hieuluat

Thông tư liên tịch 07-TM/TCHQ hướng dẫn điều chỉnh và bổ sung TTLB số 01 TM/TCHQ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quanSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:07-TM/TCHQNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Bùi Duy Bảo, Tạ Cả
    Ngày ban hành:13/04/1996Hết hiệu lực:31/12/1996
    Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Xuất nhập khẩu, Thương mại-Quảng cáo
  • THôNG Tư

    THÔNG TƯ

    LIÊN BỘ THƯƠNG MẠI - TỔNG CỤC HẢI QUAN

    SỐ 07 TM/TCHQ NGÀY 13 THÁNG 4 NĂM 1996

    HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH VÀ BỔ SUNG THÔNG TƯ LIÊN BỘ THƯƠNG MẠI - TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 01 TM/TCHQ NGÀY 20.1.1996

     

    Ngày 20.1.1996, Liên Bộ Thương mại - Tổng cục Hải quan đã ban hành Thông tư 01 TM/TCHQ hướng dẫn thực hiện Nghị định 89/CP ngày 15.12.1995 của Chính phủ về việc bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá từng chuyến. Qua thời gian thực hiện đã nẩy sinh một số vướng mắc. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, Bộ Thương mại - Tổng cục Hải quan thống nhất điều chỉnh và bổ sung như sau:

    1. Về gia công cho người nước ngoài:

    Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Thương mại. Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền cấp giấy phép và gia hạn cho cả hợp đồng và các phụ lục hợp đồng (Annexes), trong đó ghi rõ số lượng, trị giá hàng được nhập / xuất. Hợp đồng gia công trình Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền phải có định mức tiêu hao nguyên phụ liệu cho mỗi đơn vị sản phẩm và Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xác định định mức tiêu hao nguyên phụ liệu.

    Bộ Thương mại khi xét cấp văn bản sẽ đóng dấu lên tất cả các trang của hợp đồng/ Annexes.

    2. Về nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu:

    Bỏ đoạn ghi "bao gồm cả loại hình nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu" của điểm 2.3 Thông tư liên Bộ 01 TM/TCHQ ngày 20/1/1996.

    Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng phù hợp thì được nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu theo quy định hiện hành để sản xuất hàng xuất khẩu. Số lượng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu phải phù hợp với định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xác định định mức tiêu hao nguyên phụ liệu và việc xác định loại hình xuất nhập khẩu này. Trường hợp doanh nghiệp chưa có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc đã có nhưng không có ngành phù hợp thì mới phải xin phép Bộ Thương mại.

    3. Đối với lô hàng mà doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu ra nước ngoài bị khách hàng nước ngoài trả lại hoặc những lô hàng doanh nghiệp Việt Nam đã nhập từ nước ngoài vào Việt Nam trả lại cho khách hàng nước ngoài do hàng hoá không phù hợp quy định của hợp đồng thương mại, nếu không có dấu hiệu của việc móc ngoặc để buôn lậu, gian lận thương mại hoặc trốn thuế thì việc trả lại này phù hợp với thông lệ và tập quán buôn bán quốc tế và được xử lý như sau:

    - Bộ Thương mại giải quyết đối với các mặt hàng gạo, đường, xăng dầu, thép, xi măng, phân bón, ô tô (trước khi đến Hải quan làm thủ tục).

    - Những mặt hàng khác do Hải quan giải quyết, không phải xin phép Bộ Thương mại.

     

    4. Về xuất khẩu gạo:

    Điều chỉnh lại điểm 2.6 Thông tư liên Bộ 01 TM/TCHQ ngày 20.1.1996 về việc giám định như sau:

    Khi doanh nghiệp đến làm thủ tục xuất khẩu tại Hải quan, ngoài văn bản cho phép của Bộ Thương mại doanh nghiệp còn cần nộp giấy xác nhận chân hàng của Viaconrol hoặc Foodcontrol ghi: "Doanh nghiệp đã có đủ số lượng gạo xuất khẩu theo tỷ lệ so với số lượng gạo quy định trong hợp đồng hoặc L/C của lô hàng". Chứng thư giám định hàng hoá được chấp thuận theo quy định của hợp đồng.

