Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 102/2001/TT-BNN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Văn Đẳng |
Ngày ban hành: | 26/10/2001 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 01/01/2002 | Tình trạng hiệu lực: | Không còn phù hợp |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỐ 102/2001/TT-BNN-KHCN, NGÀY 26 THÁNG 10 NĂM 2001
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 178/1999/QĐ-TTG NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ
QUY CHẾ GHI NHàN HÀNG HOÁ LƯU THÔNG TRONG NƯỚC VÀ
HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ LÂM SẢN, HÀNG HOÁ CHẾ BIẾN TỪ LÂM SẢN, HẠT NGŨ CỐC VÀ HẠT NÔNG SẢN CÁC LOẠI CÓ BAO GÓI
Thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 về việc ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá riêng biệt chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17/7/2000.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 304/CP-KTQĐ ngày 18/4/2001 về việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc ghi nhãn đối với hàng hoá lâm sản, hàng hoá chế biến từ lâm sản, hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại có bao gói.
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi áp dụng:
Các hàng hoá lâm sản, hàng hoá chế biến từ lâm sản, hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại có bao gói được sản xuất tại Việt Nam để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, hàng hoá được nhập khẩu để tiêu thụ tại thị trường Việt nam (trừ hàng hoá tạm nhập tái xuất hoặc hàng hoá gia công cho nước ngoài) đều phải có nhãn hàng hoá và thực hiện việc ghi nhãn theo quy định tại Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15 tháng 12 năm 1999 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Quyết định178/1999/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Hàng hoá qui định trong thông tư này bao gồm:
a. Hàng hoá lâm sản và hàng hoá chế biến từ lâm sản:
- Hàng hoá lâm sản đã qua chế biến làm nguyên liệu như: các loại ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi, ván dán,ván ghép thanh,...) để lưu thông trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu;
- Gỗ xẻ các loại (ở dạng hộp, thanh), ván mỏng, gỗ lạng, gỗ bóc... để xuất khẩu, nhập khẩu;
- Hàng hoá là sản phẩm hoàn chỉnh hoặc chi tiết sản phẩm được chế biến từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ (tre, trúc, song, mây,...) như: đồ mộc dân dụng, mộc xây dựng, mộc nội và ngoại thất, sản phẩm chuyên dụng ( thể thao, y tế, dạy học, đồ chơi...), hàng mỹ nghệ;
- Hàng hoá lâm sản ngoài gỗ dưới dạng tươi, khô, đã qua và chưa qua chế biến nhưng có bao gói: thân, cành, lá, gốc, rễ, củ, hoa, quả, hạt, vỏ, dầu, nhựa cây, tinh dầu.
b. Hàng hoá là hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại gồm: thóc, ngô, lúa mỳ, cao lương, đại mạch, đậu đỗ các loại, vừng,... chưa qua chế biến có bao gói và không dùng để làm giống.
3. Cách ghi nhãn:
a. Đối với hàng hoá có bao bì đóng gói, việc ghi nhãn hàng hoá được thực hiện bằng cách ghi trực tiếp trên bao bì hoặc thể hiện bằng bản ghi, sau đó được gắn, cài, đính chắc vào bao bì;
b. Đối với hàng hoá không có bao bì đóng gói, việc ghi nhãn hàng hoá được thực hiện bằng cách gài trực tiếp vào sản phẩm hoặc đính kèm theo hàng hoá hoặc ghi vào phiếu riêng để chuyển cho khách hàng.
II. NỘI DUNG GHI NHàN
1. Hàng hoá lâm sản và hàng hoá chế biến từ lâm sản:
a. Tên hàng hoá:
- Được ghi theo tên thông dụng;
- Tên hàng hoá được phép ghi kết hợp với hình dạng, công dụng, kích thước, tên nguyên liệu, xuất xứ, thương hiệu (nếu có) của hàng hoá. Ví dụ: gỗ lim, gỗ thông, bàn học sinh 1,2 m; làn mây, nhựa thông, tủ gỗ lim, tủ gỗ thông, tủ gỗ lim Thanh hoá...
