hieuluat

Thông tư 13/2021/TT-BLĐTBXH về xử lý vi phạm hành chính hành vi xâm hại trẻ em

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:933&934-11/2021
    Số hiệu:13/2021/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:09/11/2021
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Thị Hà
    Ngày ban hành:30/09/2021Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:15/11/2021Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Vi phạm hành chính, Chính sách
  • BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    __________

    Số: 13/2021/TT-BLĐTBXH

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ________________________

    Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2021

     

     

     

    THÔNG TƯ

    Ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em

    ___________

     

    Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;

    Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

    Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

    Căn cứ Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em;

    Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

    Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

    Căn cứ Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em;

    Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trẻ em;

    Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư về Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em.

     

    Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em

    1. Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em là hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực để thu thập số liệu thống kê về trẻ em, nhằm giám sát và đánh giá việc thực hiện quyền trẻ em, tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê về trẻ em và là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và hoạch định chính sách đối với lĩnh vực trẻ em.

    2. Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em bao gồm:

    a) Danh mục chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em gồm mã số, nhóm, tên chỉ tiêu (Phụ lục I kèm theo Thông tư này);

    b) Danh mục chỉ tiêu thống kê về tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em gồm mã số, nhóm, tên chỉ tiêu (Phụ lục II kèm theo Thông tư này);

    c) Nội dung chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em gồm khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu và cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp (Phụ lục III kèm theo Thông tư này);

    d) Nội dung chỉ tiêu thống kê về tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em gồm khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu và cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp (Phụ lục IV kèm theo Thông tư này).

    Điều 2. Tổ chức thực hiện

    1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và các bộ, ngành liên quan:

    a) Tổng hợp thông tin thống kê thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em thông qua chế độ báo cáo thống kê, các cuộc điều tra thống kê và dữ liệu hành chính thuộc các bộ, ngành, bảo đảm cung cấp số liệu thống kê đầy đủ, chính xác.

    b) Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em; xây dựng các phần mềm thống kê để thu thập, xử lý và phổ biến thông tin thống kê về lĩnh vực trẻ em.

    c) Theo dõi, hướng dẫn, báo cáo việc thực hiện Thông tư này.

    d) Khai thác, phân tích số liệu về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách đối với trẻ em, làm cơ sở hoạch định chính sách bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, tạo môi trường để trẻ em phát triển toàn diện, kiểm soát tình hình bạo lực, xâm hại trẻ em.

    2. Căn cứ Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em ban hành kèm theo Thông tư này, đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện lồng ghép, thu thập, tổng hợp những chỉ tiêu được phân công trong Bộ chỉ tiêu thống kê này, cung cấp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

    Điều 3. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2021.

    2. Các chỉ tiêu thống kê số 0201, 0202, 0203, 0204, 0205, 0206, 0207, 0208, 0209, 0210, 0211 và 0212 quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

    3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./.

     

    Nơi nhận:

    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

    - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

    - Văn phòng Quốc hội;

    - Văn phòng Chủ tịch nước;

    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

    - Văn phòng Chính phủ;

    - Kiểm toán Nhà nước;

    - Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

    - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;

    - Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - VPCP: Vụ KGVX, Công báo; TGĐ Cổng TTĐT;

    - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

    - Tổng cục Thống kê (Bộ KHĐT);

    - Bộ LĐTBXH: các đơn vị liên quan, Trung tâm Thông tin;

    - Lưu: VT, TE (10 bản).

    KT. BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

     

     

     

     

     

    Nguyễn Thị Hà

     

     

    Phụ lục I

    DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH TRẺ EM

    (Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    Số thứ tự

    Mã số

    Mã số chỉ tiêu thống kê quốc gia tương ứng

    Nhóm, tên chỉ tiêu

    I. Chỉ tiêu chung về trẻ em

    1

    0101

     

    Dân số trẻ em

    2

    0102

    0103

    Tỷ số giới tính khi sinh

    3

    0103

    0104

    Tỷ suất sinh thô

    4

    0104

     

    Số lượng, tỷ lệ xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em

    5

    0105

     

    Tỷ lệ trẻ em ở trong các hộ nghèo, hộ cận nghèo

    6

    0106

     

    Tỷ lệ trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện

    7

    0107

     

    Tỷ lệ trẻ em ở trong hộ gia đình có sử dụng nhiên liệu sạch

    8

    0108

     

    Tỷ lệ trẻ em ở trong hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

    9

    0109

     

    Tỷ lệ trẻ em ở trong hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh

    10

    0110

     

    Tỷ lệ trẻ em sống trong nhà tạm

    II. Sức khỏe, dinh dưỡng trẻ em

    11

    0201

     

    Tỷ suất chết sơ sinh

    12

    0202

    1604

    Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi

    13

    0203

    1603

    Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi

    14

    0204

    1606

    Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

    15

    0205

     

    Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc

    16

    0206

    1605

    Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin

    17

    0207

     

    Tỷ suất sinh trong độ tuổi từ 10-19 tuổi

    18

    0208

     

    Tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích

    19

    0209

     

    Tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích

    20

    0210

     

    Tỷ suất trẻ em bị tử vong do đuối nước

    21

    0211

     

    Tỷ lệ trẻ em có bảo hiểm y tế

    III. Bảo vệ trẻ em

    22

    0301

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

    23

    0302

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp

    24

    0303

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em mồ côi

    25

    0304

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị bỏ rơi

    26

    0305

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em không nơi nương tựa

    27

    0306

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em khuyết tật

    28

    0307

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em nhiễm HIV/AIDS

    29

    0308

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em vi phạm pháp luật

    30

    0309

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em nghiện ma túy

    31

    0310

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở

    32

    0311

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực

    33

    0312

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị bóc lột

    34

    0313

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục

    35

    0314

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị mua bán

    36

    0315

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo

    37

    0316

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc

    38

    0317

     

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em tảo hôn

    39

    0318

     

    Số lượng, tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên (từ 5-17 tuổi)

    40

    0319

     

    Số trẻ em được chăm sóc thay thế trong cơ sở trợ giúp xã hội

    41

    0320

     

    Số trẻ em được chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình

    42

    0321

     

    Số trẻ em được nhận làm con nuôi

    43

    0322

     

    Số trẻ em gặp thiên tai, thảm họa được cứu trợ, hỗ trợ

    44

    0323

    0112

    Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh

    IV. Giáo dục trẻ em

    45

    0401

     

    Số lượng, tỷ lệ huy động trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đi nhà trẻ

    46

    0402

     

    Số lượng, tỷ lệ huy động trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo

    47

    0403

     

    Số lượng, tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo

    48

    0404

     

    Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội

    49

    0405

     

    Số lượng, tỷ lệ học sinh đi học cấp tiểu học

    50

    0406

     

    Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học

    51

    0407

     

    Số lượng, tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học cơ sở

    52

    0408

     

    Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở, tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở

    53

    0409

     

