hieuluat

Thông tư 39/2018/TT-BCT kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Công ThươngSố công báo:1073&1074-12/2018
    Số hiệu:39/2018/TT-BCTNgày đăng công báo:03/12/2018
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Tuấn Anh
    Ngày ban hành:30/10/2018Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:14/12/2018Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Xuất nhập khẩu

    Tóm tắt văn bản

    Ngày 30/10/2018, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

    Theo Thông tư này có 3 trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất, bao gồm:

    - Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất khi kết quả kiểm tra hồ sơ,chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa đủ căn cứ để xác định xuất xứ hàng hóa hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa;

    - Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp:

    + Trước khicấp C/O;

    + Trước khi cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cấp mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

    + Sau khi đã cấp hoặc đã phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

    - Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.

  • BỘ CÔNG THƯƠNG

    -----------------

    Số: 39/2018/TT-BCT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    -----------------

    Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2018

    THÔNG TƯ
    Quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

    -----------------------

                Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

                Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

                Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

                Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy địnhkiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

                Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư này quy địnhviệc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóaxuất khẩutrước và sau khi cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định nước nhập khẩu vàviệc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của thương nhântheokhoản 1 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).

                Điều 2. Đối tượng áp dụng

                Thông tư này áp dụng đối với:

                1. Cơ quan, tổ chức cấp C/O;

                2. Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

    3. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

                4. Thương nhânbao gồm:

    a) Thương nhân đề nghị cấp C/O;

    b)Thương nhântham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

    c)Thương nhân phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định nước nhập khẩu;

    d)Nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa xuất khẩu hoặc nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

                5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

                Điều 3. Giải thích từ ngữ

                1.Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa trong nước(sau đây gọi là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước) là Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương;cơ quan, tổ chức cấp C/O; cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

                2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóanước nhập khẩu(sau đây gọi là cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu) là cơ quan hải quan nước nhập khẩu, cơ quan chức năng nước nhập khẩu.

                3. Kiểm tra hồ sơ,chứng từchứng nhận xuất xứ hàng hóa là hoạt động rà soát, đối chiếu, xác thựchồ sơ,chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hànhnhằmđảm bảo hàng hóađáp ứng quy tắc xuất xứ.

                4. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất là hoạt động kiểm tra, xác minh xuất xứ tại địa điểm kinh doanh, địa điểm sản xuất, địa điểm nuôi trồng hay đánh bắt và địa điểm khác của thương nhân nhằm đảm bảo hàng hóađáp ứng quy tắc xuất xứ.

                5. Đề nghị kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa là văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị cung cấp hồ sơ, chứng từ, thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa thuộc diện nghi ngờ hoặc đề nghị phối hợp trong công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

    Điều 4.Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa

                1. Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

                2. Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa khác với quy định tại Thông tư này, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định nước nhập khẩu.

    Điều 5. Phương thức kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa

    Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa thực hiện theocác phương thức sau:

                1. Kiểm trahồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

                2. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất.

    Chương II. KIỂM TRA HỒ SƠ, CHỨNG TỪ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

    Điều 6.Trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành

                Việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện trong trường hợp sau:

                1. Cơ quan có thẩm quyềnnước nhập khẩu đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

                2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nướctiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa.

                3. Cơ quan chức năngkhác trong nướcđề nghị phối hợp khicó lý donghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.

    Điều 7. Nội dungkiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành

                Cơ quan, tổ chức có thẩm quyềntrong nướcrà soát hồ sơ,chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan, tổ chức cấp C/O lưu trữhoặc do thương nhân lưu trữ và yêu cầu thương nhân cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan để xác thựcnội dung sau:

                1. Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cấp C/O, quy trình, thủ tục, hồ sơcấp C/O.

    2. Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa,quy trình, thủ tục, hồ sơ phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; thẩm quyền của cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình, thủ tục, hồ sơ phát hànhchứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định nước nhập khẩu.

                3. Tính đầy đủ, hợp lệ trong việc kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa của thương nhân xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa xuất khẩu hoặc nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩutheo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa.

                4. Tình trạng hoạt động của thương nhân bao gồm thương nhân đang hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, chuyển quyền sở hữu, giải thểhay phá sản theo quy định của pháp luật.

