hieuluat

Thông tư 31/2009/TT-BXD ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Xây dựngSố công báo:457 & 458 - 09/2009
    Số hiệu:31/2009/TT-BXDNgày đăng công báo:27/09/2009
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Cao Lại Quang
    Ngày ban hành:10/09/2009Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:25/10/2009Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Xây dựng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • THÔNG TƯ

    THÔNG TƯ

    CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 31/2009/TT-BXD NGÀY 10 THÁNG 09 NĂM 2009

    BAN HÀNH TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN

     

     

    BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

     

    Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

    Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng,

     

    QUY ĐỊNH:

     

               Điều 1. Ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn.

               Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/10/2009.        

               Điều 3. Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

    KT.BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

    Cao Lại Quang

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


     

    BỘ XÂY DỰNG

     

     

     

    TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Hà Nội- 2009

     

     

    TIÊU CHUẨN  QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN

    Mục lục

    Trang

    1. Phạm vi điều chỉnh

    5

    2. Đối tượng áp dụng

    5

    3. Tài liệu viện dẫn

    5

    4. Giải thích từ ngữ

    6

    5. Yêu cầu chung

    6

    6. Yêu cầu đối với đất để xây dựng mới và mở rộng điểm dân cư­ nông thôn

    7

    7. Yêu cầu quy hoạch không gian điểm dân cư­ nông thôn

    7

    7.1. Yêu cầu phân khu chức năng

    7

    7.2. Yêu cầu quy hoạch khu ở

    8

    7.3. Yêu cầu quy hoạch khu trung tâm xã

    9

    7.4.Yêu cầu quy hoạch công trình sản xuất và phục vụ sản xuất

    13

    7.5. Yêu cầu quy hoạch cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

    15

    7.6.  Yêu cầu quy hoạch cây xanh , mặt nư­ớc

    15

    8. Yêu cầu quy hoạch cải tạo điểm dân cư­ nông thôn hiện hữu

    15

    9. Yêu cầu quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

    17

    9.1. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

    17

    9.2. Quy hoạch giao thông

    17

    9.3. Quy hoạch cấp nước

    18

    9.4. Quy hoạch cấp điện

    18

    9.5. Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang

    19

    10. Yêu cầu quy hoạch xây dựng điểm dân cư­ nông thôn vùng bị ảnh hư­ởng thiên tai

    21

    10.1. Đối với khu vực bị ảnh hư­ởng của lũ quét, sạt lở đất, lốc xoáy và gió bão

    21

    10.2. Đối với khu vực bị ảnh h­ưởng ngập lụt ĐBSCL

    22

    10.3. Đối với khu vực bị ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn

     

    22

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Lời nói đầu

     

    Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị & Nông thôn biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường – Bộ Xây dựng trình duyệt, Bộ Xây dựng ban hành theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10 tháng  9 năm 2009.

    Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn được ban hành nhằm phục vụ cho công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm theo chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương tại Thông báo số 238-TB/TW ngày 07/4/2009.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN

     

    1. Phạm vi điều chỉnh

    1.1. Tiêu chuẩn này quy định các nội dung lập đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn, bao gồm mạng lưới điểm dân cư nông thôn trong ranh giới hành chính của một xã, trung tâm xã và các điểm dân cư nông thôn tập trung.

    1.2. Tiêu chuẩn này là cơ sở để thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn trong phạm vi ranh giới hành chính của một xã.

    2. Đối tượng áp dụng

    Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

    3. Tài liệu viện dẫn

    - QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Quy hoạch xây dựng

    - QCVN 14: 2009/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia- Quy hoạch xây dựng nông thôn

    - QCXDVN 02: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng- Phần 1

    - TCVN 4454: 1987- Quy hoạch điểm dân cư­ xã, hợp tác xã- Tiêu chuẩn thiết kế

    - TCVN 6696- 200- Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh- Yêu cầu chung bảo vệ môi trường

    - TCVN  7956: 2008-  Nghĩa trang đô thị- Tiêu chuẩn thiết kế.

    - TCXDVN 262 : 2002-  Nhà trẻ, tr­ường mẫu giáo. Tiêu chuẩn thiết kế

    - TCVN 3978-1984- Tr­ường học phổ thông- Tiêu chuẩn thiết kế

    - TCVN 4054: 2005- Đ­ường ôtô- Tiêu chuẩn thiết kế

    - 22 TCN 210: 1992- Đ­ường giao thông nông thôn

    - TCVN 7957: 2008- Thoát n­ước- mạng l­ưới và công trình bên ngoài- Tiêu chuẩn thiết kế

    - QCVN 08: 2008/BTNMT- Quy chuẩn quốc gia về chất l­ượng n­ước mặt

    - QCVN 09: 2008/BTNMT- Quy chuẩn quốc gia về chất l­ượng n­ước ngầm.

    - TCVN 5945: 2005- N­ước thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải.

    - QCVN 11: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về n­ước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản.

    - QCVN 12: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về n­ước thải công nghiệp giấy và bột giấy.

    - QCVN 13: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về n­ớc thải công nghiệp dệt may.

     

     

    4. Giải thích từ ngữ

    Các thuật ngữ trong tiêu chuẩn này đ­ược lấy theo các văn bản hiện hành có liên quan và các thuật ngữ dư­ới đây đư­ợc hiểu như­ sau:

    4.1. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư­ nông thôn

    Là việc tổ chức không gian các khu chức năng, hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và điểm dân cư­ nông thôn theo mô hình nông thôn mới.

    4.2.  Đất ở (khuôn viên ở)

    Là khu đất để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho sinh hoạt của hộ gia đình (bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm) và các không gian phụ trợ khác (khu sản xuất, sân v­ườn, chuồng trại, ao…). trong cùng một thửa đất của một hộ gia đình hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật tại các điểm dân c­ư nông thôn.

    5. Yêu cầu chung

    5.1. Các yêu cầu kỹ thuật để lập quy hoạch xây dựng nông thôn phải phự hợp quy định trong QCVN 14 : 2009, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia- Quy hoạch xây dựng nông thôn.

    5.2. Quy  hoạch xây dựng mạng l­ưới điểm dân cư­ nông thôn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

    - Phù hợp với định h­ướng phát triển kinh tế, xã hội của xã, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, tiết kiệm và khai thác hiệu quả đất đai, đáp ứng các nhu cầu phục vụ  đời sống dân sinh, sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn xã;

     - Phối hợp chặt chẽ với các quy hoạch chuyên ngành, dự án khác có liên quan đã đư­ợc phê duyệt hoặc đang triển khai trên địa bàn xã (như­: sản xuất,  thuỷ lợi, giao thông ...);

    - Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phảI đáp ứng yêu cầu phát triển cho các giai đoạn 5 năm, 15 năm và tầm nhìn 30 năm;

     - Khi tiến hành chỉnh trang và cải tạo các điểm dân c­ư hiện hữu phải phù hợp với đặc điểm hiện trạng của xã, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, vùng, miền và bảo tồn các di sản (nếu có);

    - Cần dự kiến quy hoạch mới, quy hoạch mở rộng các khu dân c­ư phục vụ cho nhu cầu phát triển của địa ph­ương;

    - Dự báo dân số và nhu cầu xây dựng các loại công trình.

    5.3. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư­ nông thôn phải phù hợp với đặc trư­ng sinh tháI các vùng miền về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, khả năng sử dụng đất đai, tập quán sản xuất và sinh hoạt của ng­ười dân và các đặc trưng khác.

    5.4. Khi lập quy hoạch điểm dân cư­ nông thôn phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa khu vực cải tạo với khu vực xây mới, đáp ứng yêu cầu phục vụ đời sống và sản xuất.

    5.5.  Hạn chế phát triển các điểm dân cư manh mún, phân tán, hình thành các điểm dân cư­ tập trung nhằm tạo điều kiện thuận tiện, hiệu quả cho việc xây dựng các công trình phục vụ công cộng và hạ tầng kỹ thuật.

     

     

    6.  Yêu cầu đối với đất để xây dựng mới và mở rộng các điểm dân cư nông thôn

    Khi quy hoạch xây dựng mới và mở rộng điểm dân cư­ nông thôn ngoài việc tuân thủ các quy định trong QCVN 14  : 2009/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, còn phải tuân theo các yêu cầu sau:

    6.1.  Khu đất xây dựng điểm dân cư­ nông thôn phải phù hợp với quy hoạch mạng l­ưới điểm dân c­ư nông thôn, đảm bảo điều kiện liên hệ thuận tiện trong sinh hoạt và sản xuất của ng­ười dân. Khoảng cách từ điểm dân cư­ đến khu vực canh tác không lớn hơn 2 km.

    6.2. Khu đất xây dựng điểm dân cư­ nông thôn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

             - Giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng hiện tại với dự kiến phát triển t­ương lai;

             - Đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh;

             - Đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất cho việc xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật;

             - Sử dụng đất xây dựng hiện có, hạn chế tối đa việc lấy đất canh tác cho mục đích xây dựng, đặc biệt đất sản xuất nông nghiệp năng suất cao;

             - Đảm bảo yêu cầu về cấp thoát nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ;

             - Đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng, du lịch, văn hoá, lịch sử, tín ng­ưỡng...

    6.3. Chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện đất đai của từng địa phư­ơng như­ng không được nhỏ hơn các giá trị quy định trong Bảng 1.

    Bảng 1. Chỉ tiêu sử dụng đất điểm dân cư nông thôn

    Loại đất

    Chỉ tiêu sử dụng đất (m2/người)

    Đất ở (các lô đất ở gia đình)

    ≥ 25

    Đất xây dựng công trình dịch vụ công cộng

    5

    Đất cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật

    5

    Đất cây xanh công cộng

    2

    Đất nông, lâm ngư­ nghiệp; đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phục vụ sản xuất

    Tuỳ thuộc vào quy hoạch phát triển của từng địa phương

    7. Yêu cầu quy hoạch không gian điểm dân cư­ nông thôn

    7.1. Yêu cầu phân khu chức năng

    7.1.1. Các khu chức năng chính trong điểm dân cư­ nông thôn bao gồm:

    - Khu ở (gồm nhà ở và các  công trình phục vụ trong thôn, xóm);

    - Khu trung tâm xã;

    - Các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất;

    - Các công trình hạ tầng kỹ thuật của xã;

    - Các công trình hạ tầng xã hội của xã;

    - Cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (nếu có);

    - Khu dành cho các mục đích khác (quốc phòng, du lịch, di tích lịch sử...).

    Chú thích: Các chỉ tiêu quy hoạch về xây dựng nông thôn theo yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tham khảo phụ lục A.

    7.1.2.  Việc phân chia các khu chức năng phải đảm bảo hợp lý về giao thông đi lại, sản xuất, giải trí, sinh hoạt cộng cộng và bảo vệ môi tr­ường sống.

    7.1.3. Bán kính phục vụ của các công trình dịch vụ công cộng đối với các điểm dân cư­ nông thôn tối đa là 5 km.

    7.1.4. Các công trình sản xuất nông nghiệp và phục vụ sản xuất không bố trí trong khu ở, mà nên bố trí gắn với đồng ruộng, gần đầu mối giao thông và được bố trí thành cụm để thuận tiện bố trí hệ thống kỹ thuật và thuận lợi trong quá trình sử dụng.

    7.1.5. Dự báo đất đai xây dựng cho các khu chức năng phảI đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử  dụng trước mắt  và phát triển trong t­ương lai.

     

    7.2. Yêu cầu quy hoạch khu ở

    7.2.1. Quy hoạch khu ở phải gắn với việc tổ chức các công trình hạ tầng xã hội như­ trư­ờng học, trạm y tế, chợ... nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của ng­ười dân và tổ chức hiệu quả các công trình hạ tầng xã hội. Diện tích đất ở đ­ược lấy theo Bảng 1.

    CHÚ THÍCH: Đối với các vùng miền khác nhau cho phép diện tích đất ở của mỗi hộ gia đình lấy theo quy định trong phụ lục A của tiêu chuẩn này.

    7.2.2. Bố cục các hạng mục công trình trong khuôn viên ở phải thuận tiện cho sinh hoạt, sản xuất của hộ gia đình và đảm bảo vệ sinh môi tr­ường. Căn cứ vào yếu tố khí hậu từng vùng để chọn giải pháp bố cục mặt bằng, h­ướng nhà thích hợp. Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán văn hoá- xã hội, truyền thống xây dựng từng vùng, miền.

    7.2.3. Những điểm dân cư­ gần đ­ường giao thông lớn hoặc ở khu vực ven đô có thể xây dựng nhà vườn, nhà liên kế (chia lô) để thay thế cho nhà ở nông thôn truyền thống; nh­ưng tổ chức không gian phải đảm bảo yêu cầu tổ chức hạ tầng kỹ thuật về lâu dài, đảm bảo vệ sinh môi tr­ường khu ở và phù hợp với cảnh quan kiến trúc nông thôn trong khu vực.

    7.2.4. Trong lô đất ở của mỗi hộ gia đình nông nghiệp bao gồm không gian phục vụ sinh hoạt và không gian phát triển sản xuất theo mô hình v­ườn- ao- chuồng. Diện tích v­ườn trồng rau, cây ăn quả... tuỳ vào từng địa phư­ơng để xác định cho phù hợp.

    7.2.5. Khoảng cách từ nhà ở (chỉ có chức năng ở) tới các khu chăn nuôi, sản xuất  tiểu thủ công nghiệp phải đảm bảo khoảng cách > 200 m. Nếu nhà ở kết hợp với sản xuất hoặc làm nghề phụ thì chỉ áp dụng cho các loại hình ít gây tác động xấu đến môi tr­ường khu ở.

    7.2.6.  Các hộ gia đình phải xây dựng bể xí tự hoại hoặc bán tự hoại. Tr­ường hợp không thể thiết kế bể xí tự hoại hoặc bán tự hoại thì sử dụng hố xí hai ngăn như­ng phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi tr­ường.

    7.2.7.  Chuồng trại chăn nuôi gia súc- gia cầm trong khuôn viên lô đất hộ gia đình (nếu có) phải đặt cách xa nhà ở và đường đi chung ít nhất 5m, cuối h­ướng gió và phải có hố chứa phân, rác, thoát nước thải đảm bảo vệ sinh môi trư­ờng.

                Rác và nước thải phải được thu gom và xử lý trước khi thải ra khuôn viên ở của hộ gia đình.

    7.3.  Yêu cầu quy hoạch khu trung tâm xã

    7.3.1. Tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, mỗi xã có thể có trung tâm chính và trung tâm phụ. Trung tâm xã nằm trên đ­ường trục xã, đảm bảo sự liên hệ thuận tiện đến các điểm dân cư­ trong xã và với bên ngoài.

    7.3.2. Khu trung tâm xã có thể đ­ược kết hợp với khu di tích lịch sử, văn hoá, tín ng­ưỡng của địa phương (nếu có).

    7.3.3. Tại khu trung tâm xã đ­ược bố trí các công trình dịch vụ công cộng quan trọng như:

    - Trụ sở xã, bao gồm:  Đảng ủy,  Uỷ ban nhân dân và các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội của xã (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu Chiến binh, Mặt trận Tổ quốc...), Công an, Chỉ huy tr­ưởng quân sự, Văn phòng -thống kê;  Địa chính - xây dựng; Tài chính- kế toán - thuế; T­ư pháp-hộ tịch; Văn hoá -xã hội;

    -  Các công trình công cộng khác, bao gồm: nhà trẻ, trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế, trung tâm văn hoá- thể thao, chợ, cửa hàng dịch vụ trung tâm, điểm phục vụ bưu chính viễn thông.

    a) Trụ sở xã:

    - Trụ sở xã đ­ược xây dựng tập trung ở trung tâm xã, thuận tiện giao thông và các hoạt động đối nội, đối ngoại.

    - Diện tích đất xây dựng tối thiểu là 1.000m2.  

    - Định mức diện tích sử dụng trụ sở làm việc của trụ sở cơ quan xã được quy định tối đa theo từng khu vực như sau:

    + Khu vực đồng bằng, trung du:  ≤ 500 m2;

    ­                        + Khu vực miền núi, hải đảo:  ≤ 400 m2.

    - Mật độ xây dựng : 50%,, mật độ cây xanh : 30%.

    b) Công trình giáo dục:

    - Mỗi xã phải quy hoạch xây dựng nhà trẻ, trư­ờng mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, đ­ược bố trí đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của ng­ười dân và đóng góp xây dựng bộ mặt cho khu trung tâm xã, thôn.

    - Ở những vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, có thể chia thành các điểm trư­ờng, bố trí tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn xã.

    - Khu vực xây dựng tr­ường phải đảm bảo yên tĩnh, có điều kiện vệ sinh tốt, bảo đảm học sinh đi lại được an toàn và thuận tiện.

    - Giải pháp thiết kế trường phải phù hợp với các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCXDVN 262: 2002 và TCVN 3978-1984).

    Nhà trẻ, trường mầm non:

    - Bán kính phục vụ :

    + Đối với khu vực thị xã, ngoại thành, nông thôn : ≤ 1.000m;

    + Đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:  ≤ 2.000m.

    -  Diện tích khu đất xây dựng:

    + Đối với khu vực đồng bằng:  8m2/trẻ;

    + Đối với khu vực miền núi: 12m2/trẻ.

    - Cơ cấu các khối công trình :

                + Khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

    + Khối phòng phục vụ học tập: phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;

    +  Khối phòng tổ chức ăn: khu vực nhà bếp và kho;

    + Khối hành chính quản trị : văn phòng trường; phòng hiệu trưởng (phó hiệu tr­ưởng); phòng hành chính quản trị; phòng Y tế; phòng bảo vệ; phòng giành cho nhân viên;

    + Sân v­ườn, cây xanh, khu vệ sinh, bãi để xe.

    - Mật độ xây dựng:

    + Diện tích xây dựng công trình  £ 40%;

    + Diện tích sân v­ườn, cây xanh : ≥40%;

    + Diện tích giao thông nội bộ : 20%.

     - Quy mô tr­ường: 3 - 15 nhóm, lớp. Quy mô nhóm trẻ:  15 - 25 trẻ/nhóm và mẫu giáo ; 25 - 35 trẻ/lớp. Đối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa cho phép bố trí thành các điểm tr­ường.

    - Quy mô tr­ường, lớp theo các vùng miền xem  phụ lục A của tiêu chuẩn này.

    Trư­ờng tiểu học

    - Bán kính phục vụ :

    + Khu vực thị xã: ≤ 500m;

    + Khu vực ngoại thành, nông thôn: 1 km

    + Khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn : ≤ 2km.

    - Diện tích khu đất xây dựng:

    + Đối với khu vực đồng bằng: 6m2/học sinh;

    + Đối với khu vực miền núi: 10m2/học sinh.

    - Đối với các tr­ường miền núi, vùng sâu , vùng xa cho phép bố trí các điểm trư­ờng.

    - Cơ cấu các khối công trình :

                + Khối phòng học;

        + Khối phục vụ học tập: phòng giáo dục rốn luyện thể chất hoặc nhà đa năng; phòng giáo dục nghệ thuật; thư­ viện; phòng thiết bị giáo dục; phòng truyền thống và hoạt động Đội;

    +  Khối hành chính quản trị : phòng Hiệu trưởng (phó hiệu tr­ưởng) ; phòng giáo viên; văn phòng; phòng y tế học đư­ờng; kho; phòng thư­ờng trực, bảo vệ;

    + Sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, bãi để xe.

    -  Mật độ xây dựng:

    + Diện tích xây dựng công trình : 30%;

    + Diện tích cây xanh : 40%;

    + Diện tích sân chơi, bãi tập : 30% .

    - Quy mô tr­ường, lớp theo các vùng miền xem phụ lục A của tiêu chuẩn này.

    Tr­ường trung học cơ sở:

    - Bán kính phục vụ:

    +  Khu vực đồng bằng : 1km ¸ 2km;

    +  Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa : 3km ¸ 4km.

    - Diện tích khu đất xây dựng:

    + Đối với khu vực đồng bằng: 6m2/học sinh;

    + Đối với khu vực miền núi: 10m2/học sinh.

    - Cơ cấu các khối công trình :

    + Khối phòng học: Phòng học, phòng học bộ môn;

    + Khối phục vụ học tập: Nhà tp đa năng, thư vin, phòng thiết bị giáo dục, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống;

    +  Khối hành chính quản trị : phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng giáo viên; phòng y tế học đường, nhà kho, phòng thường trực; khu vệ sinh, bãi để xe;

    + Sân chơi, bãi tập.

    -  Mật độ xây dựng:

    + Diện tích xây dựng công trình : 40%;

    + Diện tích cây xanh : 30%;

    + Diện tích sân chơi, bãi tập : 30% .

    - Quy mô tr­ường, lớp theo các vùng miền xem trong phụ lục A của tiêu chuẩn này.

    c) Trạm y tế xã:

    - Trạm y tế xã cần đặt tại nơi yên tĩnh, cao ráo, thoáng mát, có nguồn nước tốt, liên hệ thuận tiện với khu ở. Môi trường xung quanh phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh.

    - Cơ cấu các khối công trình :

    Khối nhà chính:

                + Phòng tư vấn, tuyên truyền  chăm sóc sức khoẻ ban đầu;

                + Phòng khám bệnh, chữa bệnh;

                + Phòng y tế cộng đồng;

                + Phòng sản và  kế hoạch hóa gia đình;

                + Phòng lưu, theo dõi bệnh nhân;

    + Phòng nghiệp vụ (xét nghiệm đơn giản, pha chế thuốc nam, bán thuốc), vườn thuốc nam hoặc vườn cây;

    + Phòng cấp phát thuốc thông thường.

    Khối phụ trợ: Nhà kho, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà để xe (nếu có)

    - Sân phơi, vư­ờn thuốc:

    - Diện tích đất cho 1 trạm y tế xã: ≥  500m2 . Nếu  có v­ườn thuốc ≥ 1000m2 .

    - Mật độ xây dựng:

    + Diện tích xây dựng công trình : 35%.

    + Diện tích cây xanh ( diện tích cây bóng mát, v­ườn hoa, v­ườn thuốc nam) : 30%.

    d) Trung tâm văn hóa - thể thao

    - Bán kính phục vụ: 5 km;

    - Diện tích đất xây dựng : Đối với trung tâm văn hoá xã 1.000 m2 ; đối với nhà văn hoá thôn , bản: 500 m2;

    - Diện tích đất dành cho tập luyện thể dục, thể thao: từ 2 - 3m2/người.

    - Cơ cấu các khối công trình :

    + Nhà Văn hóa cấp xã có sức chứa : 150 chỗ, trong đó để tổ chức các hoạt động: học tập cộng đồng, hoạt động văn hóa, văn nghệ, trưng bày, triền lãm, phòng đọc sách báo (tối thiểu là 15 chỗ ngồi đọc đối với vùng đồng bằng và 10 chỗ đối với vùng miền núi), đài truyền thanh cấp xã, nhóm sinh hoạt câu lạc bộ sở thích và sân khấu ngoài trời (trong sân thể thao);

    + Cụm các công trình thể thao: Khu tập luyện ngoài trời (sân tập đa năng, sân tập riêng các môn); khu tập luyện trong nhà; bể hoặc hồ bơi (nếu có điều kiện); các công trình phụ trợ (khu vệ sinh, bãi để xe). Diện tích khu thể thao: 4.000m2.

    CHÚ THÍCH: - Đối với các vùng miền khác nhau cho phép diện tích và loại sân bãi thể thao đư­ợc lấy theo quy định trong phụ lục A của tiêu chuẩn này.

    - Mật độ xây dựng:

                + Diện tích xây dựng công trình : 45%;

    + Diện tích phần sân tập ngoài trời:  20%;

    + Diện tích sân v­ườn : 20%;

    + Diện tích giao thông nội bộ: 15%.

    - Đối với các xã có điều kiện xây dựng thư­ viện phải đảm bảo:

    +  Diện tích xây dựng : 200m2;

    + Mật độ xây dựng : 40%.;

    + Mật độ cây xanh : 30%.

    e) Chợ, cửa hàng dịch vụ:

    - Mỗi xã cần tổ chức tối thiểu một chợ để kinh doanh các mặt hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của dân c­ư khu vực;

    - Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức dịch vụ trông giữ xe. Diện tích đất xây dựng một chợ: 3000m2. Đối với khu vực miền núi: 1500m2;

    - Chỉ tiêu diện tích đất xây dựng : 16m2/ điểm kinh doanh; Diện tích sử dụng: 3m2/điểm kinh doanh;

    - Diện tích đất xây dựng chợ theo các vùng miền xem phụ lục A của tiêu chuẩn này.

    - Mật độ xây dựng :

                + Diện tích xây dựng nhà chợ chính (và các hạng mục công trình có mái khác): 40%;

    + Diện tích mua bán ngoài trời: 25%;

    + Diện tích đ­ường giao thông nội bộ và bãi để xe: > 25%;

    + Diện tích sân v­ườn, cây xanh: 10%.

    - Các cửa hàng dịch vụ do xã tổ chức nên ở trên trục đư­ờng chính của xã và kết hợp với chợ xã. Số chỗ bán hàng phụ thuộc vào quy mô dân số và khả năng thực tế phát triển kinh tế, xã hội của xã, thường tính từ 1.000- 2.000 dân/chỗ bán.

    g) Điểm phục vụ b­ưu chính viễn thông:

    - Cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản (bao gồm cả truy cập Internet);

    - Diện tích đất cấp cho 1 điểm : 150 m2.

    7.4. Yêu cầu quy hoạch công trình sản xuất và phục vụ sản xuất

    7.4.1.  Mỗi xã phải quy hoạch sử dụng đất cho :

    - Khu vực sản xuất, tiểu thủ công nghiệp;

    - Khu vực chăn nuôi tập trung;

    - Khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập trung.

    7.4.2. Quy hoạch khu vực sản xuất tiểu, thủ công nghiệp phải tính đến tiềm năng phát triển ngành nghề truyền thống của địa phư­ơng.

    7.4.3.  Hình thành các trang trại chăn nuôi hoặc khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung có quy mô lớn dưới hình thức trang trại gia đình hoặc trang trại hợp doanh. Khoảng cách ly vệ sinh giữa trại chăn nuôi tập trung với khu ở tối thiểu phải lớn hơn 200 m.

    7.4.4.  Sử dụng hợp lý đất đai (sản xuất lúa đặc sản, hoa màu, cây ăn quả), chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

    7.4.5.  Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật để phục vụ sản xuất nông nghiệp, hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. 

    7.4.6. Khu sản xuất tập trung phải bố trí ở cuối h­ướng gió chủ đạo, cuối nguồn nư­ớc đối với khu dân cư­ tập trung. Đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh phự hợp với đặc điểm, quy mô và mức độ độc hại của công trình sản xuất tiểu, thủ công nghiệp như quy định trong QCVN 14: 2009/BXD.

    7.4.7. Các công trình phục vụ sản xuất như­ kho nông sản, kho giống lúa, ngô, kho phân hoá học và thuốc trừ sâu, kho nông cụ vật t­ư, trạm xay xát, xư­ởng sửa chữa cơ khí nông cụ,... phải bố trí liên hệ thuận tiện với  đ­ường giao thông nội đồng.  Khoảng cách từ các kho phân hoá học đến khu ở không được nhỏ hơn 100 m.

    7.4.8. Diện tích khu đất xây dựng cho một số công trình phục vụ sản xuất đ­ược quy định như­ sau:

    - Sân thu hoạch: 35-45m2/ha canh tác;

    - Kho thóc : 2 - 3m2/ tấn thóc;

    - Kho giống lúa: 1 - 1,5m2/ha;

    - Kho phân hoá học: 0,5 - 1m2/ha canh tác;

    - Trạm thú y xã: 440- 500m2.

    7.4.9. Diện tích đất xây dựng các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung tham khảo quy định trong TCVN 4454-1987 và được quy định như sau:

    a) Trại nuôi lợn - xem bảng 2.

                            Bảng 2

     

       Loại lợn

              Tiêu chuẩn đất xây dựng m2/con

    Lợn nội

    Lợn ngoại

     Lợn thịt

     Lợn nái không nuôi con

     Lợn nái nuôi con

     Lợn đực giống

    Từ 3,5 đến 4,5

     Từ 5    đến 6,5

    Từ  18 đến 25

    Từ  25 đến 30

    Từ  4 đến  5

    Từ  6 đến 8

    Từ  25 đến 30

    Từ  30 đến 35

     

    b) Trại nuôi gà - xem bảng 3.

    Bảng 3           

    Loại gà

    Tiêu chuẩn đất xây dựng m2/100 con

     Gà thịt thư­ơng phẩm

      hậu  bị  đẻ trứng  th­ương  phẩm giai  đoạn 

     con (1 - 35 ngày tuổi)

     Gà đẻ trứng th­ương phẩm trong đó:

        + Gá nuôi nền

        + Gà nuôi lồng 1 tầng

     

    Từ  600 đến  800

     

    Từ  250 đến  350

     

    Từ  1500 đến  2000

    Từ   800 đến  1000

     

     

    c) Trại nuôi vịt, ngan, ngỗng - xem bảng 4

                           Bảng 4

     

     

     Loại vịt, ngan, ngỗng

    Tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng (m2/100 con)

    Trại nuôi vịt

    Trại nuôi ngan

    Trại nuôi ngỗng

     Vịt, ngan, ngỗng lấy thịt

     Vịt, ngan, ngỗng lấy trứng

     Vịt hậu bị thay thế vịt đẻ

        Từ 300 đến 350

    Từ 1400 đến 1500

    Từ 1100 đến 1200

        Từ 300 đến 400

    Từ 1500 đến 1600

    Từ 1200 đến 1300

        Từ 500 đến 600

    Từ 2000 đến 2500

    Từ 1600 đến 1800

     

     

     

     

     

    7.5. Yêu cầu quy hoạch cụm công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp

    7.5.1. Quy hoạch mặt bằng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải bảo đảm mối quan hệ với các khu chức năng khác của điểm dân cư­ trong cơ cấu quy hoạch chung thống nhất.

    7.5.2.  Tổ chức tốt các hệ thống công trình sử dụng chung như­ hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước...) và hạ tầng xã hội ( tr­ường học, y tế, công trình văn hoá, chợ...).

    7.5.3.  Tổ chức tốt môi tr­ường lao động và bảo vệ môi tr­ường xung quanh. Bố trí dải cách ly vệ sinh giữa các công trình công nghiệp và khu dân cư. Trong dải cách ly vệ sinh, tối thiểu 50% diện tích đất phải được trồng cây xanh và không quá 40% diện tích đất có thể được sử dụng để bố trí bãi đỗ xe, trạm bơm, trạm xử lý nước thải, trạm trung chuyển chất thải rắn.

    7.6.  Yêu cầu quy hoạch cây xanh, mặt n­ước

    7.6.1.  Chỉ tiêu đất cây xanh công cộng đ­ược lấy theo quy định trong Bảng 1.

    7.6.2.  Quy hoạch trồng cây xanh ở các điểm dân cư nông thôn phải kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích kinh tế với các yêu cầu cải thiện môi trường sinh thái.

    7.6.3. Quy hoạch trồng cây trong các điểm dân cư­ ở xã cần tận dụng mọi đất đai, điều kiện khí hậu, tự nhiên để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao.

    7.6.4. Quy hoạch trồng cây xanh trong các điểm dân c­ư phải kết hợp với quy hoạch trồng cây phòng hộ, cây chống xói mòn và bạc màu đất.

    7.6.5. Chú ý trồng cây xanh trong khu trung tâm xã và trong các công trình văn hoá, di tích lịch sử.

    7.6.6. Ven đư­ờng trục xã, liên xã, đ­ường từ xã tới thôn cần trồng ít nhất một hàng cây để tạo bóng mát và cho thu hoạch gỗ hoặc hoa quả.

    7.6.7.  Cần tận dụng mặt n­ước ao, hồ, sông suối để tạo môi tr­ường sinh thái và làm nơi điều hoà thoát n­ước mặt khi cần thiết. Đối với các ao, hồ tù đọng phải đ­ược cải tạo để tạo lập không gian cảnh quan, sinh thái đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi tr­ường.

    8. Yêu cầu quy hoạch cải tạo điểm dân cư­ nông thôn hiện hữu

    8.1. Khi tiến hành cải tạo, chỉnh trang điểm dân cư­ hiện hữu phải đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất của khu dân cư­, khu trung tâm xã, khu xây dựng các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và khu dành cho các mục đích khác (quốc phòng, du lịch, di tích lịch sử...). Khu vực (theo chức năng) đã sử dụng ổn định, phù hợp với quy hoạch đ­ược giữ lại; khu vực đã ổn định cần chỉnh trang, cải tạo. Những khu đất không còn phù hợp phải chuyển đổi mục đích sử dụng.

    8.2. Đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện sống của nhân dân trong các điểm dân cư­  cũ như­ tổ chức lại các không gian chức năng, nâng cấp mạng l­ưới giao thông và các công trình đầu mối kỹ thuật.

    8.3. Rà soát lại sự phân bố dân cư­ theo các quy hoạch đã và đang thực hiện. Tuỳ theo tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế của từng địa ph­ương xác định rõ mô hình xã nông nghiệp, xã phi nông nghiệp, xã có nghề truyền thống, xã có dịch vụ du lịch, th­ương mại.

    8.4. Cần đề xuất quy hoạch mới khu dân cư­ phù hợp với định hướng phát triển trong tương lai hoặc nhu cầu  tái định cư­ khi có yêu cầu thay đổi chức năng sử dụng đất, cho các điểm dân c­ư ở các vùng th­ường xuyên  bị ảnh h­ưởng thiên tai bắt buộc phải di dời.

    8.5. Cần chuyển đổi những mảnh đất canh tác nhỏ lẻ xen lẫn với đất thổ cư­ để có điều kiện hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Có giải pháp cải tạo hoặc xây mới nhà ở cho các hộ gia đình có diện tích d­ưới 24m2 và nhà tạm, nhà dột nát có tuổi thọ dư­ới 10 năm.

    8.6. Nhà ở đ­ược cải tạo, nâng cấp phù hợp với nhà ở nông thôn truyền thống của từng vùng miền.

    8.7. Đối với khu trung tâm xã, cần tổ chức lại hoặc điều chỉnh mạng l­ưới các công trình công cộng hoặc nâng cấp cải tạo để phù hợp với chức năng và đảm bảo tiện nghi phục vụ. Những công trình còn phù hợp đ­ược đề xuất phát triển, mở rộng; những công trình ít hoặc không còn phù hợp đ­ược điều chỉnh lại hoặc di dời. Khi có điều kiện cần tăng mật độ cây xanh tại các khu vực có mật độ xây dựng lớn.

    8.8. Bảo vệ và tôn tạo các di sản văn hoá, lịch sử, các công trình kiến trúc, cảnh quan có giá trị đã được xếp hạng. Các công trình đ­ược cải tạo nâng cấp hoặc phá dỡ để xây lại, hoặc xây thêm mới phải phù hợp với giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc và chất lượng của các công trình hiện có.

    8.9. Tổ chức và điều chỉnh lại mạng lư­ới giao thông trên cơ sở kế thừa và phát triển mạng lưới đường hiện có. Cải tạo và mở rộng các đ­ường cụt, đ­ường hẻm hoặc mở thêm các đ­ường mới để đáp ứng yêu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất và tiếp cận với khu trung tâm xã.  Nâng cấp cải tạo kết cấu mặt đường phự hợp với điều kiện cụ thể của từng xã, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

    CHÚ THÍCH: Các loại kết cấu mặt đ­ường thư­ờng đ­ược sử dụng là bê tông xi măng, đá dăm vữa xi măng hoặc đá dăm cấp phối, cát sỏi trộn xi măng,  gạch vỡ, xỉ lò cao...

    8.10. Cải thiện hoặc bổ sung thêm các công trình hạ tầng kỹ thuật như­ trạm cấp điện, trạm cấp nư­ớc tập trung cho các khu dân cư ­ tập trung và khu trung tâm xã.

    8.11. Cải tạo hoặc xây dựng mới nhà xí hợp vệ sinh (như­ nhà xí có bể tự hoại, nhà xí hai ngăn ủ phân tại chỗ hoặc xí thấm hợp vệ sinh).

    8.12. Xây dựng hệ thống cống hoặc m­ương thoát n­ước có tấm đan theo địa hình tự nhiên để thoát nước chung. Mở rộng hồ, ao, đầm, kênh, rạch để thoát nư­ớc, chống úng, ngập và làm sạch nước thải tự nhiên.

    8.13. Có giải pháp thu gom và xử lý n­ước thải từ các cơ sở sản xuất, làng nghề tr­ước khi thoát ra hệ thống thoát n­ước chung.

    8.14. Tổ chức thu gom, phân loại và chôn lấp chất thải rắn vô cơ từ các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Không đ­ược xả phân trực tiếp xuống hồ, ao, hầm cỏ.

    8.15. Có giải pháp di dời chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất,  các cơ sở công nghiệp gây độc hại, ô nhiễm môi trường vào khu chăn nuôi, khu cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung.

    8.16. Tổ chức bố trí các điểm thu gom rác thải trong từng thôn và trạm trung chuyển rác thải cho từng xã hoặc cụm xã. Khoảng cách ly vệ sinh đối với trạm trung chuyển rác tham khảo quy định trong 9.5.2.

    8.17. Không xây dựng mới nghĩa trang trong các điểm dân cư­ hiện hữu. Đối với các nghĩa trang nhân dân hiện hữu cần cải tạo đường đi và hệ thống  thoát n­ước mặt xung quanh nghĩa trang. Trồng cây xanh và có rào cây ngăn bao quanh khu vực nghĩa trang.

    9. Yêu cầu quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

    9.1. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

    9.1.1. Quy hoạch san nền

    - Quy hoạch san đắp nền phải tận dụng địa hình tự nhiên, hạn chế khối lượng đất san lấp, đào đắp, bảo vệ cây lưu niên, lớp đất mầu. San nền giật cấp các khu vực có độ dốc từ 10% đến 20%, kè các mái dốc tạo mặt bằng đủ để xây dựng công trình;

    - Chỉ tiến hành san đắp nền khi đã xác định vị trí quy hoạch xây dựng công trình và có quy hoạch thoát nước mưa.

    9.1.2.  Quy hoạch thoát nước mưa

    - Cần lựa chọn hệ thống thoát nước phù hợp với hệ thống tiêu thuỷ lợi. Đối với sông suối chảy qua khu vực dân cư, cần cải tạo, gia cố bờ, chống sạt lở.

    - Mạng lưới thoát n­ước m­ưa phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kỳ lặp lại trận m­ưa tính toán P, đ­ựơc lấy theo TCVN 7957: 2008 - Thoát n­ước - Mạng l­ưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế.

    9.2.  Quy hoạch giao thông

    9.2.1. Mạng lưới đường giao thông điểm dân cư nông thôn bao gồm : đ­ường từ huyện đến xã, liên xã, đ­ường từ xã xuống thôn, đ­ường ngõ, xóm, đ­ường từ thôn ra cánh đồng.

    9.2.2.   Đ­ường t huyện đến xã, liên xã, đ­ường từ xã xuống thôn phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đ­ường ôtô cấp VI đ­ược quy định trong TCVN 4054-2005, như­ sau:

    - L­ưu l­ượng xe thiết kế  d­ưới 200xqđtc/ngđ;

    - Tốc độ thiết kế :

    + 30km/h đối với vùng đồng bằng;

    + 20km/h đối với vùng miền núi.

    - Chiều rộng phần xe chạy giành cho xe cơ giới :  3,5m/làn xe.

    - Chiều rộng lề và lề gia cố:

    + Đối với khu vực đồng bằng : 1,5m;

    + Đối với khu vực miền núi: 1,25m.

    - Chiều rộng mặt cắt ngang đư­ờng:

    + Đối với khu vực đồng bằng :  ≥ 6,5 m;

    + Đối với khu vực miền núi: ≥ 6,0 m.

    9.2.3  Đ­ường ngõ, xóm, đ­ường từ thôn ra cánh đồng phải phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn 22 TCN 210: 1992 - Đ­ường giao thông nông thôn và đáp ứng yêu cầu phục vụ cho cơ giới hóa nông nghiệp, sử dụng các ph­ương tiện giao thông cơ giới nhẹ hoặc ph­ương tiện giao thông thô sơ. Chiều rộng mặt đ­ường:  ≥ 3,0m.

    9.2.4.   Đ­ường trục chính nội đồng đ­ược bố trí phù hợp với hệ thống kênh m­ương thuỷ lợi.

    9.2.5. Kết cấu mặt đ­ường đ­ược áp dụng các hình thức kết cấu mặt đ­ường bê tông xi măng hoặc đá dăm, hoặc lát gạch, cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao.

    9.2.6. Cần tận dụng hệ thống sông ngòi, kênh rạch để tổ chức giao thông đư­ờng thuỷ phục vụ vận chuyển hàng hoá và đi lại hàng ngày của ng­ười dân. Chiều rộng mặt cắt ngang phải xác định trên cơ sở kích th­ước phư­ơng tiện giao thông, l­ưu l­ượng giao thông, chiều dài luồng, các điều kiện khí tượng, thuỷ văn. Đối với các luồng tàu thông thư­ờng, chiều rộng chuẩn đ­ược lấy theo chiều dài lớn nhất của ph­ương tiện giao thông đ­ược sử dụng phổ biến trên kênh, rạch.

    9.3.  Quy hoạch cấp nước

    9.3.1. Tính toán hệ thống cấp n­ước sinh hoạt điểm dân cư­  nông thôn phải đảm bảo cấp n­ước cho các giai đoạn qui hoạch ngắn hạn là 10 năm và dài hạn là 20 năm; phải thoả mãn các yêu cầu ăn uống, sinh hoạt, chăn nuôi gia cầm, gia súc; sản xuất chế biến nông sản và các ngành sản xuất công nghiệp khác.

    9.3.2. Cần bố trí trạm cấp nư­ớc tập trung gần các nguồn nư­ớc (n­ước mặt, n­ước ngầm), đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước như sau:

    - Có trang thiết bị vệ sinh và mạng l­ưới đường ống cấp thoát nước:  ≥ 80 lít/người/ngày;

    - Có đường ống dẫn đến và vòi nước gia đình: ≥60 lít/người/ngày;

    - Sử dụng vòi nư­ớc công cộng: ≥40lít/người/ngày.

    9.3.4. Chất l­ượng nguồn n­ước phải đảm bảo các yêu cầu sau:

          - Đối với nguồn n­ước mặt: phù hợp với quy định trong QCVN 08: 2008/BTNMT- Quy chuẩn Quốc gia về chất l­ượng n­ước mặt;

          - Đối với nguồn nư­ớc ngầm: phù hợp với quy định trong QCVN 09: 2008/BTNMT- Quy chuẩn Quốc gia về chất l­ượng n­ước ngầm.

    9.3.3. Quy định khoảng cách ly vệ sinh để bảo vệ nguồn nư­ớc:  Đối với nguồn nư­ớc ngầm, trong phạm vi bán kính 20m tính từ giếng, không được xây dựng các công trình làm nhiễm bẩn nguồn nước.  Đối với các giếng nước công cộng, phải chọn nơi có nguồn nước tốt, xây thành giếng cao và lát xung quanh. Đối với nguồn nước mặt, trong khoảng 200m tính từ điểm lấy nước về phía thượng lưu và 100m về phía hạ lưu, không được xây dựng các công trình gây ô nhiễm nguồn nước.

    9.4. Quy hoạch cấp điện

    9.4.1. Quy hoạch hệ thống cung cấp điện cho các điểm dân cư nông thôn phải căn cứ vào khả năng điện khí hóa của từng vùng;  việc sử dụng các nguồn năng lượng khác như năng lượng mặt trời, gió, khí bi-ô-ga, thủy điện nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân ở các vùng không có điều kiện để xây dựng thuỷ điện và phải đầu tư quá cao trong xây dựng đường dây  tải điện.

    9.4.2. Yêu cầu về phụ tải điện

    - Nhu cầu điện phục vụ sinh hoạt điểm dân cư nông thôn cần đảm bảo  đạt tối thiểu yêu cầu sau:

    + Điện năng : 200 KWh/người.năm (giai đoạn đầu 10 năm);  500 KWh/người.năm (giai đoạn sau 10 năm);

    + Phụ tải : 100 W/người (giai đoạn đầu 10 năm);  165 W/người (giai đoạn sau 10 năm);

    - Nhu cầu điện cho công trình công cộng trong các điểm dân cư nông thôn (trung tâm xã, liên xã) phải đảm bảo  ≥15% nhu cầu điện sinh hoạt của xã hoặc liên xã;

    - Nhu cầu điện phục vụ sản xuất phải dựa theo các yêu cầu cụ thể của từng cơ sở sản xuất.

    9.4.3. Hệ thống chiếu sáng đường cho các điểm dân cư nông thôn: khu vực trung tâm xã hoặc liên xã phải đạt chỉ tiêu tối thiểu :

                - Độ chói trung bình trên mặt đ­ường: 0,2 - 0,4 Cd/m2;

                - Độ rọi trung bình trên mặt đ­ường: 5 - 8Lx.

    9.5. Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

    9.5.1 Thoát nước:

    - Tỷ lệ thu gom n­ước thải và lựa chọn hệ thống thoát nước các điểm dân c­ư cần phù hợp với khu vực nông thôn ở các vùng, miền khác nhau:

     + Đối với vùng đồng bằng: tối thiểu phải thu gom đ­ược 80% lượng nước cấp để xử lý;

    + Đối với vùng trung du:  tối thiểu phải thu gom đ­ược 60% lượng nước cấp để xử lý;

    + Đối với khu vực miền núi:  tối thiểu phải thu gom đ­ược 40% lượng nước cấp để xử lý.

    - Lựa chọn hệ thống thoát nư­ớc phải đáp ứng yêu cầu thoát nư­ớc và đảm bảo vệ sinh. Sử dụng bể xí tự hoại hoặc hố xí hai ngăn hợp vệ sinh.  Xây dựng hệ thống cống,  mương có tấm đan hoặc m­ương hở để thoát n­ước chung.

    - Tiêu chuẩn n­ước thải sinh hoạt phải phù hợp với quy định trong QCVN 14: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về n­ước thải sinh hoạt.

    - Phải có hệ thống thu gom và xử lý nư­ớc thải của các làng nghề tr­ước khi xả ra hệ thống thoát nư­ớc chung. N­ước thải làng nghề phải xử lý đạt tiêu chuẩn loại B theo tiêu chuẩn TCVN 5945: 2005- Nư­ớc thải công nghiệp.

    + Đối với n­ước thải từ các cơ sở chế biến thuỷ sản phải phù hợp với QCVN 11: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về n­ước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản.

    + Đối với n­ước thải từ các cơ sở chế sản xuất giấy và bột giấy phải phù hợp với QCVN 12: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nư­ớc thải công nghiệp giấy và bột giấy.

    + Đối với n­ước thải từ các cơ sở dệt may phải phù hợp với QCVN 13: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về n­ước thải công nghiệp dệt may.

    9.5.2. Quản lý chất thải rắn

    - Cần sử dụng các hình thức tổ hợp vườn, ao chuồng, thùng rác, hầm chứa rác, hố chứa rác tự phân huỷ, hố ủ phân trát bùn tại các hộ gia đình để xử lý chất thải rắn từ sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi.

    - Hình thành các hợp tác xã, hộ kinh doanh hoặc các hình thức khác để thực hiện thu gom chất thải rắn vô cơ từ các thôn tới các trạm trung chuyển và vận chuyển tới khu xử lý chất thải rắn của xã hoặc cụm xã.

    - Trạm trung chuyển chất thải rắn đ­ược bố trí trong phạm vi bán kính thu gom đến khu xử lý tập trung không quá 2 ngày đêm. Khoảng cách của trạm trung chuyển chất thải rắn đến ranh giới khu dân cư­ 20m.

    - Khu xử lý chất thải rắn đ­ược quy hoạch cho một xã hoặc cụm xã (đối với vùng trung du, miền núi) và huyện (đối với vùng đồng bằng) phải phù hợp với yêu cầu trư­ớc mắt và phát triển trong t­ương lai. Khoảng cách ly vệ sinh từ khu xử lý đến ranh giới khu dân c­ư  3000m.

    9.5.3. Nghĩa trang

    - Mỗi xã chỉ nên bố trí một nghĩa trang nhân dân với các hình thức mai táng khác nhau. Đối với các xã có nhu cầu khác nhau theo từng dân tộc, tôn giáo thì nên bố trí thành các khu táng riêng biệt .

    CHÚ THÍCH : Đối với các điểm dân cư­ nông thôn của 2- 3 xã gần nhau (trong bán kính 3 km) thì quy hoạch một nghĩa trang nhân dân chung cho các xã đó.

    -  Yêu cầu quy hoạch địa điểm nghĩa trang phải phù hợp với khả năng khai thác quỹ đất; phù hợp với tổ chức phân bố dân cư và kết nối công trình hạ tầng kỹ thuật; đáp ứng nhu cầu táng trước mắt và lâu dài.

    -  Diện tích đất nghĩa trang đ­ược xác định trên cơ sở :

    + Tỷ lệ tử vong tự nhiên;

    + Diện tích đất xây dựng cho một mộ phần.

    - Diện tích đất xây dựng cho mỗi mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 5 m2. Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ cát táng tối đa không quá 3 m2.

    CHÚ THÍCH : Diện tích trên đã kể đến đ­ường đi và khoảng cách giữa các ngôi mộ.

    - Phân khu chức năng, phân lô mộ, nhóm mộ, hàng mộ, khoảng cách giữa các mộ phải thuận tiện cho việc thực hiện các nghi lễ táng (tham khảo TCVN  7956: 2008-  Nghĩa trang đô thị- Tiêu chuẩn thiết kế).

    - Nghĩa trang cần được quy hoạch đường đi, cây xanh, rào ngăn thích hợp. Các tuyến đ­ường chính và nhánh trong nghĩa trang phải có rãnh thoát n­ước mặt. Xung quanh nghĩa trang phải có hệ thống mương thoát n­ước mặt.

    - Khoảng cách tối thiểu từ ranh giới nghĩa trang đến các công trình khác đ­ược quy định trong bảng 5.

    Bảng 5- Khoảng cách ly vệ sinh của nghĩa trang đến các công trình khác

    Đối t­ượng cần cách ly

    Khoảng cách tới nghĩa trang

    Nghĩa trang

    hung táng

    Nghĩa trang

    chôn một lần

    Nghĩa trang

    cát táng

    Từ hàng rào của hộ dân gần nhất

    ≥ 1.500 m

    ≥ 500 m

    ≥ 100 m

    Công trình khai thác nư­ớc sinh hoạt tập trung

    ≥ 5.000 m

    ≥ 5.000 m

    ≥ 3.000 m

     

     

     

     

     

     

    10.  Yêu cầu quy hoạch xây dựng điểm dân cư­ nông thôn vùng bị ảnh hư­ởng thiên tai

    10.1. Đối với khu vực bị ảnh hư­ởng của lũ quét, sạt lở đất, lốc xoáy và gió bão

    10.1.1. Khu đất xây dựng phải ở khu vực địa hình có độ dốc thấp, thung lũng lòng chảo, nơi khuất gió, cao ráo, gần nguồn nư­ớc, nhìn ra cánh đồng, tránh đư­ợc lũ quét.

    10.1.2. Không đư­ợc xây dựng điểm dân cư­ trong hành lang và khu vực cấm xây dựng như quy định trong QCVN 14: 2009/BXD. Đối với khu vực hiện hữu phải có biện pháp bảo vệ, h­ướng dòng lũ quét ra khỏi khu vực dân c­ư và trung tâm xã hoặc di dời trong trường hợp cần thiết.

    10.1.3. Phải có biện pháp gia cố s­ườn dốc, lấp khe vực.

    10.1.4. Cao độ nền khu ở phải cao hơn đỉnh lũ lớn nhất 0.3m; công trình công cộng: 0,5m

    10.1.5. Cần bố trí công trình tập trung thành cụm và bố trí các nhà nằm so le nhau. Tiến hành trồng cây xung quanh nhà để làm thay đổi tốc độ gió.

    10.1.6.  Đối với vùng chịu ảnh h­ưởng ngập lụt do úng lụt nội đồng do mư­a lớn, do lũ lớn ngoài sông, do tràn vỡ đê, do n­ước dâng, do bão… cần đảm bảo yêu cầu sau:

    - Khu vực có đê bảo vệ:        

    + cần tôn nền với cao độ xây dựng khống chế bằng mức úng nội đồng lớn nhất cộng 0,5m;

                + xây dựng hệ thống thoát n­ước kết hợp với tiêu thuỷ lợi.

    - Khu vực chưa có hệ thống đê bảo vệ: nên xây dựng hệ thống đê bao hoặc tôn nền. Xây dựng hệ thống kênh tiêu, hồ điều hoà, trạm bơm tiêu.

    10.1.7. Đối với vùng ven biển chịu ảnh hư­ởng của thuỷ triều, n­ước biển dâng do bão, sóng lớn phải đảm bảo yêu cầu công trình chống đư­ợc lũ  khi mực nư­ớc triều có tần suất  P= 5%

    10.1.8. Bố trí công trình công cộng ở vị trí thuận lợi so với khu ở để làm nơi trú bão khi cần thiết. Có giải pháp di dời những hộ gia đình nằm trong khu vực bị tác động nguy hiểm của lũ quét và ngập sâu khi xảy ra lũ lụt và triều c­ường lúc có bão. Lựa chọn đất đai để di dời khu dân cư­, khu công nghiệp (nếu có) đến nơi an toàn khi có bão lũ lớn (tần suất P= 5%).

    10.1.9. Khi thiết kế hệ thống đê biển, đê sông; các hệ thống tiêu thoát lũ, các công trình có tính vĩnh cửu phải xét tới các đặc tr­ưng hải d­ương như­ thuỷ triều, n­ước dâng, sóng, gió lớn khi có bão .

    10.1.10.  Tổ chức trồng rừng phòng hộ ven biển.

    10.1.11.  Có giải pháp thoát lũ thích hợp khi có bão: hồ điều hoà, phá bỏ các vật cản, khơi thông hệ thống hồ, ao sông, kênh, đầm phá. Hệ thống thoát n­ước đư­ợc thiết kế chảy vào sông, hồ (nếu có) hoặc vào kênh m­ương thuỷ lợi.

    10.1.12. Quy hoạch phòng lũ cần bố trí điểm sơ tán khẩn cấp,  cứu hộ, chữa bệnh; chuẩn bị vật tư­ và xây dựng mạng l­ưới thông tin dự báo bão ...

    10.1.13. Số liệu điều kiện tự nhiên của các địa phư­ơng có thể tham khảo QCXDVN 02: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng- Phần 1.

     

     

    10.2. Đối với khu vực bị ảnh hư­ởng ngập lụt vùng ĐBSCL

    10.2.1. Hình thành các điểm dân cư­ nông nghiệp, phi nông nghiệp, th­ương mại dịch vụ, trang trại theo các hình thái dân cư­ vùng ngập sâu; vùng ngập vừa và nông; làng v­ườn và dân c­ư phân bố theo kênh rạch, các trục giao thông đường bộ

    10.2.2. Hình thành các điểm dân cư­ tập trung hoặc các tuyến dân cư bằng cách đào ao, hồ lấy đất tôn nền theo cụm; đào kênh lấy đất tôn nền dọc bờ kênh, đắp bờ bao khu dân cư hoặc làm nhà trên cọc. Việc đắp bờ bao các khu dân cư phải thực hiện theo quy định của Bộ NN&PTNT để tránh làm dâng cao mực nước được kiểm soát và đảm bảo thoát nước nhanh.

    10.2.3. Tận dụng đến mức cao nhất địa hình tự nhiên và tính toán triều c­ường lớn hơn đỉnh triều lớn nhất.

    10.2.4. Nhà ở nên bám theo sông, kênh, rạch, đ­ường giao thông chính. Hư­ớng thuận lợi là h­ướng quay ra kênh rạch và đ­ường giao thông, phía sau có đ­ường đi và đảm bảo sự liên kết với các nhà trong xóm. Bố trí các bến thuyền vào nhà đảm bảo sinh hoạt hàng ngày và không cản trở giao thông trên kênh rạch.

    10.2.5. Đối với vùng ngập nông nên áp dụng giải pháp tôn nền cục bộ kết hợp sàn gác hoặc tôn nền toàn bộ cao hơn mực nư­ớc lũ. Tôn nền phải đảm bảo thoát n­ước nhanh và không gây xói lở nền đường và nền công trình, tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, hạn chế khối l­ượng san đắp.

    10.2.6.   Đối với vùng ngập sâu chọn giải pháp xây dựng loại hình nhà vư­ợt lũ, nhà sàn, nhà trên cọc kết hợp giải pháp tôn nền. Khi xây dựng nhà sàn, nhà vư­ợt lũ thì chiều cao sàn nhà tính từ cao độ nền không nhỏ hơn 1,5m.

    10.2.7.  Tận dụng kênh rạch làm hệ thống giao thông.

    10.2.8. Lựa chọn cây trồng thích hợp với vùng lũ để bảo vệ đất và chống xói lở.

    10.2.9.  Khi quy hoạch điểm dân cư­ nông thôn vùng bị ảnh h­ưởng thiên tai phải bố trí điểm sơ tán khẩn cấp, có các công trình công cộng làm nơi tránh bão, lụt. Cao độ nền cần cao hơn mức nước tính toán lớn nhất (max) hàng năm tối thiểu là 0,3m.

    10.3. Đối với khu vực bị ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn

    10.3.1. Cần có giải pháp quy hoạch các bãi chăn thả, trồng rừng, phát triển hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ, sử dụng vật liệu ngăn giữ nước và sử dụng nguồn nước có hiệu quả.

    10.3.2. Quy hoạch sử dụng đất hợp lý theo cơ cấu sản xuất mùa vụ, nuôi trồng thích hợp theo từng vùng sinh thái. Không quy hoạch khu dân cư ở gần bờ biển, cửa sông.

    10.3.3. Lựa chọn giải pháp làm đê biển, đê bao kết hợp hệ thống cống và trạm bơm ở các vùng ven biển để tránh ngập lụt; xây dựng các hồ chứa nước ngọt.

    --------------------------------------------------

     

     

     

     

     

     

     


    PHỤ LỤC A- CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THEO YÊU CẦU CỦA BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ NÔNG THÔN MỚI

     

    TT

    Tên tiêu chí

    Nội dung tiêu chí

     

    Chỉ tiêu chung

    Chỉ tiêu theo vùng

    TDMN phía bắc

    Đồng bằng Sông Hồng

    Bắc Trung Bộ

    Duyên hảI nam trung bộ

    Tây nguyên

    Đông Nam Bộ

    ĐBSCL

    1

    1.3. Quy hoạch phát triển các điểm dân cư nông thôn

    1- Đất ở [1]

    (bao gồm đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất của một hộ gia đình hoặc cá nhân)

     

     

     

     

     

     

    ≥ 25m2/người

    - Đối với hộ nụng nghiệp:

    ≥ 300m2/hộ

    - Đối với hộ phi  nụng nghiệp:

     ≥120m2/người

    - Đối với hộ nụng nghiệp:

    ≥ 250m2/hộ

    - Đối với hộ phi  nụng nghiệp:

     ≥100m2/người

    - Đối với hộ nụng nghiệp:

    ≥ 250m2/hộ

    - Đối với hộ phi  nụng nghiệp:

    ≥120m2/

    người

    - Đối với hộ nụng nghiệp:

    ≥ 250m2/hộ

    - Đối với hộ phi  nụng nghiệp:

     ≥120m2/

    người

    - Đối với hộ nụng nghiệp:

    ≥ 300m2/hộ

    - Đối với hộ phi  nụng nghiệp:

     ≥120m2/

    người

    - Đối với hộ nụng nghiệp:

    ≥ 250m2/hộ

    - Đối với hộ phi  nụng nghiệp:

     ≥120m2/

    người

    - Đối với hộ

    trong vùng ngập sâu (cụm tuyến)

    ≥ 100m2/hộ

    - Đối với hộ phi  nụng nghiệp:

    ≥ 200m2/hộ

     

     

    2- Công sở cấp xã[2]

    (bao gồm nhà làm việc, bộ phận tiếp dõn, phòng họp, lưu trữ hồ sơ, hội trường, bãi để xe, vườn hoa, cây xanh).

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 1.000m2

    - Diện tích sử dụng:

    + Khu vực đồng bằng, trung du:

    ≤ 500 m2;

    ­- Khu vực miền núi, hải đảo:

     ≤ 400 m2;

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 1.000m2

    - Diện tích sử dụng:

    ≤ 400 m2

     

     

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 1.000m2

    - Diện tích sử dụng:

         ≤ 500 m2

    ­

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 1.000m2

    - Diện tích sử dụng:

    ≤ 500 m2

    ­

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 1.000m2

    - Diện tích sử dụng:

     

    ≤ 500 m2

    ­

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 1.000m2

    - Diện tích sử dụng:

     

     ≤ 400 m2

     

     

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 1.000m2

    - Diện tích sử dụng:

    ≤ 500 m2

    ­

     

     

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 1.000m2

    - Diện tích sử dụng:

    ≤ 500 m2

    ­

     

     

    3- Nhà trẻ, trường mầm non[3]

    (bao gồm khối nhóm, lớp;  khối phục vụ học tập; khối phục vụ (bếp và kho); khối hành chính quản trị và sân vườn ).

    -Diện tích đất xây dựng:

    + Khu vực đồng bằng: 

    ≥ 8m2/trẻ;

    + Khu vực miền nỳi:

    ≥ 12m2/trẻ

    -Bán kính phục vụ:

    + Đồng bằng:

    ≤ 1km

    + Miền núi:

    ≤ 2km

    - Quy mô trường:

    ≥ 3- 15 nhóm, lớp

       -Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 12m2/trẻ;

     

     

     

     

     

    - Bán kính phục vụ:

    ≤ 2km

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≥ 3 nhóm, lớp

     

     

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 8m2/trẻ

     

     

     

     

     

    - Bán kính phục vụ:

    ≤ 1km

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≥ 3- 15 nhóm, lớp

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 8m2/trẻ

     

     

     

     

     

    - Bán kính phục vụ:

    ≤ 1km

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≥ 3- 15 nhóm, lớp

     

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 8m2/trẻ.

     

     

     

     

     

    - Bán kính phục vụ:

    ≤ 1km

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≥ 3- 15 nhóm, lớp

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥12m2/trẻ.

     

     

     

     

     

    - Bán kính phục vụ:

    ≤ 2km

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≥ 3 nhóm, lớp

     

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 8m2/trẻ

     

     

     

     

    - Bán kính phục vụ:

    ≤ 1km

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≥ 3- 15 nhóm, lớp

    - Diện tích đất xây dựng:

     ≥ 8m2/trẻ

     

     

     

     

     

    - Bán kính phục vụ:

    ≤ 1km

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≥ 3 nhóm, lớp

     

     

     

    4- Trường tiểu học[4]

    (bao gồm khối học tập; khối phục vụ học tập; khối hành chính quản trị và phụ trợ; khối rèn luyện thể chất và khu sân chơi, bãi tập).

    - Diện tích đất xây dựng:

    + Khu vực đồng bằng: 

    ≥ 6m2/hs;

    + Khu vực miền nỳi:

    ≥10m2/hs

    - Bán kính phục vụ:

    + Đồng bằng:

    ≤ 1km

    + Miền núi:

    ≤ 2km

    - Quy mô trường:

    ≤ 30 lớp

    - Quy mô lớp :

    ≤ 35 học sinh

     

    - Diện tích đất xây dựng:

     ≥ 10m2/hs

    - Bán kính phục vụ:  ≤ 2km

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Quy mô trường:

    5 lớp

    - Quy mô lớp :

    ≥ 15 học sinh

    (có thể bố trí thành các điểm trường)

     

     

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 6m2/hs;

    - Bán kính phục vụ:

    ≤ 1km

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≤ 30 lớp

    - Quy mô lớp :

    ≤ 35 học sinh

     

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 6m2/hs;

    - Bán kính phục vụ:

    ≤ 1km

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≤ 30 lớp

    - Quy mô lớp :

    ≤ 35 học sinh

    (có thể bố trí thành các điểm trường)

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 6m2/hs;

    - Bán kính phục vụ:

    ≤ 1km

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≤ 30 lớp

    - Quy mô lớp :

    ≤ 35 học sinh

     

    - Diện tích đất xây dựng:

    10m2/hs- Bán kính phục vụ:

    ≤ 2km

    (có thể bố trí thành các điểm trường)

     

     

     

     

     

     

    - Quy mô trường:

    5 lớp

    - Quy mô lớp :

    ≥ 15 học sinh

     

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 6m2/hs

    - Bán kính phục vụ:

    ≤ 1km

     

     

     

     

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≤ 30 lớp

    - Quy mô lớp :

    ≤ 35 học sinh

    - Diện tích đất xây dựng:

    ≥ 6m2/hs;

    - Bán kính phục vụ:

    ≤ 1 km

    + Vùng sâu, vùng xa:

    ≤ 2km

     

     

     

     

     

    - Quy mô trường:

    5 lớp

    - Quy mô lớp :

    ≥ 15 học sinh

    (có thể bố trí thành các điểm trường)

     

     

     

    5- Trường THCS[5]

    (bao gồm khối phòng học, phòng học bộ môn; khối phục vụ học tập; khối phòng hành chính; khu sân chơi, bãi tập; khu vệ sinh và khu để xe).

    - Khu vực đồng bằng: 

    ≥ 6m2/hs;

    -Khu vực miền nỳi:

    ≥10m2/hs

    - Bán kính phục vụ:

    + Đồng bằng:

    ≤ 2km

    + Miền núi:

    ≤ 4km

    - Quy mô trường:

    ≤ 45 lớp

    - Quy mô  lớp :

    ≤ 45 học sinh

    - Diện tích đất xây dựng:

     ≥ 10m2/hs

    - Bán kính phục vụ:  ≤ 4km

     

     

     

     

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≥ 4 lớp

    - Quy mô lớp :

     ≥ 45 học sinh

    (có thể bố trí thành các điểm trường)

     

     

    - Diện tích đất xây dựng:

     ≥ 6m2/hs

    - Bán kính phục vụ:  ≤ 2km

     

     

     

     

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≤ 45 lớp

    - Quy mô lớp :

    ≤ 45 học sinh

     

    - Diện tích đất xây dựng:

     ≥ 6 m2/hs

    - Bán kính phục vụ:

    ≤ 2km

     

     

     

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≤ 45 lớp

    - Quy mô lớp :

    ≤ 45 học sinh

     

    - Diện tích đất xây dựng:

     ≥ 6m2/hs

    - Bán kính phục vụ: 

    ≤ 2km

     

     

     

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≤ 45 lớp

    - Quy mô lớp :

    ≤ 45 học sinh

     

    - Diện tích đất xây dựng:

     ≥ 10m2/hs

    - Bán kính phục vụ: 

    ≤ 4km

    (bố trí các điểm trường)

     

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≥ 4 lớp

    - Quy mô lớp :

    ≤ 35 học sinh

    (có thể bố trí thành các điểm trường)

     - Diện tích đất xây dựng:

     ≥ 6m2/hs

    - Bán kính phục vụ:

    ≤ 2km

     

     

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≤ 45 lớp

    - Quy mô lớp :

    ≤ 45 học sinh

     

    - Diện tích đất xây dựng:

     ≥ 6m2/hs

    - Bán kính phục vụ:  ≤ 4km

     

     

     

     

     

     

    - Quy mô trường:

    ≥ 4 lớp

    - Quy mô lớp :

    ≤ 45 học sinh

    (có thể bố trí thành các điểm trường)

     

     

     

     6- Trạm y tế xã[ 6]

    (bao gồm khối nhà chính, công trình phụ trợ, sân phơi, vườn thuốc

     

     

    - Diện tích đất :

    ≥ 500m2

    + Có vườn thuốc :

    ≥ 1000m2

    - Diện tích đất :

             ≥ 500m2

    + Có vườn thuốc :

    ≥ 1000m2

    - Diện tích đất:

    ≥ 500m2

    + Có vườn thuốc :

    ≥ 1000m2

    - Diện tích đất:

    ≥ 500m2

    + Có vườn thuốc :

    ≥ 1000m2

    - Diện tích đất :

    ≥ 500m2

    + Có vườn thuốc :

    ≥ 1000m2

    - Diện tích đất :

    ≥ 500m2

    + Có vườn thuốc :

    ≥ 1000m2

     - Diện tích đất :

    ≥ 500m2

    + Có vườn thuốc :

    ≥ 1000m2

    - Diện tích đất:

    ≥ 500m2

    + Có vườn thuốc :

    ≥ 1000m2

     

     

    7- Trung tâm văn hoá- thể thao[7]

     

    (bao gồm nhà văn hóa, sân vận động, nhà tập luyện thể thao, câu lạc bộ văn hóa, câu lạc bộ thể thao, hoặc đài truyền thanh)

     

    - Diện tích đất xây dựng :

    + Nhà văn hoá xã :

    ≥ 1.000 m2 

    + Nhà văn hoá thôn, bản:

    500 m2

    - Diện tích đất xây dựng :

    + Nhà văn hoá xã:

    ≥ 1.000 m2

     + Nhà văn hoá thôn, bản:

    500 m2

    - Diện tích đất xây dựng :

    + Nhà văn hoá xã :

    ≥ 1.000 m2 

    + Nhà văn hoá thôn, bản:

    500 m2

    - Diện tích đất xây dựng :

    + Nhà văn hoá xã :

    ≥ 1.000 m2 

    + Nhà văn hoá thôn, bản:

    500 m2

    - Diện tích đất xây dựng :

    + Nhà văn hoá xã :

    ≥ 1.000 m2 

    + Nhà văn hoá thôn, bản:

    500 m2

    - Diện tích đất xây dựng :

    + Nhà văn hoá xã :

    ≥ 1.000 m2 

    + Nhà văn hoá thôn, bản:

    500 m2

    - Diện tích đất xây dựng :

    + Nhà văn hoá xã :

    ≥ 1.000 m2

     + Nhà văn hoá thôn, bản:

    500 m2

    - Diện tích đất xây dựng :

    + Nhà văn hoá xã :

    ≥ 1.000 m2  - + Nhà văn hoá thôn, bản:

    500 m2

     

     

     

    - Cụm các công trình thể thao bao gồm: sân điền kinh, sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, sân tập, sân vận động, nhà tập thể thao đơn giản,  bể hoặc hồ bơi (nếu có).

    + DT sân thể thao:

    ≥ 100m2/sân tập từng môn

    +Nhà thể thao đơn giản:

    ≥ 10m2/nhà tập

     

     

    - Chỉ tiêu đất thể thao :

    2-3m2/người

    - Diện tích đất xây dựng các công trình thể thao :

    ≥ 4.000m2

    - Cụm các công trình thể thao, bao gồm:

    + 01 sân tập thể thao và 01 nhà tập thể thao

    + DT sân thể thao:

    ≥ 100m2/sân tập từng môn

    +Nhà thể thao đơn giản:

    ≥ 100m2/nhà tập

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    -Chỉ tiêu đất thể thao :

    2-3m2/người

     

     

     

    - Cụm các công trình thể thao, bao gồm:

    01 sân bóng đá, 02 đến 04 sân tập từng môn, 01 nhà tập thể thao, 01 hồ bơi đơn giản (nếu có)

     + DT sân thể thao:

    ≥ 100m2/sân tập từng môn

    +Nhà thể thao đơn giản:

    ≥ 100m2/nhà tập

    + Bể bơi đơn giản:

    ≥ 400m2/bể

     

     

    -Chỉ tiêu đất thể thao :

    2-3m2/người+ Diện tích đất XD :

    ≥ 4.000m2

     

     

    - Cụm các công trình thể thao, bao gồm:

    01 sân bóng đá, 02 đến 04 sân tập từng môn, 01 nhà tập thể thao, 01 hồ bơi đơn giản (nếu có)

     + DT sân thể thao:

    ≥ 100m2/sân tập từng môn

    +Nhà thể thao đơn giản:

    ≥ 100m2/nhà tập

    + Bể bơi đơn giản:

    ≥ 400m2/bể

     

    -Chỉ tiêu đất thể thao :

    2-3m2/người+ Diện tích đất XD :

    ≥ 4.000m2

     

     

    -Cụm các công trình thể thao, bao gồm:

    01 sân bóng đá, 02 đến 04 sân tập từng môn, 01 nhà tập thể thao, 01 hồ bơi đơn giản (nếu có)

     + DT sân thể thao:

    ≥ 100m2/sân tập từng môn

    +Nhà thể thao đơn giản:

    ≥ 100m2/nhà tập

    + Bể bơi đơn giản:

    ≥ 400m2/bể

     

    -Chỉ tiêu đất thể thao :

    2-3m2/người+ Diện tích đất XD :

    ≥ 4.000m2

     

    - Cụm các công trình thể thao, bao gồm:

    + 01 sân tập thể thao và 01 nhà tập thể thao

    + DT sân thể thao:

    ≥ 100m2/sân tập từng môn

    +Nhà thể thao đơn giản:

    ≥ 100m2/nhà tập

     

     

     

     

     

    -Chỉ tiêu đất thể thao :

    2-3m2/người

     

    Cụm các công trình thể thao, bao gồm:

    01 sân bóng đá, 02 đến 04 sân tập từng môn, 01 nhà tập thể thao, 01 hồ bơi đơn giản (nếu có)

     + DT sân thể thao:

    ≥ 100m2/sân tập từng môn

    +Nhà thể thao đơn giản:

    ≥100m2/nhà tập

    + Bể bơi đơn giản:

    ≥ 400m2/ bể

    -Chỉ tiêu đất thể thao :

    2-3m2/người

    - Diện tích đất XD :

    ≥ 4.000m2

    Cụm các công trình thể thao, bao gồm:

    01 sân bóng đá, 01 nhà tập thể thao, 01 hồ bơi đơn giản (nếu có)

     + DT sân thể thao:

    ≥ 100m2/sân tập từng môn

    +Nhà thể thao đơn giản:

    ≥ 200m2/nhà tập nhiều môn

    + Bể bơi đơn giản:

    ≥ 400m2/bể

    -Chỉ tiêu đất thể thao :

    2-3m2/người

     

     

     

    8- Chợ [8]

    (bao gồm nhà chợ chính, diện tích kính doanh ngoài trời, đường đi, bãi để xe, cây xanh)

    - Tối thiểu mỗi xã có 1 chợ

    - Quy mô DT:

    ≥ 3000m2/chợ /xã

    - Diện tích đất XD ;

    ≥16m2/ điểm kinh doanh

    - Diện tích sử dụng:

    ≥ 3m2/điểm kinh doanh

     

    - Tối thiểu mỗi xã có 1 chợ

    Quy mô DT:

    ≥1500m2/ chợ /xã

     

    - Diện tích đất XD ;

    ≥16m2/ điểm kinh doanh

    - Diện tích sử dụng:

    ≥ 3m2/điểm kinh doanh

     

    - Tối thiểu mỗi xã có 1 chợ

    - Quy mô DT:

    ≥ 3000m2/chợ /xã

    - Diện tích đất XD ;

    ≥16m2/ điểm kinh doanh

    - Diện tích sử dụng:

    ≥ 3m2/điểm kinh doanh

     

    - Tối thiểu mỗi xã có 1 chợ

    - Quy mô DT:

    ≥ 3000m2/chợ /xã

    - Diện tích đất XD ;

    ≥16m2/ điểm kinh doanh

    - Diện tích sử dụng:

    ≥ 3m2/điểm kinh doanh

     

    - Tối thiểu mỗi xã có 1 chợ

    - Quy mô DT:

    ≥ 3000m2/chợ /xã

    - Diện tích đất XD ;

    ≥16m2/ điểm kinh doanh

    - Diện tích sử dụng:

    ≥ 3m2/điểm kinh doanh

     

    - Tối thiểu mỗi xã có 1 chợ

    Quy mô DT:

    ≥ 1500m2/ chợ /xã

     

    - Diện tích đất XD ;

    ≥16m2/ điểm kinh doanh

    - Diện tích sử dụng:

    ≥ 3m2/điểm kinh doanh

     

    - Tối thiểu mỗi xã có 1 chợ

    Quy mô DT:

    ≥ 3000m2/ chợ /xã

     

    - Diện tích đất XD ;

    ≥16m2/ điểm kinh doanh

    - Diện tích sử dụng:

    ≥ 3m2/điểm kinh doanh

     

     

    - Tối thiểu mỗi xã có 1 chợ

    - Quy mô DT :

    + Vùng ngập nông:

    ≥ 3000m2/ chợ /xã

    + Vùng ngập sâu:

    ≥ 1500m2/ chợ /xã

    - Diện tích đất XD ;

    ≥16m2/ điểm kinh doanh

    - Diện tích sử dụng:

    ≥ 3m2/điểm kinh doanh

     

     

     

    9- Điểm phục vụ bưu chinh viễn thông[9]

    (cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản bao gồm cả truy cập Internet)

    - Diện tích đất xây dựng :

    ≥ 150 m2/điểm

    - Diện tích đất xây dựng :

    ≥ 150 m2/điểm

    - Diện tích đất xây dựng :

    ≥ 150 m2/điểm

    - Diện tích đất xây dựng :

    ≥ 150 m2/ điểm

    - Diện tích đất xây dựng :

    ≥ 150 m2/ điểm

    - Diện tích đất xây dựng :

    ≥ 150 m2/ điểm

    - Diện tích đất xây dựng :

    ≥ 150 m2/ điểm

    - Diện tích đất xây dựng :

    ≥ 150 m2/điểm

     

     

    10- Nghĩa trang nhân dân[10]

    (bao gồm khu vực táng; khu vực dịch vụ; khu tâm linh; cây xanh, mặt nước)

     

     

    - Diện tích đất xây dựng cho một mộ phần :

    + Hung táng và chôn cất một lần :

    ≤ 5 m2/mộ

    + Cát táng :

    ≤ 3 m2/mộ 

    - Vị trí nghĩa trang :

    2-3 xã/nghĩa trang (trong bán kính  3km)

    - Xác định diện tích đất nghĩa trang :

    + Tỷ lệ tử vong tự nhiên

    + DT đất XD cho một mộ phần

     

    - Diện tích đất xây dựng cho một mộ phần :

    + Hung táng và chôn cất một lần :

    ≤ 5 m2/mộ

    + Cát táng :

    ≤ 3 m2/mộ 

    - Vị trí nghĩa trang :

    2-3 xã/nghĩa trang (trong bán kính  5km)

    - Xác định diện tích đất nghĩa trang :

    + Tỷ lệ tử vong tự nhiên

    + DT đất XD cho một mộ phần

     

    - Diện tích đất xây dựng cho một mộ phần :

    + Hung táng và chôn cất một lần :

    ≤ 5 m2/mộ

    + Cát táng :

    ≤ 3 m2/mộ 

    - Vị trí nghĩa trang :

    2-3xã/nghĩa trang

    (trong bán kính  3km)

    - Xác định diện tích đất nghĩa trang :

    + Tỷ lệ tử vong tự nhiên

    + DT đất XD cho một mộ phần

     

    - Diện tích đất xây dựng cho một mộ phần :

    + Hung táng và chôn cất một lần :

    ≤ 5 m2/mộ

    + Cát táng :

    ≤ 3 m2/mộ 

    - Vị trí nghĩa trang :

    2-3 xã/nghĩa trang

    (trong bán kính  3km)

    - Xác định diện tích đất nghĩa trang :

    + Tỷ lệ tử vong tự nhiên

    + DT đất XD cho một mộ phần

     

    - Diện tích đất xây dựng cho một mộ phần :

    + Hung táng và chôn cất một lần :

    ≤ 5 m2/mộ

    + Cát táng :

    ≤ 3 m2/mộ 

    - Vị trí nghĩa trang :

    2-3xã/nghĩa trang

    (trong bán kính  3km)

    - Xác định diện tích đất nghĩa trang :

    + Tỷ lệ tử vong tự nhiên

    + DT đất XD cho một mộ phần

     

    - Diện tích đất xây dựng cho một mộ phần :

    + Hung táng và chôn cất một lần :

    ≤ 5 m2/mộ

    + Cát táng :

    ≤ 3 m2/mộ 

    - Vị trí nghĩa trang :

    2-3xã/nghĩa trang

    (trong bán kính  5 km)

    - Xác định diện tích đất nghĩa trang :

    + Tỷ lệ tử vong tự nhiên

    + DT đất XD cho một mộ phần

     

    - Diện tích đất xây dựng cho một mộ phần :

    + Hung táng và chôn cất một lần :

    ≤ 5 m2/mộ

    + Cát táng :

    ≤ 3 m2/mộ 

    - Vị trí nghĩa trang :

    2-3xã/nghĩa trang

    (trong bán kính  3km)

    - Xác định diện tích đất nghĩa trang:

    + Tỷ lệ tử vong tự nhiên

    + DT đất XD cho một mộ phần

    - Diện tích đất xây dựng cho một mộ phần :

    + Hung táng và chôn cất một lần :

    ≤ 5 m2/mộ

    + Cát táng :

    ≤ 3 m2/mộ 

    - Vị trí nghĩa trang :

    2-3xã/nghĩa trang

    (trong bán kính  5 km

    )- Xác định diện tích đất nghĩa trang :

    + Tỷ lệ tử vong tự nhiên

    + DT đất XD cho một mộ phần

     

     

     

    11- Khu xử lý chất thải rắn[11] 

    (bao gồm khu tập kết, khu xử lý và khu phụ trợ)

    -Khoảng cách ly vệ sinh :

    + đến ranh giới khu dân cư :

     ≥ 3000m

    + đến công trình xây dựng khác:

    ³1000 m

     

    -Khoảng cách ly vệ sinh :

    + đến ranh giới khu dân cư :

     ≥ 3000m

    + đến công trình xây dựng khác:

    ³1000 m

     

    -Khoảng cách ly vệ sinh :

    + đến ranh giới khu dân cư :

     ≥ 3000m

    + đến công trình xây dựng khác:

    ³1000 m

     

    -Khoảng cách ly vệ sinh :

    + đến ranh giới khu dân cư :

     ≥ 3000m

    + đến công trình xây dựng khác:

    ³1000 m

     

    -Khoảng cách ly vệ sinh :

    + đến ranh giới khu dân cư :

     ≥ 3000m

    + đến công trình xây dựng khác:

    ³1000 m

     

    -Khoảng cách ly vệ sinh :

    + đến ranh giới khu dân cư :

     ≥ 3000m

    + đến công trình xây dựng khác:

    ³1000 m

     

    -Khoảng cách ly vệ sinh :

    + đến ranh giới khu dân cư :

     ≥ 3000m

    + đến công trình xây dựng khác:

    ³1000 m

     

    -Khoảng cách ly vệ sinh :

    + đến ranh giới khu dân cư :

     ≥ 3000m

    + đến công trình xây dựng khác:

    ³1000 m

     

     

     

     12- Cây xanh công cộng[12]

    (bao gồm cây xanh vườn hoa trong khu trung tâm xã, vườn cây ăn quả, vườn ươm, cây xanh cách ly)

    - Chỉ tiêu đất cây xanh công cộng  :

    ≥ 2m2/người

    - Chỉ tiêu đất cây xanh công cộng :

    ≥ 2m2/ người

    - Chỉ tiêu đất cây xanh công cộng  :

    ≥ 2m2/người

    - Chỉ tiêu đất cây xanh công cộng :

    2m2/ người

    - Chỉ tiêu đất cây xanh công cộng   :

     ≥ 2m2/ người

    - Chỉ tiêu đất cây xanh công cộng :

     ≥ 2m2/ người

    -Chỉ tiêu đất cây xanh công cộng :

     ≥ 2m2/ người

    +Chỉ tiêu đất cây xanh công cộng :

    ≥ 2m2/ người

     

     

    13- Đường giao thông nụng thụn[13]

    (bao gồm đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường từ xã đến thôn, xóm, liên thôn, đường ngõ, xóm, đường trục chính nội đồng)

    - Đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường từ xã đến thôn, xóm:

     + Chiều rộng phần xe chạy dành cho cơ giới :

    ≥ 3,5m/làn xe

    + Chiều rộng lề và lề gia cố:

    ≥ 1,5m

    + Chiều rộng mặt cắt ngang đường:

    ≥ 6.5 m

    - Đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường từ xã đến thôn, xóm:

      + Chiều rộng phần xe chạy dành cho cơ giới :

    ≥ 3,5m/làn xe

    + Chiều rộng lề và lề gia cố:

    ≥ 1,25m

    + Chiều rộng mặt cắt ngang đường:

    ≥ 6,0 m

    - Đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường từ xã đến thôn, xóm:

    + Chiều rộng phần xe chạy dành cho cơ giới :

    ≥ 3,5m/làn xe

    + Chiều rộng lề và lề gia cố:

    ≥ 1,5m

    + Chiều rộng mặt cắt ngang đường:

    ≥ 6.5 m

    - Đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường từ xã đến thôn, xóm:

      + Chiều rộng phần xe chạy dành cho cơ giới :

    ≥ 3,5m/làn xe

    + Chiều rộng lề và lề gia cố:

    ≥ 1,5m

    + Chiều rộng mặt cắt ngang đường:

    ≥ 6.5 m

    - Đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường từ xã đến thôn, xóm:

    + Chiều rộng phần xe chạy dành cho cơ giới :

    ≥ 3,5m/làn xe

    + Chiều rộng lề và lề gia cố:

    ≥ 1,5m

    + Chiều rộng mặt cắt ngang đường:

    ≥ 6.5 m

    - Đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường từ xã đến thôn, xóm:

      + Chiều rộng phần xe chạy dành cho cơ giới :

     

    ≥ 3,5m/làn xe

    + Chiều rộng lề và lề gia cố:

    ≥ 1,5m

    + Chiều rộng mặt cắt ngang đường:

    ≥ 6.5 m

    - Đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường từ xã đến thôn, xóm:

    + Chiều rộng phần xe chạy dành cho cơ giới :

    ≥ 3,5m/làn xe

    + Chiều rộng lề và lề gia cố:

    ≥ 1,25m

    + Chiều rộng mặt cắt ngang đường:

    ≥ 6.0 m

    - Đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường từ xã đến thôn, xóm:

    + Chiều rộng phần xe chạy dành cho cơ giới :

    ≥ 3,5m/làn xe

    + Chiều rộng lề và lề gia cố:

    ≥ 1,5m

    + Chiều rộng mặt cắt ngang đường:

    ≥ 6.5 m

     

     

     

    -  Đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng :

    + Chiều rộng mặt đường:

    ≥ 3,0m

     

    - Đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng :

    + Chiều rộng mặt đường:

    ≥ 3,0m

     

    - Đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng :

    + Chiều rộng mặt đường:

    ≥ 3,0m

     

    - Đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng :

    + Chiều rộng mặt đường:

    ≥ 3,0m

     

    - Đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng :

    + Chiều rộng mặt đường:

    ≥ 3,0m

     

    - Đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng :

    + Chiều rộng mặt đường:

    ≥ 3,0m

     

    - Đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng :

    +Chiều rộng mặt đường:

    ≥ 3,0m

    - Đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng :

    + Chiều rộng mặt đường:

    ≥ 3,0m

     

     

     

     

    - Chất lượng mặt đường:

    + Đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường thôn xóm:

    * bê tông xi măng hoặc đá dăm , hoặc lát gạch

    + Đường trục chính nội đồng :

    * cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao.

    - Chất lượng mặt đường:

    + Đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường thôn xóm:

    * đá dăm, cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao.

    - Chất lượng mặt đường:

    + Đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường thôn xóm:

    * bê tông xi măng hoặc đá dăm , hoặc lát gạch

    + Đường trục chính nội đồng :

    * cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao.

    - Chất lượng mặt đường:

    + Đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường thôn xóm:

    * bê tông xi măng hoặc đá dăm , hoặc lát gạch

    + Đường trục chính nội đồng :

    * cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao.

    - Chất lượng mặt đường:

    + Đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường thôn xóm:

    * bê tông xi măng hoặc đá dăm , hoặc lát gạch

    + Đường trục chính nội đồng :

    * cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao.

    - Chất lượng mặt đường:

    + Đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường thôn xóm:

    * đá dăm, cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao.

    - Chất lượng mặt đường:

    + Đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường thôn xóm:

    * bê tông xi măng hoặc đá dăm , hoặc lát gạch

    + Đường trục chính nội đồng :

    * cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao.

    - Chất lượng mặt đường:

    + Đường từ huyện đến xó, đường liên xã, đường thôn xóm:

    * bê tông xi măng, đá dăm, cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao.

     

     

    14- Cấp điện[14]

    -Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt:

    + Điện năng ≥ 200 KWh/người/

    năm

    -Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt:

    + Điện năng ≥ 200 KWh/người/

    năm

    -Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt:

    + Điện năng ≥ 200 KWh/người/

    năm

    -Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt:

    + Điện năng ≥ 200 KWh/người/

    năm

    -Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt:

    + Điện năng ≥ 200 KWh/người/

    năm

    -Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt:

    + Điện năng ≥ 200 KWh/người/

    năm

    -Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt:

    + Điện năng ≥ 200 KWh/người/

    năm

    -Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt:

    + Điện năng ≥ 200 KWh/người/

    năm

     

     

     

    + Phụ tải :

    ≥ 150w/ người

    + Phụ tải :

    ≥ 150w/ người

    + Phụ tải :

    ≥ 150w/ người

    + Phụ tải :

    ≥ 150w/ người

    + Phụ tải :

    ≥ 150w/ người

    + Phụ tải :

    ≥ 150w/ người

    + Phụ tải :

    ≥ 150w/ người

    + Phụ tải :

    ≥ 150w/ người

     

     

     

    -Chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng:

    ≥ 15% nhu cầu điện sinh hoạt cũa hoặc cụm xã

    -Chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng:

    ≥ 15% nhu cầu điện sinh hoạt cũa hoặc cụm xã

    -Chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng:

    ≥ 15% nhu cầu điện sinh hoạt cũa hoặc cụm xã

    -Chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng:

    ≥ 15% nhu cầu điện sinh hoạt cũa hoặc cụm xã

    -Chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng:

    ≥ 15% nhu cầu điện sinh hoạt cũa hoặc cụm xã

    -Chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng:

    ≥ 15% nhu cầu điện sinh hoạt cũa hoặc cụm xã

    -Chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng:

    ≥ 15% nhu cầu điện sinh hoạt cũa hoặc cụm xã

    -Chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng:

    ≥ 15% nhu cầu điện sinh hoạt cũa hoặc cụm xã

     

     

    15- Cấp nước[15]

    Tiờu chuẩn cấp  nước:

    Tiờu chuẩn cấp  nước:

    Tiờu chuẩn cấp  nước:

    Tiờu chuẩn cấp  nước:

    Tiờu chuẩn cấp  nước:

    Tiờu chuẩn cấp  nước:

    Tiờu chuẩn cấp  nước:

    Tiờu chuẩn cấp  nước:

     

     

     

    + Có trang thiết bị vệ sinh và mạng lưới đường ống:

     ≥ 80 lít/

    người/ngày

    + Có trang thiết bị vệ sinh và mạng lưới đường ống:

     ≥ 80 lít/

    người/ngày

    + Có trang thiết bị vệ sinh và mạng lưới đường ống:

     ≥ 80 lít/

    người/ngày

    + Có trang thiết bị vệ sinh và mạng lưới đường ống:

     ≥ 80 lít/

    người/ngày

    + Có trang thiết bị vệ sinh và mạng lưới đường ống:

     ≥ 80 lít/

    người/ngày

    + Có trang thiết bị vệ sinh và mạng lưới đường ống:

     ≥ 80 lít/

    người/ngày

    + Có trang thiết bị vệ sinh và mạng lưới đường ống:

     ≥ 80 lít/

    người/ngày

    + Có trang thiết bị vệ sinh và mạng lưới đường ống:

     ≥ 80 lít/

    người/ngày

     

     

     

    + Có đường ống và vòi nước dẫn đền hộ gia đình:

    ≥ 60 lít/

    người/ngày

    + Có đường ống và vòi nước dẫn đền hộ gia đình:

    ≥ 60 lít/

    người/ngày

    + Có đường ống và vòi nước dẫn đền hộ gia đình:

    ≥ 60 lít/

    người/ngày

    + Có đường ống và vòi nước dẫn đền hộ gia đình:

    ≥ 60 lít/

    người/ngày

    + Có đường ống và vòi nước dẫn đền hộ gia đình:

    ≥ 60 lít/

    người/ngày

    + Có đường ống và vòi nước dẫn đền hộ gia đình:

    ≥ 60 lít/

    người/ngày

    + Có đường ống và vòi nước dẫn đền hộ gia đình:

    ≥ 60 lít/

    người/ngày

    + Có đường ống và vòi nước dẫn đền hộ gia đình:

    ≥ 60 lít/

    người/ngày

     

     

     

    + Sử dụng vòi nước công cộng:

    ≥ 40lít/ người/ngày.

    + Sử dụng vòi nước công cộng:

    ≥ 40lít/ người/ngày.

    + Sử dụng vòi nước công cộng:

    ≥ 40lít/ người/ngày.

    + Sử dụng vòi nước công cộng:

    ≥ 40lít/ người/ngày.

    + Sử dụng vòi nước công cộng:

    ≥ 40lít/ người/ngày.

    + Sử dụng vòi nước công cộng:

    ≥ 40lít/ người/ngày.

    + Sử dụng vòi nước công cộng:

    ≥ 40lít/ người/ngày.

    + Sử dụng vòi nước công cộng:

    ≥ 40lít/ người/ngày.

     

     

    16- Thoát nước[16]

     

    - Phải có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, nước mưa

    - Phải có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt

    - Phải có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, nước mưa

    - Phải có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, nước mưa

    - Phải có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, nước mưa

    - Phải có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt.

    - Phải có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, nước mưa

    - Phải có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt.

     

     

     

    - Thu gom được ≥ 80% lượng nước cấp

    - Thu gom được ≥ 80% lượng nước cấp

    - Thu gom được ≥ 80% lượng nước cấp

    - Thu gom được ≥ 80% lượng nước cấp

    - Thu gom được ≥ 80% lượng nước cấp

    - Thu gom được ≥ 80% lượng nước cấp

    - Thu gom được ≥ 80% lượng nước cấp

    - Thu gom được ≥ 80% lượng nước cấp

     

    Nguồn tài liệu tham khảo:

    [1]- Đất ở:

    - QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt nam- Quy hoạch xây dựng

    - TCVN 4454: 1987- Quy hoạch xây dựng điểm dân cư xã- hợp tác xã- Tiêu chuẩn thiết kế

    - Đề tài cấp Nhà nước: Mô hình và giải pháp quy hoạch kiến trúc các vùng sinh thái đặc trưng ở Việt Nam- 2003

    - Tiêu chuẩn Trung quốc: Quy hoạch xây dựng thị trấn, thị tứ

    - Các đồ án quy hoạch điểm dân cư nông thôn do Viện KT,QH đô thị & nông thôn thực hiện

    [2]- Công sở cấp xã:

          QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt nam- Quy hoạch xây dựng

          Quyết định 32/2004/QĐ-BTC Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước tại xã, phường, thị trấn

     [3]- Trường mầm non:

          QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt nam- Quy hoạch xây dựng

    - Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 7 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

    - Quyết định sửa đổi, bổ sung số 25/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2005 Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

    - TCXDVN 262 : 2002- Nhà trẻ, trường mẫu giáo. Tiêu chuẩn thiết kế

    - Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008- danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường

    [4]- Trường tiểu học:

          QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt nam- Quy hoạch xây dựng

          Điều lệ Tr­ường tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

          Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005

    - Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008- danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường

    [5]- Trường trung học cơ sở:

          QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt nam- Quy hoạch xây dựng

          Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 2/4/2007.

           Quy chế công nhận Trường Trung học đạt chuẩn quốc gia, Quyết định số 27/2001/GD-ĐT ngày 5/7/2001.

           Quy chế công nhận phòng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia, Quyết định số 37/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/3/2008 Quy định về vệ sinh trường học - Bộ Y tế ngày 18/4/2000.

    -   Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008- danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường

    [6]- Trạm y tế xã

    - QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Quy hoạch xây dựng

    - Quyết định 370/200/QĐ-BYT ngày 7/2/2002 vê Chuẩn quốc gIa về y tế xã

    - TCVN 7022:2002 - Trạm y tế cơ sở. Yêu cầu thiết kế

    - Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008- danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường

    [7]- Trung tâm văn hoá- thể thao

    - QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Quy hoạch xây dựng

    - Quyết định Số 100/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phỏt triển thể dục thể thao ở xó, phường, thị trấn đến năm 2010.

    - Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/10/2005 Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2010

    - Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BVHTT-UBTDTT ngày 24/7/2007 – Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hoá- Thể thao xã, phường thị trấn

    - Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008- danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường

    - TCXDVN 281:2004 - Nhà văn hoá- Thể thao . Tiêu chuẩn thiết kế

    - TCXDVN 289 : 2004 Công trình thể thao. Nhà thể thao. Tiêu chuẩn thiết kế

    - TCXDVN 288 : 2004- Công trình thể thao. Bể bơi.Tiêu chuẩn thiết kế;

    - TCXDVN 287 : 2004- Công trình thể dục thể thao. Các sân thể thao.Tiêu chuẩn thiết kế

    [8]- Chợ 

    - Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ

    - QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Quy hoạch xây dựng

    - TCXDVN 361: 2006- Chợ – Tiêu chuẩn thiết kế

    [9]- Điểm phục vụ bưu chinh viễn thông

    - Quyết định số 1502/BTTTT-KHTC ngày 25/5/2009- Hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực thông tin và truyền thông

     [10]- Nghĩa trang nhân dân 

    - QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Quy hoạch xây dựng

    -Đề tài cấp Bộ “ Hướng dẫn quy hoạch xây dựng nghĩa trang ở nông thôn ĐBSH và  ĐBSCL, RD 17-04

    - TCVN  7956: 2008-  Nghĩa trang đô thị- Tiêu chuẩn thiết kế

    [11]- Bãi chôn lấp chất thải rắn

    Thông tư liên tịch Số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 01 năm 2001- Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn

    - QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Quy hoạch xây dựng

    - TCVN 6696- 200- Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh- Yêu cầu chung bảo vệ môi trường

    - TCXDVN 261: 2001- Bãi chôn lấp chất thải rắn- Tiêu chuẩn thiết kế

    -TCXDVN 260: 2004- - Bãi chôn lấp chất thải nguy hại- Tiêu chuẩn thiết kế

     [12]- Cây xanh công cộng

    - QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Quy hoạch xây dựng

     [13]- Đường Giao thông nông thôn

    - Quyết định số 2933/BGTVT-KHĐT ngày 11/5/2009-  Hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn

    - TCVN 4054: 2005- Đường ôtô- Tiêu chuẩn thiết kế

    - 22TCN 210-1992- Đường giao thông nông thôn- Tiêu chuẩn thiết kế

    [14]- Cấp điện

    - QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Quy hoạch xây dựng

    - Nghị định số 106/2005 NĐ-CP, ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.

    - QĐKT-ĐNT- 2006- Quy định kỹ thuật điện nông thôn

    [15]- Cấp nước

    - QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Quy hoạch xây dựng

    [16]- Thoát nước

    - QCXDVN 01: 2008/BXD- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam- Quy hoạch xây dựng

     

     

     

     

     

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X