hieuluat

Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Thương mạiSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:34/1999/TT-BTMNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Lương Văn Tự
    Ngày ban hành:15/12/1999Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/03/2000Tình trạng hiệu lực:Không còn phù hợp
    Lĩnh vực:Xuất nhập khẩu, Thương mại-Quảng cáo
  • THÔNG TƯ

    CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 34/1999/TT-BTM

    NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 178/1999/QĐ-TTG NGÀY 30/8/1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ  BAN HÀNH QUY CHẾ GHI NHÃN HÀNG HOÁ LƯU THÔNG

    TRONG NƯỚC VÀ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

     

    Căn cứ Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (dưới đây gọi là Quy chế), Bộ Thương mại hướng dẫn một số điểm cụ thể để thi hành thống nhất như sau:

     

    I. GIẢI THÍCH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG

     

    1.  Phạm vi điều chỉnh:

    Mọi hàng hoá đang lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đều phải có nhãn hàng hoá và thực hiện việc ghi nhãn theo Quy chế, trừ hàng hoá tạm nhập tái xuất, hàng hoá gia công cho nước ngoài, và các loại hàng hoá ghi tại khoản 2 Điều 1 Quy chế.

    2. Phân biệt giữa Nhãn hàng hoá và Nhãn hiệu hàng hoá

    a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế, Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hoá hoặc trên bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hoá đó.

    b) Theo quy định tại Điều 785 Bộ Luật Dân sự, Nhãn hiệu hàng hoá là những dầu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

    Dấu hiệu nói trên được thương nhân chọn làm biểu tượng để đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp sản phẩm của mình theo quy định chi tiết về Sở hữu công nghiệp (tại Điều 6 Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ)

    3. Ngôn ngữ trình bày nhãn hiệu hàng hoá

    a) Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Quy chế, đối với hàng hoá nhập khẩu để lưu thông, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, thương nhân cần yêu cầu để  phía cung cấp hàng chấp nhận ghi thêm trên phần nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài các thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng Việt Nam dễ ràng lựa chọn và sử dụng hàng hoá.

    b) Nhãn phụ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 được hiểu không phải là nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài mà là nhãn ghi bằng tiếng Việt Nam với 8 nội dung bắt buộc được dán, đính hoặc kèm theo hàng hoá cung cấp cho người mua trước hoặc sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại Hải quan.

    + Nhãn phụ được sử dụng trong trường hợp thương nhân nhập khẩu không thoả thuận được với phía nước ngoài cung cấp hàng ghi trên phần nhãn nguyên gốc các thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt Nam.

    + Nhãn phụ không làm che lấp phần nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài; các hàng hoá có tính chất sử dụng phức tạp và đòi hỏi tính an toàn, có kèm theo tài liệu thuyết minh hướng dẫn sử dụng bằng tiếng nước ngoài đều phải có bản dịch ra tiếng Việt Nam và kèm theo bản gốc tiếng nước ngoài để cung cấp cho người mua.

    + Nhãn phụ còn phải được dán, đính hoặc kèm theo hàng hoá tại nơi bán hàng đối với hàng hoá không có bao bì.

    + Tên của thành phần cấu tạo hàng hoá là chất hoá học trên nhãn phụ phải ghi bằng tiếng Việt Nam hoặc ghi bằng tên La tinh hoặc bằng công thức hoá học.

     

    II. GHI NỘI DUNG CỦA NHÃN HÀNG HOÁ

    A.  NỘI DUNG BẮT BUỘC

     

    1.  Tên hàng hoá

    - Tên hàng hoá được chọn lựa để ghi nhãn hàng hoá quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 6 đều căn cứ vào công dụng chính và tính chất đặc trưng tự nhiên của chúng để đặt tên hoặc mô tả. Việc đặt tên hàng hoá theo khoản 4 Điều 6 Quy chế cần tránh nhầm lẫn tên hàng hoá với tên hiệu của nhà sản xuất hoặc tên chủng loại của hàng hoá. Ví dụ: Bột giặt (là tên hàng hoá) VISO, OMO... (là tên hiệu của nhà sản xuất); Thuốc cảm (là tên hàng hoá) Asperine, Decolgen... (là tên chủng loại hàng hoá)...

    - Việc chọn tên hàng hoá trong hệ thống mã số phân loại HS để ghi tên Nhãn hàng hoá quy định tại khoản 3 Điều 6 được hiểu là chỉ ghi tên hàng hoá mà không phải ghi mã số HS phân loại hàng hoá lên nhãn hàng hoá.

    2. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá

    - Theo quy định tại Điều 7 Quy chế, tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá là tên và địa chỉ của thương nhân theo đăng ký hoạt động kinh doanh.

    - Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế, việc ghi tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá do mình lắp ráp được hiểu là áp dụng cho cả việc đóng gói lại hàng hoá để bán. Tên và địa chỉ cơ sở đóng gói được ghi là: cơ sở đóng gói... hoặc đóng gói tại.....

    3. Định lượng hàng hoá

    - Việc ghi định lượng của hàng hoá lên Nhãn hàng hoá theo hệ đơn vị đo lường quốc tế SI (System International) tại khoản 2 Điều 8 Quy chế được thực hiện theo một số đơn vị đo lường gồm: đơn vị đo, ký hiệu đơn vị đo, cách dùng đơn vị đo tại Bảng 1 dưới đây.

     

     

     

     

    BẢNG 1

     

    Số TT

     

    Một số đơn vị đo lường, được dùng để ghi nhãn công bố định lượng hàng hoá

     

    Ký hiệu đơn vị đo

     

    Cách dùng đơn vị đo

     

    1

     

    Đơn vị đo khối lượng được dùng:

    -     Kilôgam

    -    gam

    -   miligam

     


     

    kg

    g

    mg

     


     

    -  Dưới 1 kg thì dùng đơn vị g (ví dụ: viết 500g mà không viết 0,5 kg); Dưới g thì dùng đơn vị mg (ví dụ viết 500 mg mà không viết 0,5g).

    - Từ một kg trở lên thì dùng đơn vị kg và phần số thập phân không quá 3 con số (ví dụ: viết 1,5 kg mà không viết 1500g)

     

    2

     

    Đơn vị đo thể tích được dùng:

    * Cho hàng hoá là  chất lỏng

    -    Lít

    -   Mililít

    * Dùng cho hàng hoá dạng hình khối

    -   Mét khối

    -   Decimét khối

    -   Centimét khối

     

     


     

     

    L,l

    mL, ml


     

    m3

    dm3

    cm3

     

     

     

    - Dưới một lít thì dùng đơn vị ml (ví dụ: viết 500ml mà không viết 0,5 lít)

    -  Từ một lít trở lên dùng đơn vị lít và phần số thập phân không quá 3 con số (ví dụ: 1,75 lít mà không viết 1750 ml)

     

     

    - Dưới 1m3 thì dùng dm3 hoặc cm3

    - Từ 1m3 trở lên thì dùng đơn vị m3 và phần số thập phân không quá 3 con số

     

    3

     

    Đơn vị đo diện tích được dùng

    -  Mét vuông

    -  Decimét vuông

    -  Centimét vuông

    -  Milimét vuông

     


     

    m2

    dm2

    cm2

    mm2

     


     

    -  Dưới 1 m2 thì dùng dm2 và phần thập phân của dm2 hoặc cm2 và phần thập phân của cm2 hoặc mm2

    - Từ 1 m2 trở lên dùng đơn vị m2 và phần số thập phân không quá 3 con số

     

    4

     

    Đơn vị đo độ dài được dùng:

    -  Mét

    -  Centimét

    -  Milimét

     


     

    m

    cm

    mm

     


     

    -  Dưới 1 m thì dùng đơn vị cm hoặc mm

    -  Từ 1 m trở lên dùng đơn vị mét và phần thập phân không quá 3 con số

     

     

    - Trường hợp hàng hoá sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu, có thể dùng đơn vị đo của hệ đo lường khác theo hợp đồng thoả thuận với nước nhập khẩu.

    - Theo khoản 1 Điều 8 Quy chế, việc ghi định lượng của hàng hoá trên nhãn hàng hoá tuỳ thuộc tính chất của hàng hoá chứa đựng trong bao bì và tình trạng bao bì đóng gói, cụ thể:

    + Ghi định lượng "Khối lượng tịnh" áp dụng cho các trường hợp

    * Hàng hoá chứa trong bao bì ở dạng chất rắn, dạng nhão, keo sệt, dạng hỗn hợp chất rắn với chất lỏng; dạng hàng hoá là thể khí nén (khí oxy, Amoniăc, Carbonic, gaz đốt...) chứa đựng trong bao bì chịu áp lực. Đơn vị đo khối lượng tịnh được dùng là mg, g, kg.

    * Trường hợp hàng hoá có dạng hỗn hợp chất rắn và chất lỏng, phải ghi khối lượng chất rắn và tổng khối lượng hỗn hợp gồm cả chất rắn và chất lỏng.

    * Trường hợp hàng hoá có dạng keo sệt chứa trong bao bì là bình phun có thêm chất tạo áp lực phun thì phải ghi tổng khối lượng của hàng hoá gồm khối lượng chất keo và chất tạo áp lực phun.

