hieuluat

Quyết định 664/TTg về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:664/TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phan Văn Khải
    Ngày ban hành:18/10/1995Hết hiệu lực:09/01/1997
    Áp dụng:18/10/1995Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • QUYếT địNH

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 664/TTG
    NGÀY 18 THÁNG 10 NĂM 1995 VỀ VIỆC XUẤT KHẨU
    SẢN PHẨM GỖ VÀ LÂM SẢN

     

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

     

    - Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

    - Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 18 tháng 9 năm 1991;

    - Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp tại tờ trình số 1295/CNR ngày 20 tháng 5 năm 1995,

    QUYẾT ĐỊNH

     

    Điều 1: Các nhóm sản phẩm chủ yếu nêu trong Quyết định này là các loại sản phẩm chế biến từ gỗ hoặc gỗ kết hợp với các loại vật liệu khác được hiểu như sau:

    1. Hàng mỹ nghệ (bao gồm các sản phẩm mỹ nghệ làm thủ công và làm bằng máy, hoặc thủ công kết hợp máy) là những sản phẩm được chế biến bằng công nghệ chạm, trổ, khắc, khảm, tiện, trang trí bề mặt hoặc sơn mài có giá trị văn hoá, mỹ thuật cao.

    2. Hàng mộc cao cấp (bao gồm các loại bàn kể cả bàn thờ, ghế các loại, giường các loại kể cả sập, tủ các loại kể cả tủ tường, giá đỡ, giá treo các loại) là những sản phẩm được gia công, chế biến tinh vi, có chạm trổ, khắc, khảm, tiện, trang trí bề mặt hoặc sơn mài...

    3. Các sản phẩm hoàn chỉnh là các sản phẩm nguyên chiếc hoặc có thể tháo rời, nhưng khi lắp ghép lại, có thể dùng được ngay; phải qua các công nghệ bắt buộc gồm: sấy; cắt theo kích thước; bào, soi rãnh, làm mộng; đánh bóng; trang trí bề mặt.

    4. Mức độ gia công, chế biến của các nhóm sản phẩm nói tại khoản 1, 2, 3 trên đây không phân biệt gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng (trừ nhóm gỗ nguyên liệu giấy quy định tại khoản 3, Điều 3 dưới đây).

     

    Điều 2: Cấm xuất khẩu các loại gỗ lâm sản và sản phẩm chế biến từ gỗ, lâm sản sau đây:

    1. Các loại gỗ, lâm sản và sản phẩm chế biến từ các loại gỗ, lâm sản thuộc nhóm IA trong danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

    2. Gỗ tròn các loại ở mọi quy cách kích thước còn nguyên vỏ, đã bóc vỏ hay đã bào.

    3. Gỗ xẻ các loại ở mọi quy cách kích thước chưa bào hoặc đã bào phẳng các mặt.

    4. Gỗ bóc làm nguyên liệu sản xuất ván dán.

    5. Song và mây nguyên liệu.

    6. Củi gỗ và than hầm từ gỗ hoặc củi gỗ.

    7. Ván sàn tinh chế thuộc nhóm gỗ IA, IIA trong danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và ván sàn sơ chế thuộc các nhóm gỗ khác.

    8. Các loại sản phẩm, bán sản phẩm tiêu hao nhiều nguyên liệu như: xà điện, tà vẹt, cột gỗ các loại (cột điện, cột nhà, cột buồm...), khung cửa ra vào, khung cửa sổ, quan tài các loại (trừ quan tài làm bằng ván nhân tạo), thùng, bệ xe ô tô các loại, kệ kho, cốp pha, palét, nhà tiền chế, phôi sản phẩm...

     

    Điều 3: Các loại lâm sản và sản phẩm chế biến từ gỗ dưới đây được phép xuất khẩu và do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp cho phép và quy định thủ tục cấp giấy phép sản xuất để xuất khẩu.

    1. Các sản phẩm là hàng mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp chế biến từ gỗ, lâm sản thuộc nhóm IIA trong danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

    2. Các loại sản phẩm hoàn chỉnh không thuộc hàng mỹ nghệ, mộc cao cấp chế biến từ các loại gỗ quý hiếm khác ở trong nước (ngoài các loại gỗ thuộc nhóm IA, IIA quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992). Bộ Lâm nghiệp xác định rõ và công bố danh mục nhóm gỗ quý hiếm thuộc khoản 2 Điều này.

    3. Gỗ lông, bạch đàn, bồ đề, các loại keo đến tuổi khai thác ngoài vùng quy hoạch nguyên liệu giấy và nhu cầu nguyên liệu giấy trong nước chưa cần đến.

