:21/10/2008
    Lĩnh vực:Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo
    Ngày công báo:06/10/2008
    Số công báo:557&558 - 10/2008
    Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày hết hiệu lực:01/01/2014
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X