hieuluat

Quyết định 82/2014/QĐ-UBND Quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị Tp.Hà Nội

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:82/2014/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thế Thảo
    Ngày ban hành:21/11/2014Hết hiệu lực:29/12/2023
    Áp dụng:01/12/2014Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Xây dựng
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    -------
    Số: 82/2014/QĐ-UBND
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2014
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CẮM MỐC GIỚI VÀ QUẢN LÝ MỐC GIỚI THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    ------------
    ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
     
     
    Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND số 31/2004/QH11 ngày 03/12/2004;
    Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
    Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
    Căn cứ Thông tư số 15/2010/TT-BXD ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị;
    Xét đề nghị của Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Thành phố Hà Nội tại tờ trình số 4638/QHKT-TTr ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Báo cáo thẩm định số 1738/STP-VBPQ ngày 08 tháng 7 năm 2014 của Sở Tư pháp Hà Nội,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
    Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố Hà Nội và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

     Nơi nhận:
    - Như điều 3;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - TT Thành ủy; TT HĐNDTP;
    - Các Bộ Xây dựng; Bộ Tư pháp;
    - Cục Kiểm soát TTHC-Bộ Tư pháp;
    - Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
    - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
    - Chủ tịch UBND Thành phố;
    - Các PCT UBND Thành phố;
    - Đài PT&THHN, các Báo: HNM, KTĐT;
    - Trung tâm THCB, Cổng TTĐTCP;
    - VPUB: đ/c CVP, các PCVP, các phòng CV;
    - Lưu VT, QH năng
    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    CHỦ TỊCH




    Nguyễn Thế Thảo
     
     
     
     
     
     
     
     
    QUY ĐỊNH
    VỀ CẮM MỐC GIỚI VÀ QUẢN LÝ MỐC GIỚI THEO QUY HOẠCH
     ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 82/2014/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội)
     
