Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2722/QĐ-BTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Vũ Thị Mai |
Ngày ban hành: | 29/12/2017 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 02/01/2018 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
BỘ TÀI CHÍNH Số: 2722/QĐ-BTC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM QUẢN LÝ, GIÁM SÁT HẢI QUAN TỰ ĐỘNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH TẠI CẢNG BIỂN, CẢNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ.
-----------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu quản lý.
Điều 2. Phạm vi, thời gian áp dụng thí điểm
1. Áp dụng thí điểm đối với tất cả các tờ khai hải quan có cửa khẩu xuất (địa điểm xếp hàng trên tờ khai xuất khẩu) hoặc cửa khẩu nhập (địa điểm dỡ hàng trên tờ khai nhập khẩu) tại cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu quản lý.
2. Thời gian thực hiện thí điểm: từ ngày 02/01/2018 đến thời điểm Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Giao Tổng cục Hải quan có trách nhiệm
1. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kỹ thuật để triển khai thí điểm việc quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Hướng dẫn doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các đơn vị hải quan trực tiếp thực hiện thủ tục hải quan và các đối tượng có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định này.
3. Hỗ trợ, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các đơn vị hải quan trực tiếp thực hiện thủ tục hải quan và các đối tượng có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình thực hiện.
4. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm theo Quyết định này; đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/01/2018.
2. Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Cục Hải quan, cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM QUẢN LÝ, GIÁM SÁT HẢI QUAN TỰ ĐỘNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH TẠI CẢNG BIỂN, CẢNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ
(ban hành kèm theo Quyết định số 2722/QĐ-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
I. Tại khu vực cảng biển (do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý)
1. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua đường biển thực hiện khai báo tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu theo các tiêu chí quy định tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015. Riêng tiêu chí “Số vận đơn” thực hiện khai báo như sau:
a) Đối với tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện khai các tiêu chí trên tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, riêng tiêu chí 1.26 - “Số vận đơn”: Sử dụng tổ hợp “Ngày vận đơn + Số vận đơn” để khai theo nguyên tắc khai liên tiếp nhau (“Ngày vận đơn” trước “Số vận đơn”) và thông tin nhập không được có dấu cách hoặc ký tự đặc biệt như: “*,#, @, /,...”. Trong đó:
+ “Ngày vận đơn” là ngày phát hành vận đơn được khai theo định dạng “DDMMYY” (DD- ngày, MM- tháng, YY- năm).
+ “Số vận đơn” là số vận đơn ghi trên vận đơn sử dụng để khai tờ khai hải quan. Vận đơn sử dụng để khai là vận đơn có tên người nhận hàng là người nhập khẩu trên tờ khai hải quan.
Ví dụ: Với “Số vận đơn” là: LSHCM15, “Ngày vận đơn” là: 02/01/2018 thì sẽ khai tại ô chỉ tiêu thông tin số 1.26 - “Số vận đơn” trên tờ khai nhập khẩu là: 020118LSHCM15.
b) Đối với tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện khai các tiêu chí trên tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, riêng tiêu chí 2.24 - “Số vận đơn” thực hiện khai như sau:
- Trước khi đưa hàng vào cảng, kho, bãi, địa điểm hoặc tại thời điểm đăng ký tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan thông qua hệ thống khai hải quan hoặc Hệ thống dịch vụ công trực tuyến (tại địa chỉ pus.customs.gov.vn) để lấy số quản lý hàng hóa xuất khẩu cho lô hàng;
- Sau khi lấy được số quản lý hàng hóa xuất khẩu cho lô hàng, người khai hải quan sử dụng số quản lý hàng hóa đã được cấp để khai vào tiêu chí 2.24 - “Số vận đơn” trên tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu.
2. Đối với cơ quan hải quan:
a) Thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thông tin hàng hóa dự kiến hạ bãi, container soi chiếu (nếu có), thông tin thay đổi trạng thái tờ khai hải quan (nếu có), thay đổi container đủ điều kiện qua khu vực giám sát (nếu có), hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại Phụ lục 1 Quyết định này;
b) Tiếp nhận, xử lý thông tin do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm phản hồi, cập nhật trên Hệ thống theo quy định. Trường hợp nhận được thông tin phản hồi về hàng hóa sai khác hoặc không đảm bảo nguyên trạng hàng hóa so với thông tin hàng hóa đã cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm hoặc hàng hóa có dấu hiệu vi phạm thì căn cứ thông tin tiếp nhận, tình hình thực tế hoặc thông tin khác (nếu có) thực hiện kiểm tra, xác minh sự nguyên trạng hàng hóa, áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan thích hợp, đảm bảo quản lý hải quan, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về hải quan theo quy định.
Ghi nhận thông tin trên Hệ thống hải quan hoặc lập Sổ theo dõi thông tin hàng hóa sai khác theo mẫu số 2 (đối với hàng container) hoặc mẫu số 3 (đối với hàng rời hoặc hàng lỏng) Phụ lục 3 ban hành kèm Quyết định này.
c) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan bố trí công chức tiếp nhận và xử lý vướng mắc của người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm khi có yêu cầu; cung cấp số điện thoại để tiếp nhận thông tin và phối hợp xử lý khi có thông báo từ doanh nghiệp cảng.
d) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định về định dạng thông điệp trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm;
đ) Trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro, định kỳ hàng năm Cục hải quan tỉnh, thành phố quản lý doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm kiểm tra việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan khi đưa vào, lưu giữ, đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm, chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc đôn đốc, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm hoàn thiện việc kết nối hoặc nâng cấp Hệ thống (nếu có) theo quy định.
3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm:
a) Hàng hóa được phép đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan là hàng hóa đã được cơ quan hải quan cung cấp thông tin đủ điều kiện ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm thông qua Hệ thống.
b) Trường hợp Hệ thống của doanh nghiệp cảng không đáp ứng được việc gửi thông tin vị trí dự kiến xếp hàng hóa tại kho, bãi cảng thông qua Hệ thống theo quy định tại điểm a.2.2 khoản 1 hoặc điểm a.3.2 khoản 2 Mục 1 Phần II Quy định này thì gửi Thông báo vị trí dự kiến xếp hàng hóa nhập khẩu tại kho, bãi cảng bằng văn bản đến Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa theo mẫu số 1 Phụ lục 3 ban hành kèm Quyết định này hoặc cung cấp cho cơ quan hải quan tài khoản cho phép tra cứu vị trí container thông qua Hệ thống của doanh nghiệp cảng (nếu có).
c) Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa nếu phát hiện thông tin sai khác (như hàng hóa không còn nguyên trạng; hàng hóa bị sai lệch số lượng, trọng lượng, số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển, số niêm phong hải quan) giữa thực tế hàng hóa khi đưa vào với danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ do cơ quan hải quan cung cấp thì phối hợp với cơ quan hải quan để kiểm tra, xác định sự nguyên trạng của hàng hóa, đưa hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng biệt chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, cập nhật thông tin và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định;
d) Trong quá trình lưu giữ, khai thác hàng hóa nếu có sự thay đổi nguyên trạng hàng hóa (thay đổi vỏ container, bao bì hàng hóa, đóng, rút hàng) thì cập nhật, gửi đến Hệ thống của cơ quan hải quan thông tin theo quy định. Chỉ được phép thay đổi nguyên trạng hàng hóa khi có sự đồng ý và giám sát của cơ quan hải quan;
đ) Thông báo hãng vận chuyển hoặc chủ hàng liên hệ với cơ quan hải quan khi lô hàng chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc khi có thông báo tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan từ cơ quan hải quan.
II. Tại khu vực cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
1. Hàng hóa được phép đưa vào khu vực kho hàng không là:
a) Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan và được Hệ thống điện tử của cơ quan Hải quan (sau đây gọi là Hệ thống hải quan) gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan;
b) Hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan, được dỡ xuống từ phương tiện vận tải nhập cảnh đưa vào kho hàng không để chờ làm thủ tục hải quan.
2. Hàng hóa được phép đưa ra khỏi khu vực kho hàng không:
a) Hàng hóa xuất khẩu đang lưu giữ trong kho hàng không;
b) Hàng hóa nhập khẩu đang lưu giữ trong kho hàng không được cơ quan hải quan gửi thông tin xác nhận đủ điều kiện cho phép đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan tới doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không (sau đây gọi là doanh nghiệp).
3. Hàng hóa quá cảnh, trung chuyển thực hiện quản lý, giám sát hải quan tương tự như hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu được quy định tại Quyết định này.
4. Người khai hải quan thực hiện khai báo số quản lý hàng hóa nhập khẩu, số quản lý hàng hóa xuất khẩu như sau:
a) Đối với số quản lý hàng hóa nhập khẩu khai báo trên tờ khai hải quan điện tử hàng nhập khẩu được thực hiện như sau:
Số quản lý hàng hóa nhập khẩu được khai vào tiêu chí “1.26 - Số vận đơn” trên tờ khai nhập khẩu, người khai hải quan sử dụng tổ hợp thông tin gồm: Năm + Số vận đơn chủ (MAWB) + Số vận đơn thứ cấp (HAWB).
Trong đó:
- Số quản lý hàng hóa nhập khẩu khai báo theo nguyên tắc kết hợp liên tiếp và theo đúng thứ tự của 3 chỉ tiêu thông tin “Năm”, “Số vận đơn chủ (MAWB)” và “Số vận đơn thứ cấp (HAWB)”. Giữa các chỉ tiêu thông tin này không được có dấu cách hoặc ký tự đặc biệt như *, #, &, @, /....
- “Năm”: là năm phát hành vận đơn chủ (MAWB) và theo định dạng “YYYY”;
- “Số vận đơn chủ (MAWB)”: là số hiệu quy định trên vận đơn hàng không do hãng vận chuyển hàng không quốc tế phát hành để chuyên chở hàng hóa. Ví dụ: số vận đơn chủ: 131 NRT 29038656 do hãng hàng không Japan Airline (JAL) cấp ngày 03/10/2017;
- “Số vận đơn thứ cấp (HAWB)”: là số hiệu quy định trên vận đơn do đại lý vận tải, giao nhận phát hành (fowarder) trong đó tên người nhận hàng trên vận đơn là người nhập khẩu trên tờ khai hải quan.
