hieuluat

Quyết định 1723/QĐ-TCHQ Yêu cầu năng lực lĩnh vực kiểm tra sau thông quan

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Tổng cục Hải quanSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:1723/QĐ-TCHQNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Mai Xuân Thành
    Ngày ban hành:05/06/2018Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:05/06/2018Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Xuất nhập khẩu
  • BỘ TÀI CHÍNH
    TỔNG CỤC HẢI QUAN

    -------

    Số: 1723/QĐ-TCHQ

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2018

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    VỀ VIỆC BAN HÀNH YÊU CẦU NĂNG LỰC LĨNH VỰC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

    ----------------------

    TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

     

    Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2017;

    Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

    Căn cứ Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức;

    Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức;

    Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

    Căn cứ Thông tư số 09/2010/TT-BNV ngày 11 tháng 9 năm 2010 của Bộ Nội vụ Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ;

    Căn cứ Quyết định số 538/QĐ-BTC ngày 24 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phân cấp, quản lý công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;

    Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan,

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Yêu cầu năng lực lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan, gồm:

    1. Danh mục yêu cầu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của từng vị trí việc làm lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan;

    2. Yêu cầu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan;

    3. Danh mục yêu cầu kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của từng vị trí việc làm lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan;

    4. Yêu cầu kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan;

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

    Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 3;
    - Lãnh đạo TCHQ (để chỉ đ
    ạo);
    - Lưu: VT; KTSTQ (5b).

    KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
    PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG





    Mai Xuân Thành

     

    PHỤ LỤC I. DANH MỤC YÊU CẦU KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CỦA TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM LĨNH VỰC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
    (Kèm theo Quyết định số 1723/QĐ-TCHQ ngày 05/6/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

     

    I. VỊ TRÍ VIỆC LÀM TẠI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

    1. Tham mưu nghiệp vụ KTSTQ

    1.1. Kiến thức trọng tâm

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về KTSTQ.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về giải quyết khiếu nại.

    1.2. Kiến thức có liên quan

    a. Kiến thức có liên quan trong lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về thu thập, xác minh, xử lý thông tin phục vụ KTSTQ.

    b. Kiến thức chuyên môn các lĩnh vực khác có liên quan

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về phân loại hàng hóa.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về trị giá hải quan.

    - Chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    - Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về gia công, sản xuất xuất khẩu.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về xuất xứ hàng hóa.

    - Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

    - Nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra nội bộ.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về tố tụng hành chính.

    - Quy định về thủ tục tiến hành khởi tố vụ án hình sự liên quan hoạt động KTSTQ.

    c. Kiến thức hệ thống tin học nghiệp vụ

    - Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau thông quan và quản lý rủi ro (Hệ thống STQ); Hệ thống thông tin vi phạm (Hệ thống QLVP14); Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế (Hệ thống GTT02); Hệ thống thông tin kế toán thuế XNK tập trung (Hệ thống KTTT); Hệ thống Quản lý rủi ro (Riskman); Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS…

    2. Thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ KTSTQ cấp Tổng cục

    2.1. Kiến thức trọng tâm

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về thu thập, xác minh, xử lý thông tin phục vụ KTSTQ.

    2.2. Kiến thức có liên quan

    a. Kiến thức có liên quan trong lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về KTSTQ.

    b. Kiến thức chuyên môn các lĩnh vực khác có liên quan

    - Các quy chế phối hợp cung cấp thông tin giữa hải quan và các đơn vị khác (thuế, công an, ngân hàng...).

    - Kiến thức về giám định hồ sơ.

    - Danh mục hàng hóa rủi ro về phân loại và mức thuế.

    - Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu rủi ro về giá.

    - Danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan.

    - Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

    - Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu các loại hình.

    c. Kiến thức hệ thống tin học nghiệp vụ

    - Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau thông quan và quản lý rủi ro (Hệ thống STQ); Hệ thống thông tin vi phạm (Hệ thống QLVP14); Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế (Hệ thống GTT02); Hệ thống thông tin kế toán thuế XNK tập trung (Hệ thống KTTT); Hệ thống Quản lý rủi ro (Riskman); Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS; Hệ thống thông quan tầu biển xuất nhập cảnh (Hệ thống E-Manifest); Hệ thống thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan (Hệ thống CI02); Hệ thống thông quan điện tử tập trung (Hệ thống V5)...