    Chương I
    QUY ĐỊNH CHUNG
     
    Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
    1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định một số nội dung cụ thể, các nguyên tắc quản lý, trách nhiệm giải quyết, phối hợp của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới, triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa và quản lý mốc giới, phục vụ công tác quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị (gồm: quy hoạch chung đô thị, đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái, thị trấn, đô thị mới; quy hoạch phân khu đô thị; quy hoạch chi tiết đô thị) trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
    2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
    3. Đối tượng cắm mốc:
    a. Các tuyến đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật theo tuyến xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng theo đồ án quy hoạch đô thị (được xác định tương ứng với từng loại quy hoạch đô thị).
    b) Khu vực cấm xây dựng, khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu cần bảo vệ khác trong khu vực quy hoạch.
    Điều 2. Nguyên tắc chung
    1. Đối với Quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu đô thị, căn cứ vào các đồ án Quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, Sở Quy hoạch-Kiến trúc (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này) có trách nhiệm lập Kế hoạch cắm mốc giới, trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành, làm cơ sở để các đơn vị liên quan triển khai thực hiện cắm mốc giới theo các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị.
    2. Đối với Quy hoạch chi tiết đô thị, công tác lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới và cắm mốc giới ngoài thực địa được triển khai ngay sau khi đồ án Quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
    3. Công tác triển khai cắm mốc giới các tuyến đường, tuyến công trình hạ tầng kỹ thuật theo hồ sơ Chỉ giới đường đỏ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt là một nội dung thực hiện cắm mốc giới theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị, Thông tư số 15/2010/TT-BXD ngày 27/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị (sau đây gọi tắt là Thông tư số 15/2010/TT-BXD). Sau khi có đồ án Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường hoặc các quy hoạch chi tiết của khu vực có liên quan được phê duyệt sẽ cắm bổ sung mốc giới quy hoạch của các đường ngang, các loại mốc giới còn thiếu.
    4. Đối với các tuyến đường giao thông, tuyến công trình hạ tầng kỹ thuật ổn định (trong quy hoạch xác định giữ nguyên quy mô hoặc phạm vi chiếm dụng theo hiện trạng, không xác định mở rộng), các tuyến đường nội bộ phục vụ trong các khu vực đã được giao cho một đơn vị quản lý và sử dụng hợp pháp, ổn định và phù hợp với quy hoạch không triển khai tổ chức thực hiện cắm mốc giới quy hoạch.
    5. Khu vực cấm xây dựng, khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu cần bảo vệ khác, việc cắm mốc ranh giới giao các cơ quan chuyên ngành triển khai thực hiện cắm mốc giới, quản lý mốc giới theo yêu cầu quản lý, quy định riêng.
    6. Trong quá trình lập Kế hoạch cắm mốc giới, thẩm định nhiệm vụ cắm mốc giới, Sở Quy hoạch-Kiến trúc hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Quy định này), xem xét xác định cụ thể tỷ lệ bản đồ sử dụng cho công tác cắm mốc phù hợp với các đồ án quy hoạch và yêu cầu thực tế, các khu vực, phạm vi không phải cắm mốc giới, đảm bảo tính khả thi trên nguyên tắc phục vụ tốt công tác quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch tại địa phương.
    7. Các nội dung không quy định tại Quy định này thì thực hiện theo Thông tư số 15/2010/TT-BXD và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan.
    Điều 3. Tỷ lệ bản đồ phục vụ công tác lập hồ sơ cắm mốc
    1. Đối với khu vực đô thị trung tâm: hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết được lập trên bản đồ tỷ lệ 1/500.
    2. Đối với các đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái, thị trấn, đô thị mới: hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết được lập trên bản đồ tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có đồ án Quy hoạch chi tiết, Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường, công trình hạ tầng kỹ thuật, các khu vực phức tạp cần độ chính xác cao.
    Điều 4. Các loại mốc giới
    1. Mốc tim đường, tim tuyến hạ tầng kỹ thuật là mốc xác định tọa độ và cao độ vị trí các giao điểm và các điểm chuyển hướng của tim đường, tim tuyến hạ tầng kỹ thuật có ký hiệu TĐ (nội dung yêu cầu xác định cao độ được thực hiện đối với mốc giới của đồ án Quy hoạch chi tiết đô thị).
    2. Mốc chỉ giới đường đỏ là mốc xác định đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, có ký hiệu CGĐ.
    Điều 5. Kinh phí cho công tác lập, thẩm định hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa
    1. Kinh phí từ vốn ngân sách nhà nước của Thành phố được sử dụng để lập, thẩm định hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa, bổ sung và khôi phục mốc giới đối với các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và các quy hoạch chi tiết thuộc dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Thành phố (đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách do cơ quan trung ương quản lý thực hiện đầu tư, xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố, công tác triển khai cắm mốc giới sử dụng vốn ngân sách trung ương).
    2. Kinh phí của các tổ chức, cá nhân được sử dụng để lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa đối với các đồ án quy hoạch thuộc dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo các hình thức Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT), Xây dựng-Chuyển giao- Kinh doanh (BTO), Xây dựng-Chuyển giao (BT), dự án đầu tư thực hiện theo hình thức đối tác công-tư (PPP).
     
    Chương II
    QUY ĐỊNH VỀ LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH, NHIỆM VỤ, HỒ SƠ CẮM MỐC GIỚI
     