Ví dụ: Người khai hải quan nhận được bộ hồ sơ với thông tin số vận đơn như sau:
- Số vận đơn chủ (MAWB): 131 NRT 29038656 cấp ngày 03/10/2017
- Số vận đơn thứ cấp (HAWB): KKLHB5587
Khai số quản lý hàng hóa nhập khẩu trên tờ khai hải quan như sau: “201713129038656 KKLHB5587”.
Trường hợp người gửi hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ vận tải của hãng hàng không để vận chuyển mà không thông qua đại lý giao nhận (fowarder), do đó không có vận tải đơn thứ cấp (HAWB) thì bỏ trống phần ghi số vận tải đơn thứ cấp (HAWB);
Ví dụ: Chủ hàng nhận được một bộ hồ sơ với thông tin như sau:
Số vận đơn chủ (MAWB): 13129038656 cấp ngày 03/10/2017
Khi khai số quản lý hàng hóa nhập khẩu trên tờ khai hải quan được khai như sau: “201713129038656”.
b) Đối với số quản lý hàng hóa xuất khẩu khai báo trên tờ khai hải quan điện tử hàng xuất khẩu được thực hiện như sau:
- Trước khi đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu, người khai hải quan đăng nhập Hệ thống khai hải quan hoặc Hệ thống dịch vụ công trực tuyến (tại địa chỉ pus.customs.gov.vn) để lấy “Số quản lý hàng hóa xuất khẩu” cho lô hàng;
- Sau khi lấy được “Số quản lý hàng hóa xuất khẩu” cho lô hàng, người khai hải quan thực hiện khai “Số quản lý hàng hóa xuất khẩu” được cấp để khai vào tiêu chí “2.24 - Số vận đơn” trên tờ khai điện tử hàng xuất khẩu.
5. Hàng hóa sai khác trong quy định này bao gồm: Hàng hóa không có trong danh sách Bản khai hàng hóa (Manifest), hàng bị mất tem nhãn không xác định được thông tin, bao bì chứa hàng rách vỡ...
6. Doanh nghiệp chỉ cho phép hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh đưa vào, đưa ra kho hàng không khi đã gửi thông tin trạng thái hàng hóa và tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan từ cơ quan hải quan.
Phần II
TẠI KHU VỰC CẢNG BIỂN
Mục 1. GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯA VÀO, LƯU GIỮ, ĐƯA RA CẢNG, KHO, BÃI, ĐỊA ĐIỂM
1. Giám sát hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container (sau đây gọi là hàng container) hoặc hàng rời đưa vào, lưu giữ, đưa ra cảng biển
a) Trước thời điểm xếp dỡ hàng hóa từ phương tiện vận tải vào cảng
a.1) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Căn cứ thông tin bộ hồ sơ tàu biển đã khai báo trên Hệ thống một cửa quốc gia, cung cấp thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ tại cảng và danh sách container soi chiếu (nếu có) theo quy định tại mẫu số 1 (hàng container) hoặc mẫu số 2 (hàng rời) Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng chậm nhất 12 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng. Riêng đối với danh sách container soi chiếu (nếu có), thời gian cung cấp chậm nhất 04 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng.
a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (sau đây gọi là doanh nghiệp cảng):
a.2.1) Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ tại cảng và danh sách container soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.2.2) Thông báo vị trí dự kiến xếp hàng hóa nhập khẩu tại kho, bãi cảng và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b) Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa vào cảng
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng:
b.1.1) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ với thực tế hàng hóa xếp dỡ tại cảng về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa).
Trường hợp bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau:
b.1.1.1) Cập nhật thông tin sai khác theo quy định tại mẫu số 6 (hàng container) hoặc mẫu số 7 (hàng rời) Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.1.1.2) Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng;
b.1.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan (nếu có);
b.1.1.4) Tiếp nhận bổ sung thông tin từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với lô hàng không có thông tin theo danh sách dự kiến xếp dỡ tại cảng do cơ quan hải quan cung cấp nhưng thực tế có dỡ xuống cảng.
b.1.2) Ngay sau khi hoàn thành việc xếp dỡ lô hàng tại cảng, cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi hoặc thông tin sửa, hủy hàng hóa hạ bãi (nếu có) theo quy định tại mẫu số 2, mẫu số 3 hoặc mẫu số 4, mẫu số 5 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.1.3) Đối với container soi chiếu theo yêu cầu của cơ quan hải quan:
b.1.3.1) Trường hợp địa điểm soi chiếu nằm trong khu vực cảng, vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu; kết thúc việc soi chiếu, vận chuyển container về khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định;
b.1.3.2) Trường hợp địa điểm soi chiếu nằm ngoài khu vực cảng, xuất trình container cho cơ quan hải quan thực hiện niêm phong, ký nhận Biên bản bàn giao; vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu, cập nhật thông tin container ra khỏi cảng và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Kết thúc việc soi chiếu, vận chuyển container về khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định, cập nhật thông tin container hạ bãi và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.2.1) Trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ người khai hải quan, thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải trong quá trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng;
b.2.2) Trường hợp hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (như do mất hoặc vỡ niêm phong của hãng vận chuyển, rách hoặc vỡ vỏ container), kết quả đối chiếu có sự sai khác (như hàng hóa thừa hay không có thông tin trong danh sách dự kiến xếp dỡ) hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông báo của doanh nghiệp cảng thì công chức giám sát được giao nhiệm vụ thực hiện:
b.2.2.1) Kiểm tra, xác định tính nguyên trạng bao bì chứa hàng hóa và áp dụng các biện pháp, phương thức giám sát hải quan theo quy định;
b.2.2.2) Lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì áp dụng biện pháp kiểm tra và xử lý theo quy định;
b.2.2.3) Đối với lô hàng không có thông tin theo danh sách dự kiến xếp dỡ tại cảng nhưng thực tế có dỡ xuống cảng, yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung trên Hệ thống một cửa quốc gia và xử lý vi phạm hành chính theo quy định (nếu có). Trên cơ sở thông tin khai báo bổ sung, cung cấp bổ sung thông tin lô hàng đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng;
b.2.3) Tiếp nhận thông tin hàng hóa hạ bãi; thông tin sửa, hủy hoặc thông tin hàng hóa sai khác (nếu có) và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa hạ bãi (nếu có);
b.2.4) Đối với container soi chiếu tại địa điểm nằm ngoài khu vực cảng: Niêm phong container, lập và ký Biên bản bàn giao, giao người vận chuyển 01 Biên bản bàn giao, theo dõi hồi báo và xử lý vi phạm (nếu có); cập nhật thông tin container đủ điều kiện qua khu vực giám sát đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng.
c) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại cảng nếu có xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa (sau đây gọi là thay đổi trạng thái hàng hóa)
c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
c.1.1) Trường hợp thay đổi bao bì chứa hàng hóa (đóng, rút hàng hóa tại cảng do rách, vỡ, hỏng, đổi vỏ container, đổi bao bì): Có Đơn đề nghị thay đổi bao bì chứa hàng hóa theo quy định tại mẫu số 7 Phụ lục 3 ban hành kèm Quyết định này gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa;
c.1.2) Sau khi được cơ quan hải quan thông báo chấp nhận, thông báo cho doanh nghiệp cảng để phối hợp thực hiện;
c.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận sau khi hoàn thành công việc xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa (nếu có) hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa theo quy định.
c.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng:
Phối hợp chứng kiến việc thực hiện theo đề nghị của cơ quan hải quan hoặc người khai hải quan, ký nhận Biên bản chứng nhận đối với trường hợp chứng kiến việc thay đổi bao bì chứa hàng hóa và thực hiện việc thay đổi trạng thái hàng hóa như sau:
c.2.1) Đối với thay đổi trạng thái hàng container:
c.2.1.1) Toàn bộ lô hàng vẫn lưu giữ trong container: Cập nhật số niêm phong của hãng vận chuyển hoặc hải quan (nếu có) theo quy định tại mẫu số 12 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.2.1.2) Toàn bộ lô hàng được chuyển sang container khác: Cập nhật trạng thái container đã rút hàng sang trạng thái container rỗng và cập nhật số container chứa hàng, số niêm phong của hãng vận chuyển hoặc hải quan (nếu có) theo quy định tại mẫu số 8 và mẫu số 11 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.2.1.3) Toàn bộ lô hàng được rút ra khỏi container để tại cảng, kho, bãi dưới dạng rời: Sau khi hoàn thành việc rút hàng, cập nhật trạng thái container đã rút hàng sang trạng thái container rỗng đồng thời cập nhật trạng thái hàng hóa rút ra khỏi container như đối với hàng rời theo quy định tại mẫu số 8 và mẫu số 3 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
c.2.1.4) Một phần hàng hóa rút ra khỏi container để đóng sang container khác hoặc để tại cảng dưới dạng rời: Phần hàng giữ nguyên trong container thực hiện như tiết c.2.1.1; phần hàng đóng trong container mới thực hiện như tiết c.2.1.2 trừ việc cập nhật trạng thái container đã rút hàng; phần hàng rời thực hiện như tiết c.2.1.3 trừ việc cập nhật trạng thái container đã rút hàng.
