hieuluat

Nghị định 64/2018/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:605&606-05/2018
    Số hiệu:64/2018/NĐ-CPNgày đăng công báo:21/05/2018
    Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
    Ngày ban hành:07/05/2018Hết hiệu lực:20/04/2021
    Áp dụng:22/06/2018Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Vi phạm hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • CHÍNH PHỦ
    -------

    Số: 64/2018/NĐ-CP

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2018

     

     

    NGHỊ ĐỊNH

    QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIỐNG VẬT NUÔI, THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN

     

    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

    Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

     

    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

    1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi (bao gồm cả giống thủy sản), thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

    2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định tại Nghị định này bao gồm:

    a) Vi phạm quy định theo Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản gồm các vi phạm về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản; mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản; nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản; khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản quá hạn sử dụng; sử dụng kháng sinh, chất cấm trong sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

    b) Vi phạm các quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi; khai thác và bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm; khảo nghiệm, kim định giống vật nuôi mới; sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi; quản lý chất lượng giống vật nuôi.

    3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan đxử phạt.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.

    2. Tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này gồm:

    a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ Phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

    b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

    c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

    d) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định pháp luật.

    3. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này là các đối tượng không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều này.

    Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản là 01 năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

    2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b, c, d Khoản 1 Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

    Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

    1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

    2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

    a) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

    3. Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này được áp dụng như sau:

    a) Buộc thu hồi giống vật nuôi; sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    b) Buộc tái chế sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Buộc chuyển đổi Mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, giống vật nuôi;

    d) Buộc tái xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, giống vật nuôi;

    đ) Buộc tiêu hủy chất cấm; sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; vật nuôi, thủy sản; giống vật nuôi;

    e) Buộc hủy kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    g) Buộc sửa đổi thông tin đối với lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo;

    h) Buộc cơ sở chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi, thủy sản đã sử dụng chất cấm đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ hoặc thu hoạch;

    i) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;

    k) Buộc di chuyển cơ sở sản xuất giống thủy sản;

    l) Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm, kiểm định.

    Điều 5. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản; nguyên tắc xác định mức vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản

    1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực giống vật nuôi đối với cá nhân vi phạm là 50.000.000 đồng, đi với tổ chức vi phạm là 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản đi với cá nhân vi phạm là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức vi phạm là 200.000.000 đồng.

    2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tin gp 02 ln mức phạt tiền đối với cá nhân.

    3. Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

    4. Mức vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định tại Nghị định này được xác định bằng kết quả phân tích đã được tính độ dao động cho phép trong kiểm tra chất lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

     

    Chương II. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC GIỐNG VẬT NUÔI, THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN

     

    Mục 1. THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN

    Điều 6. Vi phạm về Điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản

    1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm không xây dựng tường, rào ngăn cách giữa khu sản xuất với bên ngoài.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Không có người phụ trách kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp;

    b) Không có hoặc không thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong quá trình sản xuất, gia công;

    c) Không có giải pháp phòng chống chuột, chim, động vật gây hại khác;

    d) Không có các thiết bị, dụng cụ đo lường giám sát chất lượng đảm bảo độ chính xác theo quy định của pháp luật về đo lường;

    đ) Không có thiết bị hút bụi, xử lý chất thải phù hợp để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định;

    e) Không có thiết bị, dụng cụ (quạt, sàng, nam châm...) để kiểm soát các tạp chất (cát sạn, kim loại) ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu đầu vào;

    g) Không có bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm Mục đích phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về địa điểm sản xuất, gia công nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải, hóa chất độc hại, chuồng trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

    4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm về nhà xưởng, trang thiết bị sau đây:

    a) Không sắp xếp và bố trí theo quy tắc một chiều, không có sự cách biệt giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra để tránh lây nhiễm chéo;

    b) Không có kho bảo quản các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản cần chế độ bảo quản riêng theo khuyến cáo của nhà sản xuất;

    c) Cơ sở sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh không có nơi pha trộn riêng.

    5. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

    Điều 7. Vi phạm về chất lượng trong sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản

    1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa dưới 5% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa hoặc mỗi chỉ tiêu an toàn vượt quá dưới 5% so với quy định trong quy chuẩn tương ứng hoặc trong tiêu chuẩn đã công bố.

    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không lưu mẫu, không lưu kết quả kiểm nghiệm theo quy trình kiểm soát chất lượng.