    3. Kiểm tra sau thông quan cấp Tổng cục

    3.1. Kiến thức trọng tâm

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về KTSTQ.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về phân loại hàng hóa.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về trị giá hải quan.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về gia công, sản xuất xuất khẩu.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn vxuất xứ hàng hóa

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

    3.2. Kiến thức có liên quan

    a. Kiến thức có liên quan trong lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về thu thập, xác minh, xử lý thông tin phục vụ KTSTQ.

    b. Kiến thức chuyên môn các lĩnh vực khác có liên quan

    - Danh mục hàng hóa rủi ro về phân loại và mức thuế.

    - Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu rủi ro về giá.

    - Danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan.

    - Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

    - Kiến thức về tài chính, kế toán của doanh nghiệp có hot đng xuất nhp khẩu.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

    c. Kiến thức hệ thống tin học nghiệp vụ

    - Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau thông quan và quản lý rủi ro (Hệ thống STQ); Hệ thống thông tin vi phạm (Hệ thống QLVP14); Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế (Hệ thống GTT02); Hệ thống thông tin kế toán thuế XNK tập trung (Hệ thống KTTT); Hệ thống Quản lý rủi ro (Riskman); Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS...

    4. Quản lý doanh nghiệp ưu tiên

    4.1. Kiến thức trọng tâm

    - Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy định, quy trình nghiệp vụ quản lý, thẩm định doanh nghiệp ưu tiên.

    4.2. Kiến thức có liên quan

    a. Kiến thức có liên quan trong lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn vKTSTQ.

    - Kiến thức về quản lý DNUT của Hải quan các nước.

    b. Kiến thức chuyên môn các lĩnh vực khác có liên quan

    - Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

    - Kiến thức về tài chính, kế toán của doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

    c. Kiến thức hệ thống tin học nghiệp vụ

    - Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau thông quan và quản lý rủi ro (Hệ thống STQ); Hệ thống thông tin vi phạm (Hệ thống QLVP14); Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế (Hệ thống GTT02); Hệ thống thông tin kế toán thuế XNK tập trung (Hệ thống KTTT); Hệ thống Quản lý rủi ro (Riskman); Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS...

    II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM TẠI ĐƠN VỊ THAM MƯU CÔNG TÁC KTSTQ THUỘC CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ

    1. Thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan (cấp Cục Hải quan)

    1.1. Kiến thức trọng tâm

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về thu thập, xác minh, xử lý thông tin phục vụ KTSTQ.

    1.2. Kiến thức có liên quan

    a. Kiến thức có liên quan trong lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về KTSTQ.

    b. Kiến thức chuyên môn các lĩnh vực khác có liên quan

    - Các quy chế phối hợp cung cấp thông tin giữa hải quan và các đơn vị khác (thuế, công an, ngân hàng...).

    - Danh mục hàng hóa rủi ro về phân loại và mức thuế.

    - Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu rủi ro về giá.

    - Danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan.

    - Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

    c. Kiến thức hệ thống tin học nghiệp vụ

    - Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau thông quan và quản lý rủi ro (Hệ thống STQ); Hệ thống thông tin vi phạm (Hệ thống QLVP14); Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế (Hệ thống GTT02); Hệ thống thông tin kế toán thuế XNK tập trung (Hệ thống KTTT); Hệ thống Quản lý rủi ro (Riskman); Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS; Hệ thống thông quan tầu biển xuất nhập cảnh (Hệ thống E-Manifest); Hệ thống thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan (Hệ thống CI02); Hệ thống thông quan điện tử tập trung (Hệ thống V5)...

    2. Kiểm tra sau thông quan (cấp Cục Hải quan)

    2.1. Kiến thức trọng tâm

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về KTSTQ.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về về phân loại hàng hóa.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về trị giá hải quan.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về gia công, sản xuất xuất khẩu.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về xuất xứ hàng hóa.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

    2.2. Kiến thức có liên quan

    a. Kiến thức có liên quan trong lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về thu thập, xác minh, xử lý thông tin phục vụ KTSTQ.

    b. Kiến thức chuyên môn các lĩnh vực khác có liên quan

    - Danh mục hàng hóa rủi ro về phân loại và mức thuế.

    - Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu rủi ro về giá.

    - Danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan.

    - Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

    - Kiến thức về tài chính, kế toán của doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

    c. Kiến thức hệ thống tin học nghiệp vụ

    - Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau thông quan và quản lý rủi ro (Hệ thống STQ); Hệ thống thông tin vi phạm (Hệ thống QLVP14); Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế (Hệ thống GTT02); Hệ thống thông tin kế toán thuế XNK tập trung (Hệ thống KTTT); Hệ thống Quản lý rủi ro (Riskman); Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS...

    III. VỊ TRÍ VIỆC LÀM LĨNH VỰC KTSTQ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN THUỘC CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PH

    1. Kiểm tra sau thông quan cấp Chi cục

    1.1. Kiến thức trọng tâm

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về KTSTQ.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về về phân loại hàng hóa.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về trị giá hải quan.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về gia công, sản xuất xuất khẩu.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về xuất xứ hàng hóa.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

    1.2. Kiến thức có liên quan

    a. Kiến thức có liên quan trong lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan;

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về thu thập, xác minh, xử lý thông tin phục vụ KTSTQ.

    b. Kiến thức chuyên môn các lĩnh vực khác có liên quan

    - Danh mục hàng hóa rủi ro về phân loại và mức thuế.

    - Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu rủi ro về giá.

    - Danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan.

    - Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khu.

    - Kiến thức về tài chính, kế toán của doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

    c. Kiến thức hệ thống tin học nghiệp vụ

    - Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau thông quan và quản lý rủi ro (Hệ thống STQ); Hệ thống thông tin vi phạm (Hệ thống QLVP14); Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế (Hệ thống GTT02); Hệ thống thông tin kế toán thuế XNK tập trung (Hệ thống KTTT); Hệ thống Quản lý rủi ro (Riskman); Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS...

     

    PHỤ LỤC II. KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ LĨNH VỰC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
    (Kèm theo Quyết định số 1723/QĐ-TCHQ ngày 05/6/2018 của Tng cục trưởng Tng cục Hải quan)

     

    Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của các vị trí việc làm lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan bao gồm kiến thức chuyên môn chính lĩnh vực kiểm tra sau thông quan và kiến thức chuyên môn một số lĩnh vực có liên quan:

    1. Kiến thức chuyên môn lĩnh vực kiểm tra sau thông quan

    1.1. Kiến thức về nghiệp vụ KTSTQ

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về KTSTQ.

    - Kinh nghiệm xử lý một số tình huống thường gặp.

    1.2. Kiến thức về thu thập, xử lý thông tin

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về thu thập, xác minh, xử lý thông tin phục vụ KTSTQ.

    1.3. Kiến thức về doanh nghiệp ưu tiên

    - Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy định, quy trình nghiệp vụ quản lý, thẩm định doanh nghiệp ưu tiên.

    - Kiến thức về quản lý DNUT của Hải quan các nước.

    - Kinh nghiệm xử lý một số tình huống thường gặp.

    2. Kiến thức chuyên môn các lĩnh vực có liên quan

    2.1. Nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về phân loại hàng hóa.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về trị giá hải quan.

    - Chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    - Kiến thức về tài chính, kế toán của doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

    2.2. Nghiệp vụ giám sát quản lý về hải quan

    - Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về gia công, sản xuất xuất khẩu.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về xuất xứ hàng hóa.

    - Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

    2.3. Nghiệp vụ quản lý rủi ro

    - Danh mục hàng hóa rủi ro về phân loại và mức thuế.

    - Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu rủi ro về giá.

    - Danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan.

    - Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

    2.4. Nghiệp vụ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về giải quyết khiếu nại.

    - Văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về tố tụng hành chính.

    - Quy định về thủ tục tiến hành khởi tố vụ án hình sự liên quan hoạt động KTSTQ.

    2.5. Nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ

    3. Kiến thức hệ thống tin học nghiệp vụ

    Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau thông quan và quản lý rủi ro (Hệ thống STQ); Hệ thống thông tin vi phạm (Hệ thống QLVP14); Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế (Hệ thống GTT02); Hệ thống thông tin kế toán thuế XNK tập trung (Hệ thống KTTT); Hệ thống Quản lý rủi ro (Riskman); Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS; Hệ thống thông quan tầu biển xuất nhập cảnh (Hệ thống E-Manifest); Hệ thống thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan (Hệ thống CI02); Hệ thống thông quan điện tử tập trung (Hệ thống V5)...

    4. Kiến thức mt số lĩnh vực khác

    - Các quy chế phối hợp cung cấp thông tin giữa hải quan và các đơn vị khác (thuế, công an, ngân hàng...).