    5. Việc xác định ngành hàng, mặt hàng tạm thời thực hiện theo bảng giải thích của Bộ Thương mại tại các phụ lục 1 và 2 đính kèm văn bản này. Đối với những mặt hàng chưa nêu hoặc nêu chưa rõ trong phụ lục nói trên, nếu doanh nghiệp xuất trình được giấy phép nhập khẩu chuyến do Phòng cấp giấy phép cấp về mặt hàng đó cho Doanh nghiệp năm 1995 hoặc 1996, thì Hải quan giải quyết cho doanh nghiệp được nhập khẩu. Các trường hợp khác doanh nghiệp cần báo cáo Bộ Thương mại để giải quyết.

    6. Về việc nhập thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo Quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 04 TM/XNK ngày 30.7.1993 của Bộ Thương mại.

    7. Về hoá chất độc:

    Trong khi chờ Bộ Thương mại thống nhất với các ngành liên quan về danh mục hoá chất độc cấm xuất khẩu, nhập khẩu, trước mắt thực hiện theo văn bản số 4806 TM/XNK ngày 17.4.1995 của Bộ Thương mại.

    8. Động cơ các loại (của ô tô, xe 2 - 3 bánh, máy thuỷ...) không phải là phụ tùng nhưng nếu đã qua sử dụng thì được nhập khẩu theo văn bản cho phép của Bộ Thương mại.

    Khung gầm ô tô, cabine rời, khung xe gắn máy là phụ tùng, không được nhập khẩu nếu đã qua sử dụng. Nếu là hàng mới thì được nhấp khẩu theo văn bản cho phép của Bộ Thương mại.

    Khung gầm xe có lắp động cơ ô tô các loại không phải là phụ tùng được nhập khẩu (cả hàng đã qua sử dụng) nhưng doanh nghiệp muốn nhập khẩu phải có văn bản cho phép của Bộ Thương mại.

    9. Về thép:

    Thực hiện theo công văn số 3040 TM/XNK ngày 22/3/1996 của Bộ Thương mại. Đối với mặt hàng thép chuyên dùng, nếu đã ký hợp đồng và mở L/C trước ngày 22/3/1996 thì các doanh nghiệp mang công văn giải trình, hợp đồng và L/C đến Phòng giấy phép khu vực để được giả quyết.

    10. Các mặt hàng ngoài Danh mục hàng tiêu dùng thuộc phụ lục số 1 Thông tư Liên bộ số 01 TM/TCHQ ngày 20.1.1996 không coi là hàng tiêu dùng, các doanh nghiệp được nhập khẩu theo quy định hiện hành. Những quy định trên đây thay thế những nội dung tương ứng tại Thông tư 01 TM/TCHQ ngày 20/1/1996 và tại các văn bản hướng dẫn của Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan.

     

     

     

    PHỤ LỤC SỐ 1

    GIẢI THÍCH MỘT SỐ CỤM TỪ THƯỜNG GẶP TRONG GIẤY PHÉP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

    Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp cho các doanh nghiệp là một loại chứng chỉ của Nhà nước chứng nhận phạm vi các mặt hàng được phép kinh doanh với nước ngoài. Giấy phép này được cấp trên cơ sở các doanh nghiệp được thành lập theo Nghị định 388/CP của Chính phủ và Luật Công ty. Phạm vi ngành hàng chủ yếu dựa theo Giấy phép đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp do Trọng tài kinh tế và hoặc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tỉnh, thành phố cấp.

    Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi kinh doanh, và tránh các xáo trộn không cần thiết, Bộ Thương mại khi cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đã cố gắng hiệu chỉnh một số cụm từ cho sát với tình hình thực tế nhưng không sửa đổi các nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

    Do việc cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu nằm trong bối cảnh như vậy nên các cụm từ hàng hoá xuất nhập khẩu trong một số trường hợp khi thực hiện các cơ quan quản lý hiểu không hoàn toàn giống nhau.

    Để tránh ách tắc khi làm thủ tục xuất khẩu hoặc nhập khẩu cần phân định loại hình kinh doanh và phạm vi được phép xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp:

    I. GIẤY PHÉP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU LOẠI HÌNH SẢN XUẤT:

    Được cấp cho các đơn vị có cơ sở sản xuất chế biến gia công cho nước ngoài hoặc tự xuất khẩu.

