Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: | 624&625 - 12/2008 |
Số hiệu: | 43/2008/QĐ-BCT | Ngày đăng công báo: | 03/12/2008 |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Bùi Xuân Khu |
Ngày ban hành: | 19/11/2008 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 18/12/2008 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Chính sách |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 43/2008/QĐ-BCT NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 2008
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VẢI DỆT THOI PHỤC VỤ
XUẤT KHẨU ĐẾN NĂM 2015
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt
Theo đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015 của ngành Dệt May Việt
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN, MỤC TIÊU
1.
a) Phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và số lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt May Việt
b) Tập trung phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành;
c) Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ ngành Dệt May Việt
2. Mục tiêu
a) Tập trung phát triển sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và của khách hàng theo hướng phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm;
b) Phấn đấu đến năm 2010 sản xuất 1,0 tỷ m2 vải dệt thoi, trong đó có 500 triệu m2 phục vụ xuất khẩu; Đến năm 2015 sản xuất 1,5 tỷ m2 vải dệt thoi, trong đó có 1,0 tỷ m2 phục vụ xuất khẩu. Cụ thể như sau:
Chỉ tiêu | Đơn vị | Thực hiện 2007 | Mục tiêu đến | ||||
Ngành | Vinatex | ||||||
Ngành | Vinatex | 2010 | 2015 | 2010 | 2015 | ||
Nhu cầu vải dệt thoi | Triệu m2 | 1.860 | - | 3.500 | 4.600 | - | - |
Sản xuất vải dệt thoi | Triệu m2 | 610,7 | 170 | 1.000 | 1.500 | 300 | 450 |
Vải phục vụ xuất khẩu | Triệu m2 | 155 | 18 | 500 | 1.000 | 220 | 300 |
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Tập trung phát triển sản xuất một số mặt hàng chủ lực, thông dụng có nhu cầu số lượng lớn ở các doanh nghiệp may xuất khẩu như: Vải bông, bông pha để may quần áo, vải dùng trong gia đình...
2. Xây dựng một số trung tâm dệt nhuộm đủ lớn về quy mô, nhằm nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
a) Các trung tâm dệt nhuộm được bố trí tại các khu công nghiệp thuận lợi cho cung cấp điện, cấp nước và xử lý nước thải;
b) Đầu tư các trung tâm nhuộm, hoàn tất gắn liền với công tác chuẩn bị thị trường, nguồn nhân lực quản lý và vận hành thiết bị, chuyển giao công nghệ, xử lý môi trường. Chú trọng phát triển các nhà máy dệt nhằm cung cấp vải mộc đảm bảo chất lượng cho xử lý nhuộm và hoàn tất.
3. Đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm gắn với hợp tác quốc tế nhằm tiếp cận nguồn vốn, thị trường, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước có ngành dệt phát triển và có xu hướng chuyển dịch như Đài Loan, Hàn Quốc,
4. Đa dạng hóa sở hữu, tổ chức các nhà máy nhuộm hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hợp tác sản xuất, liên doanh liên kết trong đó Vinatex giữ vai trò nòng cốt.
III. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Các chính sách và giải pháp về đầu tư
a) Xây dựng các khu, cụm công nghiệp dệt nhuộm tập trung
- Đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp dệt nhuộm tập trung, đảm bảo các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và nguồn lao động có khả năng đào tạo để thu hút đầu tư vào ngành dệt nhuộm;
- Tập đoàn Dệt May Việt
- Tập đoàn Dệt May Việt
b) Tập đoàn Dệt May Việt
- Dự án nhà máy nhuộm Teachang - Vina tại Yên Mỹ (liên doanh của Vinatex với Công ty Thiên
- Dự án liên doanh của Vinatex với Công ty Thiên
- Dự án di dời và nâng cấp nhà máy nhuộm Công ty cổ phần Dệt
- Dự án liên doanh với Tập đoàn ITG (
- Dự án nhà máy nhuộm Bình An trên cơ sở nâng cấp nhà máy nhuộm Việt Thắng và hợp tác với Tập đoàn Tencate (Hà Lan) có năng lực nhuộm sau đầu tư đạt công suất 37,5 triệu m2/năm và đạt công suất 45 triệu m2/năm vào năm 2010.
c) Tập đoàn Dệt May Việt
- Dự án thành lập Trường Đại học Dệt May và Thời trang tại Thuận Thành - Bắc Ninh theo hình thức liên doanh hoặc cổ phần;
- Dự án đầu tư phòng thí nghiệm sinh thái dệt may và trung tâm thiết kế vải từ nguồn vốn ODA và ngân sách nhà nước;
- Dự án xây dựng 02 Trung tâm nguyên phụ liệu tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
d) Tập đoàn Dệt May Việt
2. Các chính sách và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
a) Thông qua Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May Việt
b) Liên kết với nước ngoài đào tạo các nhà thiết kế mẫu, thời trang vải.