    Số lượng, tỷ lệ học sinh bỏ học

    V. Văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em

    54

    0501

     

    Tỷ lệ thôn và tương đương có thiết chế văn hóa, thể thao dành cho trẻ em

    55

    0502

     

    Tỷ lệ xã phường, thị trấn có điểm văn hóa, vui chơi dành cho trẻ em

    VI. Trẻ em tham gia vào các vấn đề trẻ em

    56

    0601

     

    Tỷ lệ trẻ em từ 7 tuổi trở lên được lấy ý kiến về các vấn đề của trẻ em

    57

    0602

     

    Tỷ lệ trẻ em được nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em

    58

    0603

     

    Tỷ lệ trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em

    59

    0604

     

    Số lượt trẻ em tham gia ý kiến, nguyện vọng trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em

    60

    0605

     

    Tỷ lệ trẻ em được tiếp cận kiến thức, kỹ năng tham gia môi trường mạng an toàn

     
     

     

    Phụ lục II

    DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH XÂM HẠI TRẺ EM, XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI XÂM HẠI TRẺ EM

    (Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    Số thứ tự

    Mã số

    Nhóm, tên chỉ tiêu

    I. Tình hình xâm hại trẻ em

    1

    0101

    Số trẻ em bị xâm hại

    2

    0102

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị bạo lực

    3

    0103

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị bóc lột

    4

    0104

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục

    5

    0105

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị mua bán

    6

    0106

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc

    7

    0107

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị xâm hại bởi các hình thức khác

    8

    0108

    Số lượng, tỷ lệ đối tượng xâm hại trẻ em là người quen, hàng xóm

    9

    0109

    Số lượng, tỷ lệ đối tượng xâm hại trẻ em là thành viên gia đình

    10

    0110

    Số lượng, tỷ lệ đối tượng xâm hại trẻ em là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

    11

    0111

    Số lượng, tỷ lệ đối tượng khác xâm hại trẻ em

    12

    0112

    Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị xâm hại được trợ giúp

    II. Tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em

    13

    0201

    Số vụ vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại trẻ em

    14

    0202

    Số đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em

    15

    0203

    Số trẻ em là nạn nhân trong các vụ vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại trẻ em

    16

    0204

    Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em

    17

    0205

    Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em

    18

    0206

    Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em

    19

    0207

    Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em

    20

    0208

    Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về cấm tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn

    21

    0209

    Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em

    22

    0210

    Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về cấm bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em

    23

    0211

    Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về cấm sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác

    24

    0212

    Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi gây tổn hại khác

     
     

    Phụ lục III

    NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH TRẺ EM

    (Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    I. Chỉ tiêu chung về trẻ em

    0101. Dân số trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em là người dưới 16 tuổi sống trong phạm vi một địa giới nhất định (một vùng kinh tế, một đơn vị hành chính, vv...) có đến một thời điểm hay một khoảng thời gian nhất định.

    2 Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Dân tộc;

    - Thành thị/nông thôn;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: năm, 5 năm, 10 năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Tổng Điều tra dân số và nhà ở;

    - Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

    - Suy rộng từ kết quả điều tra biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0102. Tỷ số giới tính khi sinh

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Tỷ số giới tính khi sinh là số bé trai trên 100 bé gái trong tổng số trẻ sinh ra sống trong kỳ báo cáo (thường là một năm) của một khu vực.

    Công thức tính:

    Tỷ số giới tính khi sinh

    =

    Tổng số bé trai sinh ra sống của khu vực trong kỳ báo cáo

    x 100

    Tổng số bé gái sinh ra sống của khu vực trong kỳ báo cáo

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Thành thị/nông thôn;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Tổng Điều tra dân số và nhà ở;

    - Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

    - Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);

    - Phối hợp: Bộ Y tế.

     

    0103. Tỷ suất sinh thô

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Tỷ suất sinh thô là chỉ tiêu đo lường mức sinh của dân số, một trong hai thành phần của tăng tự nhiên dân số. Tỷ suất sinh thô lớn hay nhỏ có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số. Tỷ suất sinh thô cho biết cứ 1000 dân, có bao nhiêu trẻ em sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.

    Công thức tính:

    CBR(‰)

    =

    B

    x 1000

    P

     

    Trong đó:

    B: Tổng số sinh trong năm;

    P: Dân số trung bình (hoặc dân số giữa năm).

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Thành thị/nông thôn;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Tổng Điều tra dân số và nhà ở;

    - Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

    - Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;

    - Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0104. Số lượng, tỷ lệ xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Tỷ lệ xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em là phần trăm số xã, phường, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em trong tổng số xã, phường, thị trấn.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em (%)

    =

    Số xã, phường, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em

    x 100

    Tổng số xã, phường, thị trấn

     

    2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: 5 năm 02 lần.

    4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    0105. Tỷ lệ trẻ em ở trong các hộ nghèo, hộ cận nghèo

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em ở trong hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo: các hộ gia đình này được chính quyền xác nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định hiện hành.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em ở trong các hộ nghèo, hộ cận nghèo (%)

    =

    Tổng số trẻ em ở trong các hộ nghèo, hộ cận nghèo

    x 100

    Tổng số trẻ em

     

    2. Phân tổ chủ yếu:

    - Giới tính;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    0106. Tỷ lệ trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo nhu cầu và phù hợp với độ tuổi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em, phúc lợi xã hội.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện (%)

    =

    Số trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện

    x 100

    Tổng số trẻ em đến 8 tuổi

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Loại hình dịch vụ;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: 5 năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bộ, ngành liên quan.

     

    0107. Tỷ lệ trẻ em ở trong hộ gia đình có sử dụng nhiên liệu sạch

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Tỷ lệ trẻ em ở trong hộ gia đình có sử dụng nhiên liệu sạch là phần trăm số trẻ em ở trong hộ gia đình có sử dụng nhiên liệu trong tổng số trẻ em.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em ở trong hộ gia đình có sử dụng nhiên liệu sạch (%)

    =

    Số trẻ em ở trong hộ gia đình có sử dụng nhiên liệu sạch

    x 100

    Tổng số trẻ em

     

    Nhiên liệu gồm nhiên liệu rắn và nhiên liệu không rắn, trong đó nhiên liệu rắn là nhiên liệu ô nhiễm, nhiên liệu không rắn là nhiên liệu sạch.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Thành thị/nông thôn;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: 2 năm.

    4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0108. Tỷ lệ trẻ em ở trong hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Tỷ lệ trẻ em ở trong hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là số trẻ em ở trong hộ gia đình sử dụng nguồn nước uống hợp vệ sinh trong năm báo cáo so với tổng số trẻ em năm đó.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em ở trong  hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%)

    =

    Số trẻ em ở trong hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

    x 100

    Tổng số trẻ em

     

    Nguồn nước hợp vệ sinh là những nguồn nước sau:

    - Nước máy;

    - Giếng khoan;

    - Giếng đào được bảo vệ;

    - Nước suối, khe mó được bảo vệ;

    - Nước mưa;

    - Nước mua;

    - Nước đóng chai, bình.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính

    - Thành thị/nông thôn.