    * Trường hợp hàng hoá có dạng thể khí nén chứa trong bao bì bình chịu áp lực thì định lượng ghi trên nhãn hàng hoá gồm khối lượng của chất khí nén và ghi cả tổng khối lượng chất khí và bao bì chứa đựng.

    + Ghi định lượng "thể tích thực" áp dụng cho các trường hợp

    * Hàng hoá có dạng thể lỏng trong các bao bì hình khối đa dạng. Đơn vị đo thể tích được dùng là ml, l ở nhiệt độ 200 C hoặc nhiệt độ xác định tuỳ thuộc tính chất riêng của hàng hoá.

    * Trường hợp chất lỏng chứa trong bao bì bình phun có thêm chất tạo áp lực phun thì định lượng thể tích thực của hàng hoá được ghi trên nhãn hàng hoá gồm tổng thể tích chất lỏng và chất tạo áp lực phun.

    * Nếu hàng hoá có dạng hình khối (khối lập phương, khối chữ nhật) định lượng hàng hoá thể hiện bằng tích của 3 kích thước (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) đơn vị đo thể tích được dùng là cm3, dm3, m3.

    + Ghi định lượng "kích thước thực" áp dụng cho các trường hợp

    * Hàng hoá có dạng lá, tấm xếp cuộn thì định lượng ghi trên nhãn hàng hoá được thể hiện bằng độ dài tấm, lá; hoặc thể hiện bằng độ dài của hai kích thước (chiều dài x chiều rộng) của tấm, lá và dùng đơn vị đo kích thước là cm, m; nếu thể hiện bằng diện tích thì tính bằng  tích của hai kích thước (chiều dài x chiều rộng) và dùng đơn vị đo là cm2, dm2, m2.

    * Hàng hoá có dạng hình sợi tròn xếp cuộn, định lượng ghi trên nhãn hàng hoá được thể hiện bằng độ dài và đường kính sợi. Đơn vị đo được dùng là mm, m.

    + Hàng hoá trong một bao gói có nhiều đơn vị có cùng tên, cùng định lượng chứa trong bao bì ấy được ghi trên nhãn hàng hoá bằng tích giữa số đơn vị (số đếm) với khối lượng một đơn vị hàng (ví dụ: 20 cái x 10 g/1 cái); hoặc ghi số đơn vị hàng (số đếm) và tổng khối lượng hàng có trong bao bì (ví dụ: 20 cái - 200 g).

    - Tại khoản 3 Điều 8 Quy chế, kích cỡ chữ và số trình bày định lượng hàng hoá được thiết kế theo diện tích phần chính của nhãn (PDP) theo Bảng 2 dưới đây:

     

     

    BẢNG 2

     

    Diện tích phần chính của nhãn (PDP)

    (tính bằng cm2)

     

    Chiều cao nhỏ nhất của chữ và số

    (tính bằng mm)

     

    (  32

     

    1,6

     

    > 32 đến  (   258

     

    2,3

     

    > 258  đến  (  645

     

    6,4

     

    > 645 đến   (   2580

     

    9,5

     

    > 2580

     

    12,7

     

     

    Ghi chú:    Dấu ( là nhỏ hơn hoặc bằng;                Dấu > là lớn hơn

    - Tại khoản 3 Điều 8 Quy chế, cách tính diện tích phần chính của nhãn (PDP) ở một số hình dạng bao bì theo nguyên tắc tương đối, được minh hoạ bằng các ví dụ sau:

     

    + Hình hộp                                                                  + Hình trụ tròn

    ( 40% tổng diện tích = 50 cm2

    Chu vi

     

        
      

    ChiÒu cao 5 cm

    Chu vi ®¸y 25 cm

    DiÖn tÝch PDP = 125 cm2x 40% = 50 cm2

     

    ChiÒu cao 10 cm

    ChiÒu réng 20 cm

    DiÖn tÝch PDP = 10 x 20 = 200 cm2

     
     

     

     

     

     

    + Dạng gần hình trụ tròn                              + Dạng hình hộp chiều cao nhỏ

     

     

    + Dạng hình trụ tròn chiều cao nhỏ

     

     

     

     
     

    PDP lµ bÒ mÆt bao b×

     

     

     

     

    - Tại khoản 4 Điều 8 quy chế, được hiểu vị trí ghi định lượng nằm ở phía dưới của phần chính của nhãn (PDP) với diện tích chiếm 30% diện tích của PDP và chiều cao khoảng 1/3 chiều cao của PDP. Ví dụ:

     

     

    4. Thành phần cấu tạo

    - Các thành phần cấu tạo được ghi trên Nhãn hàng hoá theo quy định tại Điều 9 của Quy chế là các thành phần được sử dụng trong công nghệ sản xuất ra hàng hoá và hình thành giá trị sử dụng của chúng.