                5. Thông tin, chứng từ, tài liệu khác liên quanphục vụ việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

    Điều 8. Trình tự kiểm tra hồ sơ C/O,Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) đã cấp

    1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, việc kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấpđược thực hiện theo trình tự sau:

                a) Bộ Công Thươnggửi cho cơ quan, tổ chức cấp C/O văn bản yêu cầu kiểm tra kèm theo đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu.

                b) Cơ quan, tổ chức cấp C/Okiểm tra và trả lời bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, sao gửiBộ Công Thươngkết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóatrong vòng2tháng kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 1 Điều này.Trường hợpcần gia hạn thời gian trả lờiđề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửi cho Bộ Công Thươngvăn bảngiải trìnhkhông muộn hơn 10 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định để làm văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu gia hạn. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp C/Oyêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.

                c)Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định khác về thời hạn thông báo và thời hạn gia hạn thông báo kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, cơ quan, tổ chức cấp C/O thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định nước nhập khẩu.

                d) Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo (nếu có) củacơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu về kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửithông báo này bằng văn bảncho Bộ Công Thương và thương nhân liên quan.

    2.Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nướctiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa,việc kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấptheo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ được thực hiện theo trình tự sau:

                a) Bộ Công Thương gửi cho cơ quan, tổ chức cấp C/O văn bản yêu cầu kiểm tra.

                b) Cơ quan, tổ chức cấp C/O kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho Bộ Công Thương trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 2 Điều này. Trường hợp cần gia hạn thời gian trả lời văn bản yêu cầu kiểm tra, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửi cho Bộ Công Thương văn bản giải trình không muộn hơn 5 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp C/Oyêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.

                3. Trường hợp nhận được đề nghịcủa cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp C/O báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp xử lý.

    Điều 9. Trình tự kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành

                1.Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu,việc kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hànhđược thực hiện theotrình tự sau:

                a) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa văn bản yêu cầu kiểm trakèm theo đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu.

                b) Thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra và trả lời bằng văn bản chocơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa:

                - Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 1 Điều này;

                - Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 1 Điều này trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu gửi văn bản nhắc lại đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

                c) Trường hợp cần gia hạn thời giantrả lời kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa văn bản giải trình không muộn hơn 5 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa yêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.

                d) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóanêu tại điểm b khoản 1 Điều này.

                đ)Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác về thời hạn thông báo và thời hạn gia hạn thông báo kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa  thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

                e) Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo(nếu có) củacơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu về kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm d khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửithông báo này bằng văn bảncho thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa liên quan.

    2.Trường hợp cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa, việc kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành theo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ được thực hiện theo trình tự sau:

    a) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóagửi cho thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa văn bản yêu cầu kiểm tra.

    b) Thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửicho cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóakết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóabằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 2 Điều này.

    c) Trường hợp cần gia hạn thời gian trả lời đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa, thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa văn bản giải trình không muộn hơn 5 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa yêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.

    d) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa sau khi kết thúc kiểm tra.

                3. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành, thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa báo cáoBộ Công Thương để phối hợp xử lý.

    Điều 10.Trình tự kiểm tra hồ sơ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhânphát hành theo quy định nước nhập khẩu

                1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, việc kiểm tra hồ sơ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu được thực hiện như sau:

                a)Cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại khoản 1Điều 9 Thông tư này;

                b) Trường hợpquy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định khác về thời hạn thông báo và thời hạn gia hạn thông báo kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu.

                2. Trường hợp cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóatiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa,việc kiểm tra hồ sơ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu theo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.

                3. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra hồ sơ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu, thương nhân báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp xử lý.

    Chương III. KIỂM TRA, XÁC MINH XUẤT XỨ HÀNG HÓA TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT

                Điều 11.Trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất

    Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất được thực hiện trong các trường hợp sau:

                1. Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩuđề nghị kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất khi kết quả kiểm tra hồ sơ,chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại Điều 8,Điều 9 và Điều 10 Thông tư này chưa đủ căn cứ để xác định xuất xứ hàng hóa hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa.

    2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nướctiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp:

                a) Trước khicấp C/O;

    b) Trước khi cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cấp mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

                c) Sau khi đã cấp hoặc đã phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

                3. Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợpkhicó lý donghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.

                Điều 12. Nội dungkiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóatại cơ sở sản xuất

                Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nướctiến hành kiểm tra,xác minh tại cơ sở sản xuất để thu thập và xác thựcnội dungsau:

                1. Tình trạng hoạt động của thương nhân bao gồm thương nhân đang hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, chuyển quyền sở hữu, giải thể hay phá sản theo quy định của pháp luật.