    - Kiến thức về giám định hồ sơ.

    - Kiến thức về hệ thống thông tin hải quan./.

     

    PHỤ LỤC III. DANH MỤC YÊU CẦU KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CỦA TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM LĨNH VỰC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
    (Kèm theo Quyết định số 1723/QĐ-TCHQ ngày 05/6/2018 của Tổng cục trưởng Tng cục Hải quan)

     

    I. VỊ TRÍ VIỆC LÀM TẠI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

    1. Tham mưu nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan

    1.1. Kỹ năng tham mưu

    a. Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành

    - Kỹ năng xây dựng chiến lược phát triển nghiệp vụ hải quan

    - Kỹ năng xây dựng văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ

    - Kỹ năng xây dựng văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc).

    b. Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên - Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền)

    - Kỹ năng bồi dưỡng, tập huấn triển khai nghiệp vụ.

    - Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ.

    - Kỹ năng giải quyết vướng mắc/vụ việc.

    c. Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục.

    d. Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan.

    e. Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ.

    1.2. Kỹ năng thực thi lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

    - Kỹ năng kiểm tra tuân thủ chính sách, pháp luật về hải quan, thuế: phân loại hàng hóa, áp dụng chính sách thuế, áp dụng mức thuế, kiểm tra và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu...

    - Kỹ năng phân tích, xử lý số liệu.

    - Kỹ năng lập biên bản làm việc và biên bản kiểm tra.

    - Kỹ năng thực thi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

    - Kỹ năng giải quyết khiếu nại.

    - Kỹ năng khởi tố vụ án hình sự.

    - Kỹ năng tranh tụng tại tòa hành chính.

    - Kỹ năng đối thoại và xử lý tình huống.

    2. Thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan cấp Tổng cục

    2.1. Kỹ năng tham mưu

    a. Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành

    - Kỹ năng xây dựng chiến lược phát triển nghiệp vụ hải quan.

    - Kỹ năng xây dựng văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ.

    - Kỹ năng xây dựng văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc).

    b. Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên- Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền)

    - Kỹ năng bồi dưỡng, tập huấn triển khai nghiệp vụ.

    - Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ.

    - Kỹ năng giải quyết vướng mắc/vụ việc.

    c. Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục.

    d. Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan.

    e. Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ.

    2.2. Kỹ năng thực thi lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

    - Kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý các nguồn thông tin đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ thực tế.

    - Kỹ năng phân tích và xử lý số liệu.

    - Kỹ năng vận hành, sử dụng hệ thống thông tin hải quan (Hệ thống STQ01).

    - Kỹ năng xác minh thông tin.

    - Kỹ năng giám định tài liệu.

    3. Kiểm tra sau thông quan cấp Tổng cục

    3.1. Kỹ năng tham mưu

    a. Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành

    - Kỹ năng xây dựng văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc)

    b. Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên- Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền)

    - Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ.

    c. Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục.

    d. Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan.

    e. Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ.

    3.2. Kỹ năng thực thi lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

    - Kỹ năng kiểm tra tuân thủ chính sách, pháp luật về hải quan, thuế: phân loại hàng hóa, áp dụng chính sách thuế, áp dụng mức thuế, kiểm tra, kiểm tra và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu...

    - Kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý các nguồn thông tin đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ thực tế.

    - Kỹ năng phân tích và xử lý số liệu.

    - Kỹ năng lập biên bản làm việc và biên bản kiểm tra.

    - Kỹ năng xử lý kết quả kiểm tra.

    - Kỹ năng thực thi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

    - Kỹ năng đối thoại và xử lý tình huống.

    4. Quản lý doanh nghiệp ưu tiên

    4.1. Kỹ năng tham mưu

    a. Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành

    - Kỹ năng xây dựng chiến lược phát triển nghiệp vụ hải quan.

    - Kỹ năng xây dựng văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ.

    - Kỹ năng xây dựng văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc).

    b. Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên- Tng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền)

    - Kỹ năng bồi dưỡng, tập huấn triển khai nghiệp vụ.

    - Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ.

    - Kỹ năng giải quyết vướng mắc/vụ việc.

    c. Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục.

    d. Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan.

    e. Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ

    4.2. Kỹ năng thực thi lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

    - Kỹ năng thẩm định điều kiện doanh nghiệp ưu tiên.