    Điều 6. Kế hoạch cắm mốc giới theo Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị
    1. Sở Quy hoạch-Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện lập Kế hoạch cắm mốc giới đối với đồ án quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
    2. Kế hoạch cắm mốc giới các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu phù hợp với Kế hoạch phát triển đô thị của Thành phố Hà Nội theo Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị; phù hợp với các kế hoạch quy hoạch, triển khai lập các đồ án quy hoạch đô thị của Thành phố Hà Nội; lựa chọn các khu vực phát triển đô thị trong giai đoạn trước mắt, các Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật ưu tiên.
    3. Kế hoạch cắm mốc giới các đồ án quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu phải xác định rõ các nội dung:
    - Các tuyến đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật ưu tiên thực hiện cắm mốc.
    - Các khu vực đang (hoặc có kế hoạch dự kiến) lập đồ án Quy hoạch chi tiết trong giai đoạn ngắn hạn (cắm mốc giới sẽ được thực hiện theo đồ án Quy hoạch chi tiết sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt).
    - Tiến độ, thời gian, cơ quan tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ cắm mốc; kinh phí lập hồ sơ và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa.
    Điều 7. Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới đối với các nội dung trong Kế hoạch cắm mốc giới theo Quy hoạch chung đô thị, Quy hoạch phân khu
    1. Đối với các tuyến đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật:
    a. Việc lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc đối với các tuyến đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật được thực hiện đồng thời, lồng ghép cùng với hồ sơ Chỉ giới đường đỏ các tuyến đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật.
    b. Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội tổ chức lập nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới các tuyến đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật đồng thời, lồng ghép cùng với việc lập hồ sơ Chỉ giới đường đỏ.
    c. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chỉ giới đường đỏ (theo quy định tại điểm b, khoản 6 Điều 17 của Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án và quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố) đồng thời là cơ quan thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc.
    d. Đối với các tuyến đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật đã có chủ đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ cắm mốc giới.
    2. Đối với khu vực có đồ án Quy hoạch chi tiết đang triển khai lập hoặc có kế hoạch lập trong giai đoạn ngắn hạn, việc cắm mốc giới khu vực này được thực hiện sau khi Quy hoạch chi tiết được phê duyệt và theo quy định tại Điều 8 của Quy định này.
    Điều 8. Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới đối với Quy hoạch chi tiết đô thị
    1. Lập nhiệm vụ, Hồ sơ cắm mốc giới:
    a. Sở Quy hoạch-Kiến trúc chủ trì tổ chức lập nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới các đồ án Quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính của 02 quận, huyện, thị xã trở lên (trừ trường hợp được quy định tại điểm c, khoản 1 của Điều này).
    b. Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì tổ chức lập nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý (trừ trường hợp được quy định tại điểm c, khoản 1 của Điều này).
    c. Chủ đầu tư dự án tổ chức lập nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới theo các đồ án quy hoạch chi tiết trong khu vực dự án được duyệt.
    2. Thẩm định nhiệm vụ, Hồ sơ cắm mốc giới:
    a. Sở Quy hoạch-Kiến trúc chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định nhiệm vụ và hồ sơ cắm mốc giới đối với các đồ án quy hoạch được quy định tại điểm a, Khoản 3 của Điều này.
    b. Phòng Quản lý đô thị chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, thị xã thẩm định nhiệm vụ và hồ sơ cắm mốc giới thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
    3. Phê duyệt nhiệm vụ, Hồ sơ cắm mốc giới:
    a. Ủy quyền cho Sở Quy hoạch-Kiến trúc phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính của 02 quận, huyện, thị xã trở lên và các trường hợp khác do Ủy ban nhân dân Thành phố giao thực hiện.
    b. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới các đồ án quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
    Điều 9. Thành phần hồ sơ cắm mốc giới
    1. Hồ sơ nhiệm vụ cắm mốc giới bao gồm:
    a. Thuyết minh hồ sơ nhiệm vụ cắm mốc giới:
    - Xác định yêu cầu cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị;
    - Xác định khối lượng công việc cần thực hiện (bao gồm cả việc xác định chỉ giới đường đỏ nếu chưa có chỉ giới đường đỏ);
    - Xác định kinh phí thực hiện việc lập hồ sơ cắm mốc giới.
    b. Thành phần bản vẽ: Sơ đồ vị trí và giới hạn phạm vi cắm mốc giới, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000 (trích từ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị đã được cấp thẩm quyền phê duyệt);
    c. Đĩa CD lưu giữ toàn bộ thuyết minh và bản vẽ.
    2. Hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị bao gồm:
    a. Thuyết minh hồ sơ cắm mốc giới gồm các nội dung:
    - Căn cứ lập hồ sơ cắm mốc giới;
    - Đánh giá hiện trạng khu vực cắm mốc giới;
    - Nội dung cắm mốc: Các loại mốc giới cần cắm; số lượng mốc giới cần cắm; Phương án định vị mốc giới; Khoảng cách các mốc giới; Quy cách mốc; Khái toán kinh phí triển khai cắm mốc ngoài thực địa; Tổ chức thực hiện.
    b. Thành phần bản vẽ:
    - Bản đồ địa hình (tỷ lệ theo hồ sơ cắm mốc giới) đã được Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận theo quy định.
    - Bản vẽ cắm mốc giới tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2.000 (thể hiện trên bản đồ địa hình đã được Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận) thể hiện vị trí, tọa độ, cao độ của các mốc giới cần cắm trên bản đồ được quy định theo Thông tư số 15/2010/TT-BXD và theo quy định này (bao gồm cả nội dung lồng ghép xác định chỉ giới đường đỏ nếu chưa có chỉ giới đường đỏ).
    c. Đĩa CD lưu giữ toàn bộ thuyết minh và bản vẽ.
    Điều 10. Thời gian lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới
    1. Đối với quy hoạch chi tiết đô thị:
    a. Thời gian lập nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc.
    b. Thời gian thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ cắm mốc giới không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
    c. Thời gian thẩm định và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
    2. Đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị:
    a. Các tuyến đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật:
    - Thời gian lập nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới (bao gồm cả việc xác định chỉ giới đường đỏ) theo Kế hoạch cắm mốc giới được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
    - Thời gian thẩm định nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới (trong đó có nội dung chỉ giới đường đỏ) không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
    - Thời gian phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới (trong đó có nội dung chỉ giới đường đỏ) không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
    b. Các khu vực trong Kế hoạch cắm mốc giới được ban hành, có đồ án Quy hoạch chi tiết đang hoặc có kế hoạch lập trong giai đoạn ngắn hạn, sau khi có đồ án Quy hoạch chi tiết được cấp thẩm quyền phê duyệt, thời gian lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
    Điều 11. Cột mốc, quy trình quy phạm và đơn vị thực hiện cắm mốc
    1. Quy định về cột mốc tuân thủ quy định tại Điều 17 Thông tư số 15/2010/TT-BXD. Theo điều kiện thực tế, điều kiện địa hình hiện trạng của các vị trí cắm mốc, đơn vị tư vấn có thể đề xuất hình thức cột mốc giới cho phù hợp trong quá trình lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa.
    2. Các mốc giới được cắm theo quy trình quy phạm đo đạc bản đồ địa chính, địa hình của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành với độ chính xác theo tỷ lệ bản đồ, thực hiện theo công nghệ đo đạc kỹ thuật số.
    3. Tổ chức tư vấn, cá nhân tham gia lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9 của Thông tư số 15/2010/TT-BXD và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan. Các đơn vị đo đạc thực hiện cắm mốc giới quy hoạch phải có Giấy phép hành nghề đo đạc và bản đồ do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cấp.
    Điều 12. Điều chỉnh nhiệm vụ, hồ sơ, kế hoạch cắm mốc giới
    Sau khi đồ án quy hoạch đô thị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh, việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ, kế hoạch cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa theo quy hoạch đô thị điều chỉnh thực hiện theo Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 13 của Quy định này.
     