    - Đối với nhóm loại hàng hoá đòi hỏi độ an toàn cao trong sử dụng như thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy chế phải ghi đầy đủ tất cả các thành phần chế tạo hàng hoá lên Nhãn hàng hoá.

    - Tại khoản 2 Điều 9 Quy chế được hiểu chỉ áp dụng cho các loại hàng hoá vật tư, thiết bị, máy móc, vật dụng ngoài các nhóm, loại hàng hoá quy tại khoản 1 Điều 9. Trong đó chỉ ghi thành phần cấu tạo đối với hàng hoá là vật tư, thiết bị, máy móc, vật dụng thấy cần thiết và chỉ cần ghi thành phần cấu tạo chính quyết định tới giá trị sử dụng của hàng hoá đó. Ví dụ: Thành phần cấu tạo của vải dệt thoi gồm tỷ lệ % sợi pha giữa xơ thiên nhiên và xơ hoá học; Thành phần cấu tạo của sơn phủ Alkyd các màu gồm tỷ lệ % bột mầu, bột độn, nhựa tổng hợp Alkyd, dung môi hoà tan, chất làm khô; Thành phần chi tiết, phụ tùng trong cấu tạo của thiết bị, máy móc.

    5. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

    - Việc lựa chọn các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm để ghi nhãn hàng hoá phụ thuộc vào bản chất, thuộc tính tự nhiên và mối quan hệ trực tiếp giữa chỉ tiêu chất lượng với công dụng chính và độ an toàn cần thiết của sản phẩm.

    - Trường hợp phải  phân định cấp, loại chất lượng, phạm vi ứng dụng của hàng hoá, thương nhân phải ghi lên nhãn hàng hoá cả thông số kỹ thuật, định lượng của các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.

    - Trường hợp cần đảm bảo độ chính xác cao của chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, việc ghi nhãn hàng hoá về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu được ghi kèm số hiệu tiêu chuẩn của phương pháp thử.

    - Ngoài chỉ tiêu chất lượng chủ yếu bắt buộc phải ghi lên nhãn hàng hoá theo quy định, thương nhân có thể ghi thêm các chỉ tiêu chất lượng khác lên nhãn hàng hoá nếu thấy cần thiết.

    6. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản

    - Việc ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản được quy định tại khoản 1, 2 Điều 11 Quy chế.

    - Cách ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản tại khoản 3 Điều 11 Quy chế cần chú ý:

    * Trước các số chỉ ngày, tháng, năm phải có dòng chữ:

    +  "Ngày sản xuất" hoặc viết tắt là "NSX". Ví dụ: NSX 021099 (sản xuất ngày 2 tháng 10 năm 1999)

    +  "Hạn sử dụng" hoặc viết tắt là "HSD". Ví dụ: HSD 310700 (hạn sử dụng đến ngày 31 tháng 7 năm 2000)

    +  "Hạn bảo quản" hoặc viết tắt là "HBQ". Ví dụ: HBQ 251201 (hạn bảo quản đến ngày 25 tháng 12 năm 2001)

    +  Giữa số chỉ ngày, tháng, năm có thể ghi liền nhau hoặc có dấu chấm hoặc có dấu gạch chéo để phân định rõ ngày, tháng, năm.

    * Trường hợp do thiết bị và công nghệ sản xuất chưa khắc phục được thì chấp nhận việc ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng hoặc thời hạn bảo quản dưới đáy bao bì.

    7. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản

    - Khoản 1 Điều 12 Quy chế

    +  Các loại hàng hoá có tính chất sử dụng đơn giản, phổ thông không phải hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo quản.

    + Bản thuyết minh kèm theo hàng hoá chỉ áp dụng cho các hàng hoá vật dụng như vật tư, máy móc thiết bị có tính chất sử dụng phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao hoặc áp dụng cho các hàng hoá đòi hỏi độ an toàn và hiệu quả sử dụng cao như thuốc, vật tư y tế phòng và chữa bệnh cho người, cho vật nuôi, cây trồng; vật tư hoá chất sử dụng cho công nghiệp,...

    - Khoản 2 Điều 12 Quy chế, trường hợp nhãn hàng hoá không đủ diện tích để ghi các nội dung hướng dẫn về sử dụng và bảo quản thì nội dung này được hướng dẫn thuyết minh vào một tài liệu kèm theo hàng hoá để cung cấp cho người mua.