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không có quy trình sản xuất kiểm soát chất lượng sản phẩm; không ghi và lưu nhật ký quá trình sản xuất theo quy định.

    4. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản chưa được phép lưu hành tại Việt Nam như sau:

    a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản chưa được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định mà tổng giá trị lô sản phẩm vi phạm dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng;

    b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phm sản xuất, gia công mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản chưa được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định mà tổng giá trị lô sản phẩm từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên khi cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ Điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính.

    5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thp hơn mức ti thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 15% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức ti thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 15% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 30% trở lên so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sản xuất, gia công mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản như sau:

    a) Có mỗi chỉ tiêu vi sinh vật gây hại vượt ngưỡng tối đa quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc trong tiêu chuẩn đã công bố;

    b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn cao hơn mức tối đa từ 5% trở lên so với quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc trong tiêu chuẩn đã công bố.

    9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 10% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    10. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 10% đến dưới 20% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    11. Phạt tin từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa t20% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bhoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    12. Phạt tin từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 30% trở lên so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    13. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với cơ sở có hành vi vi phạm tiếp tục sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong thời gian cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

    14. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11, Khoản 12 Điều này: Buộc tái chế lô sản phẩm. Trường hợp lô sản phẩm không thể tái chế được thì buộc chuyển đổi Mục đích sử dụng. Trường hợp lô sản phẩm không thể chuyển đi Mục đích sử dụng được thì buộc tiêu hủy;

    b) Đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, Khoản 13 Điều này: Buộc chuyển đổi Mục đích sử dụng nếu lô sản phẩm đáp ứng quy định của Mục đích chuyển đổi. Trường hợp lô sản phẩm không chuyển đổi được Mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.

    Điều 8. Vi phạm về Điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản

    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phm về Điều kiện cơ sở mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản sau:

    a) Không có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp;

    b) Không có giải pháp phòng chống chuột, chim và động vật gây hại khác.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm để chung thức ăn chăn nuôi, thủy sản với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoặc các loại hóa chất độc hại khác đối với cơ sở mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không có hoặc không thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản đáp ứng các yêu cầu về Điều kiện bảo quản đảm bảo chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường và theo khuyến cáo của nhà sản xuất đi với cơ sở nhập khu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

    Điều 9. Vi phạm về chất lượng trong mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản

    1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm mua bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa dưới 5% so với tiêu chuẩn đã công bhoặc ghi trên nhãn hàng hóa hoặc mỗi chỉ tiêu an toàn vượt quá dưới 5% so với quy định trong quy chuẩn tương ứng hoặc trong tiêu chuẩn đã công bố.

    2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản chưa được phép lưu hành tại Việt Nam như sau:

    a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản chưa được phép lưu hành tại Việt Nam mà tổng giá trị lô sản phẩm vi phạm dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng;

    b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản chưa được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định mà tổng giá trị lô sản phẩm từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên khi cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ Điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính.

    3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 15% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 15% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 30% trở lên so với tiêu chuẩn đã công bhoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản như sau:

    a) Có mỗi chỉ tiêu vi sinh vật gây hại vượt ngưỡng cho phép quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn đã công bố;

    b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn cao hơn mức tối đa từ 5% trở lên so với quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc trong tiêu chuẩn đã công b.

    7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 10% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 10% đến dưới 20% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    9. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 20% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 30% trở lên so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này: Buộc thu hi và tái chế lô sản phẩm vi phạm. Trường hợp lô sản phẩm không thể tái chế thì buộc chuyển đổi Mục đích sử dụng. Trường hợp lô sản phẩm không thtái chế, chuyển đổi Mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;

    b) Đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này: Buộc thu hồi lô sn phẩm vi phạm và chuyển đổi Mục đích sử dụng. Trường hợp lô sản phẩm không thể chuyển đổi Mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.

    Điều 10. Vi phạm về chất lượng trong nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản

    1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa dưới 5% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa hoặc mỗi chỉ tiêu an toàn vượt quá dưới 5% so với quy định trong quy chuẩn tương ứng hoặc trong tiêu chuẩn đã công b.

    2. Phạt từ tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng đnh lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính thp hơn mức ti thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    3. Phạt từ tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 30% trở lên so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    4. Phạt từ tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    5. Phạt từ tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 30% trở lên so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

    6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản sau đây:

    a) Có mỗi chỉ tiêu vi sinh vật vượt ngưỡng cho phép quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc trong tiêu chuẩn đã công b;

    b) Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu an toàn cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 30% so với quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc trong tiêu chuẩn đã công bố.