    Đối với loại giấy phép này:

    a) Hàng hoá xuất khẩu là do chính doanh nghiệp tự sản xuất hoặc chế biến ra như hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản, giày dép các loại, đồ gốm, nông sản, vật liệu xây dựng, thuốc lá... bằng nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu.

    b) Hàng hoá nhập khẩu của loại giấy phép này gồm các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu phụ liệu.... chỉ nhằm phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu của chính doanh nghiệp đó mà không được dùng vào mục đích kinh doanh trên thị trường nội địa.

    II. GIẤY PHÉP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

    LOẠI HÌNH CHUYÊN KINH DOANH

    Các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh loại này, được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá ghi theo phạm vi ngành hàng trong giấy phép. Trong một số trường hợp cũng có thể được Bộ Thương mại cho phép nhập hoặc xuất thêm các hàng hoá khác chưa ghi trong giấy phép.

    Những cụm từ quy định phạm vi ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu được hiểu như sau:

    1. Tư liệu sản xuất, vật tư, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất tạm phân thành các nhóm sau đây:

    1.1 Nhiên liệu khoáng, dầu mỡ kỹ thuật:

    - Gaz, xăng dầu các loại

    - Dầu mỡ các loại

    - Nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, dầu mỡ

    - Than các loại

    1.2 Để phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp: Phân bón các loại, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc thú y, con giống, cây giống, hạt giống, nguyên liệu làm thức ăn gia súc, ngư lưới...

    1.3 Để phục vụ ngành thực phẩm, đồ uống: Bột mì, bột ngọt, đường, sữa bột, nguyên liệu, dầu bơ, dầu thực vật, shorterning, phẩm mầu thực phẩm, hương liệu, thịt cá tươi hoặc đã chế biến, các loại gia vị tươi khô, malt, houblon, vỏ hộp, vỏ chai...

    1.4 Để phục vụ sản xuất thuốc lá điếu: Lá thuốc lá, thuốc lá sợi, giấy cuốn, nguyên liệu làm bao thuốc lá, hương liệu, đầu lọc hoặc nguyên liệu làm đầu lọc.

    1.5 Hoá chất, dược liệu: Hoá chất các loại thuốc nhuộm, nguyên liệu làm sơn, vecni, mực in, làm bao bì các loại, dầu DOP, nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh cho người hoặc gia súc, bột màu, chất lưu hoá cao su, chất tẩy rửa, tinh dầu các loại, nguyên liệu và hương liệu sản xuất mỹ phẩm....

    1.6 Để phục vụ sản xuất hàng công nghiệp nhẹ: Vải các loại, lông cừu, len, bông xơ, xơ sợi hoá học, sợi pha, da các loại, vải giả da, các loại phụ liệu ngành may, ngành dệt, nguyên liệu phụ liệu sản xuất giấy, chất dẻo...

    1.7 Vật liệu điện, điện tử, quang học: Bóng đèn các loại, giây cáp điện, giây dãn các loại, cầu giao, automat các loại, bảng phân phối điện, linh kiện và nguyên phụ liệu để lắp ráp các mặt hàng cơ điện, điện, điện tử, quang học....

    1.8 Vật tư phục vụ ngành in, phim ảnh, băng từ, đĩa CD.

    1.9 Kim khí: gang, fero, đồng nhôm, chì, kẽm và các loại kim loại màu khác hoặc hợp kim dưới dạng thành phẩm hoặc phôi. Sắt thép các loại dưới dạng thành phẩm hoặc phôi...

    1.10 Vật liệu nổ, thuốc nổ

    1.11 Gỗ các loại, giấy các loại.

    2. Máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất:

    + Các loại máy công cụ và phụ tùng

    + Các loại máy và phụ tùng nông, ngư cơ, thuỷ lợi.

    + Các loại máy hỗ trợ cho các ngành sản xuất như máy phát điện, động cơ điện, máy hàn, biến thế, máy mạ, máy sơn...