c.2.2) Đối với thay đổi trạng thái hàng rời:
c.2.2.1) Toàn bộ hàng hóa được đóng vào container để đưa qua khu vực giám sát: Sau khi hoàn thành việc đóng hàng hóa vào container, cập nhật thông tin hàng rời đã đóng vào container đồng thời cập nhật thông tin thay đổi trạng thái từ container rỗng thành trạng thái container có hàng theo quy định tại mẫu số 10 và mẫu số 11 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
c.2.2.2) Một phần của lô hàng được đóng vào container, một phần giữ nguyên ở dạng rời để đưa qua khu vực giám sát: Sau khi hoàn thành việc đóng hàng, cập nhật thông tin hàng rời đã đóng vào container như trường hợp quy định tại điểm c.2.2.1, phần để rời thực hiện gửi thông tin hàng hóa hạ bãi theo quy định tại mẫu số 3 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
c.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.3.1) Trên cơ sở Đơn đề nghị thay đổi bao bì chứa hàng hóa của người khai hải quan, thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận nội dung Đơn đề nghị. Trường hợp không chấp nhận thì nêu rõ lý do và thông báo cho người khai hải quan biết. Trường hợp chấp nhận thì thông báo cho người khai hải quan biết, giao công chức hải quan thực hiện giám sát trực tiếp quá trình đóng, rút hàng hóa tại kho, bãi cảng và thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan;
c.3.2) Sau khi hoàn thành việc chứng kiến, thực hiện niêm phong hải quan theo quy định (nếu có);
c.3.3) Lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên liên quan và giao mỗi bên giữ 01 bản sau khi hoàn thành công việc xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa (nếu có) hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa theo quy định;
c.3.4) Trường hợp thay đổi bao bì chứa hàng hóa làm thay đổi mã hiệu phương thức vận chuyển trên tờ khai hải quan đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan, cập nhật mã hiệu phương thức vận chuyển mới và số hiệu container mới (nếu có) trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, in danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát theo đề nghị của người khai hải quan và cung cấp thông tin đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng;
c.3.5) Tiếp nhận, cập nhật thông tin thay đổi nguyên trạng hàng hóa từ Hệ thống của doanh nghiệp cảng (nếu có).
d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi cảng
d.1) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
d.1.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại mẫu số 4 (hàng container) hoặc mẫu số 5 (hàng rời) Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng.
Trường hợp tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát thì ngay sau khi có quyết định tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hoặc thông tin sửa, hủy tờ khai đủ điều kiện qua khu vực giám sát, Chi cục Hải quan nơi ban hành thực hiện cập nhật thông tin tạm dừng, sửa, hủy thông tin lô hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại mẫu số 6 hoặc mẫu số 7 Phụ lục 1 đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng;
d.1.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống của doanh nghiệp cảng;
d.1.3) Hướng dẫn người khai hải quan hoàn thành thủ tục đối với lô hàng chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo thông báo của doanh nghiệp cảng (nếu có).
d.1.4) Đối với hàng rời có chênh lệch về trọng lượng so với trọng lượng khai báo trên tờ khai hải quan khi qua khu vực giám sát, cơ quan hải quan kiểm tra, xem xét để quyết định cho phép lượng hàng hóa sai khác qua khu vực giám sát, cụ thể như sau:
d.1.4.1) Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục có giấy phép nhập khẩu hoặc phải kiểm tra chuyên ngành thì hướng dẫn người khai hải quan khai báo bổ sung theo quy định;
d.1.4.2) Trường hợp hàng hóa không thuộc điểm d.1.4.1 khoản này thì căn cứ vào hồ sơ, tình hình thực tế và thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định, cập nhật thông tin lượng hàng hóa cho phép qua khu vực giám sát hải quan hoặc yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 của Bộ Tài chính.
d.1.5) Đối với hàng rời (dưới dạng kiện) có thay đổi về số lượng kiện theo khai báo trên tờ khai hải quan với thực tế hàng hóa hạ bãi (do trong quá trình xếp dỡ, lưu giữ hàng hóa bị rách, vỡ bao bì chứa hàng làm thay đổi đơn vị tính số lượng hàng hóa), công chức hải quan cập nhật thông tin số lượng kiện thực tế để cho phép qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
d.2) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp thông tin (số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa) của lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp cảng;
d.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng:
Đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan với thực tế hàng hóa khi đưa ra khỏi cảng về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển hoặc hải quan (nếu có) gắn trên container; số lượng kiện, trọng lượng hoặc thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng) và thực hiện như sau:
d.3.1) Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan nếu kết quả đối chiếu phù hợp;
d.3.2) Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan nếu kết quả đối chiếu không phù hợp hoặc chưa nhận được thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan; đồng thời thông báo người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục cho lô hàng theo quy định;
d.3.3) Ngay sau khi hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan, cập nhật thông tin lô hàng đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định tại mẫu số 9 (hàng container) hoặc mẫu số 10 (hàng rời) Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
2. Giám sát hàng hóa nhập khẩu dưới dạng khí, lỏng bơm trực tiếp từ phương tiện vận tải vào kho chứa
a) Trước thời điểm bơm hàng hóa từ phương tiện vận tải vào kho chứa hàng hóa
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1.1) Đăng ký tờ khai hải quan theo quy định;
a.1.2) Xuất trình giấy đăng ký giám định khối lượng có xác nhận của Thương nhân giám định hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; biên bản lấy mẫu hoặc chứng từ lấy mẫu có xác nhận của Thương nhân với cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng (đối với trường hợp thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng) trừ trường hợp người khai hải quan đã gửi chứng từ này qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
Kiểm tra điều kiện được bơm hàng hóa từ phương tiện vận tải vào kho theo quy định tại điểm a.1 khoản này và thực hiện như sau:
a.2.1) Trường hợp đáp ứng thì quyết định cho bơm hàng hóa vào kho (bao gồm kho nằm trong cảng hoặc ngoài cảng), cập nhật thông tin thông báo đủ điều kiện bơm hàng hóa theo quy định tại mẫu số 6 Phụ lục 3 Quy định này đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng;
a.2.2) Trường hợp chưa đáp ứng thì hướng dẫn người khai thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoản này.
a.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng, kho, bãi:
a.3.1) Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa được bơm vào kho từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.3.2) Thông báo vị trí dự kiến bơm hàng và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b) Giám sát quá trình bơm hàng hóa vào kho và lưu giữ hàng hóa tại kho
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng, kho, bãi:
b.1.1) Cập nhật thông tin lượng hàng hóa bơm vào kho theo quy định tại mẫu số 3 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.1.2) Ký, nhận Biên bản chứng nhận ngay sau khi hoàn thành công việc bơm hàng (nếu có);
b.1.3) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa cho đến khi nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan (thông quan, giải phóng hàng) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.2.1) Trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ người khai hải quan, thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp, phương thức giám sát bơm hàng hóa từ phương tiện vận tải vào kho thông qua hệ thống camera hoặc giám sát trực tiếp;
b.2.2) Lập và ký Biên bản chứng nhận với doanh nghiệp kho để bảo quản nguyên trạng hàng hóa sau khi hoàn thành công việc bơm hàng hóa (nếu có);
b.2.3) Tiếp nhận thông tin lượng hàng hóa bơm vào kho từ Hệ thống của doanh nghiệp cảng, kho, bãi.
c) Giám sát quá trình bơm hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan
c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp thông tin số tờ khai hải quan của lô hàng đủ điều kiện (thông quan hoặc giải phóng hàng) qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp cảng, kho, bãi.
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.2.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại mẫu số 5 Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng, kho, bãi;
c.2.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi kho từ Hệ thống của doanh nghiệp cảng, kho, bãi.
c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng, kho, bãi:
c.3.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan;
c.3.2) Ngay sau khi kết thúc việc bơm, cập nhật thông tin hàng hóa qua khu vực giám sát theo quy định tại mẫu số 10 Phụ lục 2 và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
3. Giám sát hàng container đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho CFS
a) Trước thời điểm đưa container vào kho CFS
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1.1) Hàng hóa có nhiều vận đơn đóng chung container của nhiều chủ hàng khác nhau, người khai hải quan có trách nhiệm đưa container vào kho CFS, hoặc bãi cảng để chia tách. Trường hợp thực hiện chia tách hàng chung container tại bãi cảng, người khai hải quan thực hiện theo quy định tại điểm c.1 khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này;
a.1.2) Trường hợp kho CFS nằm trong cảng: bảo quản nguyên trạng container trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ bãi cảng vào kho CFS;
a.1.3) Trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng: thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh kho CFS):
a.2.1) Trường hợp kho CFS nằm trong cảng: thông báo danh sách container đưa vào kho CFS để chia tách (nêu rõ số vận đơn, ngày vận đơn, số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển (nếu có)) gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý kho CFS thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
a.2.2) Trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng: nếu doanh nghiệp kinh doanh kho CFS đồng thời là người khai hải quan thì thực hiện theo quy định tại điểm a.1.3, khoản 3 mục này.
a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a.3.1) Trường hợp kho CFS nằm trong cảng: Căn cứ thông tin bộ hồ sơ tàu biển đã khai báo trên Hệ thống một cửa quốc gia, thông tin danh sách container vào kho CFS để chia tách và thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định biện pháp, hình thức giám sát đối với hoạt động xếp dỡ, vận chuyển container từ bãi cảng vào kho CFS;
a.3.2) Trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng: Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
b) Khi đưa container vào kho CFS
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS: Cập nhật thông tin container đưa vào kho CFS theo quy định tại mẫu số 2 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.2.1) Trường hợp kho CFS nằm trong cảng: Công chức giám sát được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin tại danh sách container đưa vào kho CFS để chia tách với thực tế container đưa vào kho về số hiệu container, tình trạng niêm phong của hãng vận chuyển để quyết định cho phép đưa container vào kho CFS khai thác;
b.2.2) Trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng: Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính;
b.2.3) Tiếp nhận thông tin container đưa vào kho CFS từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS.
c) Trong quá trình khai thác container và lưu giữ hàng hóa tại kho CFS
c.1) Khi khai thác container trong kho CFS:
c.1.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS:
c.1.1.1) Sau khi hoàn thành việc rút hàng, cập nhật trạng thái container đã rút hàng sang trạng thái container rỗng đồng thời cập nhật trạng thái hàng hóa rút ra khỏi container như đối với hàng rời theo quy định tại mẫu số 8 và mẫu số 3 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.1.1.2) Trường hợp sau khi rút hàng, phát hiện bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng biết và phối hợp xử lý theo quy định.
c.1.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan (nếu có);
c.1.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.1.2.1) Trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ người khai hải quan, thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp, phương thức giám sát hàng hóa chia tách tại kho CFS;
c.1.2.2) Trường hợp hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS thì công chức giám sát được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, xác định tính nguyên trạng bao bì chứa hàng hóa;
c.1.2.3) Lập và ký Biên bản chứng nhận (nếu có) giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản;
c.1.2.4) Tiếp nhận thông tin hàng hóa vào kho; thông tin sửa, hủy hoặc thông tin hàng hóa sai khác (nếu có) và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào kho (nếu có).
c.2) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho CFS:
c.2.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS: Bảo quản nguyên trạng hàng hóa, nguyên niêm phong (nếu có); ký nhận việc niêm phong kho CFS với cơ quan hải quan;
c.2.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Hàng ngày, ngay khi kết thúc hoạt động trong kho CFS, tiến hành niêm phong kho CFS và ký xác nhận với doanh nghiệp kinh doanh kho CFS.
d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi kho CFS: người khai hải quan, doanh nghiệp kinh kho CFS và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này.