    - Kỹ năng kiểm tra tuân thủ chính sách, pháp luật về hải quan, thuế: phân loại hàng hóa, áp dụng chính sách thuế, áp dụng mức thuế, kiểm tra và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu...

    - Kỹ năng phân tích, xử lý số liệu.

    - Kỹ năng lập biên bản làm việc và biên bản kiểm tra.

    II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM TẠI ĐƠN VỊ THAM MƯU CÔNG TÁC KTSTQ THUỘC CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ

    1. Thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan (cấp Cục Hải quan)

    1.1. Kỹ năng tham mưu

    a. Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành

    - Kỹ năng xây dựng văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc)

    b. Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên- Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền)

    - Kỹ năng bồi dưỡng, tập huấn triển khai nghiệp vụ

    - Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ

    - Kỹ năng giải quyết vướng mắc/vụ việc

    c. Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục.

    d. Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan

    e. Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ

    1.2. Kỹ năng thực thi lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

    - Kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý các nguồn thông tin đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ thực tế

    - Kỹ năng phân tích và xử lý số liệu

    2. Kiểm tra sau thông quan (cấp Cục Hải quan)

    2.1. Kỹ năng tham mưu

    a. Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành

    b. Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên- Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền)

    c. Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục.

    d. Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan.

    e. Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ

    2.2. Kỹ năng thực thi lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

    - Kỹ năng kiểm tra tuân thủ chính sách, pháp luật về hải quan, thuế: phân loại hàng hóa, áp dụng chính sách thuế, áp dụng mức thuế, kiểm tra, kiểm tra và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

    - Kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý các nguồn thông tin đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ thực tế.

    - Kỹ năng phân tích và xử lý số liệu.

    - Kỹ năng lập biên bản làm việc và biên bản kiểm tra.

    - Kỹ năng xử lý kết quả kiểm tra.

    - Kỹ năng thực thi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

    - Kỹ năng đối thoại và xử lý tình huống.

    III. VỊ TRÍ VIỆC LÀM LĨNH VỰC KTSTQ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN THUỘC CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ

    1. Kiểm tra sau thông quan cấp Chi cục

    1.1. Kỹ năng thực thi lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

    - Kỹ năng kiểm tra tuân thủ chính sách, pháp luật về hải quan, thuế: phân loại hàng hóa, áp dụng chính sách thuế, áp dụng mức thuế, kiểm tra, kiểm tra và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu...

    - Kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý các nguồn thông tin đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ thực tế.

    - Kỹ năng phân tích và xử lý số liệu.

    - Kỹ năng lập biên bản làm việc và biên bản kiểm tra.

    - Kỹ năng xử lý kết quả kiểm tra.

    - Kỹ năng thực thi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

    - Kỹ năng đối thoại và xử lý tình huống.

     

    PHỤ LỤC IV. YÊU CẦU KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ LĨNH VỰC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
    (Kèm theo Quyết định số 1723/QĐ-TCHQ ngày 05/6/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

     

    A- PHN I: KỸ NĂNG THAM MƯU

    I. KỸ NĂNG THAM MƯU TẠI TNG CỤC

    1. Kỹ năng xây dựng văn bn quản lý điều hành

    STT

    TÊN KỸ NĂNG CỤ TH

    MÔ TẢ KỸ NĂNG

    1

    Kỹ năng xây dựng chiến lược phát triển nghiệp vụ hải quan

    - Phân tích môi trường, yếu tố bên trong, bên ngoài

    - Xác định tầm nhìn, khoảng cách

    - Xác định định hướng, quan điểm

    - Xác định mục tiêu, nhiệm vụ

    - Xây dựng giải pháp thực hiện

    - Tư duy chiến lược

    - Xây dựng văn bản chiến lược

    2

    Kỹ năng xây dựng văn bản pháp quy, quy trình nghiệp v

    - Phân tích chính sách

    - Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy trình liên quan trực tiếp với chính sách

    - Lập kế hoạch xây dựng văn bản theo định hướng của cấp trên

    - Xây dựng định hướng, quan điểm, mục tiêu

    - Đánh giá tác động

    - Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin

    - Soạn thảo văn bản pháp quy, lấy ý kiến

    - Trình phê duyệt, ban hành văn bản

    - Thực hiện thủ tục công bố thủ tục hành chính mới

    - Sơ kết, tổng kết đánh giá

    3

    Kỹ năng xây dựng văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc)