    + Các loại máy ngành công nghiệp nhẹ và phụ tùng: dệt, may, da giầy, gốm sứ, giấy, thuỷ tinh, chế biến thực phẩm và sản xuất các mặt hàng tiêu dùng.

    + Các loại máy và thiết bị cho ngành đóng hoặc sửa chữa tàu thuỷ.

    + Các loại máy sản xuất bao bì từ kim loại, giấy, chất dẻo, thuỷ tinh v.v...

    + Thiết bị viễn thông, truyền sóng, phát thanh, truyền hình, điện thoại, điện báo, telex, fax

    + Thiết bị máy sản xuất phim ảnh chuyên dụng: máy quay phim chụp ảnh, máy chiếu phim, máy rửa phóng ảnh, máy ghi hình (videorecorder)...

    + Thiết bị ngành in, trang thiết bị văn phòng.

    + Trang thiết bị phòng thí nghiệm các loại

    + Thiết bị khai thác chế biến khoáng sản (than, dầu thô, quặng các loại...)

    + Máy móc thiết bị ngành y tế và dược

    + Các loại máy phục vụ cho ngành cầu đường như các loại kích, máy sản trộn bê tôn, các loại tời máy, cần trục...

    + Máy móc xây dựng (máy ủi, xúc, đào, lu v.v..) và sản xuất vật liệu xây dựng (sản xuất xi măng, gạch ngói, trộn bê tông, nghiền Clinker, nghiền đá, chế biến đá...)

    + Thiết bị máy sản xuất điện (thuỷ điện, nhiệt điện, trạm biến áp, trạm phân phối điện).

    + Máy thiết bị ngành đường sắt, đường biển (đèn hải đăng, phao dẫn đường), đường không (thiết bị sân bay, ra đa, điều kiển không lưu).

    + Thiết bị cho các cảng sông, biển.

    + Thiết bị máy cho ngành luyện kim.

    + Thiết bị máy cho ngành lâm nghiệp, gia công gỗ và sản xuất đồ gỗ.

    + Thiết bị cho ngành chăn nuôi (máy ấp trứng, máy soi trứng, máy chọn trứng, máy vắt sữa...)

    + Các dây chuyền công nghệ, thiết bị đồng bộ cho các ngành công nghiệp.

    + Thiết bị máy móc phục vụ an ninh, quốc phòng

    + Các loại máy thiết bị khác

    + Phụ tùng thay thế dùng cho các loại máy móc thiết bị nêu trên.

    + Săm lốp xe các loại

    3. Phương tiện vận tải:

    Doanh nghiệp được nhập khẩu các phương tiện chuyên chở hàng hoá và hành khách trên không, trên bộ, và đường thuỷ (ô tô các loại, rơ mooc, xe 2 bánh, 3 bánh gắn máy, tàu thuỷ, thuyền máy, xà lan, máy bay, toa xe, đầu máy xe lửa...) và phụ tùng.

    4. Vật liệu xây dựng:

    Gồm xi măng các loại, sắt thép xây dựng các loại, clinker và các phụ gia để sản xuất xi măng, các loại gạch, đá ốp lát, sơn, kính, giấy dầu, các loại khung nhôm, kim loại, cấu kiện dạng tiền chế, trang thiết bị vệ sinh (bồn tắm, hố xí, lavabô...), bi tum, nhựa đường, bông thuỷ tinh để cách âm, cách nhiệt...

    PHỤ LỤC SỐ 2

    HƯỚNG DẪN VIỆC NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG

    (Phụ lục 01 Thông tư Liên bộ 01/TTLB ngày 20.1.1996)

    A. ĐỊNH NGHĨA:

    - Hàng tiêu dùng nhập khẩu được hiểu là những hàng hoá đáp ứng trực tiếp và thiết thực cho nhu cầu đời sống hàng ngày về các mặt ăn, uống, mặc, đi lại, học hành, vui chơi, giải trí và các sinh hoạt khác, không bao gồm nguyên, nhiên, vật liệu, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng tiêu dùng và các hàng hoá khác phục vụ nhu cầu làm việc, chữa bệnh.