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: 2 năm.

    4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0109. Tỷ lệ trẻ em ở trong hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Tỷ lệ trẻ em ở trong hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh là số trẻ em ở trong hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh trong năm báo cáo so với tổng số trẻ em năm đó.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em ở trong hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh (%)

    =

    Số trẻ em ở trong hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh

    x 100

    Tổng số trẻ em

     

    Hố xí hợp vệ sinh phải bảo đảm các tiêu chuẩn: không gây ô nhiễm đất bề mặt, không gây ô nhiễm nước bề mặt và nước ngầm, không có ruồi muỗi, không có mùi hôi thối và mất mỹ quan, không tạo khả năng súc vật tiếp xúc với phân.

    2. Phân tổ chủ yếu:

    -Thành thị/nông thôn

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: 2 năm.

    4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0110. Tỷ lệ trẻ em sống trong nhà tạm

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em sống trong nhà tạm là trẻ em sống trong hộ gia đình thiếu một trong số các thuộc tính sau:

    - Thiếu tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh;

    - Thiếu tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh;

    - Thiếu diện tích sinh hoạt;

    - Thiếu độ bền nhà ở;

    - Thiếu bảo đảm về quyền sở hữu.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em sống trong các nhà tạm (%)

    =

    Số trẻ em sống trong các nhà tạm

    x 100

    Tổng số trẻ em

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Thành thị/nông thôn;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: 2 năm.

    4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    II. Sức khỏe, dinh dưỡng

    0201. Tỷ suất chết sơ sinh

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Tỷ suất chết sơ sinh là số trẻ đẻ ra sống bị chết trước 28 ngày sau sinh tính bình quân trên một nghìn trẻ đẻ ra sống trong năm. Trẻ sơ sinh là trẻ từ khi sinh ra cho đến 28 ngày tuổi.

    Công thức tính:

    Tỷ suất chết sơ sinh (%)

    =

    Tổng số trẻ đẻ ra sống bị chết trước 28 ngày sau sinh

    x 1000

    Tổng số trẻ đẻ ra sống trong năm

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Ngày tuổi (dưới 7 ngày tuổi, dưới 28 ngày tuổi);

    - Thành thị/nông thôn.

    3. Kỳ công bố: 5 năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Hệ thống đăng ký hộ tịch;

    - Điều tra thống kê.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

    - Phối hợp: Bộ Y tế, Bộ Tư pháp.

     

    0202. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Tỷ suất chết của trẻ em dưới năm tuổi là số trẻ em dưới 5 tuổi chết tính bình quân trên 1.000 trẻ em sinh ra sống trong năm.

    Công thức tính:

    U5MR

    =

    5Do

    x 1000

    B

     

    Trong đó:

    U5MR : Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi;

    5D0 : Số trẻ em chết ở độ tuổi dưới 5 tuổi trong năm;

    B : Tổng số trường hợp sinh ra sống trong năm.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Thành thị/nông thôn;

    - Vùng;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Tổng Điều tra dân số và nhà ở;

    - Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

    - Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0203. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là số đo mức độ chết của trẻ em trong năm đầu tiên của cuộc sống. Tỷ suất này được định nghĩa là số trẻ em dưới một tuổi chết tính bình quân trên một nghìn trẻ em sinh ra sống trong năm.

    Công thức tính:

    IMR

    =

    D0

    x 1000

    B

     

    Trong đó:

    IMR : Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi;

    D0 : Số trẻ em chết ở độ tuổi dưới 1 tuổi trong năm;

    B : Tổng số trường hợp sinh ra sống trong năm.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Vùng;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Tổng Điều tra dân số và nhà ở;

    - Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

    - Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0204. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (SDD) ít nhất một trong 3 thể: Cân nặng theo tuổi; chiều cao theo tuổi hoặc cân nặng theo chiều cao tính trên 100 trẻ được cân đo của khu vực trong thời điểm Điều tra.

    Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi là trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

    Trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi là trẻ em dưới 5 tuổi có chiều cao theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của chiều cao trung vị của quần thể tham khảo của WHO.

    Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao là trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng theo chiều cao thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của WHO.

    Quần thể tham khảo của WHO là một nhóm trẻ có sức khoẻ, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường và cân nặng, chiều cao của những trẻ em này được WHO dùng làm chuẩn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của những trẻ em cùng độ tuổi. Quần thể tham khảo năm 2006 của Tổ chức Y tế Thế giới là chuẩn mới thay thế cho quần thể tham khảo cũ trước đây của Hoa Kỳ và của WHO.

    Tình trạng dinh dưỡng được phân loại theo các mức sau:

    - Bình thường: ≥ - 2SD

    - Suy dinh dưỡng (SDD):

    Độ I (vừa) < - 2SD và ≥ - 3SD

    Độ II (nặng): < - 3SD và ≥ - 4SD

    Độ III (rất nặng): < - 4SD

    Trong đó, SD là độ chênh lệch chuẩn.

    Khái niệm suy dinh dưỡng theo nghĩa rộng cũng gồm cả hiện tượng thừa dinh dưỡng, hiện tượng béo phì.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi (%)

    =

    Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi

    x 100

    Số trẻ em dưới 5 tuổi được cân

     

     

    Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (%)

    =

    Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi

    x 100

    Số trẻ em dưới 5 tuổi được đo chiều cao

     

     

    Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao (%)

    =

    Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao

    x 100

    Số trẻ em dưới 5 tuổi được cân và đo chiều cao

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Mức độ suy dinh dưỡng: Thấp còi, nhẹ cân, béo phì

    - Giới tính;

    - Dân tộc (Kinh/khác);

    - Nhóm tháng tuổi;

    - Thành thị/nông thôn;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra dinh dưỡng;

    - Chế độ báo cáo thống kê quốc gia.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.

     

    0205. Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em sơ sinh được sàng lọc là số trẻ sơ sinh được sàng lọc trên tổng số trẻ sinh sống trong kỳ báo cáo (thường là 1 năm) của một khu vực.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc (%)

    =

    Tổng số trẻ mới sinh được sàng lọc sơ sinh 05 bệnh bẩm sinh phổ biến của một khu vực trong kỳ báo cáo

    x 100

    Tổng số trẻ sinh sống của khu vực cùng kỳ

     

    2. Kỳ công bố: Năm.

    3. Nguồn số liệu

    - Điều tra dân số - Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình;

    - Chế độ báo cáo thống kê Bộ Y tế.

    4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.

     

    0206. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế được xác định theo công thức:

    Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đầy đủ vắc xin (%)

    =

    Số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế trong năm xác định

    x 100

    Tổng số trẻ em dưới 1 tuổi trong khu vực trong cùng năm

     

    2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.