     
    Chương III
    QUY ĐỊNH VỀ TRIỂN KHAI CẮM MỐC, NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO MỐC GIỚI NGOÀI THỰC ĐỊA
    Điều 13. Triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa và nghiệm thu mốc giới
    1. Trách nhiệm triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa và nghiệm thu mốc giới
    a. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa các hồ sơ cắm mốc giới được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt hoặc Sở Quy hoạch-Kiến trúc phê duyệt (theo ủy quyền) theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này; đồng thời có trách nhiệm nghiệm thu kết quả cắm mốc giới.
    b. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa các hồ sơ cắm mốc giới thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
    c. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tổ chức triển khai cắm mốc giới các đồ án quy hoạch chi tiết trong khu vực dự án.
    d. Đối với các tuyến đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật đã có chủ đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm triển khai cắm mốc giới theo hồ sơ cắm mốc giới được cấp thẩm quyền phê duyệt.
    đ. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các cơ quan, đơn vị (quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, khoản 1 Điều này) nghiệm thu kết quả cắm mốc giới.
    2. Thời gian triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa: sau khi hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị được phê duyệt, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt. Việc cắm mốc giới ngoài thực địa phải được hoàn thành trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ cắm mốc giới được phê duyệt.
    Điều 14. Trách nhiệm phối hợp cắm mốc giới ngoài thực địa
    1. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung phải gửi thông báo kế hoạch đến Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) có liên quan trước khi triển khai thực hiện các công tác khảo sát, đo đạc, triển khai mốc giới ngoài thực địa.
    2. Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào kế hoạch khảo sát; đo đạc; triển khai mốc giới ngoài thực địa của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung, có trách nhiệm phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị tham gia thực hiện.
    Chương IV
    QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, LƯU GIỮ HỒ SƠ VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ MỐC GIỚI
     
