Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1101/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 05/09/2018 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 05/09/2018 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1101/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CẤP NƯỚC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2030 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050
---------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch cấp nước vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 với những nội dung chính sau:
1. Phạm vi, thời hạn lập quy hoạch
a) Phạm vi lập quy hoạch: Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của 08 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang có diện tích đất tự nhiên khoảng 30.404 km2.
b) Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm phạm vi quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (08 tỉnh, thành phố) và lưu vực sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ.
c) Thời hạn lập quy hoạch: Đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050.
2. Quan điểm quy hoạch
- Quy hoạch cấp nước vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 phải phù hợp và kế thừa kết quả nghiên cứu của các quy hoạch sau:
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2014);
+ Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 (Quyết định số 1251/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ) đối với nội dung vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;
+ Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (tại Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2016);
+ Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 2076/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017);
+ Quy hoạch cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (tại Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2012);
+ Điều chỉnh định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2016); và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan trong vùng.
- Quy hoạch cấp nước phải bảo đảm khai thác, sử dụng nguồn nước hiệu quả hợp lý, tiết kiệm và an toàn; thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn; ưu tiên sử dụng nước mặt và hạn chế khai thác nguồn nước ngầm.
- Quản lý và phát triển cấp nước ổn định, bền vững trên cơ sở khai thác hiệu quả tối đa các nguồn lực. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển lĩnh vực cấp nước.
- Việc khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
3. Đối tượng lập quy hoạch
Đối tượng lập quy hoạch: Hệ thống cấp nước liên tỉnh, liên đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn tập trung, liền kề đô thị.
4. Mục tiêu lập quy hoạch:
- Cụ thể hóa định hướng cấp nước trong Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2076/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017.
- Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực cấp nước, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, bảo đảm cấp nước an toàn, từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý, sản xuất và kinh doanh nước từ hệ thống cấp nước tập trung.
- Xác định nhu cầu dùng nước, nguồn nước, giải pháp cấp nước, kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình cấp nước theo các giai đoạn quy hoạch; làm cơ sở để các tỉnh trong vùng điều chỉnh quy hoạch cấp nước, triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp công trình cấp nước trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Đến năm 2030:
+ Các đô thị, khu công nghiệp được cấp nước đảm bảo cấp nước an toàn, tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung tại các đô thị đạt 95 - 100% với tiêu chuẩn cấp nước bình quân đạt 120 1/người/ngày đêm, chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định.
+ Khu vực dân cư nông thôn tập trung, liền kề đô thị sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung đạt 80 - 90% với tiêu chuẩn cấp nước 90 1/người/ngày đêm.
- Định hướng đến năm 2050, đáp ứng mọi nhu cầu và bảo đảm cấp nước an toàn cho sinh hoạt và sản xuất của đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư nông thôn tập trung liền kề đô thị.
5. Nội dung nghiên cứu lập quy hoạch
a) Thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hệ thống cấp nước
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu và đánh giá thực trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hệ thống hạ tầng kỹ thuật; tình hình phát triển hệ thống đô thị, nông thôn, khu công nghiệp và ảnh hưởng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn.
- Rà soát việc triển khai thực hiện “Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 (đối với phạm vi vùng kinh tế trọng điểm phía Nam).
- Điều tra, khảo sát và đánh giá tổng hợp hiện trạng các nguồn cấp nước của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (về trữ lượng, chất lượng các nguồn nước, khả năng khai thác nguồn nước phục vụ cho cấp nước), các công trình cấp nước (nhà máy nước, mạng lưới đường ống,...), hiện trạng sử dụng nước (khu vực đô thị, khu cụm công nghiệp và khu vực dân cư nông thôn).
- Rà soát, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của tác động biến đổi khí hậu, mức độ xâm nhập mặn, ô nhiễm đến các nguồn nước đang khai thác và sử dụng (nước mặt và nước ngầm); đặc biệt đối với hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ, sông Tiền và các nhánh sông sử dụng làm nguồn cấp nước.
- Rà soát, đánh giá thực trạng tổ chức quản lý và thực hiện cấp nước đô thị, khu công nghiệp và khu vực dân cư nông thôn; việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực cấp nước.
b) Dự báo nhu cầu sử dụng nước theo từng giai đoạn quy hoạch
- Xác định các chỉ tiêu cấp nước theo loại đô thị, khu công nghiệp phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn và khả năng nguồn cấp nước.
- Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho các đô thị, khu công nghiệp và dân cư nông thôn tập trung, theo từng giai đoạn quy hoạch.
