hieuluat

Chỉ thị 07/2008/CT-BXD tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Xây dựng

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Xây dựngSố công báo:583&584 - 10/2008
    Số hiệu:07/2008/CT-BXDNgày đăng công báo:25/10/2008
    Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Nguyễn Hồng Quân
    Ngày ban hành:08/10/2008Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:09/11/2008Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Xây dựng, Chính sách
  • CHỈ THỊ

    CHỈ THỊ

    BỘ XÂY DỰNG SỐ 7/2008/CT-BXD NGÀY 08 THÁNG 10 NĂM 2008

    VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

     TRONG NGÀNH XÂY DỰNG

     

     

     

                Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (Chỉ thị số 32-CT/TW ) và Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 ban hành kèm theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua Bộ Xây dựng đã triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) với nhiều biện pháp, hình thức có hiệu quả nhằm từng bước nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Xây dựng và nhân dân. Công tác PBGDPL đã góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước ngành Xây dựng, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật.

                Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL trong ngành Xây dựng còn những hạn chế nhất định: trình độ, nhận thức về pháp luật ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn chưa cao; sự vận dụng pháp luật vào thực tiễn công tác và cuộc sống có nơi, có chỗ chưa đáp ứng yêu cầu, thậm trí còn vi phạm. Nguyên nhân của những hạn chế đó chủ yếu là: nhận thức của một số cơ quan, đơn vị, cá nhân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này chưa đúng mức; chương trình, nội dung PBGDPL còn thiếu hấp dẫn và chưa đi vào chiều sâu; hình thức và phương pháp PBGDPL chậm đổi mới; đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực, chưa đáp ứng được yêu cầu mới; sự phối hợp giữa các lực lượng làm công tác PBGDPL của các cơ quan, đơn vị trong Ngành chưa chủ động.

    Thực hiện Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 ban hành kèm theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ; để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác PBGDPL ngành Xây dựng trong tình hình mới, Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số công việc sau đây:

    1. Phổ biến, quán triệt các văn bản của Đảng và Chính phủ về công tác PBGDPL nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL tại các cơ quan, đơn vị.

    2. Lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật một cách hợp lý, bảo đảm hiệu quả và thiết thực đối với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị. Các doanh nghiệp trực thuộc Bộ cần tập trung phổ biến pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

    Vận dụng và nâng cao chất lượng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật: tổ chức các lớp tập huấn; phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài Ngành để phổ biến pháp luật ngành Xây dựng; giải đáp pháp luật; xây dựng tủ sách pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật..., bên cạnh đó cần phát triển thêm các hình thức PBGDPL khác đạt hiệu quả cao hơn.

    Chủ động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp để phổ biến, giáo dục pháp luật.

    3. Về nhân sự làm công tác PBGDPL:

    a) Đội ngũ báo cáo viên pháp luật trung ương được Bộ Tư pháp công nhận theo Quyết định số 46/QĐ-BTP ngày 14/1/2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo trong tuyên truyền, phổ biến  giáo dục pháp luật của ngành Xây dựng và cần phát triển thêm đội ngũ báo cáo viên pháp luật trong thời gian tới.

    b) Các Cục, các Tổng Công ty trực thuộc Bộ, các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc củng cố và kiện toàn tổ chức pháp chế hoặc cử cán bộ có trình độ chuyên môn về pháp luật để thực hiện công tác pháp chế, trong đó có công tác PBGDPL.

    4. Về kinh phí hỗ trợ công tác PBGDPL: Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế báo cáo lãnh đạo Bộ phê duyệt và thực hiện phân bổ kinh phí về công tác PBGDPL cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ theo đúng quy định tại các văn bản hiện hành; các doanh nghiệp trực thuộc Bộ chủ động bố trí kinh phí cho công tác PBGDPL của đơn vị; các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc lập dự trù kinh phí PBGDPL hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

    5. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành Xây dựng củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng. Chỉ đạo triển khai nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn Ngành trên cơ sở Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ và của Bộ Xây dựng.

    6. Các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm của đơn vị, chủ động phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan triển khai phổ biến pháp luật; định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo công tác PBGDPL về Bộ Xây dựng.

    7. Các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm trình UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt; chủ động phối hợp với Bộ Xây dựng và các đơn vị có liên quan thực hiện công tác PBGDPL; định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo công tác PBGDPL về Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.

    8. Trung tâm thông tin, Báo Xây dựng, các tạp chí của Bộ và đơn vị có nội san riêng phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan mở chuyên mục PBGDPL và tăng dung lượng các thông tin PBGDPL trực tiếp trên Website, báo, tạp chí của Bộ và nội san của đơn vị.

    9. Vụ Pháp chế chủ trì lập Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm của Bộ Xây dựng, lập dự trù mức kinh phí hỗ trợ cho công tác PBGDPL của Bộ; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức phổ biến pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp và các cơ sở đào tạo tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Bộ; hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ công tác PBGDPL; đề nghị Bộ Tư pháp công nhận thêm báo cáo viên pháp luật trung ương.

     Chủ trì kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện báo cáo Lãnh đạo Bộ.

    Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bộ yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch kiến trúc các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này./.

     

    BỘ TRƯỞNG

    Nguyễn Hồng Quân

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Chỉ thị 07/2008/CT-BXD tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Xây dựng

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Xây dựng
    Số hiệu:07/2008/CT-BXD
    Loại văn bản:Chỉ thị
    Ngày ban hành:08/10/2008
    Hiệu lực:09/11/2008
    Lĩnh vực:Xây dựng, Chính sách
    Ngày công báo:25/10/2008
    Số công báo:583&584 - 10/2008
    Người ký:Nguyễn Hồng Quân
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X