    Điều 15. Quản lý mốc giới
    1. Nghiêm cấm việc di dời, phá hủy mốc, làm biến dạng mốc, lợi dụng cột mốc để làm điểm tựa, sử dụng vào mục đích cá nhân hoặc gây vật cản làm che chắn mốc giới.
    2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý các mốc giới quy hoạch nằm trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
    3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bảo vệ mốc giới ngoài thực địa, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ, quản lý mốc giới tại địa phương; trường hợp mốc giới bị xê dịch, hư hỏng phải kịp thời báo cáo bằng văn bản về Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo bằng văn bản về Sở Tài nguyên và Môi trường để có kế hoạch khôi phục lại.
    Điều 16. Lưu giữ hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị
    1. Việc lưu giữ hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị tại Sở Quy hoạch- Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường sao lục hồ sơ cho Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội), Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã.
    2. Các cơ quan xác định theo khoản 3 Điều 8 của Quy định này có trách nhiệm bàn giao hồ sơ cắm mốc giới được duyệt cho Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn để lưu giữ, phối hợp quản lý, triển khai cắm mốc ngoài thực địa, phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát, quản lý theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Hồ sơ (bản chính) gồm: Quyết định phê duyệt kèm theo thuyết minh; các bản vẽ đã ký, đóng dấu phê duyệt, đĩa CD lưu giữ toàn bộ thuyết minh, bản vẽ và biên bản nghiệm thu, bàn giao mốc giới ngoài thực địa.
    3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sao lục hồ sơ cắm mốc giới, bàn giao cho các phường, xã, thị trấn có liên quan để quản lý mốc giới trên thực địa.
    4. Hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị là tài liệu để chính quyền các cấp sử dụng trong công tác công khai quy hoạch, quản lý quy hoạch; triển khai dự án đầu tư, cấp phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao (thuê) đất theo quy định.
    Điều 17. Cung cấp thông tin về hồ sơ cắm mốc giới cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
    1. Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện (các cơ quan được giao quản lý và lưu giữ hồ sơ cắm mốc giới) có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận và cung cấp hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân:
    a. Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp thông tin về hồ sơ cắm mốc giới các tuyến đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan tới các công trình, dự án đầu tư trong phạm vi địa giới hành chính của 02 quận, huyện, thị xã trở lên.
    b. Ủy ban nhân dân cấp huyện cung cấp thông tin về hồ sơ cắm mốc giới các tuyến đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan tới các công trình, dự án đầu tư trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
    2. Cơ quan cung cấp thông tin về mốc giới có thể cung cấp dưới các hình thức: trả lời bằng văn bản; cung cấp bản sao bản vẽ hồ sơ cắm mốc giới đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
    3. Thời gian cung cấp không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ yêu cầu.
    4. Hồ sơ đề nghị cung cấp thông tin về hồ sơ cắm mốc giới gồm:
    - Đơn đề nghị (theo mẫu).
    - Sơ đồ xác định cụ thể vị trí, ranh giới khu đất hoặc bản đồ đo đạc hiện trạng tỷ lệ 1/500 (hoặc 1/2000) - có xác định vị trí, ranh giới khu đất.
    5. Cơ quan cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thời gian và độ chính xác của các tài liệu, số liệu cung cấp.
    6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản nộp phí cung cấp thông tin theo quy định (nếu có). Giao Sở Tài chính đề xuất hướng dẫn thu phí theo quy định.
     