    - Việc nhập khẩu hàng tiêu dùng xuất phát từ quan điểm bảo hộ sản xuất trong nước, sử dụng có hiệu quả ngoại tệ, không nhập hoặc hạn chế nhập những mặt hàng không thiết yếu, những mặt hàng xa xỉ, không phù hợp với mức sống nói chung hiện nay, hoặc những mặt hàng trong nước đã sản xuất đủ. Tuy nhiên cũng cần quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, thúc đẩy các cơ sở sản xuất trong nước đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

    B. DANH MỤC VÀ Mà SỐ HÀNG HOÁ TIÊU DÙNG:

    I. THỰC PHẨM:

    1. Sữa và các sản phẩm từ sữa: gồm các mặt hàng từ nhóm 0401 đến 0406 thuộc chương 4 (chương Sữa và các sản phẩm từ sữa; trứng chim và gia cầm...)

    2. Kẹo, bánh:

    - Các mặt hàng trong chương 17 (các loại mứt, kẹo có đường).

    - Các mặt hàng trong nhóm 1806 chương 18 (ca cao và các sản phẩm chế biến từ ca cao).

    - Các mặt hàng thuộc các phân nhóm từ 190510 đến 190540 của chương 19 (sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột, sữa: các loại bánh).

    3. Đồ uống:

    - Các mặt hàng trong chương 22 (đồ uống, rượu, bia...) trừ 2207; 220810 và 220900

    - Các mặt hàng nhóm 2009 của chương 20 (nước ép quả, nước rau ép...)

    - Các sản phẩm các nhóm từ 090111 đến 090121 của chương 9 (cà phê rang hoặc chưa rang) và chè các loại.

    4. Hoa quả tươi, khô:

    Các mặt hàng của chương 8 (quả hạt ăn được; vỏ quả họ chanh hoặc họ dừa) trừ mặt hàng của nhóm 081400 (vỏ các loại quả...)

    5. Đồ hộp các loại:

    - Các sản phẩm của chương 20 (sản phẩm chế biến từ rau quả, hạt và các thành phần khác của cây) đóng hộp.

    - Các sản phẩm của nhóm 2103; 2104 chương 21 (sản phẩm chế biến ăn được khác) đóng hộp.

    - Các sản phẩm của chương 2 (thịt và các sản phẩm nội tạng của động vật dùng làm thực phẩm) và của chương 3 (cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và các động vật không xương sống dưới nước khác) đóng hộp.

    II. ĐỒ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN:

    1. Đồ nhà bếp:

    - Các mặt hàng nhóm 392410 của chương 39 (bộ đồ ăn, đồ dùng nhà bếp).

    - Các mặt hàng nhóm 4419 của chương 44 (bộ đồ ăn, đồ nhà bếp).

    - Các mặt hàng nhóm 7321 (bếp, lò sưởi, lò sấy, bếp nấu, vỉ nướng, lò nướng...), 7323 của chương 73 (bộ đồ ăn, đồ nhà bếp, các loại gia dụng khác...).

    - Các sản phẩm nhóm 741810 chương 74 (bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các đồ gia dụng khác).

    - Các sản phẩm nhóm 761510 của chương 76 (bộ đồ ăn, đồ nhà bếp...)

    - Các sản phẩm nhóm 8215 của chương 82 (thìa cà phê, dĩa, môi...)

    - Các mặt hàng nhóm 691110 của chương 69 (bộ đồ ăn và đồ nhà bếp).

    - Các mặt hàng nhóm 7013của chương 70 (bộ đồ ăn, đồ nhà bếp)

    2. Trang trí nội thất:

    - Các mặt hàng nhóm 9403; 9404 của chương 94 (giường, tủ, bàn ghế và phụ tùng của chúng; lót đệm giường, các mặt hàng thuộc bộ đồ giường, các trang bị tương tự).

    - Các mặt hàng nhóm 9105 của chương 91 (đồng hồ báo thức, đồng hồ treo tường).

    - Các mặt hàng nhóm 6301; 6302; 6303 của chương 63 (chăn và chăn du lịch; khăn trải giường, khăn trải bàn; màn che và ren mỏng)

    3. Đồ chơi trẻ em.

