Cơ quan ban hành: | Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá-Thông tin | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 26TT/LB | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Tạ Cả, Vũ Khắc Liên |
Ngày ban hành: | 15/04/1994 | Hết hiệu lực: | 15/01/2020 |
Áp dụng: | 15/04/1994 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thương mại-Quảng cáo, Thông tin-Truyền thông |
THÔNG TƯ
CỦA LIÊN BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN - THƯƠNG MẠI SỐ 26 TT/LB
NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 1994N QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VĂN HOÁ PHẨM,
VẬT TƯ CHUYÊN DÙNG VÀ THIẾT BỊ NGÀNH IN
Căn cứ Nghị định số 384/HĐBT ngày 5-11-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường công tác báo chí, xuất bản;
Căn cứ Nghị định số 114/HĐBT ngày 7-4-1992 của Hội đồng Bộ trưởng về quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu, nhập khẩu;
Liên Bộ Bộ Văn hoá Thông tin và Bộ Thương mại ra thông tư quy định việc quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng văn hoá phẩm, vật tư chuyên dùng và thiết bị ngành in:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Bộ Thương mại chỉ cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh văn hoá phẩm và vật tư thiết bị ngành in đã được hội đồng thẩm định thành lập doanh nghiệp của Bộ Văn hoá Thông tin (thành lập theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20-11-1991) xác định chức năng kinh doanh sản xuất theo ngành hàng quy định.
- Các doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu văn hoá phẩm, vật tư chuyên dùng và thiết bị ngành in, không được phép kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hàng hoá như quy định tại phần III của Thông tư này.
II. DANH MỤC VĂN HOÁ PHẨM CẤM XUẤT, CẤM NHẬP KHẨU
1. Danh mục văn hoá phẩm cấm xuất khẩu:
- Các loại cổ vật, (tác phẩm mỹ thuật thuộc các thể loại và đồ thủ công bằng mọi chất liệu của Việt Nam, hoặc của nước ngoài làm ra để lại trên đất Việt Nam từ lâu đời có thời gian tính từ đầu thế kỷ 20 trở về trước thuộc loại quý hiếm hoặc có giá trị về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật).
- Hiện vật thuộc các bảo tàng và các di tích lịch sử văn hoá.
- Các loại tượng Phật và đồ thờ cúng bằng mọi chất liệu xuất xứ từ những nơi thờ tự của các tôn giáo (đình, chùa, miếu, nhà thờ...).
- Con rối nước có cơ cấu điều khiển.
- Những ấn phẩm Nhà nước cấm lưu hành ở trong nước và ở nước ngoài.
2. Danh mục văn hoá phẩm cấm nhập khẩu:
- Có nội dung chống lại Nhà nước Việt Nam.
- Tuyên truyền lối sống sa đoạ, đồi truỵ, bạo lực trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Có nội dung xuyên tạc, tuyên truyền vu khống xúc phạm danh dự của tổ chức và của công dân Việt Nam.
III. DANH MỤC VĂN HOÁ PHẨM, VẬT TƯ THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG
NGÀNH IN PHẢI ĐƯỢC BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN DUYỆT
TRƯỚC KHI XUẤT NHẬP KHẨU
1. Danh mục văn hoá phẩm xuất khẩu:
- Các loại ấn phẩm (sách báo, tạp chí, tranh, lịch, bản đồ, bưu thiếp, tem chơi), ảnh, các loại băng đã ghi hình, ghi tiếng, các loại đĩa đã ghi hình, ghi tiếng của các cơ quan báo chí, các nhà xuất bản Trung ương và địa phương xuất bản và lưu hành hợp pháp.
- Băng cassette đã ghi tiếng.
- Phim nhựa điển ảnh các loại đã in tráng, phim video và phụ kiện để tuyên truyền quảng cáo có phim.
2. Danh mục văn hoá phẩm, thiết bị ngành in nhập khẩu:
a. Văn hoá phẩm:
- Các loại sách, báo, tạp chí, tranh ảnh.
- Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình.
- Sản phẩm mỹ thuật bằng mọi chất liệu.
- Các loại phim nhựa điện ảnh, băng ghi hình, ghi tiếng.
b. Vật tư, thiết bị ngành in:
- Máy in typô các loại.
- Máy in ống đồng các loại.
- Máy in ốp-xét các loại.
- Thiết bị chế bản điện tử.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Khi có nhu cầu kinh doanh xuất khẩu hoặc nhập khẩu các mặt hàng nằm trong danh mục như quy định tại phần III Thông tư này, các doanh nghiệp đã được Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu văn hoá phẩm, vật tư thiết bị ngành in gửi công văn đề nghị Bộ Văn hoá Thông tin (Vụ kế hoạch). Trong công văn cần ghi rõ tên mặt hàng và số lượng từng mặt hàng (đối với hàng nhập khẩu).
Sau khi được Bộ Văn hoá Thông tin xét duyệt, doanh nghiệp xuất nhập khẩu đến phòng cấp giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại làm thủ tục xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm qua cửa khẩu phải được các bộ quản lý xuất nhập khẩu văn hoá phẩm cùng hải quan cửa khẩu giám sát đối chiếu số lượng, tên hàng hoá thực tế xuất, nhập khẩu với giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của Bộ Thương mại (theo Thông tư Liên Bộ Bộ Văn hoá và Tổng cục Hải quan số 3007-TTLB/VH-HQ ngày 20-10-1987).
3. Hàng tháng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải gửi báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu số lượng, mặt hàng, kim ngạch xuất, nhập khẩu đến Bộ Thương mại (Vụ xuất nhập khẩu) và Bộ Văn hoá Thông tin (Vụ Kế hoạch) để theo dõi.
4. Việc nhập khẩu máy móc thiết bị lớn, dây chuyền thiết bị ngành in phải được áp dụng theo quyết định 91/TTg ngày 13 tháng 11 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ nhằm bảo đảm chất lượng, tính hiện đại và hiệu quả kinh tế.
V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Ngoài những danh mục mặt hàng quy định trong Thông tư này các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu văn hoá phẩm, vật tư thiết bị ngành in được xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo nhu cầu của doanh nghiệp đúng với chức năng ngành hàng đã quy định trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu được Bộ Thương mại cấp.
2. Thông tư này thay thế Thông tư Liên Bộ Bộ Văn hoá và Bộ Ngoại thương số 07/TT-LB/VH6NT ngày 17-1-1985 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản dẫn chiếu |
03 |
Thông tư liên tịch 26TT/LB quản lý kinh doanh XNK văn hoá phẩm, vật tư chuyên dùng
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá-Thông tin |
Số hiệu: | 26TT/LB |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Ngày ban hành: | 15/04/1994 |
Hiệu lực: | 15/04/1994 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thương mại-Quảng cáo, Thông tin-Truyền thông |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Tạ Cả, Vũ Khắc Liên |
Ngày hết hiệu lực: | 15/01/2020 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!