hieuluat

Bộ Y tế ra Công điện 21/CĐ-BYT tăng cường phòng, chống dịch bệnh phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Y tếSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:21/CĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công điệnNgười ký:Nguyễn Thanh Long
    Ngày ban hành:14/01/2016Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:14/01/2016Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
  • BỘ Y TẾ
    -------
    Số: 21/CĐ-BYT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2016
     
     
    CÔNG ĐIỆN
    TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH PHỤC VỤ ĐẠI HỘI ĐẢNG
    TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
    ----------------------
    BỘ Y TẾ điện
    Đồng chí Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
     
     
    Trong năm 2015 các bệnh nguy hiểm như MERS-CoV, Ebola, cúm A(H7N9) diễn biến rất phức tạp, luôn có nguy cơ rất lớn xâm nhập vào nước ta. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết Dengue gia tăng cục bộ các ổ dịch tại một số địa phương, bệnh tay chân miệng giảm đến mức thấp nhất và có thể bùng phát trong năm 2016. Khí hậu mùa đông - xuân là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh sởi, rubella, cúm A(H5N1), cúm A(H1N1), viêm màng não do não mô cầu, tay chân miệng ... Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trước, trong và sau thời gian tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị Đồng chí Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung công tác sau:
    1. Tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các cửa khẩu, các cơ sở khám chữa bệnh và tại cộng đồng, đặc biệt lưu ý các bệnh MERS-CoV, cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), sốt xuất huyết, ho gà, bạch hầu, sởi, rubella, tay chân miệng; kịp thời lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh, triển khai xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan trong cộng đồng.
    2. Tổ chức tốt công tác phân tuyến thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, phân luồng khám bệnh, thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện, hạn chế đến mức thấp nhất số trường hợp tử vong do mắc bệnh truyền nhiễm.
    3. Đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Triển khai các biện pháp chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc thực phẩm hàng loạt và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
    4. Thực hiện tốt công tác tổ chức tiêm chủng các loại vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, đặc biệt là nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi vắc xin Quinvaxem, vắc xin sởi. Rà soát, thống kê, tổ chức tiêm vét các đối tượng chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đầy đủ, đảm bảo không để sót đối tượng tiêm chủng.
    5. Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường giám sát, điều tra phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên các đàn gia cầm, xử lý triệt để ổ dịch, phòng tránh lây nhiễm bệnh cúm gia cầm cho người; triển khai việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ tại các chợ bán gia cầm sống nhằm hạn chế tối đa sự lưu hành của các chủng vi rút cúm gia cầm trong môi trường có thể lây sang người.
    6. Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành: Công Thương, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hải quan, Bộ đội Biên phòng và các đơn vị liên quan thực hiện điều tra ngăn chặn gia cầm nhập lậu, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển và buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối về gia cầm.
    7. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan thông tin đại chúng, truyền thông cơ sở đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống dịch bệnh. Tuyên truyền mạnh mẽ lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh để cho người dân hiểu và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Hướng dẫn người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng; thực hiện ăn chín, uống chín; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm.
    8. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra, chỉ đạo kịp thời các hoạt động phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng phòng bệnh, an toàn thực phẩm tại địa phương.
    Trân trọng cảm ơn./.
     

     Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
    - BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
    - Các Đồng chí Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
    - Các Bộ: NN&PTNT, CT, CA, TC, QP, TT&TT;
    - Các Vụ, Cục: DP, ATTP
    , KCB; KH-TC, TT-KT;
    - Các Viện VSDT, Viện Pasteur;
    - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
    - Lưu: VT, DP.
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Thanh Long
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Bộ Y tế ra Công điện 21/CĐ-BYT tăng cường phòng, chống dịch bệnh phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Y tế
    Số hiệu:21/CĐ-BYT
    Loại văn bản:Công điện
    Ngày ban hành:14/01/2016
    Hiệu lực:14/01/2016
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Thanh Long
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X