    7. Phạt từ tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu an toàn cao hơn mức tối đa từ 30% trở lên so với quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc trong tiêu chuẩn đã công bố.

    8. Phạt tin từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm nhập khẩu sau đây:

    a) Hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản chưa được phép lưu hành tại Việt Nam (trừ trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm hoặc nghiên cứu, làm mẫu phân tích, nhập khu để sản xuất, gia công nhằm Mục đích xuất khẩu);

    b) Hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hết hạn sử dụng.

    9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc sửa đổi thông tin chất lượng trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo lô sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều này;

    b) Buộc tái chế toàn bộ lô sản phẩm đảm bảo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc đảm bảo chất lượng như tiêu chuẩn đã công bố đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 Điều này. Trường hợp sản phẩm không thể tái chế thì buộc chuyển đổi Mục đích sử dụng. Trường hợp sản phẩm không thể tái chế, chuyển đổi Mục đích sử dụng thì buộc tái xuất hoặc tiêu hủy;

    c) Buộc chuyển đổi Mục đích sử dụng lô sản phẩm vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này. Trường hợp không thể chuyển đổi Mục đích sử dụng thì buộc tái xuất hoặc tiêu hủy;

    d) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ lô hàng vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều này.

    Điều 11. Vi phạm về sản xuất, gia công, mua bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hết hạn sử dụng

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

    2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.

    3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.

    4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phm mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

    5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có giá trị từ 5.000.000 đng đến dưới 10.000.000 đồng.

    6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đng.

    7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

    8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đng.

    9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đng.

    10. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đng.

    11. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

    12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

    13. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không ghi hoặc không ghi đúng ngày sản xuất trên nhãn hàng hóa hay trên bao bì hàng hóa trong sản xuất, gia công, mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

    14. Phạt tin từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công có sử dụng mỗi loại nguyên liệu thức ăn hoặc mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã hết hạn sử dụng.

    15. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11, Khoản 12 Điều này: Buộc thu hồi và chuyển đổi Mục đích sử dụng lô sản phẩm vi phạm. Trường hợp lô sản phẩm không thchuyển đổi Mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;

    b) Đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 14 Điều này: Buộc chuyển đổi Mục đích sử dụng nếu sản phẩm đáp ứng quy định của Mục đích chuyn đi. Trường hợp sản phẩm không thể chuyển đổi Mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy toàn bộ nguyên liệu hết hạn sử dụng và lô sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu hết hạn sử dụng.

    Điều 12. Vi phạm về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản

    1. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo mức phạt sau đây:

    a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở khảo nghiệm không có người phụ trách kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp hoặc không lưu đầy đủ hồ sơ khảo nghiệm theo quy định;

    b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản không có hoặc không thuê địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với việc khảo nghiệm từng loại thức ăn trên từng đối tượng vật nuôi; cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi không có chuồng trại phù hợp để khảo nghiệm; cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản không có ao lồng bè, bể phù hợp để khảo nghiệm; cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản không đủ nguồn nước đạt yêu cầu chất lượng, không có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, không có ao chứa nước thải đảm bảo việc kiểm tra chỉ tiêu môi trường và các chỉ tiêu về bệnh thủy sản.

    2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở khảo nghiệm không thực hiện đúng quy trình, nội dung hoặc đề cương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm công bố kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản không trung thực.

    4. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Đình chỉ hoạt động khảo nghiệm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc hủy kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã thực hiện đối với hành vi quy định tại điểm b Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

    Điều 13. Vi phạm về sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có chứa kháng sinh

    1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm Mục đích phòng bệnh, trị bệnh theo quy định.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không ghi rõ tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngưng sử dụng trên bao bì hoặc tài liệu kèm theo;

    b) Sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng kháng sinh khác với hàm lượng theo quy định hoặc công bố trên nhãn hàng hóa từ 5% trở lên;

    c) Mua bán mỗi sản phẩm thức ăn thủy sản có chứa kháng sinh.

