hieuluat

Quyết định 07/2010/QĐ-UBND Nam Định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 01/2009/QĐ-UBND

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Nam ĐịnhSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:07/2010/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Văn Tuấn
    Ngày ban hành:22/03/2010Hết hiệu lực:07/10/2016
    Áp dụng:01/04/2010Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Xây dựng
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    TỈNH NAM ĐỊNH
    -------
    Số: 07/2010/QĐ-UBND
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    --------------
    Nam Định, ngày 22 tháng 03 năm 2010
     
     
    -----------------
    ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
     
    Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
    Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ;
    Căn cứ Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày 22 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về xây dựng ngầm đô thị;
    Căn cứ Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
    Căn cứ Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở;
    Căn cứ Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư,
    Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
    Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số Điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
    Căn cứ Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng;
    Căn cứ Thông tư số 02/2006/TT-BXD ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
    Căn cứ Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24 tháng 11 năm 2006 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng;
    Căn cứ Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11 tháng 9 năm 2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;
    Căn cứ Thông tư số 03/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
    Căn cứ Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06 tháng 7 năm 2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng,
    Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BXD ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thi tuyển và tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng;
    Căn cứ Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22 tháng 7 năm 2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở;
    Căn cứ Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
    Căn cứ Thông tư số 39/2009/TT-BXD ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ;
    Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16 tháng 12 năm 2008, Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng;
    Căn cứ Chỉ thị số 13/2006/CT-BXD ngày 23 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây dựng của chủ đầu tư là tư nhân;
    Căn cứ Chỉ thị số 07/2007/CT-BXD ngày 05 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về tăng cường công tác quản lý xây dựng đối với các công trình xây dựng nhà cao tầng;
    Căn cứ Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Nam Định;
    Căn cứ Quyết định số 01/2009/QĐ-UBND ngày 06/1/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành Quy định về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Nam Định;
    Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 15/TTr-SXD ngày 28 tháng 01 năm 2010 về việc ban hành quyết định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/2009/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành Quy định về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Nam Định,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/2009/QĐ-UBND ngày 06 tháng 1 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành Quy định về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Nam Định như sau:
    “3. Tổ chức kiểm tra định kỳ đối với các công trình xây dựng trọng điểm, quan trọng của tỉnh, công trình nếu xảy ra sự cố có thể gây ra thảm họa (các công trình quy định tại Khoản 3 Mục 1 Thông tư số 16/2008/TT-BXD), công trình xây dựng nhà cao tầng, đặc biệt là các công trình có tầng hầm và kiểm tra đột xuất việc tuân thủ các quy định của Nhà nước về trình tự đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn bao gồm: tuân thủ nội dung thẩm định thiết kế cơ sở, giấy phép xây dựng, quyết định đầu tư do cấp có thẩm quyền cấp, công tác quản lý chất lượng trong các hoạt động khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình”.
    “1. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình do mình tham gia ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở.”
    “Điều 5. Sở Tài chính, kho bạc nhà nước:
    1. Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước.
    Trong hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng của chủ đầu tư phải có báo cáo về chất lượng xây dựng công trình, giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực của công trình theo quy định Thông tư số 16/2008/TT-BXD. Nếu thiếu thì không đủ điều kiện thanh, quyết toán công trình.
    Tất cả các công trình xây dựng chủ đầu tư phải gửi báo cáo về chất lượng công trình xây dựng tới Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình xây dựng chuyên ngành). Các công trình xây dựng được quy định tại Khoản 3 Mục 1 Thông tư số 16/2008/TT-BXD. Ngoài báo cáo chất lượng công trình xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi 01 Giấy chứng nhận kèm theo báo cáo kiểm tra đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình tới Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình xây dựng chuyên ngành) để kiểm tra và quản lý. Các cơ quan: Tài chính, Kho bạc chỉ giải quyết thanh, quyết toán vốn xây dựng công trình khi có xác nhận của Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đã nộp báo cáo về chất lượng công trình xây dựng và giấy chứng nhận đảm bảo an toàn chịu lực trong hồ sơ thanh, quyết toán.
    3. Thực hiện thanh, quyết toán vốn đầu tư với các dự án đã tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân tỉnh”.
    “3. Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định của giấy phép xây dựng, các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các chủ đầu tư xây dựng công trình, điều kiện năng lực và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của các nhà thầu tham gia xây dựng công trình trên địa bàn. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra công trình xây dựng gửi về Sở Xây dựng hoặc Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình xây dựng chuyên ngành) để phối hợp thực hiện”.
