Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hieuluat.vn, Ban tư vấn của hieuluat.vn xin trả lời bạn như sau:
Căn cứ pháp lý:
1. Nghị định 78/2015/NĐ-CP (Chương VIII);
2. Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT (Phụ lục III-1).
Theo quy định của pháp luật hiện hành, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ, các hộ gia đình có quyền đăng ký thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Để thành lập hộ kinh doanh cá thể, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Biên bản thỏa thuận thành lập hộ kinh doanh (nếu hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập);
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình trực tiếp thành lập hộ kinh doanh.
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh bằng một trong hai phương thức tại Bộ phận một cửa của Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh và nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Phòng Tài chính - Kế hoạch hoàn tất kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa để trả kết quả.
Sau thời hạn trên, người nộp hồ sơ nhận kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại bộ phận một cửa phòng Phòng Tài chính - Kế hoạch và phải mang các giấy tờ sau:
- Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ (nếu có).
- Trường hợp không phải Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình trực tiếp đến nhận kết quả thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân sau đây:
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.).
kèm theo văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký hộ kinh doanh.
Lưu ý:
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện;
- Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định;
- Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại;
- Mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân;
- Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Xem thêm:
- Hộ kinh doanh khác các loại hình doanh nghiệp như thế nào?;