4. Giám sát hàng container đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung tại khu vực cửa khẩu
Hàng hóa chỉ được đưa vào địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung (sau đây gọi là địa điểm) để giải quyết ách tắc, quá tải trong việc khai thác hàng hóa tại cảng trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp cảng và văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
a) Trước khi đưa hàng hóa vào địa điểm: Người khai hải quan và cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển theo quy định tại Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
b) Khi đưa container vào địa điểm
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm: Cập nhật thông tin container đưa vào địa điểm theo quy định tại mẫu số 2 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.2.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
b.2.2) Tiếp nhận thông tin container đưa vào địa điểm từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm.
c) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại địa điểm nếu có thay đổi nguyên trạng hàng hóa (xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa hoặc thay đổi trạng thái hàng container tại địa điểm): Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này;
d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi địa điểm: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này.
5. Giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn
a) Trước khi đưa hàng hóa vào cảng cạn (sau đây gọi là ICD): Người khai hải quan và cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
b) Khi đưa hàng hóa vào ICD
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh ICD: Cập nhật thông tin container đưa vào ICD theo quy định tại mẫu số 2 (hàng container) hoặc mẫu số 3 (hàng rời) Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.2.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính;
b.2.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa vào ICD từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh ICD.
c) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại ICD nếu có xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh ICD và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này;
d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi ICD: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh ICD và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này.
Mục 2. GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯA VÀO, LƯU GIỮ, ĐƯA RA KHU VỰC CẢNG, KHO, BÃI, ĐỊA ĐIỂM
1. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho CFS
a) Khi đưa hàng hóa vào kho CFS
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1.1) Đối với hàng hóa đóng chung container của nhiều chủ hàng khác nhau: người khai hải quan có trách nhiệm đưa hàng hóa vào kho CFS hoặc bãi cảng để đóng ghép. Trường hợp thực hiện đóng ghép hàng chung container tại bãi cảng, người khai hải quan thực hiện theo quy định tại điểm c.1 khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này.
a.1.2) Cung cấp thông tin tờ khai hải quan (số tờ khai hải quan, ngày đăng ký tờ khai, tên đơn vị đăng ký tờ khai) của lô hàng xuất khẩu đưa vào kho CFS cho Chi cục Hải quan nơi quản lý kho CFS;
a.2) Trách nhiệm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh kho CFS):
a.2.1) Cập nhật thông tin container rỗng đưa vào kho CFS để đóng hàng xuất khẩu và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.2.3) Cập nhật thông tin hàng hóa vào kho CFS hoặc thông tin sửa, hủy hàng hóa vào kho CFS (nếu có) theo quy định tại mẫu số 3 hoặc mẫu số 4, mẫu số 5 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a.3.1) Công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin tờ khai đưa vào kho CFS để đóng ghép trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để quyết định cho phép đưa hàng hóa vào kho CFS đóng ghép theo quy định;
a.3.2) Tiếp nhận thông tin container rỗng và thông tin hàng hóa vào kho CFS; thông tin sửa, hủy (nếu có) từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào kho CFS (nếu có);
a.3.3) Giám sát hàng hóa đưa vào kho CFS đóng ghép theo quy định.
b) Trong quá trình lưu giữ và đóng ghép hàng hóa tại kho CFS
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS:
b.1.1) Bảo quản nguyên trạng hàng hóa; ký nhận việc niêm phong kho CFS với cơ quan hải quan;
b.1.2) Sau khi hoàn thành việc đóng ghép hàng hóa vào container, cập nhật thông tin hàng rời đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã đóng vào container đồng thời cập nhật thông tin thay đổi trạng thái từ container rỗng thành trạng thái container có hàng theo quy định tại mẫu số 10 và mẫu số 11 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.2.1) Tiếp nhận thông tin hàng rời qua khu vực giám sát hải quan và thông tin container rỗng sang trạng thái container chứa hàng từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS;
b.2.2) Hàng ngày, ngay khi kết thúc hoạt động trong kho CFS, tiến hành niêm phong kho CFS và ký xác nhận với doanh nghiệp kinh doanh kho CFS;
c) Khi đưa container ra khỏi kho CFS đến cửa khẩu xuất
c.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS:
c.1.2) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính;
c.1.3) Cập nhật thông tin container đã đưa ra khỏi kho CFS và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.2.1) Tiếp nhận thông tin container đưa ra khỏi kho CFS từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS;
c.2.2) Thực hiện thủ tục đối với lô hàng vận chuyển theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
2. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung (sau đây gọi là địa điểm)
a) Khi đưa hàng hóa vào địa điểm: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh địa điểm) và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm a khoản 4 mục này;
b) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại địa điểm: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm b khoản 4 mục này.
c) Khi đưa hàng hóa ra khỏi địa điểm đến cửa khẩu xuất
c.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm:
c.1.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính;
c.1.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất để xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa có sự sai khác, không đảm bảo nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không cho phép hàng hóa đưa ra khỏi địa điểm và thông báo ngay cho cơ quan hải quan để xử lý theo quy định;
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.2.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại mẫu số 4 (hàng container) hoặc mẫu số 5 (hàng rời) Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng.
c.2.2) Trường hợp hàng hóa có sự sai khác, không đảm bảo nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh địa điểm phối hợp kiểm tra, làm rõ để xử lý theo quy định.
3. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn (sau đây gọi là ICD)
a) Khi đưa hàng hóa vào ICD: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh ICD) và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm a khoản 4 mục này;
b) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại ICD: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh ICD và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm b khoản 4 mục này.
c) Khi đưa hàng hóa ra khỏi ICD đến cửa khẩu xuất
c.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh ICD:
c.1.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính;
c.1.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất để xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa có sự sai khác, không đảm bảo nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không cho phép hàng hóa đưa ra khỏi ICD và thông báo ngay cho cơ quan hải quan để xử lý theo quy định;
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.2.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại mẫu số 4 (hàng container) hoặc mẫu số 5 (hàng rời) Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng.
c.2.2) Trường hợp hàng hóa có sự sai khác, không đảm bảo nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh ICD phối hợp kiểm tra, làm rõ để xử lý theo quy định.
4. Giám sát hàng container hoặc hàng rời đưa vào, lưu giữ, đưa ra khu vực cảng biển
a) Khi đưa hàng hóa vào khu vực cảng biển
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa của lô hàng đưa vào cảng để xuất khẩu cho doanh nghiệp cảng, kho, bãi (sau đây gọi là doanh nghiệp cảng);
a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng:
a.2.1) Tiếp nhận thông tin số quản lý hàng hóa hoặc số tờ khai của lô hàng xuất khẩu đưa vào cảng từ người khai hải quan; tiếp nhận thông tin danh sách container soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.2.2) Cập nhật thông tin hàng hóa vào cảng, thông tin sửa, hủy (nếu có) theo quy định tại mẫu số 2 (đối với hàng container) hoặc mẫu số 3 (đối với hàng rời) và mẫu số 4 hoặc mẫu số 5 (nếu có) Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a.3.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa vào cảng, thông tin sửa, hủy (nếu có) từ Hệ thống của doanh nghiệp cảng và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào cảng (nếu có);
a.3.2) Cập nhật thông tin danh sách container soi chiếu (nếu có) đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng.
b) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại khu vực cảng biển.
b.1) Trường hợp thay đổi nguyên trạng hàng hóa (lấy mẫu hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa): Người khai hải quan, doanh nghiệp cảng và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c, khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này;
b.2) Trường hợp container soi chiếu trong khu vực cảng:
b.2.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu và vận chuyển về khu vực lưu giữ hàng hóa sau khi soi chiếu (nếu có) theo quy định;
b.2.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng: Vận chuyển container đến khu vực soi chiếu và vận chuyển về khu vực lưu giữ hàng hóa chờ xuất khẩu sau khi kết thúc việc soi chiếu trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan;
b.3) Trường hợp container phải soi chiếu ngoài khu vực cảng:
b.3.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Xuất trình hồ sơ, container để công chức hải quan niêm phong, ký nhận Biên bản bàn giao, vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu theo quy định; kết thúc việc soi chiếu, ký nhận Biên bản bàn giao, vận chuyển container về khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định;
b.3.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng: Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan để đi soi chiếu; cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
Trường hợp vắng mặt người khai hải quan, xuất trình container cho cơ quan hải quan thực hiện niêm phong, ký nhận Biên bản bàn giao; vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu, cập nhật thông tin container ra khỏi cảng và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; kết thúc việc soi chiếu, vận chuyển container về khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định, cập nhật thông tin container đưa vào cảng và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.3.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Niêm phong container; lập và ký Biên bản bàn giao; cung cấp thông tin container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan (để vận chuyển tới địa điểm soi chiếu) đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng; giao người vận chuyển 01 Biên bản bàn giao, xác nhận, theo dõi hồi báo và xử lý vi phạm (nếu có);
c) Khi đưa hàng hóa ra khỏi cảng để xếp lên phương tiện vận tải.
c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan (số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa hoặc chứng từ theo mẫu số 29/DSCT/GSQL đối với hàng container hoặc mẫu số 30/DSHH/GSQL đối với hàng hóa khác Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 của Bộ Tài chính) cho doanh nghiệp cảng
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.2.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại mẫu số 4 (hàng container) hoặc mẫu số 5 (hàng rời) Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng.