    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh nhằm Mục đích trị bệnh cho gia súc, gia cầm và phòng bệnh cho gia súc, gia cm non không phải là thuc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam;

    b) Sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh nhằm Mục đích trị bệnh cho gia súc, gia cầm và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm non không theo đơn của bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y;

    c) Sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, Mục đích sử dụng, thời gian sử dụng gây tồn dư kháng sinh vượt mức giới hạn cho phép trong sản phẩm chăn nuôi và gây ảnh hưởng đến kháng kháng sinh trong Điều trị bệnh của con người và vật nuôi;

    d) Sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi chứa trên 02 loại kháng sinh trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi;

    đ) Sản xuất, gia công, nhập khẩu thức ăn thủy sản có chứa kháng sinh.

    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc tái chế đảm bảo hàm lượng kháng sinh theo quy định hoặc theo hàm lượng đã công bố đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này;

    b) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ thức ăn chăn nuôi, thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c Khoản 2; Khoản 3 Điều này.

    Điều 14. Vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản

    1. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm về chất cấm sau đây:

    a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất, gia công và mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản mà tổng giá trị các sản phẩm thức ăn vi phạm dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng;

    c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ Điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính;

    d) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất, gia công và mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản mà tổng giá trị các sản phẩm thức ăn vi phạm từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên khi cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ Điều tra hoặc quyết định đình chvụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính.

    2. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm d Khoản 1 Điều này.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc tiêu hủy chất cấm và thức ăn chăn nuôi, thủy sản có chứa chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;

    b) Buộc cơ sở chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản tiếp tục nuôi giữ vật nuôi, thủy sản đã sử dụng chất cấm đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bn hoặc giết mổ hoặc thu hoạch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c Khoản 1 Điều này; buộc tiêu hủy vật nuôi, thủy sản trong trường hợp tái phạm sử dụng chất cấm hoặc không thể tiếp tục nuôi giữ.

    Mục 2.  GIỐNG VẬT NUÔI

    Điều 15. Vi phạm về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khai thác hoặc sử dụng nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn vượt quá giới hạn cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khai thác hoặc sử dụng nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tn mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phá hoại nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn.

    4. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật và phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

    Điều 16. Vi phạm về khai thác và bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm

    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khai thác hoặc sử dụng nguồn gen vật nuôi quý hiếm vượt quá giới hạn cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm một quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác hoặc sử dụng nguồn gen quý hiếm.

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phá hoại nguồn gen vật nuôi quý hiếm.

    4. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

    Điều 17. Vi phạm về trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm

    1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm không đúng với nội dung cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    3. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

    Điều 18. Vi phạm về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi mới

    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thực hiện khảo nghiệm, kiểm định không đủ Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thực hiện khảo nghiệm, kiểm định không đúng quy trình, nội dung hoặc đề cương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm công bố kết quả khảo nghiệm, kiểm định không trung thực.

    4. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Đình chỉ hoạt động của cơ sở khảo nghiệm, kiểm định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm, kiểm định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

    Điều 19. Vi phạm về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi không đảm bảo một trong các Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi mà không lưu giữ, cập nhật đầy đủ hồ sơ theo dõi giống.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống thuần chủng, cụ kỵ, ông bà, hạt nhân không có nhân viên kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản.

    4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi chưa được công nhận kết quả khảo nghiệm.

    5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, không có tên trong Danh Mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà tổng giá trị hàng hóa vi phạm dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng.

    6. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

    7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc tiêu hủy hoặc giết mổ giống vật nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.

    Điều 20. Vi phạm về sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng

    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống (không bao gồm trứng gia cầm, trứng tằm và giống thủy sản) và ấu trùng không có nhân viên kỹ thuật được cấp bằng hoặc chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi.

    2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng không đảm bảo một trong các Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

    a) Sản xuất tinh từ những con giống gia súc, gia cầm chưa được kiểm tra năng suất cá thể;

    b) Khai thác trứng ging, ấu trùng không phải từ đàn giống thuần, đàn giống cụ kỵ, đàn giống hạt nhân, đàn giống ông bà, đàn giống bố mẹ, trừ trường hợp khai thác trong tự nhiên.

    c) Sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng mà không lưu giữ, cập nhật đầy đủ hồ sơ theo dõi giống.

    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc tiêu hủy tinh, trứng giống, ấu trùng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b Khoản 3 Điều này.

    Điều 21. Vi phạm về nhập khẩu giống vật nuôi

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khu ging vật nuôi không đúng với phẩm cấp giống, chủng loại giống đã công bố.