    Chương V
    TỔ CHỨC THỰC HIỆN
     
    Điều 19. Trách nhiệm của các Ngành, các cấp chính quyền và các tổ chức có liên quan
    1. Sở Quy hoạch-Kiến trúc là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội, có trách nhiệm:
    a. Tổ chức triển khai Quy định này.
    b. Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức xây dựng các Kế hoạch cắm mốc giới theo các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu đô thị đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành. Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện cắm mốc giới đối với các đồ án quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng chưa được triển khai cắm mốc giới quy hoạch.
    c. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng mẫu Kế hoạch cắm mốc, hồ sơ nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc quy hoạch để làm cơ sở cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị liên quan thuận lợi trong việc triển khai thực hiện, tuyệt đối không yêu cầu thêm thủ tục ngoài quy định;
    d. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan về việc tổ chức thực hiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị, triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa và quản lý mốc giới trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo quy định.
    e. Phối hợp, hỗ trợ với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện khi có yêu cầu.
    g. Chủ trì giải quyết, tổng hợp các vướng mắc của các cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân các cấp về việc triển khai thực hiện cắm mốc giới để báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét giải quyết.
    2. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong việc triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa và quản lý mốc giới trên địa bàn Thành phố Hà Nội, có trách nhiệm:
    a. Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện công tác cắm mốc giới ngoài thực địa và quản lý mốc giới theo Quy định này.
    b. Quy định cụ thể điều kiện, năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mốc giới, hướng dẫn triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa; quy định quy trình, quy phạm, độ chính xác, công nghệ cắm mốc giới; quy định về các loại hình thức cột mốc giới đối với trường hợp gặp khó khăn về điều kiện thực tế, điều kiện địa hình.
    c. Xây dựng ban hành quy định mẫu về hồ sơ, biên bản bàn giao mốc quy hoạch.
    d. Phối hợp với Sở Quy hoạch-Kiến trúc trong quá trình thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới.
    3. Sở Tài chính tại thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, căn cứ kế hoạch cắm mốc giới, kế hoạch thực hiện quy hoạch, các đồ án quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở đề nghị của Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, có trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí trình Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định về quản lý vốn ngân sách nhà nước.
    Chủ trì, phối hợp cùng Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan quản lý chuyên ngành xây dựng quy định về hướng dẫn định mức công tác cắm mốc giới quy hoạch;
    4. Các sở, ban, ngành có liên quan đến công tác cắm mốc giới theo quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường để triển khai theo quy định này.
    5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
    a. Phối hợp với Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức thực hiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị, triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa trên địa bàn.
    b. Tổ chức triển khai thực hiện cắm mốc giới đối với các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
    c. Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý các mốc giới quy hoạch nằm trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
    d. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tuân thủ theo các nội dung hồ sơ mốc giới đã được phê duyệt, quản lý mốc giới ngoài thực địa; báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường kịp thời các trường hợp mốc giới bị xê dịch, hư hỏng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân Thành phố bằng văn bản để có kế hoạch khôi phục lại.
    đ. Chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về mốc giới theo hồ sơ được cấp thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn quản lý theo phân cấp.
    e. Định kỳ 06 tháng/01 lần, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp các nội dung công việc, danh mục liên quan đến công tác về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị; bàn giao các hồ sơ giấy và file dữ liệu các hồ sơ cắm mốc chưa bàn giao trước đó; đề xuất giải pháp, giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, báo cáo Sở Quy hoạch-Kiến trúc.
    6. Ủy ban nhân dân cấp phường, xã:
    a. Tiếp nhận hồ sơ cắm mốc, mốc giới ngoài thực địa, tổ chức quản lý, bảo vệ các mốc giới trên địa bàn.
    b. Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị trên địa bàn theo thẩm quyền.
    c. Khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị phải có biện pháp ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo về Ủy ban nhân dân cấp huyện bằng văn bản.
    Điều 20. Xử lý vi phạm
    1. Hàng năm, cơ quan quản lý quy hoạch đô thị, quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc quản mốc giới, hồ sơ cắm mốc giới đã giao địa phương quản lý theo quy định.
    2. Các tổ chức cá nhân phát hiện vi phạm trong công tác cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị phản ánh về Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Quy hoạch-Kiến trúc và Sở Tài nguyên và Môi trường theo thẩm quyền để xử lý vi phạm theo các quy định của pháp luật.
    3. Thanh tra Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành pháp luật về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy định của Luật Thanh tra.