    - Xác định yêu cầu cn giải quyết bằng văn bản

    - Nghiên cứu các văn bản có nội dung tương tự đã xử lý

    - Thu thập thông tin liên quan phục vụ việc ban hành văn bản

    - Soạn thảo, trả lời theo đúng yêu cầu nghiệp vụ nêu trên, theo đúng thể thức văn bản

    - Thực hiện thủ tục ban hành văn bản hành chính, quyết định hành chính, triển khai và theo dõi kết quả thực hiện

    2. Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên- Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền)

    STT

    TÊN KỸ NĂNG CỤ TH

    MÔ TKỸ NĂNG

    1

    Kỹ năng bồi dưỡng, tập huấn, triển khai nghiệp vụ

    - Thiết kế chương trình, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn triển khai nghiệp vụ

    - Phương pháp bồi dưỡng, tập huấn

    - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn

    2

    Kỹ năng kiểm tra nghiệp v

    - Thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin, xác định nội dung, đối tượng kiểm tra

    - Xây dựng kế hoạch kiểm tra và thành lập đoàn kiểm tra theo định hướng của cấp trên.

    - Tiến hành kiểm tra, đối chiếu, đánh giá, kết luận kiểm tra

    - Thực hiện kết luận kiểm tra

    3

    Kỹ năng giải quyết vướng mắc/vviệc

    - Phân loại vướng mắc

    - Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin

    - Đề xuất xử lý tình huống và lựa chọn phương án xử lý phù hợp

    - Tổ chức triển khai, theo dõi kết quả giải quyết

    - Làm thủ tục báo cáo xin ý kiến, cấp trên các trường hợp vượt thẩm quyền

    3. Kỹ năng sơ kết, tng kết nghiệp vụ, đánh giá, đxuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế chính sách, quy trình thủ tục

    STT

    TÊN KỸ NĂNG CỤ THỂ

    MÔ TẢ KỸ NĂNG

    1

    Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế chính sách, quy trình thủ tục

     - Xây dựng kế hoạch sơ kết, tổng kết theo định hướng của cấp trên

    - Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin

    - Triển khai sơ kết, tổng kết, đánh giá

    - Xử lý kết quả sơ kết, tổng kết, đánh giá, kiến nghị

    4. Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan

    STT

    TÊN KỸ NĂNG C TH

    MÔ TẢ KỸ NĂNG

    1

    Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan

    - Xác định yêu cầu nghiệp vụ cho nghiên cứu xây dựng ứng dụng, cải tiến

    - Xây dựng đề tài, đề án

    - Triển khai đề tài, đề án

    5. Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ

    STT

    TÊN KỸ NĂNG CỤ TH

    MÔ TẢ KỸ NĂNG

    1

    Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp v

    - Khai thác và dùng hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ Hải quan để thực hiện công việc của mình

    II. KỸ NĂNG THAM MƯU TẠI CỤC HẢI QUAN

    1. Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành: Kỹ năng xây dựng văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc)

    STT

    TÊN KỸ NĂNG C TH

    MÔ TẢ KỸ NĂNG

    1

    Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành: Kỹ năng xây dựng văn bn hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc)

    - Xác định yêu cầu cần giải quyết bằng văn bản

    - Nghiên cứu các văn bản có nội dung tương tự đã xử lý

    - Thu thập thông tin liên quan phục vụ việc ban hành văn bản

    - Soạn thảo, trả lời theo đúng yêu cầu nghiệp vụ nêu trên, theo đúng thể thức văn bản

    - Thực hiện thủ tục ban hành văn bản hành chính, quyết định hành chính, triển khai và theo dõi kết quả thực hiện

    2. Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên - Tổng cc Hải quan, B Tài chính, cơ quan có thẩm quyền)

    STT

    TÊN KỸ NĂNG CỤ TH

    MÔ TKỸ NĂNG

    1

    Kỹ năng bồi dưỡng, tập huấn, triển khai nghiệp vụ

    - Thiết kế chương trình, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn triển khai nghiệp vụ

    - Phương pháp bồi dưỡng, tập huấn

    - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn

    2

    Kỹ năng kiểm tra nghiệp v

    - Thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin, xác định nội dung, đối tượng kiểm tra

    - Xây dựng kế hoạch kiểm tra và thành lập đoàn kiểm tra theo định hướng của cấp trên.