b. Tên, địa chỉ của tổ chức và cá nhân, sau đây gọi tắt là thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá:
- Trường hợp thương nhân là người trực tiếp khai thác và bán lâm sản ra thị trường, thương nhân kinh doanh lâm sản hàng hoá, lâm sản chưa qua chế biến, Thương nhân là cơ sở chế biến kinh doanh hàng hoá chế biến từ lâm sản kể cả sơ chế và chế biến thành sản phẩm cuối cùng phục vụ tiêu dùng thì ghi tên, địa chỉ của cơ sở mình;
- Nếu lâm sản hàng hoá và hàng hoá chế biến từ lâm sản nhập khẩu hoặc đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài, thì ghi tên thương nhân nhập khẩu hoặc tên thương nhân đại lý bán hàng.
c. Định lượng hàng hoá:
- Đối với hàng hoá lâm sản đã qua chế biến để làm nguyên liệu ghi số đo chiều dài x chiều rộng x chiều dày và được tính bằng mét, centimet hoặc milimet; nếu hàng hoá được đóng theo lô hoặc theo kiện thì ghi thêm m3 hoặc m2 theo từng lô hoặc kiện hàng;
- Hàng hoá là sản phẩm hoàn chỉnh hoặc chi tiết sản phẩm chế biến từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ định lượng hàng hoá là chiếc hoặc bộ tuỳ theo loại hàng hoá. Đối với sản phẩm hoàn chỉnh thì ghi kích thước chiều dài x chiều rộng x chiều cao; đối với chi tiết sản phẩm thì ghi kích thước chiều dài x chiều rộng x chiều dầy;
- Lâm sản ngoài gỗ (thân, cành, lá, củ, rễ, hoa, quả, hạt, vỏ, dầu, nhựa,..) ghi theo hướng dẫn tại Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại.
d. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:
- Hàng hoá là gỗ xẻ nếu cùng một loài cây thì ghi tên loài, nếu từ nhiều loài cây thì ghi theo nhóm gỗ;
- Hàng hoá chế biến từ lâm sản ngoài gỗ, các loại ván nhân tạo, đồ mộc dân dụng, mộc xây dựng, đồ dùng làm từ song, mây, tre, trúc,..ghi chỉ tiêu chất lượng hàng hoá: loại I, II, III, IV hoăc A,B,C,D nếu hàng hoá đó có chỉ tiêu phân loại. Riêng đồ mộc dân dụng sản xuất từ gỗ ngoài việc ghi loại ( I, II, III, IV hoặc A, B, C, D) cần ghi thêm tên gỗ sản xuất ra đồ dùng đó.
e. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản:
- Hàng hoá lâm sản là ván nhân tạo, đồ mộc dân dụng , mộc xây dựng, đồ dùng làm từ tre, trúc, song, mây,... thì ghi tháng và năm sản xuất (trừ hàng hoá là lâm sản ngoài gỗ);
- Hàng hoá lâm sản ngoài gỗ dưới các dạng tươi, khô, sơ chế và xhế biến ghi rõ ngày, tháng và năm kai khác hoặc sản xuất. Đối với hàng hoá có thời hạn sử dụng phải chi thời hạn sử dụng. Đối với hàng hoá cần bảo quản thì ghi rõ điều kiện bảo quản .
f. Xuất xứ của hàng hoá:
- Nếu lâm sản và hàng hoá chế biến từ lâm sản nhập khẩu thì ghi nước xuất khẩu, ví dụ: gỗ Cao su Campuchia;
- Đối với lâm sản ngoài gỗ chỉ ghi địa chỉ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi khai thác. Ví dụ: Quế Yên Bái;
Đối với lâm sản hàng hoá và hàng hoá chế biến từ lâm sản để xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam phải ghi xuất xứ. Trường hợp khách hàng nước ngoài có yêu cầu không ghi xuất xứ đối với hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu thì được miễn ghi đến hết ngày 31/12/2002.
2. Đối với hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại có bao gói:
a) Tên hàng hoá:
- Ghi rõ tên ngũ cốc, nông sản kết hợp với màu sắc, xuất xứ (nếu có). Ví dụ: Thóc CR 203, Thóc Sán Ưu 63, Ngô lai LVN10, Lạc sen.