    8. Xuất xứ của hàng hoá

    Trên nhãn hàng hoá xuất khẩu hoặc hàng hoá nhập khẩu đều phải ghi tên nước xuất xứ của hàng hoá.

    B. NỘI DUNG KHÔNG BẮT BUỘC

     

    1. Các nội dung không bắt buộc có thể ghi lên nhãn hàng hoá được quy định tại Điều 14 Quy chế.

    2. Thương nhân có thể ghi trên nhãn hàng hoá các nội dung (nếu có) như: mã số, mã vạch do tổ chức mã số, mã vạch quốc gia cấp; nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ sở hữu công nghiệp; các loại huy chương đã được khen thưởng; các chứng nhận sản phẩm hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; số hiệu lô hàng được sản xuất; các dấu hiệu quốc tế được dùng cho vận chuyển, sử dụng, bảo quản;...

     

    III. HÀNH VI VI PHẠM:

     

    Khoản 8 Điều 17 Quy chế, được hiểu là: "Sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã được pháp luật bảo hộ mà không được sự chấp thuận của chủ sở hữu".

     

    IV.  ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    1.  Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 3 năm 2000.

    Các loại hàng hoá có cách ghi nhãn trái với Quyết định 178/1999/QĐ-TTg và Thông tư này sau thời điểm nói trên là vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại.

    Đối với các loại hàng hoá đã ghi nhãn trước ngày Quyết định 178/1999/QĐ-TTg và Thông tư này có hiệu lực và vẫn còn hạn sử dụng thì được tiếp tục lưu thông cho đến lúc hết hạn sử dụng.

    2. Việc hướng dẫn chi tiết cách ghi nhãn của một số nhóm hàng hoá đặc thù, riêng biệt thuộc chức năng của các Bộ quản lý ngành xuất phát từ các yêu cầu cụ thể trong sử dụng và bảo quản.

    Nội dung hướng dẫn cần chú ý:

    a) Các nhóm, loại hàng đòi hỏi độ an toàn và hiệu quả sử dụng cao, tính chất sử dụng phức tạp, yêu cầu sử dụng phải có chỉ định. Cụ thể:

    - Bộ Y tế hướng dẫn cách ghi nhãn đối với thuốc và vật tư phòng chữa bệnh cho người, thực phẩm, mỹ phẩm,... liên quan đến an toàn, sức khoẻ và cách sử dụng.

    - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản hướng dẫn cách ghi nhãn đối với thuốc và vật tư thiết bị dùng cho sản xuất, phòng chữa bệnh cho vật nuôi, cây trồng.

    - Các Bộ Công nghiệp, Xây dựng, Giao Thông vận tải, Bưu chính viễn thông, Khoa học Công nghệ & Môi trường, Văn hoá giáo dục,... hướng dẫn cách ghi nhãn đối với hoá chất, vật tư, máy móc, thiết bị do ngành mình quản lý.

    b) Các nội dung liên quan đến hướng dẫn chi tiết ghi nhãn đối với hàng hoá đặc thù, riêng biệt của các Bộ quản lý ngành gồm: thành phần cấu tạo, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, hướng dẫn sử dụng, bảo quản.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
    Ban hành: 30/08/1999 Hiệu lực: 14/02/2000 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    02
    Thông tư 04/2000/TT-BCN của Bộ Công nghiệp hướng dẫn cách ghi nhãn hàng hoá là sản phẩm của các ngành sản xuất công nghiệp
    Ban hành: 30/06/2000 Hiệu lực: 30/06/2000 Tình trạng: Không còn phù hợp
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Thông tư 102/2001/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá lâm sản, hàng hoá chế biến từ lâm sản, hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại có bao gói
    Ban hành: 26/10/2001 Hiệu lực: 01/01/2002 Tình trạng: Không còn phù hợp
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Thông tư 07/2002/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn đăng ký lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế
    Ban hành: 30/05/2002 Hiệu lực: 14/06/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Thông tư 06/2002/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành thời kỳ 2002-2005
    Ban hành: 30/05/2002 Hiệu lực: 14/06/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Thông tư 02/2006/TT-BTS của Bộ Thuỷ sản về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/QĐ-TTg ngày 04/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
    Ban hành: 20/03/2006 Hiệu lực: 18/05/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản liên quan khác
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Thương mại
    Số hiệu:34/1999/TT-BTM
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:15/12/1999
    Hiệu lực:01/03/2000
    Lĩnh vực:Xuất nhập khẩu, Thương mại-Quảng cáo
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Lương Văn Tự
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Không còn phù hợp
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X