    4. Nhạc cụ, dụng cụ thể thao.

    5. Quần áo may sẵn, trang phục các loại:

    - Các mặt hàng của chương 61 (quần áo và hàng may mặc sẵn dệt kim, đan, móc), trừ các mặt hàng của nhóm 611220 (quần áo trượt tuyết).

    - Các mặt hàng của chương 62 (quần áo may mặc sẵn không đan hoặc móc) trừ các mặt hàng của nhóm 621120 (quần áo trượt tuyết).

    - Các mặt hàng của chương 64 (giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự), trừ các mặt hàng của nhóm 640311 (giày ống đi tuyết và trượt tuyết việt dã).

    - Các mặt hàng của các nhóm từ 6503 đến 6506 (mũ, khăn đội đầu các loại).

    - Các mặt hàng của nhóm 6601 (các loại ô, dù) chương 66.

    6. Hàng mỹ phẩm:

    - Các mặt hàng của các nhóm từ 3303 đến 3307 (nước hoa, nước thơm; mỹ phẩm hoặc các đồ trang điểm; chế phẩm dùng cho tóc, vệ sinh răng miệng; chế phẩm dùng trước hoặc sau khi cạo mặt, khử mùi hôi cá nhân... )

    III. ĐỒ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ VÀ QUANG HỌC NGUYÊN CHIẾC:

    1. Hàng điện:

    - Các mặt hàng điện gia dụng (bàn là, ấm điện, máy cạo râu, máy hút bụi, máy xay sinh tố, máy giặt...)

    - Quạt các loại

    - Đèn điện dây tóc hoặc đèn phóng điện.

    - Điều hoà không khí gia dụng

    - Tủ lạnh gia dụng.

    2. Hàng điện tử:

    - Các loại ti vi, radio, radiocassett, đầu video, đầu câm, máy ghi âm.

    3. Các mặt hàng quang học:

    - Máy ảnh, máy quay phim, máy ghi hình (video recoder), dụng cụ làm ảnh, kính đeo mắt.

    IV. PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI:

    1. Xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi.

    2. Xe 2 bánh gắn máy có dung tích xi lanh dưới 175cm3

    3. Xe đạp hai bánh

    C. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VIỆC NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG NHƯ SAU:

    Hàng tiêu dùng kể trên đây được chia làm 2 phần:

    Phần I: Những mặt hàng (hoặc nhóm hàng) tiêu dùng cần hạn chế nhập khẩu là những hàng được kể trong danh mục sau:

    - Sữa

    - Kẹo, bánh

    - Đồ uống

    - Hoa quả (tươi, khô)

    - Đồ hộp các loại

    - Trang bị nội thất

    - Đồ chơi trẻ em

    - Quần áo may sẵn và trang phục các loại

    - Hàng mỹ phẩm

    - Đèn điện dây tóc hoặc đèn phóng điện

    - Quạt bàn, quạt trần

    - Điều hoà không khí, tủ lạnh, máy giặt gia dụng

    - Hàng điện tử

    - Xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi

    - Xe 2 bãnh gắn máy

    - Xe đạp

    Khi các doanh nghiệp đề nghị nhập những hàng tiêu dùng nói trong phần I, Bộ Thương mại có trách nhiệm xem xét để khống chế về số lượng và giá trị theo tiết 3, điều 4 của Nghị định 864/TTg ngày 30.12.1995 và thông báo cho Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp nhập.

    Phần II. Đối với tất cả hàng tiêu dùng còn lại Bộ Thương mại thông qua tổng trị giá chung cho doanh nghiệp và thông báo cho Hải quan sau đó doanh nghiệp chủ động lựa chọn mặt hàng và đến Hải quan làm thủ tục để nhập khẩu.

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần (01)
  • Văn bản đang xem

    Thông tư liên tịch 07-TM/TCHQ hướng dẫn điều chỉnh và bổ sung TTLB số 01 TM/TCHQ

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan
    Số hiệu:07-TM/TCHQ
    Loại văn bản:Thông tư liên tịch
    Ngày ban hành:13/04/1996
    Hiệu lực:
    Lĩnh vực:Xuất nhập khẩu, Thương mại-Quảng cáo
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Bùi Duy Bảo, Tạ Cả
    Ngày hết hiệu lực:31/12/1996
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X