- Đối với các loại hạt ngũ cốc, hạt nông sản khác là đặc sản có thể ghi liền với tên địa phương sản xuất ra hàng hoá đó thì ghi tên hàng hoá trước và tên địa phương sau, giữa tên hàng hoá và tên địa phương có dấu gạch ngang. Ví dụ: Thóc Tám thơm- Hải Hậu, Lạc sen -Nghệ An;
- Đối với các loại hạt ngũ cốc là hàng hoá đặc biệt hoặc đặc thù thì ghi tên hàng hoá đặc biệt hoặc đặc thù trước và ký hiệu của giống sản xuất ra hàng hoá đó sau, giữa tên và ký hiệu có dấu gạch ngang. Ví dụ: Ngô giàu đạm- HQ2000, thóc Protein cao- P6.
b) Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá:
- Nếu thương nhân sản xuất hạt ngũ cốc, hạt nông sản và trực tiếp bán, thương nhân kinh doanh dịch vụ thì ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân của mình;
- Nếu ngũ cốc là hàng hoá nhập khẩu hoặc đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì tên thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá là tên thương nhân nhập khẩu hoặc tên thương nhân đại lý bán hàng.
c) Định lượng hàng hoá:
Hạt ngũ cốc, hạt nông sản các loại có bao gói ghi định lượng hàng hoá là khối lượng tịnh và đơn vị đo lường là kilôgam (kg) hoặc gram (g).
d) Chỉ tiêu chất lượng:
- Đối với hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại có bao gói ghi chỉ tiêu chất lượng căn cứ vào phân loại chất lượng I, II, III, (nếu có) kèm theo chỉ tiêu chất lượng chính. Ví dụ: Ngô loại I;
- Đối với hạt ngũ cốc và hạt nông sản khác có chuyển gen, phải ghi dòng chữ "sản phẩm có chuyển gen" để người tiêu dùng lựa chọn.
e) Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, phương thức bảo quản:
- Ngày sản xuất: Trên bao bì ghi rõ tháng, năm thu hoạch sản phẩm hàng hoá. Ví dụ: Sản xuất 10/2001;
- Thời hạn sử dụng: Ghi rõ ngày, tháng, năm giới hạn sử dụng;
- Phương thức bảo quản: Ghi các điều kiện bảo quản.
f) Mục đích sử dụng:
- Trên bao bì phải ghi rõ mục đích sử dụng là hạt thương phẩm, không dùng để làm giống.
g) Xuất xứ của hàng hoá:
Nếu hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam phải ghi xuất xứ. Trường hợp khách hàng nước ngoài có yêu cầu không ghi xuất xứ đối với hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu thì được miễn ghi đến hết ngày 31/12/2002.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thương nhân sản xuất hàng hoá lâm sản và hàng hoá chế biến từ lâm sản, hạt ngũ cốc, hạt nông sản khác có bao gói hiện đang có các loại nhãn hàng hoá được phép lưu thông và sử dụng tại Việt Nam có trách nhiệm rà soát lại việc ghi nhãn sản phẩm của mình theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 và Chỉ thị số 28/2000/CT-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15 tháng 12 năm 1999 của Bộ Thương mại và Thông tư này.
Thương nhân hoạt động nhập khẩu lâm sản và hàng hoá chế biến từ lâm sản, hạt ngũ cốc và hạt nông sản khác có bao gói từ nước ngoài cần thông báo với nhà cung cấp về các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn sản phẩm hàng hoá nhập khẩu để thống nhất biện pháp thực hiện.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2002.
Những quy định trước đây về ghi nhãn hàng hoá đối với lâm sản, hàng hoá chế biến từ lâm sản, hạt ngũ cốc và hạt nông sản có bao gói trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc cần gửi ý kiến kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
01 | Văn bản được hướng dẫn |
02 | Văn bản dẫn chiếu |
Thông tư 102/2001/TT-BNN thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu: | 102/2001/TT-BNN |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 26/10/2001 |
Hiệu lực: | 01/01/2002 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Nguyễn Văn Đẳng |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Không còn phù hợp |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!