    2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu giống vật nuôi không có trong Danh Mục giống vật nuôi, ging thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà tổng giá trị hàng hóa vi phạm dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả

    Buộc tái xuất hoặc giết mổ, sơ chế, chế biến hoặc tiêu hủy giống vật nuôi, giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

    Điều 22. Vi phạm về chất lượng giống vật nuôi trong kinh doanh

    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mỗi chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật thấp hơn so với tiêu chuẩn công bố đối với lô hàng có giá trị dưới 50.000.000 đồng.

    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mỗi chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật thấp hơn so với tiêu chuẩn công bố đối với lô hàng có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc chuyển đổi Mục đích, không sử dụng làm giống đối với hành vi vi phm, quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

    Điều 23. Vi phạm khác trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống thủy sản

    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:

    a) Ương dưỡng giống thủy sản không có nhân viên kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật không có giấy chứng nhận (chứng chỉ) đào tạo phù hợp;

    b) Vận chuyển giống chưa đạt kích cỡ nuôi thương phẩm theo quy định ra khỏi cơ sở mà không có hồ sơ, tài liệu chứng minh đang đưa đi ương, dưỡng giống thủy sản.

    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:

    a) Vi phạm quy định về số lần sinh sản hoặc thời hạn sử dụng hoặc thời gian cho phép đưa vào sinh sản của giống thủy sản bố mẹ chủ lực;

    b) Không kiểm tra xét nghiệm các bệnh trước khi cho sinh sản đối với giống thủy sản bố mẹ chủ lực.

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:

    a) Cho sinh sản giống thủy sản bố mẹ hoặc sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ không có nhân viên kỹ thuật có bng cấp chuyên môn hoặc chứng chỉ phù hợp;

    b) Không thực hiện kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu.

    4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:

    a) Địa điểm sản xuất, kinh doanh giống thủy sản không nằm trong vùng quy hoạch của địa phương hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

    b) Sử dụng đàn giống thủy sản bố mẹ không bảo đảm chất lượng.

    5. Biện pháp khắc phục hậu qu:

    a) Buộc chuyển đổi Mục đích, không sử dụng làm giống hoặc tiêu hủy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b Khoản 4 Điều này;

    b) Buộc di chuyển cơ sở sản xuất giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a Khoản 4 Điều này đến địa điểm theo quy định.

    Điều 24. Vi phạm về giấy chứng nhận, văn bản cho phép, giấy phép về giống vật nuôi

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:

    a) Cho người khác sử dụng chứng chỉ chuyên môn về giống vật nuôi;

    b) Thuê, mượn sử dụng chứng chỉ chuyên môn về giống vật nuôi.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ sau:

    a) Chứng chỉ chuyên môn về giống vật nuôi;

    b) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi;

    c) Quyết định chỉ định khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi.

    3. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Buộc tịch thu giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, quyết định chỉ định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

    Điều 25. Vi phạm quy định về an toàn sinh học trong chăn nuôi

    1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở chăn nuôi trang trại có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Chuồng trại xây dựng không đúng yêu cầu kỹ thuật ảnh hưởng đến vệ sinh thú y, môi trường trong chăn nuôi;

    b) Vi phạm quy định về quy trình chăn nuôi gây ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm;

    c) Không đăng ký, kê khai các nội dung chăn nuôi đối với những đối tượng vật nuôi buộc phải đăng ký, kê khai.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này.

     

    Chương III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH

     

    Điều 26. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

    1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

    2. Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong các cơ quan được quy định tại Điều 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao về lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

    Điều 27. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ, điểm i Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 50.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    Điều 28. Thẩm quyền của thanh tra

    1. Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành chăn nuôi, thủy sản, thú y, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đang thi hành công vụ có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ, điểm i Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    2. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thủy sản, thú y, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Chăn nuôi, Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thủy sản, thú y, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 50.000.000 đng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

    3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 70.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

    4. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có quyn:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

    Điều 29. Thẩm quyền của Công an nhân dân

    1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

    2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

    3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ, điểm i Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 20.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 50.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    6. Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh Kinh tế tổng hợp, Cục trưởng Cục An ninh Kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    Điều 30. Thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng

    1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

    2. Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

    3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khu cảng có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 20.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyn:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    Điều 31. Thẩm quyền của Cảnh sát biển

    1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 1.500.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

    2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 5.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

    3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 10.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ, điểm i Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 20.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 30.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 50.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    7. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    Điều 32. Thẩm quyền của Hải quan

    1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

    2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

    3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên bin và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm k Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    4. Cục trưng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

    c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm k Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm k Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    Điều 33. Thẩm quyền của Quản lý thị trường

    1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

    2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

    3. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

    c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

    4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

    c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

    Điều 34. Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Thanh tra, cơ quan Hải quan, cơ quan Quản lý thị trường, Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 27 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

    2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra có thẩm quyền xử phạt hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

    3. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 29 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

    4. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi; thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định tại Khoản 8 Điều 10; Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

    5. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi; thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định tại Điều 8; Khoản 2 Điều 9; Khoản 8 Điều 10; Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 11; Điều 17; Điều 21 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

    6. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi; thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định tại Khoản 8 Điều 10; Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 11; Điều 21 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

     

    Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 35. Hiệu lực thi hành

    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 6 năm 2018.