3. Các chính sách và giải pháp về khoa học công nghệ
a) Tổ chức lại hệ thống Viện nghiên cứu chuyên ngành theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có đủ năng lực tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp dệt nhuộm nghiên cứu triển khai tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam;
b) Nghiên cứu áp dụng công nghệ sản xuất nguyên liệu mới, các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, các công nghệ sản xuất sạch hơn trong ngành dệt may, các công nghệ tiết kiệm năng lượng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm dệt may;
c) Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may phù hợp và hài hoà với các tiêu chuẩn quốc tế. Hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may để hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật;
d) Xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái dệt may và trung tâm phát triển các mặt hàng vải trong giai đoạn 2008-2010. Vốn đầu tư 48,0 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA và ngân sách nhà nước;
đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành dệt may, nâng cao chất lượng của trang thông tin điện tử.
4. Các chính sách và giải pháp về thị trường
a) Hiệp hội Dệt May Việt
b) Các doanh nghiệp dệt may đẩy mạnh chương trình xây dựng thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp với người tiêu dùng trong nước và bạn hàng quốc tế;
c) Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế, đồng thời chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản mới của các nước nhập khẩu;
d) Tăng cường quan hệ hợp tác với các nhà nhập khẩu lớn nước ngoài;
đ) Xây dựng các Trung tâm nguyên phụ liệu, trung tâm mua bán vải cho các doanh nghiệp may trong và ngoài nước.
5. Các chính sách và giải pháp về tài chính
a) Huy động mọi nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết, cổ phần hoá doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp thu hút vốn thông qua thị trường chứng khoán, vay thương mại với các điều kiện có hoặc không có bảo lãnh của Chính phủ;
b) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, kế hoạch xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, báo cáo nhà nước để được hỗ trợ từ ngân sách theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Nhu cầu vốn đầu tư
Nhu cầu vốn để thực hiện Chương trình giai đoạn 2008 - 2015 là 2.570,8 triệu USD. Trong đó:
a) Vốn cho các khu, cụm công nghiệp dệt nhuộm tập trung và các dự án sợi dệt nhuộm là 2.464 triệu USD;
b) Vốn cho dự án nhà máy sản xuất xơ PES là 56,5 triệu USD;
c) Vốn cho các chương trình hỗ trợ khác là 50,3 triệu USD.
Cụ thể như sau:
Danh mục dự án | Đơn vị tính | Đầu tư đến 2015 | Suất đ.tư (106USD) | Vốn đầu tư (106USD) |
Khu, cụm CN dệt nhuộm | Khu, cụm | 7 | 352 | 2.464,0 |
Nhà máy sản xuất xơ PES | Tấn/ngày | 120 | 0,47 | 56,5 |
Các chương trình hỗ trợ khác | 50,3 | |||
Trường Đại học Dệt may | Trường | 1 | 12,5 | 12.5 |
Trung tâm mẫu và PTN sinh thái | Trung tâm | 1 | 6,0 | 6,0 |
Trung tâm nguyên phụ liệu | Trung tâm | 2 | 9,0 | 18,0 |
Đào tạo | 6,2 | |||
Nghiên cứu triển khai | 3,6 | |||
Xúc tiến thương mại | 4,0 | |||
Tổng cộng | 2.570,8 |
Việc huy động vốn để thực hiện Chương trình có tính chất quyết định tới việc đạt mục tiêu phát triển của ngành Dệt May Việt
2. Cơ cấu vốn đầu tư:
a) Vốn tự huy động của Vinatex và các đối tác khác: 20% - 30%.
b) Vốn vay từ các tổ chức tín dụng: 70% - 80%.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Công nghiệp nhẹ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương chỉ đạo Hiệp hội Dệt May Việt
2. Tập đoàn Dệt May Việt
a) Phối hợp với các địa phương triển khai xây dựng các khu, cụm công nghiệp dệt nhuộm có đủ điều kiện hạ tầng cung cấp điện, nước và xử lý nước thải, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào các dự án dệt nhuộm và báo cáo Bộ Công Thương để thoả thuận, quyết định về địa điểm;
b) Trực tiếp triển khai một số dự án dệt nhuộm trọng điểm để thực hiện Chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015;
c) Triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May và Chương trình xây dựng hình ảnh ngành Dệt May Việt
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Công nghiệp nhẹ, Kế hoạch, Tài chính, Khoa học và Công nghệ và Xuất Nhập khẩu, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Xuân Khu
Quyết định 43/2008/QĐ-BCT phê duyệt Chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến 2015
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Công Thương |
Số hiệu: | 43/2008/QĐ-BCT |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 19/11/2008 |
Hiệu lực: | 18/12/2008 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Chính sách |
Ngày công báo: | 03/12/2008 |
Số công báo: | 624&625 - 12/2008 |
Người ký: | Bùi Xuân Khu |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!