Trường hợp tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát thì ngay sau khi có quyết định tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát, Chi cục Hải quan nơi ban hành thực hiện cập nhật thông tin tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và gửi đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng;
c.2.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống của doanh nghiệp cảng;
c.2.3) Trường hợp phát sinh thông tin sai khác giữa thông tin tiếp nhận từ người khai hải quan với thông tin từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh cảng (bao gồm cả trường hợp tờ khai trùng số container) thì thực hiện xác minh thông tin, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (nếu có) xử lý theo quy định;
c.2.4) Đối với hàng rời có lượng hàng chênh lệch về trọng lượng so với khai báo trên tờ khai hải quan khi qua khu vực giám sát, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định, cập nhật thông tin lượng hàng hóa cho phép qua khu vực giám sát hải quan hoặc yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 của Bộ Tài chính.
c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng:
c.3.1) Tiếp nhận thông tin từ người khai hải quan và đối chiếu thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan (số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa hoặc chứng từ theo mẫu số 29/DSCT/GSQL đối với hàng container hoặc mẫu số 30/DSHH/GSQL đối với hàng hóa khác Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 của Bộ Tài chính) và thực hiện như sau:
c.3.1.1) Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan nếu kết quả đối chiếu phù hợp (bao gồm trường hợp hàng rời (dạng xá) có trọng lượng thực tế xuất khẩu ít hơn so với lượng thông tin lô hàng tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan).
c.3.1.2) Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi cảng nếu kết quả đối chiếu không phù hợp hoặc chưa nhận được thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan hoặc trường hợp phát sinh nhiều tờ khai chung container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan nhưng người khai hải quan không cung cấp đầy đủ số lượng tờ khai; đồng thời thông báo người khai hải quan liên hệ với Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để xử lý theo quy định.
c.3.2) Chậm nhất 02 giờ (đối với tàu chở hàng container) hoặc 01 giờ (đối với tàu chở hàng rời) ngay sau khi hoàn thành việc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải, cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định mẫu số 9 hoặc mẫu số 10 Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
5. Giám sát hàng hóa xuất khẩu dưới dạng khí, lỏng
a) Trước thời điểm hàng hóa xuất khẩu từ bồn, bể chứa bơm sang phương tiện vận tải
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Đăng ký tờ khai hải quan theo quy định;
a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
a.2.1) Cập nhật thông tin vị trí bồn, bể chứa dự kiến bơm hàng và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.2.2) Tiếp nhận thông báo đủ điều kiện bơm hàng hóa từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
a.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
a.3.1) Tiếp nhận thông tin vị trí bồn bể chứa dự kiến bơm hàng.
a.3.2) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định biện pháp, hình thức giám sát và phân công công chức giám sát hoạt động bơm hàng hóa;
a.3.3) Công chức hải quan giám sát kiểm tra điều kiện bơm hàng hóa theo quy định và hướng dẫn người khai hải quan thực hiện nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện; cập nhật thông báo đủ điều kiện bơm hàng hóa đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
b) Giám sát trong quá trình bơm hàng sang phương tiện vận tải
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
b.1.1) Cập nhật thông tin số lượng hàng hóa thực tế đã được bơm sang phương tiện vận tải và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.1.2) Ký nhận Biên bản chứng nhận với cơ quan hải quan (nếu có).
b.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
b.2.1) Công chức hải quan giám sát trong quá trình bơm hàng từ bồn, bể chứa sang phương tiện vận tải theo quy định.
b.2.2) Niêm phong nơi chứa hàng hóa sau khi bơm (nếu có), lập Biên bản chứng nhận sau khi hoàn thành công việc (nếu có);
b.2.3) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đã qua khu vực giám sát từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
Trường hợp có sự sai khác giữa thông tin trên tờ khai và số lượng hàng hóa thực tế đã được bơm sang phương tiện vận tải thì yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi không cho phép phương tiện vận tải rời cảng để xác minh, làm rõ.
Mục 3. GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC
1. Giám sát hàng hóa trung chuyển vận chuyển bằng container đưa vào, lưu giữ, đưa ra cảng biển
a) Hàng hóa trung chuyển từ nước ngoài vào khu vực trung chuyển và được đưa ra nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này:
a.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển: Cung cấp thông tin Bản kê hàng hóa đóng trong container trung chuyển cho doanh nghiệp cảng và cơ quan hải quan theo mẫu số 21/BKTrC/GSQL Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 của Bộ Tài chính
a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng: Thực hiện theo quy định tại điểm a.2, điểm b.1, điểm c.2, điểm d.3 khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này;
a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Thực hiện quy định tại điểm a.1, điểm b.2, điểm c.3, điểm d.1 khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này.
b) Hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các bến cảng trong cùng một cảng biển hoặc giữa các cảng biển trung chuyển:
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển: Cung cấp thông tin (số hiệu container, số tờ khai vận chuyển) cho doanh nghiệp cảng; xuất trình hàng hóa phải niêm phong hải quan (nếu có) cho cơ quan hải quan.
b.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng: Thực hiện theo quy định tại điểm a.2, điểm b.1, điểm c.2, điểm d.3 khoản 1 Mục 1 Phần II Quy định này;
b.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.3.1) Đối chiếu thông tin hàng hóa (bao gồm số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển) khai báo trên Bản kê hàng hóa đóng trong container trung chuyển với với thông tin khai báo trên Hệ thống một cửa quốc gia trước khi vận chuyển đi. Trường hợp phù hợp thì xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức hải quan) trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, in 02 bản và trả lại cho người khai hải quan để lưu giữ và vận chuyển hàng hóa đến đích.
Trường hợp thông tin đối chiếu không phù hợp thì căn cứ hồ sơ, tình hình thực tế và thông tin khác (nếu có), yêu cầu doanh nghiệp cảng và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển phối hợp xác minh và xử lý theo quy định.
b.3.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng;
b.3.3) Theo dõi về thông tin về lô hàng vận chuyển. Trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng chưa nhận được phản hồi của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi áp dụng các biện pháp phối hợp để tổ chức xác minh và xử lý.
2. Giám sát hàng hóa quá cảnh đưa vào, lưu giữ, đưa ra cảng biển
Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 và thực hiện giám sát như với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.
3. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu (toàn bộ hoặc một phần) nhưng toàn bộ lô hàng thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Có văn bản đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng mới, trong văn bản nêu rõ số tờ khai hải quan, tên địa điểm xếp hàng mới, số container, số niêm phong của hãng vận chuyển, số niêm phong hải quan (nếu có), tên tàu, số chuyến dự kiến (nếu có) gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa;
a.2) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan (số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa hoặc chứng từ theo mẫu số 29/DSCT/GSQL đối với hàng container hoặc mẫu số 30/DSHH/GSQL đối với hàng hóa khác Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 của Bộ Tài chính) cho doanh nghiệp cảng;
a.3) Xuất trình hàng hóa để công chức hải quan kiểm tra tính nguyên trạng, ký nhận Biên bản bàn giao; bảo quản nguyên trạng trong quá trình vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng mới;
a.4) Thực hiện thủ tục khai sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 đối với tờ khai vận chuyển kết hợp hoặc theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đối với tờ khai vận chuyển độc lập. Trường hợp người vận chuyển đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng thì thông báo cho người khai hải quan để thực hiện khai sửa đổi, bổ sung theo quy định.
Trường hợp lô hàng thuộc tờ khai vận chuyển độc lập đã thực hiện nghiệp vụ BIA trên Hệ thống, người khai hải quan thực hiện khai báo tờ khai vận chuyển độc lập mới theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 tại Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng mới.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa
b.1) Kiểm tra tính nguyên trạng hàng hóa và thực hiện chuyển thông tin địa điểm giám sát hải quan cho tờ khai xuất khẩu sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng mới trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan;
b.2) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng;
b.3) Thực hiện bàn giao hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi đến mới như sau: Lập và xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) Biên bản bàn giao theo nguyên trạng hàng hóa, nguyên niêm phong, giao người khai hải quan 01 Biên bản bàn giao, theo dõi hồi báo và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định hoặc thực hiện theo quy định tại điểm a.4 khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 trong trường hợp người khai hải quan đã thực hiện khai báo tờ khai vận chuyển độc lập.
c) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng nơi lưu giữ hàng hóa:
Kiểm tra, đối chiếu giữa thực tế hàng hóa với thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc từ người khai hải quan về số hiệu container, số niêm phong (nếu có) và thực hiện như sau:
c.1) Trường hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định.
c.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (nếu doanh nghiệp cảng đã có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan).
4. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng nhưng người vận chuyển chỉ xếp được một phần lô hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh theo khai báo trên tờ khai hải quan, phần còn lại được thực xuất lên phương tiện vận tải khác trong cùng một cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng
a) Trách nhiệm của người khai hải quan: Khai báo sửa đổi bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017.
b) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng:
b.1) Thông báo cho người khai hải quan nội dung thay đổi: Số lượng hàng hóa đã thực xếp lên phương tiện vận tải; tên, số chuyến, ngày xuất cảnh mới của phương tiện vận tải sẽ xếp số lượng hàng còn lại làm cơ sở để người khai hải quan khai báo sửa đổi bổ sung tờ khai hải quan theo quy định;
b.2) Khai sửa đổi thông tin container vào cảng đối với các container còn lưu giữ tại cảng, nội dung khai gồm: tên phương tiện vận tải, số chuyến, ngày xuất cảnh mới;
b.3) Tiếp nhận thông tin đủ điều kiện qua khu vực giám sát đối với các container còn lại của tờ khai xuất khẩu. Thực hiện xếp hàng lên phương tiện vận tải và gửi thông tin hàng hóa đã qua khu vực giám sát đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan ngay sau khi hoàn thành việc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải để xuất khẩu.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại mẫu số 4 (hàng container) hoặc mẫu số 5 (hàng rời) Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng.
5. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng nhưng người vận chuyển chỉ xếp được một phần lô hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh theo khai báo trên tờ khai hải quan, phần còn lại vận chuyển sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng khác
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Khai báo sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan đã thông quan, hoặc giải phóng hàng theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2017 và khai báo tờ khai xuất khẩu mới đối với lượng hàng còn lại;
a.2) Thực hiện vận chuyển phần hàng hóa còn lại sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng khác để xuất khẩu.
b) Trách nhiệm hoặc doanh nghiệp cảng:
b.1) Thông báo cho người khai hải quan để khai báo sửa đổi, bổ sung theo lượng hàng hóa thực xuất khẩu và khai báo tờ khai mới đối với lượng hàng hóa còn lại để vận chuyển sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng khác để xuất khẩu;
b.2) Ngay sau khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải, cập nhật thông tin hàng hóa đã qua khu vực giám sát đối với lượng hàng đã thực xuất khẩu và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.3) Kiểm tra thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát;
b.4) Ngay sau khi hàng hóa đưa ra khỏi cảng, cập nhật thông tin phần hàng hóa còn lại đã qua khu vực giám sát đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
c.1) Thực hiện hủy thông tin xác nhận tờ khai xuất khẩu đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống và thực hiện cập nhật thông tin đủ điều kiện qua khu vực giám sát đối với lượng hàng còn lại để làm cơ sở cho doanh nghiệp cảng cho phép hàng hóa ra khỏi cảng;
c.2) Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng vận chuyển chịu sự giám sát Hải quan. Trên cơ sở tờ khai xuất khẩu khai báo mới và đã hoàn thành thủ tục hải quan (thông quan, giải phóng hàng) thực hiện theo quy định tại điểm 3 mục này.
d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi đăng ký: Trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan, thực hiện sửa đổi bổ sung theo quy định (sửa đổi, giảm lượng hàng thực xuất khẩu và xóa thông tin danh sách container không thực xuất khẩu, thực hiện tiếp nhận thủ tục khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu mới).
6. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng, đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu nhưng người khai hải quan đề nghị đưa hàng hóa trở lại nội địa
a) Trường hợp người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai hải quan:
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa và nêu rõ thông tin tờ khai (tên, mã số thuế doanh nghiệp, số tờ khai, số container (nếu có), ngày đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai) đã hoàn thành thủ tục hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và đề nghị đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan;
a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Trên cơ sở công văn đề nghị đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan của người khai hải quan và thông tin hủy tờ khai hàng hóa xuất khẩu trên Hệ thống hoặc văn bản xác nhận việc hủy tờ khai hải quan để đưa trở lại nội địa của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy), Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa chờ xuất khẩu thực hiện cập nhật thông tin cho phép hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống doanh nghiệp cảng, kho, bãi.
a.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng: Cập nhật thông tin danh sách hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định.
b) Trường hợp người khai hải quan đề nghị xuất một phần hàng thuộc tờ khai hải quan, phần còn lại không xuất khẩu để đưa trở lại nội địa:
b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
b.1.1) Có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan (trong đó nêu rõ số tờ khai, số hiệu container, địa điểm lưu giữ hàng hóa), đề nghị xin sửa đổi bổ sung tờ khai với nội dung: khai phần hàng xuất khẩu (số container..).
b.1.2) Có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa và nêu rõ thông tin tờ khai (tên, mã số thuế doanh nghiệp, số tờ khai, số container (nếu có), ngày đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai) đã hoàn thành thủ tục khai bổ sung theo quy định và đề nghị đưa hàng không xuất khẩu ra khỏi khu vực giám sát hải quan;
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.2.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai: Thực hiện tiếp nhận khai bổ sung theo đề nghị của doanh nghiệp, cập nhật nội dung trên Hệ thống.
b.2.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: Trên cơ sở công văn đề nghị đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan của người khai hải quan và thông tin khai bổ sung tờ khai hàng hóa xuất khẩu trên Hệ thống hoặc tờ khai sửa đổi, bổ sung giấy (đối với trường hợp khai báo trên tờ khai hải quan giấy) của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để cập nhật thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng (đối với trường hợp doanh nghiệp cảng đã kết nối Hệ thống)
b.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm: Cập nhật thông tin danh sách hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định;
7. Giám sát hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan không đăng ký tờ khai hải quan
a) Trường hợp hàng hóa có quyết định sai áp của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan Công an, Tòa án …), hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa an ninh, quốc phòng thuộc diện được miễn làm thủ tục hải quan:
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Xuất trình tờ khai hải quan giấy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền để công chức hải quan kiểm tra, xác nhận theo quy định;
a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: Căn cứ chứng từ có liên quan do cơ quan có thẩm quyền ban hành để cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng;
a.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng: Tại khu vực kết nối Hệ thống: Cập nhật thông tin danh sách hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định;
b) Hàng hóa nhập khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan, chưa đăng ký tờ khai hải quan nhưng phải tái xuất, xuất trả người gửi hàng (như người gửi hàng giao hàng không đúng hợp đồng, người vận chuyển vận chuyển không đúng địa điểm theo vận đơn, hàng nhập khẩu nhưng chủ hàng từ chối nhận hàng…):
b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Nộp 01 bản chính văn bản đề nghị được tái xuất, xuất trả người gửi hàng cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa, nêu lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc lý do từ chối nhận hàng. Trong văn bản nêu rõ số vận tải đơn, dự kiến thời gian xuất, cửa khẩu xuất…;
b.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa:
b.2.1) Trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa kiểm tra hồ sơ lô hàng. Trường hợp không có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện cập nhật thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng (đối với trường hợp doanh nghiệp cảng đã kết nối Hệ thống)
b.2.2) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng, nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung trên vận tải đơn và không có thông tin khác thì xem xét chấp thuận đề nghị tái xuất lô hàng. Nếu kết quả kiểm tra không đúng với nội dung trên vận tải đơn, hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có vi phạm thì xử lý theo quy định.
b.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng: Cập nhật thông tin danh sách hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định;
8. Hàng hóa được chuyển tải tại vùng neo đậu phương tiện vận tải
a) Trước khi chuyển tải hàng hóa:
a.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng nơi hàng hóa được vận chuyển đến (sau đây gọi là doanh nghiệp cảng):
a.1.1) Có văn bản đề nghị (trong văn bản nêu rõ: tên tàu, số chuyến, số vận đơn, trọng lượng hàng hóa, ngày giờ dự kiến thực hiện) chuyển tải hàng hóa gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải;
a.1.2) Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ xuống cảng từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a.2.1) Trên cơ sở thông tin do doanh nghiệp cảng cung cấp và thông tin khác (nếu có) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải hàng hóa quyết định biện pháp giám sát và phân công công chức giám sát thực hiện tuần tra, kiểm soát theo quy định;
a.2.2) Cung cấp thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ xuống cảng đến Hệ thống của doanh nghiệp cảng.
b) Trong quá trình chuyển tải hàng hóa
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng:
b.1.1) Trường hợp phát hiện hàng hóa có sự sai khác, thay đổi nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật thì thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải để xử lý;
b.1.2) Ký nhận trên Biên bản chứng nhận sau khi hoàn thành công việc (nếu có).
b.2) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải:
b.2.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa có sự sai khác, thay đổi nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật (nếu có) để xử lý, cụ thể:
b.2.2) Kiểm tra xác định tính nguyên trạng hàng hóa; lập và ký Biên bản chứng nhận (nếu có) và giao cho doanh nghiệp cảng quản lý nguyên trạng hàng hóa. Xác minh, làm rõ nguyên nhân, xử lý vi phạm (nếu có) và chuyển thông tin cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến làm tiếp các thủ tục theo quy định.
c) Sau khi chuyển tải hàng hóa đến cảng
c.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng: Cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi theo quy định tại mẫu số 2 hoặc mẫu số 3 Phụ lục 2 Quy định này và gửi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Tiếp nhận thông tin hàng hóa hạ bãi do doanh nghiệp kinh cảng gửi đến.
Phần III
TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT
Mục 1. GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯA VÀO, LƯU GIỮ, ĐƯA RA KHO HÀNG KHÔNG
1. Trước thời điểm xếp dỡ hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho hàng không
a) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:
a.1) Trước thời điểm tàu bay hạ cánh, căn cứ thông tin bộ hồ sơ tàu bay đã khai báo, cung cấp thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ (bao gồm trọng lượng, số lượng), số quản lý hàng hóa nhập khẩu và danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có) theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
a.2) Cung cấp số điện thoại và đầu mối liên lạc để tiếp nhận thông tin từ doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
b) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ, số quản lý hàng hóa nhập khẩu và danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
2. Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho hàng không
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
a.1) Chậm nhất 01 giờ sau khi hoàn thành việc xếp, dỡ hàng hóa đưa vào vị trí quy định trong kho hàng không, đối chiếu với thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ do cơ quan hải quan cung cấp để cập nhật thông tin hàng hóa đưa vào, thông tin sửa, hủy (vận đơn) theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
Trường hợp bổ sung thông tin số vận đơn, ngay sau khi Doanh nghiệp nhận được thông tin khai báo bổ sung từ hãng hàng không thì cập nhật ngay vào Hệ thống của Doanh nghiệp và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử quan hải quan
a.2) Trường hợp hàng hóa có sai khác về số lượng, trọng lượng với thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan vị trí lưu giữ và camera giám sát hải quan đối với các lô hàng trên trong kho hàng không; cập nhật thông tin hàng hóa sai khác theo quy định tại điểm a.1 khoản 2 Mục 1 phần III Quy định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
Trường hợp hàng hóa nhãn mác không còn nguyên vẹn, bao bì rách vỡ (làm sai lệch trọng lượng) thông báo ngay cho cơ quan hải quan; lưu giữ riêng tại khu vực có camera giám sát hải quan và phối hợp với cơ quan hải quan lập, xác nhận, ký Biên bản bất thường, giao công chức hải quan 01 bản; xử lý xong cập nhật thông tin và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
Đối với hàng hóa trong danh sách phải soi chiếu của cơ quan Hải quan, vận chuyển hàng hóa đến vị trí soi chiếu của cơ quan Hải quan và vận chuyển về vị trí quy định sau khi kết thúc soi chiếu; đưa vào khu vực lưu giữ riêng có camera giám sát hải quan đối với trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Thực hiện giám sát hoạt động xếp, dỡ hàng hóa bằng Hệ thống camera, trường hợp cần thiết Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định bố trí công chức thực hiện giám sát trực tiếp;
b.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa vào kho hàng không; thông tin sửa, thông tin bổ sung, thông tin hủy đối với hàng hóa đưa vào kho hàng không (nếu có), công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra và phê duyệt hủy thông tin hàng hóa đưa vào kho hàng không (nếu có) trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.3) Đối với những lô hàng phải soi chiếu, trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm, công chức soi chiếu thực hiện niêm phong, yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không đưa hàng hóa vào khu vực lưu giữ riêng, có camera giám sát; cập nhật kết quả thông tin soi chiếu vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, kể cả trường hợp không phát hiện vi phạm;
b.4) Đối với những lô hàng bao bì rách vỡ (làm sai lệch trọng lượng), mất nhãn mác, khi có thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không, công chức hải quan được giao nhiệm vụ phối hợp doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không thực hiện xác nhận Biên bản bất thường và lưu giữ 01 bản, kiểm tra lô hàng qua máy soi chiếu; sau khi soi chiếu thực hiện niêm phong lô hàng; trường hợp phát hiện vi phạm thực hiện như tại điểm b.3 khoản 2 Mục 1 phần III Quy định này.
3. Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho hàng không
a) Sự cố bất thường xảy ra làm thay đổi nguyên trạng hàng hóa như rách vỡ bao bì, mất nhãn mác và dán lại
a.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
a.1.1) Thông báo kịp thời cho cơ quan hải quan khi có sự thay đổi;
a.1.2) Phối hợp với cơ quan hải quan, lập, xác nhận và ký nhận Biên bản bất thường chứng nhận việc thay đổi nguyên trạng hàng hóa khi có sự cố bất thường; Giao công chức hải quan 01 bản;
a.1.3) Cập nhật thông tin thay đổi theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
a.1.4) Khi có yêu cầu của cơ quan hải quan về việc phải soi chiếu hàng hóa, thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoản 2 Mục 1 phần III Quy định này;
a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a.2.1) Công chức giám sát trực tiếp, xác nhận, ký vào Biên bản bất thường của doanh nghiệp và nhận 01 bản lưu;
a.2.2) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm, công chức hải quan báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ra Quyết định yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không đưa hàng hóa kiểm tra qua máy soi chiếu; thực hiện theo quy định tại điểm b.3 khoản 2 Mục 1 phần III Quy định này;
b) Việc dán nhãn mác trong trường hợp tách vận tải đơn
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không
b.1.1) Thông báo cho cơ quan hải quan về việc dán nhãn mác của lô hàng tách vận tải đơn
b.1.2) Thực hiện dán nhãn mác của lô hàng tách vận tải đơn dưới sự giám sát của công chức hải quan;
b.1.3) Cập nhật thông tin thay đổi trạng thái lô hàng vào hệ thống và gửi đến hệ thống xử lý dữ liệu của cơ quan hải quan;
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan
Giám sát việc dán nhãn của lô hàng tách vận đơn.
c) Xem trước hàng hóa hoặc lấy mẫu hàng hóa trước khi khai hải quan
c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
c.1.1) Có văn bản đề nghị được xem trước hàng hóa hoặc lấy mẫu hàng hóa trước gửi đến cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
c.1.2) Tiến hành xem trước hoặc lấy mẫu dưới sự giám sát của cơ quan hải quan;
c.1.3) Ký, xác nhận vào Biên bản chứng nhận và nhận 01 bản;
c.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không
c.2.1) Phê duyệt văn bản đề nghị của doanh nghiệp;
c.2.2) Giám sát việc xem trước, lấy mẫu của người khai hải quan;
c.2.3) Ký, xác nhận vào Biên bản chứng nhận và nhận 01 bản;
c.2.4) Cập nhật thông tin thay đổi hàng hóa (nếu có) vào Hệ thống và gửi sang Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan.
c.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan
c.3.1) Công chức phê duyệt vào văn bản của người khai hải quan;
c.3.2) Giám sát việc xem hàng và lấy mẫu của người khai hải quan;
c.3.3) Ký, xác nhận trên phiếu đề nghị lấy mẫu của người khai hải quan và lưu giữ 01 bản;
4. Khi đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại cảng hàng không:
a.1.1) Cung cấp thông tin (số tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc số quản lý hàng hóa nhập khẩu) của hàng hóa cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
a.1.2) Xuất trình hàng hóa để công chức hải quan kiểm tra theo quy định;
a.2) Trường hợp hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 50 Thông tư số 38/2017/TT-BTC:
a.2.1) Cung cấp thông tin (số tờ khai vận chuyển độc lập/ Bản kê hàng hóa vận chuyển hoặc số quản lý hàng hóa nhập khẩu) của lô hàng cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
a.2.2) Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan niêm phong đối với hàng hóa phải niêm phong hải quan theo quy định;
a.3) Trường hợp đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không trên cơ sở văn bản của cơ quan có thẩm quyền: Cung cấp thông tin về số chứng từ đã được cơ quan hải quan xác nhận cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
b) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
b.1) Kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và thông tin do người khai hải quan cung cấp với thực tế hàng hóa;
b.1.1) Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không khi thông tin hàng hóa thực tế phù hợp với thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan;
b.1.2) Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không khi chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện ra khỏi khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông báo người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan giải quyết theo quy định;
b.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không theo từng số quản lý hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan và thông tin tạm dừng đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
c.2) Thực hiện niêm phong hải quan đối với hàng hóa phải niêm phong theo quy định;
c.3) Trường hợp có thông tin lô hàng vi phạm, Chi cục trưởng Chi cục hải quan ban hành Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định và gửi 01 bản đến doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không đồng thời gửi thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không; thực hiện kiểm tra thực tế đối với hàng hóa; cập nhật thông tin về kết quả kiểm tra hàng hóa vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.4) Hướng dẫn người khai hải quan hoàn thành thủ tục đối với lô hàng có quyết định tạm dừng hoặc chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan;
c.5) Tiếp nhận và cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Mục 2. GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯA VÀO, LƯU GIỮ, ĐƯA RA KHU VỰC KHO HÀNG KHÔNG
1. Hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho hàng không
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất:
a.1.1) Cung cấp thông tin (số tờ khai hải quan xuất khẩu và số quản lý hàng hóa xuất khẩu) của lô hàng cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
a.1.2) Xuất trình hàng hóa trong danh sách soi chiếu của cơ quan hải quan để soi chiếu;
Trường hợp qua soi chiếu phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm thì công chức hải quan giám sát trực tiếp việc người khai hải quan vận chuyển hàng hóa đến khu vực quy định của cơ quan hải quan để chờ xử lý;
a.2) Đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của cơ quan hải quan:
a.2.1) Cung cấp thông tin (số tờ khai/ số tờ khai vận chuyển độc lập/ Biên bản bàn giao và số quản lý hàng hóa xuất khẩu) của lô hàng cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
a.2.2) Xuất trình hàng hóa có niêm phong hải quan để công chức hải quan kiểm tra niêm phong;
a.2.3) Xuất trình hàng hóa để kiểm tra qua máy soi (nếu có trong danh sách soi chiếu);
a.3) Trường hợp đưa hàng hóa vào kho hàng không trên cơ sở văn bản của cơ quan có thẩm quyền: Cung cấp thông tin về số chứng từ đã được cơ quan hải quan xác nhận cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan
b.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan theo quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Quyết định tư này; danh sách hàng hóa phải soi chiếu (nếu có); thông tin danh sách tạm dừng đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan (nếu có) đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
b.2) Kiểm tra niêm phong hải quan đối với hàng hóa phải niêm phong theo quy định;
b.3) Trường hợp thông tin về trọng lượng hàng hóa trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự chênh lệch bất thường với thông tin về trọng lượng do doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không cập nhật, công chức hải quan kiểm tra thông tin.
b.3.1) Trường hợp không có dấu hiệu vi phạm thì yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính;
b.3.2) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm thì đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan theo quy định;
Trường hợp phát hiện vi phạm, công chức hải quan báo cáo Chi cục trưởng và giám sát trực tiếp việc người khai hải quan vận chuyển hàng hóa đến kho tạm giữ cơ quan hải quan để xử lý theo quy định;
b.4) Trường hợp nhận được thông tin về lô hàng vi phạm, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan hải quan và gửi thông tin đến doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
b.5) Soi chiếu hàng hóa đối với trường hợp hàng hóa trong danh sách soi chiếu và khi có Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Cập nhật thông tin kết quả soi chiếu hàng hóa, gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan hải quan cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
b.6) Hướng dẫn người khai hải quan thực hiện thủ tục đối với lô hàng có quyết định tạm dừng hoặc chưa đủ điều kiện đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan;
b.7) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa vào kho hàng không từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
c) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
c.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan; thông tin danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có); thông tin danh sách tạm dừng đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan (nếu có) theo quy định từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.2) Kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và thông tin do người khai hải quan cung cấp với thực tế hàng hóa.
