Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: | 175-176 |
Số hiệu: | 06/VBHN-BCT | Ngày đăng công báo: | 07/02/2014 |
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất | Người ký: | Vũ Huy Hoàng |
Ngày ban hành: | 23/01/2014 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thương mại-Quảng cáo |
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 06/VBHN-BCT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2014 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CÁCH XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CÓ XUẤT XỨ KHÔNG THUẦN TÚY THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 19/2006/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 2 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA
Thông tư số 08/2006/TT-BTM ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 14 tháng 5 năm 2006, được sửa đổi bổ sung bởi:
Thông tư số 10/2006/TT-BTM ngày 01 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2006/TT-BTM về việc hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 27 tháng 6 năm 2006.
Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;
Bộ Thương mại hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:[1]
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Thông tư này hướng dẫn cách xác định xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy quy định tại Điều 8 của Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;
b) Hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập sẽ áp dụng quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu để xác định xuất xứ cho hàng hóa đó;
c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan hoặc phi thuế quan theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập sẽ áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam quy định chi tiết các quy tắc xuất xứ thuộc các điều ước quốc tế nói trên.
2. Nguyên tắc chung
Hàng hóa được xác định xuất xứ theo hướng dẫn tại Thông tư này sẽ có xuất xứ của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa này.
II. CÁCH XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA
1. Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa”
a) "Chuyển đổi mã số hàng hóa" là sự thay đổi về mã số HS của hàng hóa ở cấp bốn (04) số so với mã số HS của nguyên liệu không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra sản phẩm đó;
b) Mã số HS ở cấp bốn (04) số của hàng hóa nêu tại điểm a, khoản 1, mục II của Thông tư này được xác định trên cơ sở các quy định hiện hành.
2. Tiêu chí "Tỷ lệ phần trăm của giá trị"
a) "Tỷ lệ phần trăm của giá trị" là phần giá trị gia tăng có được sau khi một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, gia công, chế biến các nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này so với tổng trị giá của hàng hóa được sản xuất ra;
b) Phần giá trị gia tăng nói trên phải đạt ít nhất 30% của giá trị hàng hóa được sản xuất ra và được thể hiện theo công thức sau:
Giá FOB – Giá nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất __________________________________________ x 100% ≥ 30% Giá FOB
|
c) “Nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” bao gồm nguyên liệu có xuất xứ từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác và nguyên liệu không rõ xuất xứ;
d) “Giá nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” là giá CIF của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp (đối với nguyên liệu có xuất xứ từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác) hoặc giá tại thời điểm mua vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng (đối với nguyên liệu không rõ xuất xứ) dùng để sản xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng;
đ) “Giá FOB” là giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được tính như sau:
- Giá FOB = Giá xuất xưởng + các chi phí khác;
- “Các chi phí khác” là các chi phí phát sinh trong việc đưa hàng lên tàu để xuất khẩu, bao gồm nhưng không giới hạn bởi chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, chi phí tại cảng, phí hoa hồng, phí dịch vụ, và các phí có liên quan trong quá trình đưa hàng lên tàu để xuất khẩu;
- “Giá xuất xưởng” = Chi phí sản xuất + Lợi nhuận;
- “Chi phí sản xuất” = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí phân bổ;
- “Chi phí nguyên vật liệu” bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận tải và bảo hiểm đối với nguyên vật liệu đó;
- “Chi phí nhân công” bao gồm lương, các khoản thưởng và những khoản phúc lợi khác có liên quan đến quá trình sản xuất;
- “Chi phí phân bổ” bao gồm:
+ Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất (bảo hiểm nhà xưởng, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi cầm cố);
+ Các khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị;
+ An ninh nhà máy;
+ Bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm);
+ Các nhu yếu phẩm cho quá trình sản xuất (năng lượng, điện, và các nhu yếu phẩm khác đóng góp trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất);
+ Nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo;
+ Khuôn dập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị;
+ Tiền bản quyền sáng chế (có liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình sử dụng trong việc sản xuất hàng hóa hoặc quyền sản xuất hàng hóa);
+ Kiểm tra và thử nghiệm nguyên vật liệu và sản phẩm;
+ Lưu trữ trong nhà máy;
+ Xử lý các chất thải;
+ Các nhân tố chi phí trong việc tính toán giá trị của nguyên vật liệu, như chi phí cảng và chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu đối với các thành phần phải chịu thuế.
3. Tiêu chí "công đoạn gia công, chế biến hàng hóa"
"Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa" là quá trình sản xuất chính tạo ra những đặc điểm cơ bản của hàng hóa.
4.[2] Nguyên tắc xác định xuất xứ của hàng hóa:
a) Ban hành Phụ lục sửa đổi, bổ sung cho Phụ lục quy định tại Thông tư số 08/2006/TT-BTM. Những hàng hóa không có trong Phụ lục của Thông tư này nhưng có trong Phụ lục của Thông tư số 08/2006/TT-BTM sẽ vẫn tiếp tục áp dụng theo Thông tư số 08/2006/TT-BTM;
b) Hàng hóa sản xuất ra không thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 08/2006/TT-BTM và Thông tư này thì áp dụng tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa”. Trường hợp hàng hóa sản xuất ra có mã số HS trùng với mã số HS của nguyên liệu không có xuất xứ thì hàng hóa vẫn được công nhận có xuất xứ của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa này với điều kiện là tỷ lệ giữa phần giá trị nguyên liệu không có xuất xứ (tính theo giá ghi trên hợp đồng nhập khẩu) bị trùng mã số HS nói trên và giá trị hàng hóa xuất khẩu (tính theo giá FOB) không vượt quá 15% (mười lăm phần trăm).
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[3]
1. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Thương mại để giải quyết theo địa chỉ:
Vụ Xuất Nhập khẩu - Bộ Thương mại
21 Ngô Quyền, Hà Nội
Điện thoại: 04-8262538
Fax: 04-8264696
Email: co@mot.gov.vn
Nơi nhận: | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
[1] Thông tư số 10/2006/TT-BTM ngày 01 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2006/TT-BTM về việc hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;
Bộ Thương mại sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Thông tư số 08/2006/TT-BTM ngày 17 tháng 4 năm 2006 về việc hướng dẫn các xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy như sau:”
[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Thông tư số 10/2006/TT-BTM ngày 01 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2006/TT-BTM về việc hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 27 tháng 6 năm 2006.
[3] Khoản 2 Thông tư số 10/2006/TT-BTM ngày 01 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2006/TT-BTM về việc hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 27 tháng 6 năm 2006, quy định như sau:
"Điều 2. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./."
01 | Văn bản được hợp nhất (sửa đổi) |
02 | Văn bản được hợp nhất |
Văn hợp nhất