- Tham khảo kinh nghiệm quốc tế, trong nước về đầu tư, quản lý vận hành công trình cấp nước quy mô liên tỉnh, liên đô thị.
c) Xác định nguồn cấp nước, phân vùng cấp nước và phương án quy hoạch cấp nước
- Phân tích, đánh giá và lựa chọn các nguồn cấp nước vùng, ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt, hạn chế khai thác nguồn nước ngầm. Đặc biệt đối với nguồn nước mặt cần xem xét ảnh hưởng xâm nhập mặn theo kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm đối với hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm cỏ và sông Tiền cũng như các hồ Trị An, Dầu Tiếng,.. được lựa chọn là nguồn cấp nước.
- Phân vùng cấp nước, xác định vị trí, quy mô công suất, phạm vi phục vụ các nhà máy nước (hiện hữu, đóng cửa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới), mạng lưới đường ống cấp nước liên vùng, liên tỉnh; xác định các giải pháp cấp nước đối với các phân vùng cấp nước, các địa phương thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.
- Xác định các yêu cầu bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước; xác định nhu cầu sử dụng đất, phạm vi bảo vệ an toàn về môi trường cho các công trình đầu mối cấp nước, mạng lưới cấp nước liên vùng, liên tỉnh.
- Đề xuất mô hình đầu tư, quản lý vận hành các công trình cấp nước quy mô liên vùng, liên đô thị.
d) Đánh giá môi trường chiến lược: lồng ghép trong báo cáo quy hoạch.
đ) Xác định danh mục dự án ưu tiên đầu tư, khái toán tổng kinh phí, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư và mô hình tổ chức thực hiện.
e) Giải pháp thực hiện
- Đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách phát triển cấp nước vùng, thu hút các nguồn lực đầu tư hệ thống cấp nước vùng.
- Đề xuất công nghệ xử lý nước hiện đại, phù hợp với loại nguồn nước (nước mặt, nước ngầm), phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn quy hoạch.
- Đề xuất giải pháp thực hiện liên kết vùng trong đầu tư, quản lý vận hành hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh, liên đô thị.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đối với các công trình cấp nước.
6. Thành phần hồ sơ:
a) Bản vẽ:
TT | Tên bản vẽ | Tỷ lệ | Quy cách bản vẽ | ||
Màu (báo cáo) | Màu (lưu) | Thu nhỏ | |||
1 | Bản đồ vị trí và mối liên hệ vùng | 1/250.000-1/500.000 | x | x | x |
2 | Bản đồ hiện trạng cấp nước vùng kinh tế trọng điểm phía Nam | 1/100.000 | x | x | x |
3 | Bản đồ đánh giá lựa chọn nguồn cấp nước vùng kinh tế trọng điểm phía Nam . | 1/100.000-1/250.000 | x | x | x |
4 | Bản đồ quy hoạch cấp nước vùng kinh tế trọng điểm phía Nam | 1/100.000 | x | x | x |
5 | Bản đồ hiện trạng môi trường vùng kinh tế trọng điểm phía Nam | 1/100.000 | x | x | x |
6 | Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược vùng kinh tế trọng điểm phía Nam | 1/100.000 | x | x | x |
7 | Bản đồ, bản vẽ, bảng biểu số liệu khác có liên quan (hệ thống cấp nước thô cho các nhà máy, các nhà máy nước lớn trong vùng, mạng lưới đường ống |
| x | x | x |
b) Thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt, dự thảo tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch.
c) Đĩa CD lưu toàn bộ nội dung đồ án quy hoạch.
7. Tổ chức thực hiện
- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan thẩm định và trình phê duyệt quy hoạch: Bộ Xây dựng.
- Thời gian lập quy hoạch: 09 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ quy hoạch cấp nước vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 được phê duyệt.
Điều 2. Giao Bộ Xây dựng thẩm định dự toán chi phí, bố trí nguồn vốn và tổ chức triển khai lập Đồ án quy hoạch cấp nước vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản dẫn chiếu |
05 | Văn bản dẫn chiếu |
06 | VB được dẫn chiếu |
07 | VB được dẫn chiếu |
08 | VB được dẫn chiếu |
09 | VB được dẫn chiếu |
Quyết định 1101/QĐ-TTg Nhiệm vụ quy hoạch cấp nước vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050
In lược đồCơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu: | 1101/QĐ-TTg |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 05/09/2018 |
Hiệu lực: | 05/09/2018 |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |