hieuluat
hoi dap

Thư viện câu hỏi

Tổng hợp các câu hỏi pháp lý thường gặp, các tình huống pháp lý thực tế gửi về Vanbanluat

Nhà hộ nghèo bị sập do lũ có được hỗ trợ xây dựng lại không?

Câu hỏi: Xin hỏi Vanbanluat.com: Gia đình cô tôi được công nhận là hộ nghèo, đợt lũ vừa qua đã làm nhà của cô tôi bị sập. Vậy cho hỏi cô tôi được hỗ trợ làm lại nhà không? Nếu có cô tôi cần làm thủ tục gì? Xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hieuluat.vn, Ban tư vấn của hieuluat.vn xin trả lời bạn như sau:   

Việc hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 136/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 15. Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở

1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.”

Như vậy, theo quy định trên thì gia đình cô bạn sẽ được hỗ trợ chi phí làm nhà ở nhưng mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.

Thủ tục đề nghị hỗ trợ được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 15 và khoản 3 Điều 12 Nghị định 136/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau

- Hộ gia đình làm Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Trưởng thôn lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình cần hỗ trợ theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

- Trưởng thôn chủ trì họp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để bình xét hộ gia đình, số người trong hộ gia đình cần hỗ trợ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách hộ gia đình và số người cần hỗ trợ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

- Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;

- Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.

Như vậy, gia đình cô bạn sẽ được hỗ trợ làm lại nhà mới với mức hỗ trợ không quá 20 triệu đồng và phải thực hiện thủ tục đề nghị hỗ trợ theo quy định trên.

Xem thêm:

- Mức thu nhập như thế nào được xem là hộ nghèo?

- Nhà tình nghĩa có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: tuvan@vanbanluat.com
X