     

    0207. Tỷ suất sinh trong độ tuổi từ 10-19 tuổi

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Tổng số trẻ sinh ra sống của phụ nữ từ 10-19 tuổi trên một nghìn phụ nữ ở cùng nhóm tuổi ở một khu vực trong một khoảng thời gian xác định. Nó cũng được gọi là tỷ suất sinh đặc trưng đối với nhóm tuổi 10-19 tuổi.

    Công thức tính:

    Tỷ suất sinh trong độ tuổi từ 10-19 tuổi (%)

    =

    Tổng số trẻ sinh ra sống của phụ nữ từ 10-19 tuổi

    x 1.000

    Tổng số phụ nữ từ 10-19 tuổi

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Trình độ học vấn của người mẹ;

    - Nhóm tuổi (10-14 tuổi, 15-19 tuổi);

    - Thành thị/nông thôn;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Tổng Điều tra dân số và nhà ở;

    - Điều tra Dân số và nhà ở giữa kỳ;

    - Điều tra biến động Dân số và kế hoạch hóa gia đình;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

    - Chủ trì: Bộ Y tế;

    - Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0208. Tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Tai nạn, thương tích là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương, thương tích cho cơ thể về thể chất hay tinh thần của trẻ em.

    Một số nguyên nhân trẻ em bị tai nạn thương tích ở trẻ em gồm: Đuối nước, tai nạn giao thông, rơi, ngã, động vật cắn, ngạt, cháy, bỏng, ngộ độc,...

    Công thức:

    Tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích (%)

    =

    Số trẻ em bị tai nạn, thương tích trong năm xác định

    x 100.000

    Dân số trẻ em trong cùng năm

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm, 5 năm, 10 năm

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Y tế.

     

    0209. Tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Công thức tính:

    Tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích (%)

    =

    Số trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích trong năm xác định

    x 100.000

    Dân số trẻ em trong cùng năm

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm, 5 năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Tổng Điều tra dân số và nhà ở;

    - Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Y tế, Bộ Công an; Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0210. Tỷ suất trẻ em bị tử vong do đuối nước

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Công thức tính:

    Tỷ suất trẻ em bị tử
    vong do đuối nước (%)

    =

    Số trẻ em bị tử vong do đuối nước trong năm xác định

    x 100.000

    Dân số trẻ em trong cùng năm

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Môi trường xảy ra tai nạn (Gia đình, cộng đồng, trường học);

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm, 5 năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Tổng Điều tra dân số và nhà ở;

    - Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Y tế, Bộ Công an; Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0211. Tỷ lệ trẻ em có bảo hiểm y tế

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em có bảo hiểm y tế (%)

    =

    Tổng số trẻ em có bảo hiểm y tế trong thời kỳ báo cáo

    x 100

    Tổng số trẻ em trong thời kỳ báo cáo

     

    2. Phân tổ chủ yếu:

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Bảo hiểm xã hội.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

    - Phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    III. Bảo vệ trẻ em

    0301. Số lượng, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.

    Số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm tổng số trẻ em thuộc các nhóm sau đây:

    - Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;

    - Trẻ em bị bỏ rơi;

    - Trẻ em không nơi nương tựa;

    - Trẻ em khuyết tật;

    - Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

    - Trẻ em vi phạm pháp luật;

    - Trẻ em nghiện ma túy;

    - Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

    - Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;

    - Trẻ em bị bóc lột;

    - Trẻ em bị xâm hại tình dục;

    - Trẻ em bị mua bán;

    - Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;

    - Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (%)

    =

    Tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

    x 100

    Tổng số trẻ em

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê); Bộ Công an; Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo; bộ, ngành liên quan.

     

    0302. Số lượng, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được nhận trợ giúp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân dưới một hoặc nhiều hình thức: chăm sóc sức khỏe; trợ giúp xã hội (thường xuyên, đột xuất); hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp; trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp (%)

    =

    Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp

    x 100

    Tổng số trẻ em có hoàn cảnh  đặc biệt

     

    2) Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Loại hình trợ giúp;

    - Đối tượng được trợ giúp;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm, 5 năm

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    - Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê); Bộ Công an; Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo; bộ, ngành liên quan.

     

    0303. Số lượng, tỷ lệ trẻ em mồ côi

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em mồ côi bao gồm:

    - Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;

    - Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em mồ côi (%)

    =

    Số trẻ em mồ côi

    x 100

    Tổng số trẻ em có hoàn cảnh  đặc biệt

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    0304. Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị bỏ rơi

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em bị cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em bị bỏ rơi (%)

    =

    Số trẻ em bị bỏ rơi

    x 100

    Tổng số trẻ em có hoàn cảnh  đặc biệt

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

     

     

    0305. Số lượng, tỷ lệ trẻ em không nơi nương tựa

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em không nơi nương tựa bao gồm:

    - Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

    - Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc không còn khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng;

    - Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    - Trẻ em có cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;

    - Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội;

    - Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    - Trẻ em có cả cha và mẹ không còn khả năng chăm sóc trẻ em;

    - Trẻ em có cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội;

    - Trẻ em có cả cha và mẹ đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    - Trẻ em có cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    - Trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em;

    - Trẻ em có cả cha và mẹ bị hạn chế quyền làm cha mẹ hoặc tạm thời cách ly khỏi cha hoặc mẹ theo quy định của pháp luật.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em không nơi nương tựa (%)

    =

    Số trẻ em không nơi nương tựa

    x 100

    Tổng số trẻ em có hoàn cảnh  đặc biệt

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    0306. Số lượng, tỷ lệ trẻ em khuyết tật

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em khuyết tật là người dưới 16 tuổi bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

    Dạng tật bao gồm:

    - Khuyết tật vận động;

    - Khuyết tật nghe, nói;

    - Khuyết tật nhìn;

    - Khuyết tật thần kinh, tâm thần;

    - Khuyết tật trí tuệ;

    - Khuyết tật khác.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em khuyết tật (%)

    =

    Số trẻ em khuyết tật

    x 100

    Tổng số trẻ em có hoàn cảnh  đặc biệt

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Thành thị/nông thôn;

    - Vùng;

    - Dân tộc;

    - Nhóm tuổi;

    - Loại khuyết tật;

    3. Kỳ công bố: 5 năm, 10 năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra người khuyết tật;

    - Tổng Điều tra dân số và nhà ở.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0307. Số lượng, tỷ lệ trẻ em nhiễm HIV/AIDS

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Chỉ tiêu này tính toàn bộ số trẻ em bị phát hiện nhiễm vi rút HIV/AIDS tại thời điểm báo cáo.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em nhiễm HIV/AIDS (%)

    =

    Số trẻ em nhiễm HIV/AIDS

    x 100

    Tổng số trẻ em có hoàn cảnh  đặc biệt

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.