    2. Nghị định này thay thế:

    a) Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thc ăn chăn nuôi;

    b) Các nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản tại Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

    Điều 36. Điều Khoản chuyển tiếp

    1. Các hành vi vi phạm hành chính đã được lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi; thức ăn chăn nuôi, thủy sản trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì xử phạt theo Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính của Nghị định này có quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì xử phạt theo Nghị định này.

    2. Các hành vi vi phạm hành chính được thực hiện hoặc phát hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi; thức ăn chăn nuôi, thủy sản thì xử phạt theo quy định của Nghị định này.

    Điều 37. Trách nhiệm thi hành

    1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

    2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

     

    Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
    trung ương;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán nhà nước;
    - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
    - Ngân hàng Chính sách xã hội;
    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
    - Ủy ban trung ương Mặt
    trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
    - Lưu: VT, NN (2b).PC

    TM. CHÍNH PHỦ
    THỦ TƯỚNG


     

     




    Nguyễn Xuân Phúc

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Pháp lệnh 16/2004/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giống vật nuôi
    Ban hành: 24/03/2004 Hiệu lực: 01/07/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Xử lý vi phạm hành chính của Quốc hội, số 15/2012/QH13
    Ban hành: 20/06/2012 Hiệu lực: 01/07/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Tổ chức Chính phủ của Quốc hội, số 76/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
    Ban hành: 09/10/2013 Hiệu lực: 25/11/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    05
    Pháp lệnh 16/2004/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giống vật nuôi
    Ban hành: 24/03/2004 Hiệu lực: 01/07/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    06
    Luật Xử lý vi phạm hành chính của Quốc hội, số 15/2012/QH13
    Ban hành: 20/06/2012 Hiệu lực: 01/07/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    07
    Luật Thú y của Quốc hội, số 79/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản được hướng dẫn
    08
    Luật Hợp tác xã của Quốc hội, số 23/2012/QH13
    Ban hành: 20/11/2012 Hiệu lực: 01/07/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Luật Doanh nghiệp của Quốc hội, số 68/2014/QH13
    Ban hành: 26/11/2014 Hiệu lực: 01/07/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Luật Đầu tư của Quốc hội, số 67/2014/QH13
    Ban hành: 26/11/2014 Hiệu lực: 01/07/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Nghị định 39/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản
    Ban hành: 04/04/2017 Hiệu lực: 20/05/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Kế hoạch 164/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc đảm bảo An toàn thực phẩm Tết Trung thu trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018
    Ban hành: 17/08/2018 Hiệu lực: 17/08/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Kế hoạch 17/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2019
    Ban hành: 11/01/2019 Hiệu lực: 11/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Quyết định 321/QĐ-BNN-PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2018
    Ban hành: 24/01/2019 Hiệu lực: 24/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    15
    Quyết định 469/QĐ-BNN-PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
    Ban hành: 30/01/2019 Hiệu lực: 30/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    16
    Nghị định 41/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng; phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
    Ban hành: 05/04/2017 Hiệu lực: 20/05/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản hết hiệu lực một phần
    17
    Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
    Ban hành: 16/05/2019 Hiệu lực: 05/07/2019 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần
    18
    Nghị định 14/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi
    Ban hành: 01/03/2021 Hiệu lực: 20/04/2021 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần (02)
    Nghị định 14/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi
    Ban hành: 01/03/2021 Hiệu lực: 20/04/2021 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
  • Văn bản đang xem

    Nghị định 64/2018/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Chính phủ
    Số hiệu:64/2018/NĐ-CP
    Loại văn bản:Nghị định
    Ngày ban hành:07/05/2018
    Hiệu lực:22/06/2018
    Lĩnh vực:Vi phạm hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:21/05/2018
    Số công báo:605&606-05/2018
    Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
    Ngày hết hiệu lực:20/04/2021
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X