hieuluat

Công văn 256/VHTT-BTBT tăng cường quản lý trong việc xây dựng các bảo tàng ở Việt Nam

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Văn hoá-Thông tinSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:256/VHTT-BTBTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Vy Trọng Toán
    Ngày ban hành:20/01/2003Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:20/01/2003Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Xây dựng, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
  • Công văn

    CÔNG VĂN

    CỦA BỘ VĂN HOÁ VÀ THÔNG TIN SỐ 256/VHTT-BTBT
    NGÀY 20 THÁNG 1 NĂM 2003 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
    TRONG VIỆC XÂY DỰNG CÁC BẢO TÀNG Ở VIỆT NAM

     

    Kính gửi: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

    - Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

     

    Trong những năm gần đây, cùng với những hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh, hoạt động bảo tàng ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã tiến hành xây dựng bảo tàng hoặc lập dự án chuẩn bị cho việc xây dựng bảo tàng chuyên ngành hoặc bảo tàng cấp tỉnh.

    Đây là một trong những hoạt động văn hoá đánh dấu sự phát triển về nhiều mặt của ngành bảo tồn bảo tàng trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác quản lý xây dựng và tổ chức trưng bày bảo tàng cũng bộc lộ một số tồn tại và bất cập sau đây:

    - Chưa nhận thức đầy đủ về tính khoa học của bảo tàng: bảo tàng ra đời trên cơ sở các sưu tập, hiện vật gốc, vì thế, chưa quan tâm đúng mức đến việc nghiên cứu, sưu tầm hiện vật gốc theo các chuyên đề khác nhau, dẫn đến tình trạng trùng lắp nội dung các bảo tàng, đơn điệu và kém tính hấp dẫn.

    - Trong quá trình xây dựng bảo tàng, một số cơ quan Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chưa thực sự quan tâm chỉ đạo các cơ quan chủ đầu tư dự án (Sở Văn hoá Thông tin hoặc đơn vị nghiệp vụ tương dương) xây dựng Đề cương nội dung trưng bày bảo tàng để làm cơ sở xây dựng dự án. Đồng thời, khi lập dự án tiền khả thi và dự án khả thi đầu tư xây dựng bảo tàng lại không tuân thủ những quy định hiện hành về quản lý nhà nước và hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là cho phép thực hiện các dự án khi chưa có ý kiến thẩm định của B Văn hoá- Thông tin. Đây là nguyên nhân của tình trạng một số công trình bảo tàng mới được xây dựng nhưng đã nhanh chóng bộc lộ những nhược điểm về công năng do thiết kế chưa đáp ứng với yêu cầu thiết kế chuyên ngành, chất lượng thi công không đảm bảo, chưa áp dụng các thành tựu và thiết bị khoa học kỹ thuật và công nghệ trong xây dựng và trưng bày bảo tàng.

    - Mặt khác, có không ít dự án trưng bày bảo tàng (kể cả bên trong lẫn bên ngoài ngôi nhà) do Uỷ ban nhân dân một số tỉnh, thành phố làm chủ quản đầu tư lại chưa hoặc không sử dụng các cơ quan chuyên môn như S Văn hoá Thông tin hoặc đơn vị nghiệp vụ tương đương làm chủ đầu tư, hoặc giao cho các đơn vị không đúng chức năng, không có nghiệp vụ làm chủ đầu tư thực hiện dự án trưng bày bảo tàng. Do đó, chất lượng khoa học và hiệu quả của các bảo tàng này bị suy giảm, đặc biệt là hệ thống trưng bày chưa nêu lên được những đặc trưng văn hoá riêng biệt của cộng đồng dân cư của mỗi tỉnh, thành phố.

    Từ thực trạng trên, để tăng cường việc quản lý trong việc xây dựng các bảo tàng, B Văn hoá - Thông tin dề nghị các Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố:

    1. Quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện cho cơ quan chủ đầu tư (Sở Văn hoá Thông tin tỉnh, thành phố hoặc đơn vị nghiệp vụ tương đương) tiến hành công tác nghiên cứu sưu tầm tư liệu hiện vật gốc theo từng chuyên đề, xây dựng Đề cương nội dung trưng bày của bảo tàng, trình Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt, tạo cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học cho công tác chuẩn bị xây dựng bảo tàng.

    2. Trong thời gian tới, B Văn hoá - Thông tin chỉ nghiên cứu, có ý kiến thoả thuận các dự án chỉnh lý nâng cấp hoặc xây dựng mới bảo tàng trên cơ sở Đề cương nội dung trưng bày đã được phê duyệt nhằm khắc phục tình trạng trùng lặp về nội dung và phương pháp trưng bày giữa các bảo tàng.

    3. Các cơ quan chủ quản của các dự án đầu tư xây dựng bảo tàng cần lưu ý một số nội dung sau:

    a- Tăng cường đầu tư kinh phí cho việc sưu tầm bổ sung tài liệu, hiện vật, xây dựng phương án thiết kế mỹ thuật trưng bày bảo tàng.

    b- Tăng cường đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại để bảo quản và trưng bày hiện vật tránh tình trạng chỉ tập trung kinh phí để xây dựng ngôi nhà. Nội dung trưng bày bảo tàng cần kết hợp giới thiệu những giá trị các di sản văn hoá vật thể và giá trị các di sản văn hoá phi vật thể của cộng đồng các dân tộc ở địa phương.

    c- Trong quá trình thiết kế xây dựng các bảo tàng mới, đề nghị các cơ quan chủ quản tuân thủ các quy chuẩn về xây dựng những công trình có tính đặc thù chuyên ngành, như việc bố trí diện tích kho, diện tích và không gian trưng bày phù hợp, đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể về xếp hạng bảo tàng (đã được quy định tại Nghị định số 92/2002/NĐ-CP, ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành hành một số điều của Luật Di sản sản văn hoá).

    d- Trong quá trình triển khai các dự án đầu tư xây dựng bảo tàng cần giao cho các cơ quan có chức năng chuyên môn, chuyên ngành đảm nhận các công việc có tính chuyên môn như :

    + Việc nghiên cứu xác định những nội dung trưng bày của Bảo tàng do tập thể các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử văn hoá, về bảo tàng học thực hiện.

    + Về thiết kế kiến trúc và xây dựng ngôi nhà bảo tàng, do các tập thể và cá nhân có chức năng về kiến trúc và xây dựng thực hiện.

    + Về thiết kế mỹ thuật trưng bày nội ngoại thất bảo tàng, do các đơn vị có chức năng về mỹ thuật thực hiện.

    Bộ Văn hoá - Thông tin đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở Văn hoá Thông tin hoặc cơ quan chuyên môn có liên quan nghiêm túc thực hiện những yêu cầu trên đây nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong công tác xây dựng và thực hiện việc cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các bảo tàng ở Việt Nam, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 92/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Di sản văn hoá
    Ban hành: 11/11/2002 Hiệu lực: 26/11/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X