     

    0308. Số lượng, tỷ lệ trẻ em vi phạm pháp luật

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em vi phạm pháp luật bao gồm:

    - Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; đang bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình;

    - Trẻ em vi phạm pháp luật chưa xác định được nơi cư trú ổn định đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội;

    - Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng; đang bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn hoặc tù có thời hạn nhưng được hưởng án treo;

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em vi phạm pháp luật (%)

    =

    Số trẻ em vi phạm pháp luật

    x 100

    Tổng số trẻ em có hoàn cảnh  đặc biệt

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Công an;

    - Phối hợp: Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao; Bộ

    Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    0309. Số lượng, tỷ lệ trẻ em nghiện ma túy

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em nghiện ma túy bao gồm:

    - Trẻ em nghiện ma túy trong cơ sở cai nghiện;

    - Trẻ em nghiện ma túy đang áp dụng biện pháp cai nghiện, điều trị nghiện tại gia đình, cộng đồng.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em nghiện ma túy (%)

    =

    Số trẻ em nghiện ma túy

    x 100

    Tổng số trẻ em có hoàn cảnh  đặc biệt

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Công an.

     

    0310. Số lượng, tỷ lệ trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở bao gồm:

    - Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở không có người chăm sóc;

    - Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở sống cùng cha, mẹ hoặc người chăm sóc.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở (%)

    =

    Số trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở

    x 100

    Tổng số trẻ em có hoàn cảnh  đặc biệt

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

     

    0311. Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực là những trẻ em bị bạo lực dẫn đến rối loạn tâm thần, hành vi, hạn chế khả năng giao tiếp, học tập hoặc khả năng tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày theo kết luận của cơ quan giám định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người có chuyên môn được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, đánh giá mức độ tổn hại của trẻ em.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực (%)

    =

    Số trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực

    x 100

    Tổng số trẻ em có hoàn cảnh  đặc biệt

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm, 5 năm.

    4. Nguồn số liệu:

    - Dữ liệu hành chính;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Điều tra thống kê.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Công an; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Thông tin và Truyền thông; bộ, ngành liên quan.

     

    0312. Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị bóc lột

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em bị bóc lột bao gồm:

    - Trẻ em bị bắt buộc tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động;

    - Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trình diễn hoặc bị sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khiêu dâm;

    - Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động du lịch mà bị xâm hại tình dục; bị cho, nhận hoặc cung cấp để hoạt động mại dâm;

    - Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động vận chuyển, mua bán, sản xuất, tàng trữ chất gây nghiện và các hàng hóa khác bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật;

    - Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trục lợi khác.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em bị bóc lột (%)

    =

    Số trẻ em bị bóc lột

    x 100

    Tổng số trẻ em có hoàn cảnh  đặc biệt

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Hình thức bóc lột

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: 5 năm.

    4. Nguồn số liệu:

    - Dữ liệu hành chính;

    - Điều tra thống kê.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    - Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê); Bộ Công an; bộ, ngành liên quan.

     

    0313. Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em bị xâm hại tình dục bao gồm:

    - Trẻ em bị hiếp dâm.

    - Trẻ em bị cưỡng dâm.

    - Trẻ em bị giao cấu.

    - Trẻ em bị dâm ô.

    - Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục (%)

    =

    Số trẻ em bị xâm hại tình dục

    x 100

    Tổng số trẻ em có hoàn cảnh  đặc biệt

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Hình thức xâm hại;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Công an;

    - Phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; bộ, ngành liên quan.

     

    0314. Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị mua bán

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em bị mua bán bao gồm:

    - Trẻ em bị mua bán trong nước;

    - Trẻ em bị mua bán ra nước ngoài.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em bị mua bán (%)

    =

    Số trẻ em bị mua bán

    x 100

    Tổng số trẻ em có hoàn cảnh  đặc biệt

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Hình thức hỗ trợ trẻ em là nạn nhân (trẻ em bị mua bán trở về sống với cha, mẹ; trẻ em bị mua bán trở về được nhận chăm sóc thay thế).

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Công an;

    - Phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Ngoại giao, bộ, ngành liên quan.

     

    0315. Số lượng, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo gồm:

    - Trẻ em thuộc hộ nghèo mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

    - Trẻ em thuộc hộ cận nghèo mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo (%)

    =

    Số trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo

    x 100

    Tổng số trẻ em có hoàn cảnh  đặc biệt

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Y tế.

     

    0316. Số lượng, tỷ lệ trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc bao gồm:

    - Trẻ em là công dân Việt Nam di cư, lánh nạn trong nước chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc;

    - Trẻ em có quốc tịch nước ngoài di cư, lánh nạn, tị nạn không có người chăm sóc;

    - Trẻ em chưa xác định được quốc tịch, chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc di cư, lánh nạn, tị nạn vào Việt Nam.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc (%)

    =

    Số trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc

    x 100

    Tổng số trẻ em có hoàn cảnh  đặc biệt

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm, 5 năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

     

    0317. Số lượng, tỷ lệ trẻ em tảo hôn

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em tảo hôn là trẻ em lấy vợ hoặc lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ 16 tuổi.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em tảo hôn (%)

    =

    Số trẻ em lấy vợ hoặc lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ 16 tuổi

    x 100

    Tổng số trẻ em

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Dân tộc;

    - Nhóm tuổi;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: 5 năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Tổng Điều tra dân số và nhà ở;

    - Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);

    - Phối hợp: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban Dân tộc; Bộ Lao động

    - Thương binh và Xã hội.

     

    0318. Số lượng, tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên (từ 5-17 tuổi)

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Lao động trẻ em và người chưa thành niên (từ 5-17 tuổi) là số trẻ em và người chưa thành niên (từ 5-17 tuổi) tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên (từ 5-17 tuổi) (%)

    =

    Số người từ 5-17 tuổi tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động

    x 100

    Dân số từ 5-17 tuổi

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: 5 năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);

    - Phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    0319. Số trẻ em được chăm sóc thay thế trong cơ sở trợ giúp xã hội

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em được chăm sóc thay thế trong cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:

    - Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa;

    - Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em;

    - Cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em;

    - Trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang cần được ưu tiên bảo vệ;

    - Trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ.

    2. Phân tổ chủ yếu:

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Loại hình cơ sở trợ giúp xã hội;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    0320. Số trẻ em được chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình

    1. Khái niệm, phương pháp tính (tương tự như chỉ tiêu 0319)

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Chăm sóc thay thế bởi người thân thích và không bởi người thân thích

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    0321. Số trẻ em được nhận làm con nuôi

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Số trẻ em được nhận làm con nuôi là số người dưới 16 tuổi được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

    2. Phân tổ chủ yếu:

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Yếu tố trong nước/yếu tố nước ngoài;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Tư pháp;

    - Phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    0322. Số trẻ em gặp thiên tai, thảm họa được cứu trợ, hỗ trợ

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em gặp thiên tai, thảm họa được cứu trợ, hỗ trợ là trẻ em được nhận trợ giúp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân dưới một hoặc nhiều hình thức: trợ giúp xã hội, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác khi bị tác động bởi thiên tai, thảm họa.

