hieuluat

Công văn 05/BXD-GĐ hướng dẫn kiểm tra đánh giá an toàn của các đập hồ thủy điện, thủy lợi

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Xây dựngSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:05/BXD-GĐNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Quang Hùng
    Ngày ban hành:31/08/2012Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:31/08/2012Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Xây dựng
  • BỘ XÂY DỰNG
    -----------------------
    Số: 05/BXD-GĐ
    V/v: Hướng dẫn kiểm tra đánh giá an toàn của các đập hồ thủy điện, thủy lợi
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2012
     
     
    Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
     
    Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 09/7/2012 của Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có công văn số 1433/BXD-GĐ ngày 24/8/2012 thông báo kế hoạch kiểm tra đánh giá an toàn các đập hồ thủy lợi, thủy điện (Công văn 1433). Để đảm bảo kịp thời, thống nhất trong công tác kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các đập hồ thủy điện, thủy lợi và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng hướng dẫn một số vấn đề liên quan đến công tác kiểm tra, đánh giá an toàn đập như sau:
    1. UBND tỉnh tổ chức rà soát các đập hồ thủy lợi, thủy điện thuộc phạm vi kiểm tra, đánh giá (các hồ chứa có dung tích dưới 3 triệu m3 và chiều cao đập dưới 15m) trên địa bàn, đảm bảo không bỏ sót đối tượng công trình kiểm tra. Tổ chức tập huấn cho các đoàn công tác để thống nhất về nhiệm vụ và quy trình đánh giá trước khi thực hiện kiểm tra. Để thuận tiện cho việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, UBND tỉnh có thể giao cho một Sở quản lý xây dựng chuyên ngành làm đầu mối giúp triển khai thực hiện.
    2. Tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá an toàn đập các hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Trong quy trình kiểm tra cần lưu ý các nội dung sau:
    a. Kiểm tra, đánh giá thực trạng các đập:
    Kiểm tra kỹ bề mặt thượng lưu, hạ lưu đập, các khe nhiệt, cửa nhận nước, vai đập, hành lang kiểm tra (nếu có). Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần có ghi chép cụ thể tại hiện trường về vị trí, mức độ của khiếm khuyết và sơ bộ đánh giá mức độ ảnh hưởng đến an toàn đập.
    b. Kiểm tra, đánh giá an toàn đập thông qua số liệu quan trắc:
    - Đối với những công trình có lắp đặt thiết bị quan trắc thì cần phải làm rõ tình trạng làm việc của các thiết bị quan trắc, chất lượng công tác thu thập số liệu quan trắc và xử lý số liệu, kiểm tra số liệu quan trắc và đối chiếu với yêu cầu thiết kế. Cần đánh giá kỹ tình trạng đập qua các mùa lũ và các biểu hiện bất thường đã xuất hiện, đã được xử lý. Lưu ý đến mực nước hồ ở thời điểm kiểm tra.
    - Đối với những công trình không có bố trí thiết bị quan trắc thì cần đánh giá kỹ thông qua các biểu hiện bất thường của đập, nguy cơ tiềm ẩn, kết quả khắc phục nếu có.
    c. Kiểm tra sự làm việc bình thường của đập thông qua các kết quả vận hành trong những năm gần đây.
    d. Đánh giá trách nhiệm của Chủ đập về việc thực hiện các quy định tại Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 7/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập.
    Sau khi kiểm tra, các Đoàn tổ chức họp với Chủ đầu tư/Chủ đập, đơn vị tư vấn thiết kế và các đơn vị có liên quan tại công trình để thông qua từng nội dung đánh giá theo mẫu tại Phụ lục 4 của công văn số 1433. Tài liệu đánh giá theo mẫu tại Phụ lục 4 là cơ sở để đánh giá, kết luận chung về tình trạng an toàn đập của công trình phục vụ việc tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
    Toàn bộ các kết luận, đánh giá phải được công khai tại cuộc họp giữa các bên, có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và đại diện của Chủ đập/Chủ đầu tư.
    Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá các công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn, UBND tỉnh lập báo cáo đánh giá chung. Báo cáo đánh giá chung cần nêu rõ kết quả kiểm tra, đánh giá các đập thủy lợi, thủy điện trên địa bàn; số lượng các công trình hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn đảm bảo an toàn (đã vận hành nhiều năm, không có biểu hiện bất thường); số lượng công trình có khiếm khuyết về chất lượng (nêu cụ thể về khiếm khuyết và biện pháp xử lý, mức độ thiệt hại nếu xảy ra sự cố); số lượng các công trình không an toàn (nêu cụ thể nguyên nhân mất an toàn, quy mô, mức độ thiệt hại nếu xảy ra sự cố và phương hướng xử lý) và những ý kiến kiến nghị khác.
    Trên đây là hướng dẫn của Bộ Xây dựng về công tác kiểm tra, đánh giá an toàn đập của các hồ thủy lợi, thủy điện, là cơ sở để Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức kiểm tra, lập báo cáo tổng hợp gửi Bộ Xây dựng phục vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
     

     Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Bộ trưởng (để b/c);
    - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị (để b/c);
    - GS. TSKH Nguyễn Văn Liên - PCTHĐ;
    - Lưu: VP, Cục GĐ.
    TL. BỘ TRƯỞNG
    CỤC TRƯỞNG CỤC GIÁM ĐỊNH NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG




    Lê Quang Hùng
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 72/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý an toàn đập
    Ban hành: 07/05/2007 Hiệu lực: 08/06/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
    02
    Nghị quyết 26/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2012
    Ban hành: 09/07/2012 Hiệu lực: 09/07/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X