Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hieuluat.vn, Ban tư vấn của hieuluat.vn xin trả lời bạn như
Theo quy định về quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con được quy định tại Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2014 thì tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mặt khác, hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.
Nguyên tắc lập hóa đơn được quy định tại khoản Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:
- Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này.
- Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
Như vậy, công ty mẹ và công ty con là hai pháp nhân độc lập và hạch toán riêng biệt. Do đó, khi công mẹ muốn chuyển một phần chi phí về công ty con thì phải thiết lập một giao dịch cung cấp dịch vụ và phải xuất hóa đơn.
Xem thêm:
- Hàng hóa có giá trị dưới 200.000 đồng không xuất hóa đơn thì khai thuế thế nào?
- Không xuất hóa đơn giá trị gia tăng thì có bị phạt không?
- Làm gì khi xuất hóa đơn sau tên công ty mà mã số thuế vẫn đúng?