Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 1238-TCHQ-GSQL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Bùi Duy Bảo |
Ngày ban hành: | 29/04/1996 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 29/04/1996 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Hải quan |
CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 1238-TCHQ/GSQL
NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 1996 VỀ VIỆC QUẢN LÝ HÀNG GIA CÔNG
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
Để việc quản lý hàng gia công và nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được chặt chẽ, thống nhất trong cả nước, đồng thời tạo thuận lợi cho các hoạt động này, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thêm một số vấn đề quy định tại QĐ 126/TCHQ-QĐ ngày 8-4-1995, Thông tư Liên Bộ Thương mại - Tổng cục Hải quan số 07/TM-TCHQ ngày 13-4-1996 và Thông tư 53/TC-TCT ngày 13-7-1995 như sau:
1. Về việc lấy mẫu nguyên phụ liệu nhập khẩu theo quy định tại Điều 9 QĐ 126 nói trên:
Trường hợp có lấy mẫu thì mẫu phải có chữ ký của cán bộ kiểm hoá và chủ hàng, và phải được lưu cùng hồ sơ lô hàng. Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm, kiểm hoá viên phải đối chiếu sản phẩm với mẫu lưu.
2. Việc kiểm tra định mức như quy định tại điều 10 QĐ 126 nói trên:
Sau khi kiểm tra định mức cán bộ hải quan phải ký và ghi rõ họ tên lên sản phẩm mẫu đã được kiểm tra. Với loại sản phẩm có thể đóng dấu được thì ngoài việc ký tên phải đóng dấu đăng ký tờ khai lên sản phẩm mẫu. Sản phẩm mẫu đã kiểm tra định mức được niêm phong giao cho chủ hàng để xuất trình cho cán bộ kiểm hoá hoặc giao trực tiếp cho cán bộ kiểm hoá. Khi kiểm hoá lô hàng, cán bộ kiểm hoá phải đối chiếu sản phẩm xuất khẩu với mẫu sản phẩm đã được kiểm tra.
3. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước nhưng sau đó lại xuất khẩu:
Theo quy định tại Thông tư 53/TC-TCT ngày 13-7-1995 của Bộ Tài chính thì khi làm thủ tục xuất khẩu và thủ tục hoàn thuế, Hải quan không yêu cầu phải đối chiếu với mẫu nguyên phụ liệu nhập khẩu, nhưng yêu cầu giám đốc doanh nghiệp phải có văn bản giải trình và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật việc đã sử dụng chính nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu. Khi làm thủ tục xuất khẩu và thủ tục hoàn thuế, Hải quan phải đối chiếu các chỉ tiêu về tên, mã số, phẩm cấp, xuất xứ, giá cả của nguyên phụ liệu sản xuất ra sản phẩm với các chỉ tiêu đó của nguyên phụ liệu nhập khẩu thể hiện trên tờ khai nhập khẩu xem có phù hợp không, trong đó đặc biệt lưu ý đến sự phù hợp về thuế suất và giá của nguyên phụ liệu đó.
4. Điểm 2 Thông tư Liên Bộ số 07/TM-TCHQ ngày 13-4-1996 có quy định giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định loại hình nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Trường hợp khai là nhập khẩu nguyên phụ liệu đển sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm lại tiêu thụ ở thị trường trong nước thì xử lý như sau:
Ngoài việc yêu cầu nộp thuế ngay, còn phải:
4.1. Tính phạt nợ thuế từ ngày thứ 31 như quy định đối với hàng kinh doanh nhập khẩu.
4.2. Phạt vi phạm hành chính về việc khai man loại hình kinh doanh để chiếm dụng tiền thuế.
4.3. Cưỡng chế không cho làm thủ tục đối với những lô hàng tiếp theo cho đến khi hoàn thành việc thực hiện các quyết định xử lý theo quy định tại các điều 4.1 và 4.2 trên đây.
Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì phải báo cáo Tổng cục Hải quan để có chỉ đạo.
Những hướng dẫn trên đây thay thế cho những hướng dẫn tương ứng ở các văn bản trước đây.
Không có văn bản liên quan. |
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu: | 1238-TCHQ-GSQL |
Loại văn bản: | Công văn |
Ngày ban hành: | 29/04/1996 |
Hiệu lực: | 29/04/1996 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Hải quan |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Bùi Duy Bảo |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!