Hành vi dùng tiền giấy để làm cây tiền thần tài hay các mục đích khác mà khiến các đồng tiền đó bị rách, hư hỏng dẫn đến không thể sử dụng được là hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg, cụ thể như sau:
“Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm
[…]
2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.”
Ngoài ra, Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 cũng quy định cấm hành vi hủy hoại đồng tiền trái pháp luật:
“Điều 23. Các hành vi bị cấm
[…]
2. Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.”
Như vậy, việc sử dụng các đồng tiền lẻ để làm đồ trang trí trong dịp Tết mà làm cho đồng tiền đó bị rách, bị hư hỏng là hành vi hủy hoại đồng tiền trái pháp luật
Hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 96/2014/NĐ-CP:
“Điều 31. Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam
[…]
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
[…]
5. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
[…]
5. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các Khoản 2, 3, 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.”