    - Tiến hành kiểm tra, đối chiếu, đánh giá, kết luận kiểm tra

    - Thực hiện kết luận kiểm tra

    3

    Kỹ năng giải quyết vướng mắc/vviệc

    - Phân loại vướng mắc

    - Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin

    - Đề xuất xử lý tình huống và lựa chọn phương án xử lý phù hợp

    - Tổ chức triển khai, theo dõi kết quả giải quyết

    - Làm thủ tục báo cáo xin ý kiến, cấp trên các trường hợp vượt thẩm quyền

    3. Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế chính sách, quy trình thủ tục

    STT

    TÊN KỸ NĂNG C TH

    MÔ TẢ KỸ NĂNG

    1.

    Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế chính sách, quy trình thủ tục

    - Xây dựng kế hoạch sơ kết, tổng kết theo định hướng của cấp trên

    - Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin

    - Triển khai sơ kết, tổng kết, đánh giá

    - Xử lý kết quả sơ kết, tổng kết, đánh giá, kiến nghị

    4. Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan

    STT

    TÊN KỸ NĂNG CỤ TH

    MÔ TẢ KỸ NĂNG

    1

    Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan

    - Xác định yêu cầu nghiệp vụ cho nghiên cứu xây dựng ứng dụng, cải tiến

    - Xây dựng đề tài, đề án

    - Triển khai đề tài, đề án

    5. Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ

    STT

    TÊN KỸ NĂNG CỤ TH

    MÔ TẢ KỸ NĂNG

    1

    Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ

    - Khai thác và dùng hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ Hải quan để thực hiện công việc của mình

    B- PHẦN II: KỸ NĂNG THỰC THI

    1. Kỹ năng thực thi lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

    STT

    TÊN KỸ NĂNG C TH

    MÔ TẢ KỸ NĂNG

    1

    Kỹ năng kiểm tra tuân thủ chính sách, pháp luật về hải quan, thuế: phân loại hàng hóa, áp dụng chính sách thuế, áp dụng mức thuế, kiểm tra và xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu...

    - Kỹ năng phân loại hàng hóa XNK:

    + Xác định thương phẩm học của mặt hàng (Xác định tên gọi, cấu tạo hoạt động, tính chất, đặc tính, thành phần, kích thước, công dụng của sản phẩm dựa vào kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả phân tích hàng hóa, kết quả giám định, tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, hình ảnh,... của sản phẩm);

    + Xác định chương, nhóm, phân nhóm, mã số của mặt hàng theo Danh mục và Biểu thuế;

    - Kỹ năng áp dụng mức thuế đối với hàng hóa: Căn cứ quy định về thủ tục, điều kiện tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để xác định, kiểm tra mức thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đề xuất xử lý vướng mắc phát sinh

    - Kỹ năng kiểm tra xác định tr giá tính thuế:

    + Xác định nội dung kiểm tra trị giá (Kiểm tra nội dung khai báo, kiểm tra; tính chính xác của hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ liên quan, kiểm tra tính tuân thủ nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá, kiểm tra mức giá khai báo);

    + Xác định nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định hiện hành;

    - Kỹ năng thực hiện nghiệp vụ chính sách thuế:

    + Xác định đối tượng;

    + Kiểm tra, đối chiếu, xử lý hồ sơ;

    + Ban hành Quyết định thực hiện; chính sách thuế (nếu phù hợp)

    - Kỹ năng kiểm tra hồ sơ hải quan: So sánh, đối chiếu giữa quy định pháp luật và thực tế hồ sơ; Phân tích, tổng hợp đưa ra kết luận

    - Kỹ năng kiểm tra hồ sơ, sổ sách kế toán: So sánh, đối chiếu giữa quy định pháp luật và thực tế hồ sơ; giữa các chứng từ trong hồ sơ, sổ sách kế toán; Phân tích, tổng hợp đưa ra kết luận.

    2

    Kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý các nguồn thông tin đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ thực tế

    - Xác định nhu cầu thông tin cần thu thập theo yêu cầu quản lý;

    - Xác định nguồn thông tin cn thu thập, phương pháp thu thập thông tin (Khảo sát thực tế, internet, hiệp hội,...);

    - Tổ chức thu thập thông tin các nguồn thông tin theo quy định;

    - Phân tích, đánh giá thông tin đã thu thập (So sánh, đối chiếu để kiểm tra tính chính xác, độ tin cậy, tính hợp lý của thông tin);

    - Tổng hợp, lựa chọn thông tin phù hợp và đề xuất Lãnh đạo phê duyệt sử dụng, khai thác thông tin theo yêu cầu quản lý

    3

    Kỹ năng phân tích và xử lý số liu

    - Phân tích, tổng hợp

    - Sử dụng các công cụ, phần mềm tin học về phân tích số liệu (excel, access.,.)