    4. Sản phẩm chế biến từ gốc rễ cây rừng tự nhiên do tận dụng hợp pháp.

    5. Các loại sản phẩm chế biến từ nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp.

     

    Điều 4:

    Các loại sản phẩm gỗ và lâm sản dưới đây được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu tại Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và hạn mức gỗ xuất khẩu do Bộ Lâm nghiệp phân bổ hàng năm:

    1. Các sản phẩm hoàn chỉnh từ gỗ hoặc gỗ kết hợp với vật liệu khác là hàng mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp, hoặc các loại đồ gỗ khác là sản phẩm hoàn chỉnh chế biến từ các loại gỗ thông thường (ngoài các loại gỗ đã quy định tại khoản 1, 2 Điều 3 của Quyết định này).

    2. Các loại ván dăm, ván sợi, ván dán, gỗ lạng, ván tre ghép, ván gỗ ghép chế biến từ các loại gỗ thông thường nêu ở khoản 1 Điều 4 và các loại sản phẩm chế biến từ các loại nguyên ván hoặc ván nói trên kết hợp với các loại vật liệu khác.

    3. Các loại sản phẩm chế biến từ tre, nứa, giang, vầu, luồng, trúc, lồ ô, song, mây, lá cây rừng hoặc chế biến từ các lâm sản nói trên kết hợp với các loại vật liệu khác.

    4. Dăm gỗ, bột gỗ, bột giấy, bột nhang... chế biến từ gỗ, tre, nứa, lồ ô... hoặc vỏ cây rừng của các loại cây không thuộc nhóm IA và IIA trong danh mục kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992.

    5. Các loại tinh dầu, tùng hương, nhựa cây rừng.

    6. Các lâm sản chưa chế biến: tre, nứa, giang, vầu, luồng, trúc, lồ ô.

    Điều 5:

    Giao Bộ Lâm nghiệp quản lý nghiêm ngặt chỉ tiêu khai thác gỗ rừng tự nhiên, đặc biệt gỗ quý hiếm nhóm IA, IIA quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm và phân bổ hạn mức gỗ rừng tự nhiên trong nước dành để chế biến hàng xuất khẩu cho các đối tượng sau:

    1. Các doanh nghiệp có đủ giấy phép chế biến gỗ và lâm sản của cơ quan lâm nghiệp có thầm quyền cấp theo quy định tại Quyết định số 14/CT ngày 15 tháng 01 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng đồ gỗ, lâm sản do Bộ Thương mại cấp.

    2. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài được Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản đúng với những quy định của Quyết định này.

     

    Điều 6: Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm cho các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

    1. Bộ lâm nghiệp có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất, phối hợp với Bộ Thương mại việc nhập khẩu gỗ; thường xuyên phối hợp với các tỉnh, thành phố và các ngành có liên quan kiểm tra việc khai thác gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng trong nước đúng chỉ tiêu được duyệt; việc chế biến, xuất khẩu các loại sản phẩm gỗ và lâm sản từ nguồn gỗ trong nước và gỗ nhập khẩu đúng quy định của Quyết định này.

    2. Bộ Thương mại có trách nhiệm chỉ đạo chặt chẽ việc cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản cho các doanh nghiệp theo quy định của quyết định này.

    3. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo hải quan địa phương làm thủ tục xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản cho các doanh nghiệp ghi ở Điều 3 khi có giấy phép sản xuất của Bộ Lâm nghiệp và Điều 4 của Quyết định này.

    4. Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Lâm nghiệp và các cơ quan Nhà nước có liên quan quy định lại mức thuế xuất khẩu cho từng nhóm sản phẩm gỗ và lâm sản nêu ở Điều 3 và Điều 4 Quyết định này cho phù hợp với Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

    5. Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chưa thực hiện Quyết định này theo hướng dẫn của các Bộ, ngành chức năng, bảo đảm ngăn chặn kịp thời việc tàng trữ trái phép và xuất khẩu lậu gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản.

     

    Điều 7: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ban hành thay thế Quyết định số 624/TTg ngày 29 tháng 12 năm 1993 cùng danh mục kèm theo Quyết định đó.

    Bộ Lâm nghiệp phối hợp với Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, hướng dẫn thi hành Quyết định này; quy định thời hạn xuất khẩu cuối cùng đối với những sản phẩm đã cho phép theo Quyết định số 624/TTg, ngày 29 tháng 12 năm 1993 trái với quy định của Quyết định này.

    Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Bảo vệ và phát triển rừng
    Ban hành: 12/08/1991 Hiệu lực: Đang cập nhật Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 30/09/1992 Hiệu lực: 02/10/1992 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Quyết định 624-TTg của Chính phủ về xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản
    Ban hành: 29/12/1993 Hiệu lực: 29/12/1993 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    04
    Quyết định 1124/1997/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản và nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
    Ban hành: 25/12/1997 Hiệu lực: 09/01/1997 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    05
    Nghị định 18-HĐBT của Hộ đồng Bộ trưởng về việc quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ
    Ban hành: 17/01/1992 Hiệu lực: 17/01/1992 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 664/TTg về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:664/TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:18/10/1995
    Hiệu lực:18/10/1995
    Lĩnh vực:Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Phan Văn Khải
    Ngày hết hiệu lực:09/01/1997
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X