    “4. Lập nhiệm vụ thiết kế, phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về thiết kế kiến trúc theo quy định tại Thông tư số 23/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thi tuyển và tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng”.
    “5. Chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán đối với công trình xây dựng theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 03/2009/TT-BXD; Sản phẩm thiết kế phải được nghiệm thu theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 49/2008/NĐ-CP của Chính phủ và ký, đóng dấu phê duyệt (Theo mẫu Phụ lục số 4, Phụ lục số 5 Thông tư số 27/2009/TT-BXD).”
    “7. Chủ đầu tư có thể thành lập Ban quản lý dự án hoặc thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án theo quy định tại Điều 33, Điều 43 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp chủ đầu tư không phải là đơn vị quản lý sử dụng công trình thì đơn vị quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư để quản lý dự án. Người do đơn vị quản lý, sử dụng công trình cử tham gia vào Ban quản lý được bổ nhiệm làm Phó giám đốc ban quản lý dự án và không nhất thiết phải đảm bảo những yêu cầu về chuyên môn và kinh nghiệm theo quy định”.
    “9. Khi đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, chủ đầu tư tự tổ chức giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng theo quy định thì chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng đủ năng lực thực hiện”.
    “10. Yêu cầu nhà thầu thi công xây lắp lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình và ghi nhật ký thi công theo các nội dung quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP và Thông tư số 27/2009/TT-BXD.”
    “17. Lập báo cáo về công tác quản lý chất lượng công trình theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư số 27/2009/TT-BXD, gửi Sở Xây dựng, đồng thời gửi Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình xây dựng chuyên ngành) để quản lý theo dõi và kiểm tra.”
    “Điều 9. Chủ nhà, chủ đầu tư xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ:
    1. Trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng. Trừ trường hợp xây dựng các công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ;
    2. Kiểm tra chất lượng nền đất nơi dự kiến xây dựng nhà ở:
    Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng bằng hoặc nhỏ hơn 250m2, có từ 2 tầng trở xuống thì chủ nhà tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân thiết kế nhà ở thực hiện kiểm tra chất lượng đất nền nơi dự kiến xây dựng nhà ở theo phương pháp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư số 39/2009/TT-BXD ngày 09/12/2009 của Bộ Xây dựng;
    Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2, có từ 3 tầng trở lên thì chủ nhà phải thuê nhà thầu khảo sát xây dựng có điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 46 và 54 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP để thực hiện khảo sát xây dựng, trừ khi có được số liệu khảo sát xây dựng đủ tin cậy do cơ quan có chức năng hoặc có thẩm quyền cung cấp;
    Chủ đầu tư dự án nhà ở phải thuê nhà thầu khảo sát xây dựng có điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 46 và Điều 54 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP để thực hiện khảo sát địa chất công trình;
    3. Kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề và các công trình lân cận khi xây dựng nhà ở tại đô thị, điểm dân cư tập trung và điểm dân cư nông thôn theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 39/2009/TT-BXD ngày 09/12/2009 của Bộ Xây dựng;
    4. Thiết kế xây dựng nhà ở:
    Phải có thiết kế xây dựng;
    Tùy theo quy mô nhà ở mà việc lập thiết kế có thể do cá nhân, tổ chức thực hiện được quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2, Điều 9 Thông tư số 39/2009/TT-BXD ngày 09/12/2009 của Bộ Xây dựng;
    Chủ nhà có thể tổ chức lập bản vẽ thiết kế mới hoặc tham khảo, sử dụng bản vẽ thiết kế của các nhà ở khác hoặc bản vẽ thiết kế nhà ở điển hình. Trong trường hợp sử dụng các bản vẽ thiết kế có sẵn, chủ nhà phải chịu trách nhiệm và phải bảo đảm bản vẽ thiết kế có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng thiết kế được quy định tại Thông tư số 39/2009/TT-BXD ngày 09/12/2009 của Bộ Xây dựng;
    Chủ nhà xác nhận bằng chữ ký, chủ đầu tư hoặc đại diện được ủy quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt vào bản vẽ trước khi đưa ra thi công. Trước khi xác nhận hoặc phê duyệt, chủ nhà hoặc chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế nhà ở khi thấy cần thiết.
    5. Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ tuân theo quy định tại Thông tư số 39/2009/TT-BXD ngày 09/12/2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ;
    6. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của Nhà nước về xây dựng;
    7. Chịu trách nhiệm xử lý, giải quyết công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận, ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư theo Điều 15 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ;
    8. Thực hiện lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng theo quy định tại Thông tư số 02/2006/TT-BXD của Bộ Xây dựng.”
    “2. Chủ đầu tư báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư số 27/2009/TT-BXD gửi Sở Xây dựng, đồng thời gửi Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình xây dựng chuyên ngành) mỗi năm 2 kỳ: kỳ 1 trước ngày 15 tháng 6, kỳ 2 trước ngày 10 tháng 12 hàng năm và báo cáo khi hoàn thành công trình xây dựng.”
    “Điều 17. Xử lý vi phạm:
    Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh có hành vi vi phạm pháp luật về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP, Nghị định số 53/2007/NĐ-CP, Thông tư số 24/2009/TT-BXD.
    Trường hợp vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
    Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị, cá nhân liên quan thi hành Quyết định này./.
     

    Nơi nhận:
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Bộ Xây dựng;
    - Bộ Tư pháp;
    - Thường trực Tỉnh ủy;
    - Thường trực HĐND tỉnh;
    - Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh;
    - Các Đ/c PCT UBND tỉnh;
    - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
    - Như trên;
    - Website tỉnh;
    - Trung tâm Công báo tỉnh;
    - Lưu: Vp1, Vp3, Vp5.
    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    CHỦ TỊCH




    Nguyễn Văn Tuấn
     
  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X