hieuluat

Quyết định 497/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000. Địa điểm: Thành phố Hà Nội

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:497/QĐ-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Hoàng Trung Hải
    Ngày ban hành:14/04/2015Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:14/04/2015Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Xây dựng, Chính sách
  • THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    -------
    Số: 497/QĐ-TTg
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2015
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ HÒA LẠC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TỶ LỆ 1/10.000 ĐỊA ĐIỂM: THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    ----------
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
     
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21 tháng 11 năm 2012;
    Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
    Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
    Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Báo cáo thẩm định của Bộ Xây dựng,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 với những nội dung chủ yếu sau:
    1. Vị trí, phạm vi, ranh giới, quy mô nghiên cứu lập quy hoạch
    a) Phạm vi nghiên cứu được xác định trên cơ sở địa giới hành chính các huyện Quốc Oai, huyện Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, có quy mô khoảng 17.294 ha.
    b) Ranh giới lập quy hoạch:
    - Phía Bắc giáp trục Hồ Tây - Ba Vì (theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội).
    - Phía Đông giáp đê hữu sông Tích.
    - Phía Tây và Nam giáp ranh giới tỉnh Hòa Bình.
    2. Mục tiêu
    - Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
    - Quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị Hòa Lạc thành đô thị mới hiện đại, đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật có vai trò giảm tải về chức năng và áp lực về dân số cho đô thị trung tâm.
    - Xác định phạm vi và quy mô các khu chức năng, các không gian kinh tế, văn hóa xã hội. Là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các huyện ngoại thành.
    - Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc được phê duyệt là cơ sở để quản lý phát triển đô thị và phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
    - Rà soát, khớp nối các dự án đã và đang triển khai trong khu vực.
    3. Tính chất và chức năng khu vực
    a) Tính chất:
    - Là đô thị khoa học công nghệ, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
    - Là đô thị nghỉ dưỡng, đô thị sinh thái, tiết kiệm năng lượng, trung tâm vùng phía Tây Hà Nội trên cơ sở gắn kết địa hình tự nhiên, với hệ thống không gian, cảnh quan khu vực Ba Vì - Đồng Mô và sông Tích, hệ thống hạ tầng kỹ thuật (quốc lộ 21, đường Hồ Chí Minh).
    b) Chức năng:
    - Trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ cao của cả nước.
    - Trung tâm đại học quốc gia và cao đẳng dạy nghề khác.
    - Trung tâm y tế, khám chữa bệnh, điều dưỡng...
    Hình thành 4 cụm không gian chức năng chuyên biệt gồm:
    + Khu Đại học quốc gia Hà Nội và các cụm trường phân tán tại phía Nam.
    + Khu công nghệ cao Hòa Lạc: Có các chức năng nghiên cứu, sản xuất công nghệ, đào tạo và chuyển giao công nghệ.
    + Khu trung tâm y tế tập trung: Bao gồm các tổ hợp có chức năng chuyên sâu về y tế như khám chữa bệnh, điều dưỡng, nghiên cứu đào tạo y dược, sản xuất trang thiết bị y tế và các dịch vụ y tế đồng bộ khác.
    + Khu đô thị sinh thái, tiết kiệm năng lượng, phát triển gắn kết với địa hình đồi núi và hệ thống hồ nước hiện có của khu vực.
    Phát triển các dự án vui chơi giải trí, du lịch sinh thái phục vụ nhân dân Thủ đô và vùng phụ cận.
    Quy hoạch, phát triển hạ tầng kỹ thuật và môi trường theo yêu cầu của Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được phê duyệt.
    4. Một số chỉ tiêu cơ bản
    a) Dân số:
    Đến năm 2030 khoảng 600 nghìn người.
    Ngưỡng phát triển dân số tối đa khoảng 750 nghìn người.
    (Phạm vi ranh giới, diện tích, dân số sẽ được xác định cụ thể trong quá trình nghiên cứu lập đồ án quy hoạch, đảm bảo phù hợp với quy mô đất đai thực tế và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô).
    b) Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
    Áp dụng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật căn cứ vào quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm ban hành về quy hoạch xây dựng, khả năng quỹ đất, điều kiện tự nhiên, môi trường và chỉ tiêu đã được xác định trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
    5. Các yêu cầu, nguyên tắc cơ bản của quy hoạch
    - Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của đô thị.
    - Rà soát, đánh giá, đề xuất giải pháp phù hợp đối với các dự án đã và đang triển khai trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch.
    - Rà soát, cập nhật các đồ án quy hoạch, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt hoặc đã có chủ trương cho phép triển khai của Thủ tướng Chính phủ.
    - Xác định quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị, các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
