hieuluat

Quyết định 371/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:327&328 - 04/2012
    Số hiệu:371/QĐ-TTgNgày đăng công báo:16/04/2012
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày ban hành:03/04/2012Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:03/04/2012Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Xây dựng, Giao thông
  • THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    -----------------
    Số: 371/QĐ-TTg
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----------------------------
    Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2012
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT HỆ THỐNG ĐƯỜNG NGANG
     NỐI VỚI ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
    -----------------------
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
     
     
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh;
    Căn cứ Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
     
     
    QUYẾT ĐỊNH:
    Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh với các nội dung chủ yếu như sau:
    1. Quan điểm, mục tiêu
    - Hệ thống đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh bao gồm các tuyến đường bộ để kết nối giữa đường Hồ Chí Minh với các tuyến đường bộ quốc gia theo trục dọc Bắc - Nam (quốc lộ 1, đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đường bộ ven biển), các cửa khẩu quốc tế, cảng biển, cảng hàng không, các quốc lộ quan trọng và các trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạo nên mạng lưới giao thông đường bộ hoàn chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của đường Hồ Chí Minh đồng thời tạo thuận lợi trong việc ứng phó với thiên tai và tăng cường củng cố quốc phòng an ninh của quốc gia;
    - Hệ thống đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở các tuyến đường hiện có kết hợp với việc nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng mới một số đoạn phù hợp với chiến lược phát triển giao thông vận tải, các quy hoạch đã được phê duyệt và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh có tuyến đường đi qua; đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vận tải trước mắt cũng như lâu dài và yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
    - Quy hoạch chi tiết hệ thống đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh nhằm đưa ra phương án phân kỳ đầu tư các tuyến đường ngang phù hợp với các giai đoạn của đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch được duyệt. Trước mắt tập trung xây dựng các đường ngang có nhu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả đầu tư, tiếp theo sẽ đầu tư các tuyến còn lại.
    2. Nội dung quy hoạch
    a) Phạm vi quy hoạch:
    Hệ thống đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận 28 tỉnh, thành phố có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua, từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau): Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và các tỉnh khác có tuyến quốc lộ đi qua nối với đường Hồ Chí Minh.
    b) Danh mục và quy mô quy hoạch của các tuyến đường ngang:
    Hệ thống đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh bao gồm 108 tuyến đường bộ với tổng chiều dài khoảng 10.466 km và quy mô quy hoạch được nêu tại Phụ lục I kèm theo quyết định này, trong đó:
    - Đường cao tốc (có kết hợp một số đoạn quốc lộ) gồm 8 tuyến với tổng chiều dài khoảng 1.313 km; quy mô 4 - 8 làn xe. Các tuyến đường này phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020;
    - Quốc lộ gồm 37 tuyến với tổng chiều dài khoảng 5.867 km; các quốc lộ có quy mô quy hoạch tối thiểu đường cấp III. Riêng các quốc lộ đi qua khu vực địa hình khó khăn, quy mô tối thiểu đường cấp IV miền núi phù hợp với Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
    - Đường tỉnh và đường huyện gồm 63 tuyến với tổng chiều dài khoảng 3.286 km; quy mô tối thiểu cấp IV 2 làn xe.
    Quy mô chi tiết tại Phụ lục I là quy mô chung toàn tuyến. Một số đoạn cục bộ qua đô thị được mở rộng phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    c) Phân kỳ đầu tư:
    - Giai đoạn từ nay đến năm 2015: Tập trung đầu tư các đường ngang cấp thiết nối đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 với quốc lộ 1, các khu kinh tế, cửa khẩu quốc tế để phát huy hiệu quả đường Hồ Chí Minh;
    - Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020: Đầu tư nâng cấp, cải tạo các quốc lộ quan trọng và các tuyến đường tỉnh theo quy mô của quy hoạch để tăng hiệu quả đường Hồ Chí Minh;
    - Giai đoạn sau 2020: Tùy vào nguồn lực và nhu cầu vận tải để đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến đường còn lại theo quy mô của quy hoạch.
    d) Nguồn vốn và nhu cầu vốn đầu tư:
    Nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh (bao gồm kinh phí xây dựng các tuyến đường thuộc các quy hoạch khác đã được phê duyệt) được huy động từ nguồn vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn trái phiếu Chính phủ và vốn huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.
    Nhu cầu vốn và phân kỳ đầu tư thực hiện quy hoạch tại Phụ lục II kèm theo quyết định này.
    đ) Dự kiến quỹ đất:
    Tổng quỹ đất cần thiết để thực hiện quy hoạch hệ thống đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh khoảng 35.086 ha (bao gồm các tuyến đường thuộc các quy hoạch khác đã được phê duyệt).
    Điều 2. Tổ chức thực hiện
    1. Bộ Giao thông vận tải
    - Công bố quy hoạch phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức quản lý quy hoạch;
    - Chủ trì đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc, các quốc lộ là đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh;
    - Phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các cơ quan liên quan trong việc xác định nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch;
    - Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và đề xuất những giải pháp quản lý thực hiện, điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết.
    2. Các Bộ, ngành liên quan
    Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đề xuất nguồn vốn, cơ chế chính sách để triển khai quy hoạch.
    3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
    - Tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch trên địa bàn phù hợp với quy hoạch này;
    - Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện đầu tư các tuyến đường do địa phương quản lý là đường ngang nối đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
    - Quy hoạch sử dụng quỹ đất, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đáp ứng yêu cầu tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường ngang theo quy hoạch.
    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
    Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các tuyến đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh đi qua chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
     

     Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
    - HĐND, UBND các tỉnh dọc tuyến đường Hồ Chí Minh;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - Hội đồng Thẩm định Nhà nước;
    - Ban QLDA đường Hồ Chí Minh;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
    - Lưu: Văn thư, KTN (5b)
    THỦ TƯỚNG




    Nguyễn Tấn Dũng
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị quyết 38/2004/QH11 của Quốc hội về Chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh
    Ban hành: 03/12/2004 Hiệu lực: 03/12/2004 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    03
    Quyết định 242/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh
    Ban hành: 15/02/2007 Hiệu lực: 15/02/2007 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    04
    Quyết định 830/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình đến năm 2030
    Ban hành: 02/06/2014 Hiệu lực: 02/06/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 371/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:371/QĐ-TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:03/04/2012
    Hiệu lực:03/04/2012
    Lĩnh vực:Xây dựng, Giao thông
    Ngày công báo:16/04/2012
    Số công báo:327&328 - 04/2012
    Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X