    2. Phân tổ chủ yếu:

    - Giới tính;

    - Loại hình hỗ trợ;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

    3. Kỳ công bố: Năm, 5 năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0323. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi đã được đăng ký khai sinh

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh là số trẻ em dưới 05 tuổi tính từ ngày sinh ra và được cấp giấy khai sinh theo quy định của pháp luật.

    Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh cho biết trong 100 trẻ em dưới 05 tuổi có bao nhiêu trẻ em đã được đăng ký khai sinh.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi đã được đăng ký khai sinh (%)

    =

    Số trẻ em dưới 5 tuổi đã được đăng ký khai sinh tính đến ngày 31/12 năm báo cáo

    x 100

    Số trẻ em dưới 5 tuổi tính đến ngày 31/12 năm báo cáo

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Tổng Điều tra dân số và nhà ở;

    - Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

    - Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;

    - Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

    - Phối hợp: Bộ Tư pháp; Bộ Y tế.

     

    IV. Giáo dục trẻ em

    0401. Số lượng, tỷ lệ huy động trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đi nhà trẻ

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đi nhà trẻ bao gồm trẻ em nhà trẻ có mặt tại các nhà trẻ, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ huy động trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đi nhà trẻ năm học t (%)

    =

    Số trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đang đi học nhà trẻ, mầm non năm học t

    x 100

    Dân số trong độ tuổi từ 3 tháng đến 36 tháng tuổi năm t

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Giới tính;

    - Dân tộc;

    - Khuyết tật;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0402. Số lượng, tỷ lệ huy động trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo bao gồm trẻ em mẫu giáo có mặt tại các trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ huy động trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo năm học t (%)

    =

    Số trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đang học mẫu giáo, mầm non năm học t

    x 100

    Dân số trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi năm t

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Giới tính;

    - Dân tộc;

    - Khuyết tật;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê .

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    - Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0403. Số lượng, tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo bao gồm trẻ em 5 tuổi đang học tại trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo năm học t (%)

    =

    Số trẻ em 5 tuổi đang học mẫu giáo, năm học t

    x 100

    Dân số trong độ tuổi 5 tuổi năm t

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Giới tính;

    - Dân tộc;

    - Khuyết tật;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0404. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội (%)

    =

    Số trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội

    x 100

    Tổng số dân số dưới 5 tuổi

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Giới tính;

    - Dân tộc;

    - Khuyết tật;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: 5 năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0405. Số lượng, tỷ lệ học sinh đi học cấp tiểu học

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    - Học sinh đi học chung cấp tiểu học là số học sinh đang học cấp tiểu học.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp tiểu học năm học t (%)

    =

    Số học sinh đang học cấp tiểu học năm học t

    x 100

    Dân số trong độ tuổi từ 6 - 10 tuổi trong năm t

     

    - Học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học là số học sinh tuổi từ 6 - 10 tuổi đang học cấp tiểu học.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học năm học t (%)

    =

    Số học sinh trong độ tuổi từ 6 - 10 tuổi đang học cấp tiểu học năm học t

    x 100

    Dân số trong độ tuổi từ 6 - 10 tuổi trong năm học t

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Chung/đúng tuổi;

    - Cấp học;

    - Giới tính;

    - Dân tộc;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0406. Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học.

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Công thức tính:

    Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học t (%)

    =

    Số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học t

    x 100

    Số học sinh lớp 5 cuối năm học t

     

     

    Tỷ lệ học sinh hoàn
    thành chương trình
    tiểu học đúng độ tuổi
    năm học t (%)

    =

    Số học sinh 11 tuổi được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học t

    x 100

    Số học sinh lớp 5 cuối năm học t

     

     

    Tỷ lệ học sinh hoàn
    thành cấp tiểu học
    năm học t (%)

    =

    Số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học năm học (t + 4)

    x 100

    Số học sinh lớp 1 đầu năm học t

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Dân tộc;

    - Giới tính;

    - Khuyết tật;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

     

    0407. Số lượng, tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học cơ sở

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    - Học sinh đi học chung cấp trung học cơ sở là số học sinh đang học cấp trung học cơ sở.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp THCS năm học t (%)

    =

    Số học sinh đang học cấp THCS năm học t

    x 100

    Dân số trong độ tuổi từ 11-14 tuổi trong năm t

     

    - Học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở là số học sinh tuổi từ 11-14 tuổi đang học cấp trung học cơ sở.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp THCS năm học t (%)

    =

    Số học sinh trong độ tuổi từ 11-14 tuổi đang học cấp THCS năm học t

    x 100

    Dân số trong độ tuổi từ 11-14 tuổi trong năm t

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Chung/đúng tuổi;

    - Cấp học;

    - Giới tính;

    - Dân tộc;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

     

    0408. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở, tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Công thức tính:

    Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở năm học t (%)

    =

    Số học sinh tốt nghiệp ở lớp 9 năm học t

    x 100

    Số học sinh học ở lớp 9 đủ điều kiện xét tốt nghiệp năm học t

     

     

    Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở năm học t (%)

    =

    Số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở năm học (t + 3)

    x 100

    Số học sinh lớp 6 đầu năm học (t)

     

     

    Tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở năm học t (%)

    =

    Số học sinh được tuyển mới vào lớp 6 trong năm học (t + 1)

    x 100

    Số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học (t)

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Dân tộc;

    - Giới tính;

    - Khuyết tật;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

     

    0409. Số lượng, tỷ lệ học sinh bỏ học

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Tỷ lệ học sinh bỏ học được tính theo lớp và theo cấp.

    Công thức:

    Tỷ lệ học sinh bỏ học lớp n năm học t (%)

    =

    Số học sinh bỏ học lớp n năm học t

    x 100

    Tổng số học sinh nhập học lớp n đầu năm học t

     

     

    Tỷ lệ học sinh bỏ học cấp m trong năm học

    t (%)

    =

    Số học sinh bỏ học cấp m năm học t

    x 100

    Tổng số học sinh nhập học cấp m đầu năm học t

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Cấp học;

    - Giới tính;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê); Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    V. Văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em

    0501. Tỷ lệ thôn và tương đương có thiết chế văn hóa, thể thao dành cho trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Thôn và tương đương có thiết chế văn hóa, thể thao dành cho trẻ em được hiểu là số thôn và tương đương có Nhà văn hóa - Khu thể thao dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng để tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao cho trẻ em.

    Công thức tính.

    Tỷ lệ thôn và tương đương có thiết chế văn hóa, thể thao dành cho trẻ em (%)

    =

    Số thôn và tương đương có thiết chế văn hóa, thể thao dành cho trẻ em

    x 100

    Tổng số thôn và tương đương của địa phương

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    3. Kỳ công bố: Năm, 5 năm 02 lần.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

    - Phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    0502. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm văn hóa, vui chơi dành cho trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Công thức:

    Tỷ lệ xã, phường,  thị trấn có điểm văn hóa,  vui chơi dành cho trẻ em (%)

    =

    Số xã, phường, thị trấn có điểm văn hóa, vui chơi dành cho trẻ em

    x 100

    Tổng số xã, phường, thị trấn của địa phương

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

    3. Kỳ công bố: Năm, 5 năm 02 lần.

    4. Nguồn số liệu:

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

    - Phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    VI. Trẻ em tham gia vào các vấn đề trẻ em

    0601. Tỷ lệ trẻ em từ 7 tuổi trở lên được hỏi ý kiến về các vấn đề của trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em từ 7 tuổi trở lên được hỏi ý kiến về các vấn đề của trẻ em (%)

    =

    Số trẻ em từ 7 tuổi trở lên được hỏi ý kiến về các vấn đề của trẻ em

    x 100

    Tổng số trẻ em từ 7 tuổi trở lên

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Hình thức tham gia;

    - Giới tính;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm, 5 năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông; bộ, ngành liên quan.

     

    0602. Tỷ lệ trẻ em được nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em được nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em (%)

    =

    Số trẻ em được nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em

    x 100

    Tổng số trẻ em

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm, 5 năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    - Phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông; bộ, ngành liên quan.

     

    0603. Tỷ lệ trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

     

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em (%)

    =

    Số trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em

    x 100

    Tổng số trẻ em từ 11 tuổi trở lên

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Mô hình, hoạt động;

    - Giới tính;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm, 5 năm

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    - Phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông; bộ, ngành liên quan.

     

     

    0604. Số lượt trẻ em tham gia ý kiến, nguyện vọng trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Bao gồm số lượt trẻ em tham gia ý kiến, nguyện vọng trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Giới tính;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm, 5 năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ, ngành liên quan

     

    0605. Tỷ lệ trẻ em được tiếp cận kiến thức, kỹ năng tham gia môi trường mạng an toàn

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Tỷ lệ trẻ em được tiếp cận kiến thức, kỹ năng tham gia môi trường mạng an toàn (%)

    =

    Số trẻ em được tiếp cận kiến thức, kỹ năng tham gia môi trường mạng an toàn

    x 100

    Tổng số trẻ em

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông.

    - Phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; bộ, ngành liên quan.

     
     
     

    Phụ lục IV

    NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH XÂM HẠI TRẺ EM, XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI XÂM HẠI TRẺ EM

    (Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    I.Tình hình xâm hại trẻ em

    0101. Số trẻ em bị xâm hại

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em bị xâm hại là trẻ em bị tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm bởi một trong các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc và các hình thức gây tổn hại khác.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Môi trường xâm hại;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm, 5 năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Cơ quan phối hợp: Bộ Công an; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông; bộ, ngành liên quan.

     

    0102. Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị bạo lực

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em bị bạo lực là trẻ em bị tổn hại về thể chất, tinh thần bởi một trong các hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em trẻ em bị bạo lực trên tổng số trẻ em bị xâm hại (%)

    =

    Số trẻ em bị bạo lực

    x 100

    Tổng số trẻ em bị xâm hại

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm, 5 năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Công an; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Y tế; bộ, ngành liên quan.

     

    0103. Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị bóc lột

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em bị bóc lột trên tổng số trẻ em bị xâm hại (%)

    =

    Số trẻ em bị bóc lột

    x 100

    Tổng số trẻ em bị xâm hại

     

    (Thống kê số trẻ em bị bóc lột và các phân tổ, kỳ công bố, nguồn số liệu và cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp được quy định tại mã chỉ tiêu 0312, phụ lục III).

     

    0104. Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục trên tổng số trẻ em bị xâm hại (%)

    =

    Số trẻ em bị xâm hại tình dục

    x 100

    Tổng số trẻ em bị xâm hại

     
     

    (Thống kê số trẻ em bị xâm hại tình dục và các phân tổ, kỳ công bố, nguồn số liệu và cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp được quy định tại mã chỉ tiêu 0313, phụ lục III).

     

    0105. Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị mua bán

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em bị mua bán trên tổng số trẻ em bị xâm hại (%)

    =

    Số trẻ em bị mua bán

    x 100

    Tổng số trẻ em bị xâm hại

     

    (Thống kê số trẻ em bị mua bán và các phân tổ, kỳ công bố, nguồn số liệu và cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp được quy định tại mã chỉ tiêu 0314, phụ lục III).

     

    0106. Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc là trẻ em bị cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc trên tổng số trẻ em bị xâm hại (%)

    =

    Số trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc

    x 100

    Tổng số trẻ em bị xâm hại

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình (bỏ rơi, bỏ mặc);

    - Giới tính;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tư pháp; bộ, ngành liên quan.

     

    0107. Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị xâm hại bởi các hình thức khác

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em bị xâm hại bởi các hình thức khác trên tổng số trẻ em bị xâm hại (%)

    =

    Số trẻ em bị xâm hại bởi các hình thức khác

    x 100

    Tổng số trẻ em bị xâm hại

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Công an; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Thông tin và Truyền thông; bộ, ngành liên quan.

     

    0108. Số lượng, tỷ lệ đối tượng xâm hại trẻ em là người quen, hàng xóm

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Công thức tính:

    Tỷ lệ đối tượng xâm hại trẻ em là người quen, hàng xóm trên tổng số đối tượng xâm hại trẻ em (%)

    =

    Số đối tượng xâm hại trẻ em là người quen, hàng xóm

    x 100

    Tổng số đối tượng xâm hại trẻ em

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Nghề nghiệp;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Công an.

    - Phối hợp: Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao; bộ, ngành liên quan.

     

    0109. Số lượng, tỷ lệ đối tượng xâm hại trẻ em là thành viên gia đình

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Công thức tính:

    Tỷ lệ đối tượng xâm hại trẻ em là thành viên trong gia đình trên tổng số đối tượng xâm hại trẻ em (%)

    =

    Số đối tượng xâm hại trẻ em là thành viên trong gia đình

    x 100

    Tổng số đối tượng xâm hại trẻ em

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Nghề nghiệp;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Công an;

    - Phối hợp: Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao; bộ, ngành liên quan.

     

    0110. Số lượng, tỷ lệ đối tượng xâm hại trẻ em là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Công thức tính:

    Tỷ lệ đối tượng xâm hại trẻ em là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trên tổng số đối tượng xâm hại trẻ em (%)

    =

    Số đối tượng xâm hại trẻ em là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

    x 100

    Tổng số đối tượng xâm hại trẻ em

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Nghề nghiệp;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Công an;

    - Phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; bộ, ngành liên quan.