    Quy hoạch phát triển đô thị:
    + Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị: Khu phát triển mới, khu bảo tồn cải tạo, khu cấm xây dựng, các khu dự trữ phát triển.
    + Xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đối với từng khu chức năng.
    + Xác định trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, công viên cây xanh, thể dục thể thao và không gian mở đô thị; định hướng cho các hệ thống hạ tầng xã hội như y tế, nhà ở, văn hóa, thương mại dịch vụ, chợ, siêu thị...
    + Quy hoạch tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho các khu chức năng đô thị, trục không gian chính, không gian ngầm đô thị.
    + Có giải pháp phù hợp để phát triển đô thị hai bên đường Hồ Chí Minh theo hướng xây dựng các đô thị hiện đại và đồng bộ, lựa chọn các điểm nhấn tạo bộ mặt kiến trúc cho đô thị tránh ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên, khuyến khích xây dựng một số khu điều dưỡng.
    + Phân kỳ đầu tư và nguồn lực thực hiện; dự kiến sử dụng đất của đô thị theo từng giai đoạn quy hoạch, danh mục các dự án ưu tiên đầu tư.
    - Đề xuất giải pháp sử dụng tiết kiệm và hạn chế sử dụng đất nông nghiệp và đất thuộc vùng bảo tồn sinh thái cảnh quan cho các mục đích phi nông nghiệp.
    Xác định vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị, định hướng về hình ảnh đô thị và không gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu phát triển của từng khu vực. Tổ chức không gian cây xanh, mặt nước, theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị và các quy định pháp luật hiện hành.
    + Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất phát triển đô thị; xác định cốt xây dựng cho toàn đô thị và từng khu vực; xác định lưu vực; phân lưu và hướng thoát nước chính; vị trí, quy mô các công trình tiêu thoát nước.
    + Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông đô thị, vị trí và giao thông đối ngoại; xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính đô thị và hệ thống tuy nen kỹ thuật...
    + Xác định nhu cầu và nguồn cung cấp nước, năng lượng; tổng lượng nước thải, rác thải; vị trí, quy mô, công suất các công trình đầu mối và mạng lưới truyền tải, phân phối của hệ thống cấp nước, năng lượng và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình khác.
    - Đánh giá môi trường chiến lược:
    + Xác định các vấn đề môi trường chính trong và ngoài đô thị; đánh giá hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm có ảnh hưởng trực tiếp.
    + Dự báo tác động và diễn biến môi trường do hoạt động từ các khu dân cư, cơ sở sản xuất công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ, bệnh viện, giao thông,...
    + Tổng hợp, đề xuất, xếp thứ tự ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường còn tồn tại trong đồ án quy hoạch; đề xuất các khu vực cách ly bảo vệ môi trường.
    - Xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phù hợp với dự báo nguồn lực, đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch hành động theo các giai đoạn phát triển của đô thị.
    - Dự thảo quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030.
    6. Hồ sơ sản phẩm
    Hồ sơ Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.
    7. Tổ chức thực hiện
    - Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
    - Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng.
    - Cơ quan trình duyệt: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
    - Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
    - Thời gian nghiên cứu lập quy hoạch: Không quá 12 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.
    Điều 2. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bố trí nguồn vốn, phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch; lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức lập, trình duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 theo quy định.
    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
    Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
     

     Nơi nhận:
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
    - Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT; các Vụ: TH, KTTH, KGVX, NC, V.III, HC;
    - Lưu: Văn thư, KTN (3b).
    KT. THỦ TƯỚNG
    PHÓ THỦ TƯỚNG




    Hoàng Trung Hải
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Quy hoạch đô thị, số 30/2009/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 17/06/2009 Hiệu lực: 01/01/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
    Ban hành: 07/04/2010 Hiệu lực: 25/05/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Thủ đô của Quốc hội, số 25/2012/QH13
    Ban hành: 21/11/2012 Hiệu lực: 01/07/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 497/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000. Địa điểm: Thành phố Hà Nội

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:497/QĐ-TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:14/04/2015
    Hiệu lực:14/04/2015
    Lĩnh vực:Xây dựng, Chính sách
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Hoàng Trung Hải
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X