                2. Sự tồn tại của cơ sở sản xuất, trụ sở văn phòng phù hợp với thông tin đăng ký hồ sơ thương nhân.

                3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường nhập khẩu nguyên liệu,thị trường xuất khẩu hàng hóa trước thời điểm kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

                4. Năng lực sản xuất, tình trạng máy móc, địa điểm lưu kho, nhân công.

                5. Thông tin về hàng hóa, nguyên liệu, nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp hàng hóa xuất khẩu hoặc nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

                6. Việc lưu trữ, xuất trình và giải trình hồ sơ,chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành và chứng từ khác liên quan.

                Điều 13. Trình tự kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuấttrước và sau khi cấp C/O

    1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu,việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất được thực hiện theotrình tự sau:

                a) Cơ quan, tổ chức cấp C/Oban hành quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất sau khi thống nhất với cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu. Quyết định thành lập tổ công tác bao gồm các nội dung cơ bản như thành phần tổ công tác, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ công tác, thương nhân thuộc diện kiểm tra, xác minh và thời gian kiểm tra, xác minh.

                b)Cơ quan,tổ chức cấp C/Othông báocho thương nhânbằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tửvề thời gian kiểm tra, xác minh,nội dung cần chuẩn bị phục vụ công tác kiểm tra,xác minhchậm nhất 7ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.

                c)Tổ công tácvà cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minhxuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo thời gian kiểm tra, xác minh đã thông báo và lập biên bản dựa trên ý kiến của các bên liên quan sau khi kết thúc đợt kiểm tra, xác minh.

                d) Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo (nếu có) củacơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu về kết quả xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửithông báo này bằng văn bản cho Bộ Công Thương và thương nhân liên quan.

    2.Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nướctiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa, việc kiểm tra,xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứđược thực hiện theo trình tự sau:

                a) Cơ quan, tổ chức cấp C/O ban hành quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất.Quyết định thành lập tổ công tác bao gồm các nội dung cơ bản như thành phần tổ công tác, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ công tác, thương nhân thuộc diện kiểm tra, xác minh và thời gian kiểm tra, xác minh.

                b) Cơ quan,tổ chức cấp C/Othông báocho thương nhânbằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tửvề thời gian kiểm tra, xác minh,nội dung cần chuẩn bị phục vụ công tác kiểm tra, xác minh:

                - Chậm nhất 3 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất đối với trường hợp nghi ngờ trước khi cấp C/O nêu tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư này. Thời gian kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất không tính vào thời gian xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp C/O tại cơ quan, tổ chức cấp C/O;

                - Chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất đối với trường hợp sau khi cấp C/O nêu tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

                c) Tổ công tác tiến hành kiểm tra, xác minhxuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo thời gian kiểm tra, xác minh đã thông báo và lập biên bản sau khi kết thúc đợt kiểm tra, xác minh.

                d) Cơ quan, tổ chức cấp C/Othông báo cho thương nhân bằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tử vềkết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất:

                - Chậm nhất 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, xác minh đối với trường hợp nghi ngờ trước khi cấp C/O nêu tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư này;

                - Chậm nhất 7 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, xác minh đối với trường hợp sau khi cấp C/O nêu tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

                3. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra,xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất, cơ quan, tổ chức cấp C/O báo cáoBộ Công Thươngđể phối hợp xử lý.

                Điều 14. Trình tự kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuấttrước và sau khi phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

    1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu,việc kiểm tra,xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất được thực hiện theotrình tự sau:

                a) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóaban hành quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất sau khi thống nhất với cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu.Quyết định thành lập tổ công tác bao gồm các nội dung cơ bản như thành phần tổ công tác, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ công tác, thương nhân thuộc diện kiểm tra, xác minh và thời gian kiểm tra, xác minh.

                b)Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóathông báocho thương nhântham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóabằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tửvề thời gian kiểm tra, xác minh,nội dung cần chuẩn bị phục vụ công tác kiểm tra, xác minhchậm nhất 7ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.

                c)Tổ công tácvà cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minhxuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo thời gian kiểm tra, xác minhđã thông báo và lập biên bản dựa trên ý kiến của các bên liên quan sau khi kết thúc đợt kiểm tra, xác minh.

                d)Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác về trình tự kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thương nhântham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

                đ) Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo (nếu có) củacơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu về kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửithông báo này bằng văn bảncho Bộ Công Thươngvà thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa liên quan.