    4

    Kỹ năng lập biên bản làm việc và biên bản kiểm tra

    - Lập biên bản làm việc

    - Lập biên bản kiểm tra

    5

    Kỹ năng xử lý kết quả kiểm tra

    - Phân tích, tổng hợp

    - Knăng soạn thảo dự thảo Kết luận kiểm tra, quyết định ấn định thuế

    6

    Kỹ năng thực thi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

    - Xác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

    - Lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

    - Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bo đảm việc xử lý vi phạm hành chính

    - Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính

    - Xác định thẩm quyền xử phạt

    - Lập báo cáo tổng hợp

    - Soạn thảo tờ trình vụ việc

    - Lập văn bản trao đổi ý kiến giải quyết vướng mắc

    - Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

    - Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

    - Quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính

    - Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

    7

    Kỹ năng giải quyết khiếu ni

    - Tiếp nhận đơn khiếu nại

    - Thông báo thụ lý/không thụ lý đơn khiếu nại

    - Xác minh nội dung khiếu nại

    - Tổ chức đối thoại giải quyết khiếu nại

    - Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại

    - Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại

    8

    Kỹ năng khởi tố vụ án hình s

    - Xác định hành vi vi phạm hình sự

    - Thực hiện khởi tố vụ án hình sự

    9

    Kỹ năng tranh tụng tại tòa hành chính

    - Kỹ năng chuẩn bị tham gia phiên tòa

    - Kỹ năng tham gia tranh tụng tại tòa

    - Kỹ năng soạn thảo các văn bản thuộc quyền, nghĩa vụ của người bị khởi kiện trong vụ án hành chính

    - Kỹ năng thi hành bản án, quyết định của tòa án

    10

    Kỹ năng đối thoại và xử lý tình huống

    - Xác định đối tượng, mục tiêu cần đối thoại, thuyết phục

    - Thu thập, phân tích thông tin, vận dụng kiến thức liên quan để thuyết phục, đối thoại

    11

    Kỹ năng vận hành, sử dụng hệ thống thông tin hải quan (Hệ thống STQ01)

    - Nghiên cứu hướng dẫn vận hành hệ thống STQ01

    - Khai thác, sử dụng hệ thống

    12

    Kỹ năng xác minh thông tin

    - Xác định đối tượng, mục tiêu cần xác minh, nơi xác minh

    - Thực hiện xác minh tại các cơ quan liên quan

    13

    Kỹ năng giám định tài liệu

    - Nghiên cứu hướng dẫn sử dụng máy móc giám định tài liệu

    - Sử dụng máy móc giám định tài liệu phục vụ công tác KTSTQ

    14

    Kỹ năng thẩm định điều kiện doanh nghiệp ưu tiên:

    - Đánh giá các điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên

    - Tổng hợp, báo cáo, đánh giá

    - Ra quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên hoặc từ chối công nhận doanh nghiệp ưu tiên

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 13/11/2008 Hiệu lực: 01/01/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Thông tư 09/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
    Ban hành: 11/09/2010 Hiệu lực: 26/10/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 36/2013/NĐ-CP của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức
    Ban hành: 22/04/2013 Hiệu lực: 10/06/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Hải quan của Quốc hội, số 54/2014/QH13
    Ban hành: 23/06/2014 Hiệu lực: 01/01/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    05
    Quyết định 65/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính
    Ban hành: 17/12/2015 Hiệu lực: 05/02/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Quyết định 538/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính
    Ban hành: 24/03/2017 Hiệu lực: 24/03/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 1723/QĐ-TCHQ Yêu cầu năng lực lĩnh vực kiểm tra sau thông quan

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Tổng cục Hải quan
    Số hiệu:1723/QĐ-TCHQ
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:05/06/2018
    Hiệu lực:05/06/2018
    Lĩnh vực:Xuất nhập khẩu
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Mai Xuân Thành
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X