c.2.1) Cho phép đưa hàng hóa vào kho hàng không khi hàng hóa thực tế phù hợp với thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan;
c.2.2) Không cho phép đưa hàng hóa vào kho hàng không khi chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện vào khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông báo người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan xử lý theo quy định;
Trường hợp có sự sai khác bất thường về trọng lượng hàng hóa và số lượng kiện thì không cho phép đưa hàng hóa vào kho hàng không, thông báo người khai hải quan liên hệ ngay cơ quan hải quan để xử lý;
Trường hợp lô hàng nằm trong danh sách hàng hóa phải soi chiếu theo yêu cầu của cơ quan hải quan, thông báo người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để vận chuyển hàng hóa đến khu vực soi chiếu; khi soi chiếu không phát hiện vi phạm, vận chuyển hàng hóa vào khu vực lưu giữ hàng hóa chờ xuất khẩu;
c.3) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan hải quan theo từng số quản lý hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục 5 kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu lưu giữ tại kho hàng không
a) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a.1) Giám sát hàng hóa lưu giữ trong kho hàng không qua Hệ thống camera; trường hợp cần thiết Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định bố trí công chức giám sát trực tiếp;
a.2) Khi có quyết định khám xét hàng hóa từ cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật: Cơ quan hải quan phối hợp triển khai thực hiện theo quy định;
b) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
b.1) Phối hợp với các cơ quan chức năng khi có quyết định khám xét hàng hóa;
b.2) Cập nhật vào Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không, gửi thông tin hàng hóa bị khám xét đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan;
3. Khi đưa hàng hóa xuất khẩu lên phương tiện vận tải xuất cảnh.
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
a.1) Gửi thông tin danh sách hàng hóa đưa ra kho hàng không, dự kiến xếp lên phương tiện vận tải theo quy định tại Phụ lục 5 kèm Quyết định này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.2) Sau khi tàu bay cất cánh 01 giờ, cập nhật thông tin danh sách hàng hóa thực tế đưa lên phương tiện vận tải xuất cảnh gửi này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm Quyết định này;
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Giám sát việc đưa hàng hóa lên phương tiện vận tải bằng camera;
Trường hợp cần thiết Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định bố trí công chức giám sát trực tiếp;
b.2) Tiếp nhận và cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi kho hàng không xếp lên phương tiện vận tải từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không gửi đến;
Căn cứ danh sách hàng hóa thực tế xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không, công chức hải quan ghi nhận và theo dõi đến khi toàn bộ thông tin về số lượng hàng hóa của một lô hàng đã được doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không xác nhận thực tế đưa lên phương tiện vận tải xuất cảnh thì công chức hải quan tiến hành xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
4. Trường hợp đưa hàng hóa xuất khẩu ra khỏi kho hàng để đưa quay lại nội địa
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
Thực hiện thủ tục hủy tờ khai theo quy định tại điểm a2 khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC;
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Thực hiện theo quy định tại điểm b4 khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC;
b.2) Công chức thực hiện cập nhật thông tin tờ khai hủy lên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và gửi đến hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không.
c) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không
c.1) Kiểm tra, đối chiếu thông tin tờ khai hủy trên hệ thống do cơ quan hải quan gửi đến với thông tin của người khai hải quan và hàng hóa thực tế;
c.1.1) Cho phép đưa hàng hóa đưa ra khỏi kho hàng không khi thông tin phù hợp;
c.1.2) Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không khi thông tin không phù hợp, thông báo cho người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để xử lý;
c.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi kho lên hệ thống và gửi đến cơ quan hải quan.
Mục 3. GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐÃ ĐƯỢC THÔNG QUAN, ĐÃ ĐƯA VÀO KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN (TOÀN BỘ HOẶC MỘT PHẦN) NHƯNG THAY ĐỔI KHO HÀNG KHÔNG XUẤT HÀNG
1. Trường hợp người khai hải quan đề nghị thay đổi kho hàng không xuất hàng (trong cùng một Chi cục Hải quan quản lý):
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Gửi văn bản đến cơ quan Hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đi, nơi đến, đồng thời cung cấp thông tin hàng hóa (số quản lý hàng hóa xuất khẩu và số tờ khai hải quan);
a.2) Sau khi được sự chấp thuận của công chức hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đi, nơi đến, nhận lại hàng hóa tại kho hàng không nơi đi;
a.3) Xuất trình hàng hóa cho công chức hải quan giám sát kho hàng không nơi đi để niêm phong và kho hàng không nơi đến để kiểm tra niêm phong;
a.4) Vận chuyển hàng hóa từ kho hàng không nơi đi đến kho hàng không nơi đến, bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo quy định;
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Tại kho hàng không nơi đi:
b.1.1) Công chức hải quan phê duyệt văn bản đề nghị thay đổi kho hàng không xuất khẩu hàng hóa của người khai hải quan;
b.1.2) Thực hiện chức năng cho phép hàng hóa chuyển sang kho hàng không khác và cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và gửi thông tin theo quy định tại Phụ lục 4 kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi hàng đi;
b.1.3) Kiểm tra nguyên trạng bao bì của hàng hóa, kiểm tra niêm phong hàng hóa (nếu có), đối chiếu thực tế hàng hóa với thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.1.4) Niêm phong hàng hóa trong trường hợp hàng hóa chưa có niêm phong và thông báo cho công chức nơi kho hàng đến để tiếp nhận;
b.2) Tại kho hàng không nơi đến:
b.2.1) Kiểm tra nguyên trạng bao bì của hàng hóa, niêm phong hàng hóa (nếu có), đối chiếu thực tế hàng hóa với thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.2.2) Gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát tại kho hàng không nơi đến trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại Phụ lục 4 kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
c) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đi:
c.1) Tiếp nhận công văn, thông tin số tờ khai hải quan và số quản lý hàng hóa từ người khai hải quan; kiểm tra đối chiếu với thông tin danh sách hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
c.1.1) Cho phép hàng hóa đưa ra kho hàng không khi thông tin phù hợp;
c.1.2) Không cho phép hàng hóa ra kho hàng không khi thông tin không phù hợp và có thông tin tạm dừng đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông báo cho người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để giải quyết;
c.2) Gửi thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không theo quy định tại Phụ lục 5 kèm Quyết định này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.3) Bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan.
d) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đến
d.1) Tiếp nhận công văn và số quản lý hàng hóa từ người khai hải quan; kiểm tra đối chiếu với thông tin danh sách hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
d.1.1) Cho phép hàng hóa đưa vào kho hàng không khi phù hợp;
d.1.2) Không cho phép hàng hóa vào kho hàng không khi thông tin không phù hợp, khi có thông tin tạm dừng đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông báo cho người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để giải quyết;
d.2) Cập nhật và gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào kho hàng không tại Phụ lục 5 kèm Quyết định này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
2. Người khai hải quan đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng do 02 Cục Hải quan quản lý
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
Thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Thực hiện theo quy định tại điểm b.4.1 khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;
b.2) Cập nhật và gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp kho hàng không.
c) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
c.1) Kiểm tra, đối chiếu giữa thực tế hàng hóa với thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra kho hàng không; tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
c.1.1) Cho phép đưa hàng ra kho hàng không khi thông tin phù hợp;
c.1.2) Không cho phép đưa hàng hóa vào kho hàng không khi thông tin không phù hợp, thông báo người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để giải quyết;
c.2) Cập nhật và gửi thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không tại Phụ lục 5 kèm Quyết định này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Phần IV
HỆ THỐNG GẶP SỰ CỐ
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm
a) Chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử, có văn bản thông báo gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý địa bàn giám sát về việc Hệ thống gặp sự cố (gồm thông tin: tên, mã cảng, kho, bãi; tên, mã đơn vị hải quan quản lý doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm; nội dung sự cố, ngày, giờ phát sinh sự cố; họ tên người xác nhận sự cố…) để phối hợp xử lý nhằm đảm bảo không gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải, đồng thời ghi nhận tình trạng sự cố vào Sổ ghi nhận sự cố Hệ thống theo mẫu số 4 Phụ lục 3 ban hành kèm Quyết định này để theo dõi;
b) Căn cứ danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã có xác nhận của Chi cục Hải quan hoặc thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan do cơ quan hải quan cung cấp để cho phép hàng hóa xuất khẩu được xếp lên phương tiện vận tải xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan;
c) Cập nhật thông tin hàng hóa đã đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan ngay khi Hệ thống được khắc phục sự cố;
2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
a) Tổng cục Hải quan bố trí bộ phận hỗ trợ (Help Desk) để tiếp nhận thông tin phản ánh về sự cố, hướng dẫn và xử lý sự cố theo quy định;
b) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi Hệ thống gặp sự cố bố trí cán bộ kỹ thuật tiếp nhận và xử lý sự cố Hệ thống 24/7; chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử, có văn bản thông báo gửi doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm về việc Hệ thống gặp sự cố để phối hợp xử lý và đảm bảo không gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải;
c) Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi Hệ thống gặp sự cố bố trí công chức phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm xác định sự cố, khắc phục sự cố. Trường hợp không thể khắc phục được sự cố thì lập Biên bản chứng nhận tình trạng, thời gian, địa điểm phát sinh sự cố và thông báo ngay cho bộ phận Help Desk của Tổng cục Hải quan về tình trạng sự cố và thực hiện theo hướng dẫn;
d) Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm không trao đổi được thông tin nhưng Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan vẫn có thông tin về danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát thì công chức hải quan nơi Hệ thống gặp sự cố thực hiện kiểm tra thông tin tờ khai đủ điều kiện qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc từ bộ phận hỗ trợ của Tổng cục Hải quan (Help Desk), kết xuất dữ liệu (có chữ ký số) hoặc lập danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát theo mẫu số 5 Phụ lục 3 ban hành kèm Quyết định này gửi cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm làm cơ sở cho phép hàng hóa đưa ra khu vực giám sát;
đ) Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố trên toàn quốc, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo về Hệ thống gặp sự cố theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan có văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan;
e) Thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm cập nhật thông tin các lô hàng đã qua khu vực giám sát ngay khi sự cố được khắc phục.
Phần V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển vận chuyển qua khu vực giám sát hải quan thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Quy định này.
2. Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện Quy định này tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm do đơn vị quản lý theo đúng pháp luật và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
3. Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm tổ chức, bố trí phân công công chức thực hiện việc quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển trên địa bàn cảng, kho, bãi, địa điểm do đơn vị quản lý theo đúng các nội dung quy định tại Quy định này.
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản căn cứ |
05 | Văn bản dẫn chiếu |
Quyết định 2722/QĐ-BTC áp dụng thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số hiệu: | 2722/QĐ-BTC |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 29/12/2017 |
Hiệu lực: | 02/01/2018 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Vũ Thị Mai |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!