                2.Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nướctiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ được thực hiện theo trình tự sau:

                a) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban hành quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất.Quyết định thành lập tổ công tác bao gồm các nội dung cơ bản như thành phần tổ công tác, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ công tác, thương nhân thuộc diện kiểm tra, xác minh và thời gian kiểm tra, xác minh.

                b)Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báocho thương nhânbằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tửvề thời gian kiểm tra, xác minh,nội dung cần chuẩn bị phục vụ công tác kiểm tra, xác minh:

                - Chậm nhất 5 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất đối với trường hợp trước khi cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóanêu tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này;

                - Chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất đối với trường hợp sau khi đã phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

                c) Tổ công tác tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo thời gian kiểm tra, xác minh đã thông báo và lập biên bản sau khi kết thúc đợt kiểm tra, xác minh.

                d) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo cho thương nhân bằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tử về kết quả kiểm tra, xác minh cơ sở sản xuất:

                - Chậm nhất 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, xác minh đối với trường hợp trước khi cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này;

    - Chậm nhất 7 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, xác minh đối với trường hợp sau khi đã phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

                3. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra,xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất, thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa báo cáoBộ Công Thương để phối hợp xử lý.

                Điều 15. Trình tự kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất đối vớichứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hànhtheo quy định nước nhập khẩu

                1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, việc kiểm tra, xác minhxuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩuđược thực hiện như sau:

                a)Cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theoquy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này;

                b) Trường hợpquy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định khác về trình tự kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu, cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thương nhânthực hiện theo quy định của nước nhập khẩu.

                2. Trường hợpcơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa, việc kiểm tra, xác minhxuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này.

                3. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra, xác minhxuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu, thương nhân báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp xử lý.

    Chương IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

                Điều 16. Trách nhiệm của Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương

                1. Chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư này.

                2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyềnnước nhập khẩu, cơ quan chức năng khác trong nướctrong việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

    3. Thực hiện hoặc hướng dẫn thực hiện cho cơ quan, tổ chức cấp C/O, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thương nhântrong việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

                4. Thông báo cho cơ quan, tổ chức cấp C/O, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các bên liên quan về các mặt hàng có rủi ro cao, gian lận về xuất xứ hàng hóa.

                Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp C/O, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa

                1. Phối hợp với Bộ Công Thương, cơ quan chức năng kháctrong nước và cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩutrong việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

                2. Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đúng thời hạn.

                3. Báo cáo Bộ Công Thươngđịnh kỳ hàng quý, hàng nămvề việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

                4. Áp dụng hoặc đề xuất áp dụng biện pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

                5. Lưu trữ, giữ bí mật, cung cấp hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan phục vụ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

                Điều 18. Trách nhiệm của thương nhân

                1. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyềntrong nước, cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩutrong việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

                2. Liên hệ với nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa xuất khẩu hoặc nguyên liệu có xuất xứ để sản xuất hàng hóa xuất khẩunhằm phục vụ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa trong trường hợp thương nhân không phải là nhà sản xuất, nhà cung cấp trực tiếp hàng hóa hay nguyên liệu đó.

                3. Giải trình, cung cấp, bổ sung đúng thời hạnhồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan phục vụ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

                4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, xác thực của văn bản giải trình, hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan phục vụ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

                5. Lưu trữ, giữ bí mật, cung cấp hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan phục vụ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

                Điều 19. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan

                Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong việc cung cấp thông tin, tài liệu để hỗ trợ việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

                Điều 20. Hiệu lực thi hành

                Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 12 năm 2018./.

    Nơi nhận:
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
    - VP Chủ tịch nước, VP Tổng Bí thư, VP Quốc hội;
    - Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
    - Viện KSND tối cao, Toà án ND tối cao;
    - Cơ quan TW của các Đoàn thể;
    - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
    - Công báo;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
    -Cổng thông tin điện tửBộ Công Thương;
    - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
    - Sở Công Thương Hải Phòng;
    - Các Ban quản lý các KCN, KCX và KKT (36);
    - Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ, các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực;
    - Lưu: VT, XNK(8).                                                                               

    BỘ TRƯỞNG

    Trần Tuấn Anh

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 39/2018/TT-BCT kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Công Thương
    Số hiệu:39/2018/TT-BCT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:30/10/2018
    Hiệu lực:14/12/2018
    Lĩnh vực:Xuất nhập khẩu
    Ngày công báo:03/12/2018
    Số công báo:1073&1074-12/2018
    Người ký:Trần Tuấn Anh
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X