     

    0111. Số lượng, tỷ lệ đối tượng khác xâm hại trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Công thức tính:

    Tỷ lệ đối tượng khác xâm hại trẻ em trên tổng số đối tượng xâm hại trẻ em (%)

    =

    Số đối tượng khác có hành vi xâm hại trẻ em

    x 100

    Tổng số đối tượng xâm hại trẻ em

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Nhóm tuổi;

    - Nghề nghiệp;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Công an.

    - Phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; bộ, ngành liên quan.

     

    0112. Số lượng, tỷ lệ trẻ em bị xâm hại được trợ giúp

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Trẻ em bị xâm hại được trợ giúp là trẻ em bị xâm hại được nhận trợ giúp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân dưới một hoặc nhiều hình thức: chăm sóc sức khỏe; trợ giúp xã hội; hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp; trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ trẻ em bị xâm hại được trợ giúp (%)

    =

    Số trẻ em bị xâm hại được trợ giúp

    x 100

    Tổng số trẻ em bị xâm hại

     

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Loại hình trợ giúp;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tư pháp; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bộ, ngành có liên quan.

     

    II. Tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em

    0201. Số vụ vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Số vụ vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại trẻ em bao gồm:

    - Số vụ vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại trẻ em bị xử phạt vi phạm hành chính bởi người có thẩm quyền;

    - Số vụ vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại trẻ em bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính bởi người có thẩm quyền;

    - Số vụ vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại trẻ em áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên;

    - Số vụ chuyển truy cứu trách nhiệm hình sự;

    - Số vụ vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại trẻ em đang trong quá trình giải quyết.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bộ, ngành liên quan.

     

    0202. Số đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Số đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em bao gồm:

    - Số đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại trẻ em bởi người có thẩm quyền.

    - Số đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính về hành vi xâm hại trẻ em bởi người có thẩm quyền.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Tổ chức;

    - Cá nhân (giới tính; độ tuổi; nghề nghiệp; chăm sóc thay thế);

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bộ, ngành liên quan.

     

    0203. Số trẻ em là nạn nhân trong các vụ vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Số trẻ em là nạn nhân trong các vụ vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em bao gồm:

    - Số trẻ em là nạn nhân trong các vụ vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại trẻ em bị xử phạt vi phạm hành chính bởi người có thẩm quyền;

    - Số trẻ em là nạn nhân trong các vụ vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại trẻ em bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính bởi người có thẩm quyền;

    - Số trẻ em là nạn nhân trong các vụ vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại trẻ em áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên;

    - Số trẻ em là nạn nhân bị chuyển truy cứu trách nhiệm hình sự;

    - Số trẻ em là nạn nhân trong các vụ vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại trẻ em đang trong quá trình giải quyết.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Giới tính;

    - Độ tuổi;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bộ, ngành liên quan.

     

    0204. Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em bao gồm số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác theo quy định của pháp luật.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Tổ chức;

    - Cá nhân (giới tính; độ tuổi; nghề nghiệp);

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bộ, ngành liên quan.

     

    0205. Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em bao gồm số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm; sử dụng trẻ em để trục lợi và các hành vi lạm dụng, bóc lột trẻ em khác theo quy định của pháp luật.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Tổ chức;

    - Cá nhân (giới tính; độ tuổi; nghề nghiệp);

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch; bộ, ngành liên quan.

     

    0206. Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Bao gồm số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Tổ chức;

    - Cá nhân (giới tính; độ tuổi; nghề nghiệp);

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Tư pháp; Bộ Y tế, Bộ Công an; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bộ, ngành liên quan.

     

    0207. Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em bao gồm số vụ vi phạm hành chính đối với hành vi công bố, tiết lộ một trong các thông tin mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em bao gồm: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Tổ chức;

    - Cá nhân (giới tính; độ tuổi; nghề nghiệp);

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Tư pháp; Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an; Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bộ, ngành liên quan.

     

    0208. Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về cấm tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Bao gồm số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Tổ chức;

    - Cá nhân (giới tính; độ tuổi; nghề nghiệp);

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Tư pháp; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban Dân tộc; Bộ Công an; bộ, ngành liên quan.

     

    0209. Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Bao gồm số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Tổ chức;

    - Cá nhân (giới tính; độ tuổi; nghề nghiệp);

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban Dân tộc; Bộ Nội vụ; bộ, ngành liên quan.

     

    0210. Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về cấm bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Bao gồm số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Tổ chức;

    - Cá nhân (giới tính; độ tuổi; nghề nghiệp);

    - Loại hình (bỏ rơi, bỏ mặc);

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Y tế; bộ, ngành liên quan.

     

    0211. Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cấm sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Bao gồm số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Tổ chức;

    - Cá nhân (giới tính; độ tuổi; nghề nghiệp);

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu- Chế độ báo cáo thống kê;

    - Dữ liệu hành chính.

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bộ, ngành liên quan.

     

    0212. Số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi gây tổn hại khác

    1. Khái niệm, phương pháp tính

    Bao gồm số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi gây tổn hại khác theo quy định của pháp luật.

    Phương pháp tính như quy định tại mã chỉ tiêu 0201 phần II, Phụ lục này

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    3. Kỳ công bố: Năm.

    4. Nguồn số liệu:

    - Chế độ báo cáo thống kê.

    - Dữ liệu hành chính;

    5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Phối hợp: Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch; Bộ, ngành liên quan.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Xử lý vi phạm hành chính của Quốc hội, số 15/2012/QH13
    Ban hành: 20/06/2012 Hiệu lực: 01/07/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Thống kê của Quốc hội, số 89/2015/QH13
    Ban hành: 23/11/2015 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Trẻ em của Quốc hội, số 102/2016/QH13
    Ban hành: 05/04/2016 Hiệu lực: 01/06/2017 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 94/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê
    Ban hành: 01/07/2016 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 97/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
    Ban hành: 01/07/2016 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Nghị định 14/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Ban hành: 17/02/2017 Hiệu lực: 17/02/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    07
    Nghị định 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em
    Ban hành: 09/05/2017 Hiệu lực: 01/07/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    08
    Nghị quyết 121/2020/QH14 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em
    Ban hành: 19/06/2020 Hiệu lực: 19/06/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    09
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính của Quốc hội, số 67/2020/QH14
    Ban hành: 13/11/2020 Hiệu lực: 01/01/2022 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 13/2021/TT-BLĐTBXH về xử lý vi phạm hành chính hành vi xâm hại trẻ em

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Số hiệu:13/2021/TT-BLĐTBXH
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:30/09/2021
    Hiệu lực:15/11/2021
    Lĩnh vực:Vi phạm hành chính, Chính sách
    Ngày công báo:09/11/2021
    Số công báo:933&934-11/2021
    Người ký:Nguyễn Thị Hà
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Thông tư 13/2021/TT-BLĐTBXH về xử lý vi phạm hành chính hành vi xâm hại trẻ em (.pdf)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

    Thông tư 13/2021/TT-BLĐTBXH về xử lý vi phạm hành chính hành vi xâm hại trẻ em (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X