    4. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị, tùy theo mức độ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.
    Điều 21. Tổ chức thực hiện
    1. Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường, xã chịu trách nhiệm thi hành và tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy định này trên địa bàn Thành phố.
    2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân các cấp kịp thời phản ánh về Sở Quy hoạch-Kiến trúc xem xét, giải quyết; trường hợp vượt quá thẩm quyền Sở Quy hoạch - Kiến trúc có trách nhiệm đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố./
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 16/12/2002 Hiệu lực: 01/01/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 31/2004/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 03/12/2004 Hiệu lực: 01/04/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Quy hoạch đô thị, số 30/2009/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 17/06/2009 Hiệu lực: 01/01/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
    Ban hành: 07/04/2010 Hiệu lực: 25/05/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    05
    Thông tư 15/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị
    Ban hành: 27/08/2010 Hiệu lực: 11/10/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Nghị định 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị
    Ban hành: 14/01/2013 Hiệu lực: 01/03/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 72/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội
    Ban hành: 17/09/2014 Hiệu lực: 27/09/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Quyết định 505/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chung Thị trấn sinh thái Chúc Sơn, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000. Địa điểm: Huyện Chương Mỹ, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
    Ban hành: 30/01/2015 Hiệu lực: 30/01/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Quyết định 6321/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Thành phố Công nghệ xanh Hà Nội, tỷ lệ 1/500. Địa điểm: Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
    Ban hành: 23/11/2015 Hiệu lực: 23/11/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Quyết định 7096/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Công viên nghĩa trang huyện Mỹ Đức, tỷ lệ 1/500. Địa điểm: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội
    Ban hành: 23/12/2015 Hiệu lực: 23/12/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Quyết định 1914/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhà ở thấp tầng, Khu cây xanh công cộng kết hợp hồ nước và các chức năng khác, tỷ lệ 1/500. Địa điểm: Xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội
    Ban hành: 20/04/2016 Hiệu lực: 20/04/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Quyết định 3401/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Cảng cạn ICD Mỹ Đình tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội, tỷ lệ 1/500. Địa điểm: Xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội
    Ban hành: 27/06/2016 Hiệu lực: 27/06/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Quyết định 4027/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Dốc Hội - Đại học Nông nghiệp, tỷ lệ 1/500. Địa điểm: Thị trấn Trâu Quỳ, xã Cổ Bi - huyện Gia Lâm và phường Thạch Bàn - quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
    Ban hành: 22/07/2016 Hiệu lực: 22/07/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Quyết định 6634/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu chức năng đô thị Nam Đại lộ Thăng Long tỷ lệ 1/500. Địa điểm: Phường Mễ Trì, Trung Văn, Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Ban hành: 02/12/2016 Hiệu lực: 02/12/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    15
    Quyết định 1513/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 mở rộng 18 hố golf tại sân golf quốc tế Đảo Vua
    Ban hành: 02/03/2017 Hiệu lực: 02/03/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    16
    Quyết định 1739/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở cho người thu nhập thấp
    Ban hành: 15/03/2017 Hiệu lực: 15/03/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    17
    Quyết định 2319/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết Bến xe khách liên tỉnh kết hợp điểm đầu cuối xe buýt phía Đông Thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/500
    Ban hành: 18/04/2017 Hiệu lực: 18/04/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    18
    Quyết định 5577/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh và đấu nối hạ tầng kỹ thuật khu vực, tỷ lệ 1/500
    Ban hành: 14/08/2017 Hiệu lực: 14/08/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    19
    Quyết định 2803/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài, tỷ lệ 1/500 - Đoạn 1, Đoạn 2, Đoạn 3 tại Khu Công viên phần mềm (các ô quy hoạch ký hiệu 1.10.1, 1.10.3, 1.10.4, 1.10.5, 1.10.6)
    Ban hành: 07/06/2018 Hiệu lực: 07/06/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    20
    Quyết định 2143/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Bệnh viện Phụ sản trung ương cơ sở 2, tỷ lệ 1/500. Địa điểm: Tại xã Ngọc Mỹ - huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội
    Ban hành: 26/04/2019 Hiệu lực: 26/04/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 82/2014/QĐ-UBND Quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị Tp.Hà Nội

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội
    Số hiệu:82/2014/QĐ-UBND
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:21/11/2014
    Hiệu lực:01/12/2014
    Lĩnh vực:Xây dựng
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Thế Thảo
    Ngày hết hiệu lực:29/12/2023
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (16)
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X