Cơ quan ban hành: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | Không số | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công ước | Người ký: | Đang cập nhật |
Ngày ban hành: | 22/06/1995 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Chưa xác định |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
CÔNG ƯỚC SỐ 176
VỀ AN TOÀN, SỨC KHỎE TRONG HẦM MỎ
Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày sáu tháng sáu năm 1995, trong kỳ họp thứ tám mươi hai;
Ghi nhận các Công ước và các Khuyến nghị lao động quốc tế có liên quan, đặc biệt là Công ước về xoá bỏ lao động cưỡng bức, 1957; Công ước và Khuyến nghị về bảo vệ bức xạ, 1960; Công ước và Khuyến nghị về bảo vệ máy móc, 1963; Công ước và Khuyến nghị về trợ cấp thương tật trong lao động, 1964; Công ước và Khuyến nghị về tuổi tối thiểu (làm việc dưới mặt đất), 1965; Công ước về kiểm tra sức khỏe cho người chưa thành niên (làm việc dưới mặt đất), 1965; Công ước và Khuyến nghị về môi trường lao động (ô nhiễm không khí, tiếng ồn và độ rung), 1977; Công ước và Khuyến nghị về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc 1981; Công ước và Khuyến nghị về các dịch vụ sức khỏe lao động, 1985; Công ước và Khuyến nghị về Amiăng, 1986; Công ước và Khuyến nghị về an toàn và sức khỏe trong xây dựng, 1988; Công ước và Khuyến nghị về hoá chất, 1990; và Công ước và Khuyến nghị về phòng ngừa tai nạn công nghiệp nghiêm trọng, 1993;
Xét rằng người lao động có nhu cầu và có quyền được thông tin, được đào tạo, được hỏi ý kiến nghiêm túc và được tham gia vào việc chuẩn bị và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe đối với các rủi ro, nguy hiểm mà người lao động gặp phải trong công nghiệp mỏ;
Thừa nhận việc phòng tránh sự bất hạnh, tổn thương hoặc ốm đau ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động hay của dân chúng, hoặc việc phòng chống các huỷ hoại về môi trường do các hoạt động trong hầm mỏ gây ra là chính đáng;
Lưu ý tới sự cần thiết phải có sự hợp tác giữa Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế và các tổ chức có liên quan khác, và ghi nhận các văn bản quốc tế, các quy trình, quy phạm và các quy tắc hướng dẫn do các tổ chức đó ban hành;
Sau khi đă quyết định chấp thuận một số đề nghị về an toàn và sức khỏe trong hầm mỏ là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong chương trình nghị sự kỳ họp;
Sau khi đă quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế;
Thông qua ngày hai mươi hai tháng sáu năm một nghìn chín trăm chín mươi lăm, Công ước dưới đây gọi là Công ước về an toàn và sức khỏe trong hầm mỏ, 1995.
I. NHỮNG ĐỊNH NGHĨA
Điều 1.
1. Theo mục đích của Công ước này, từ "hầm mỏ" bao gồm:
a) Những nơi trên mặt đất hoặc dưới mặt đất cùng tiến hành những hoạt động sau đây:
(i) Thăm dò khảo sát khoáng vật, trừ dầu lửa và khí đốt, mà có gây xáo động cơ học cho đất đai;
(ii) Khai thác các khoáng vật, trừ dầu lửa và khí đốt;
(iii) Chuẩn bị, bao gồm: ép, nghiền, thu gom hoặc rửa sạch các nguyên liệu đă khai thác được;
b) Mọi máy móc, thiết bị, phụ tùng, nhà xưởng, công tŕnh và kết cấu động cơ dân sự được sử dụng vào các hoạt động được quy định tại điểm a nói trên.
2. Trong Công ước này, từ "người sử dụng lao động" là một cá nhân hoặc pháp nhân, sử dụng một hoặc nhiều người lao động trong hầm mỏ và tuỳ theo trường hợp th́ bao gồm cả người khai thác, người thầu khoán chính, người thầu khoán hoặc người thầu khoán phụ.
II. PHẠM VI VÀ CÁCH THỨC ÁP DỤNG
Điều 2.
1. Công ước này áp dụng cho tất cả các hầm mỏ.
2. Sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức có tính đại diện nhất của những người sử dụng lao động và của những người lao động có liên quan, nhà chức trách có thẩm quyền của Nước thành viên phê chuẩn Công ước này:
a) Có thể miễn trừ cho một số loại hầm mỏ việc áp dụng Công ước hoặc một số Điều khoản của Công ước, nếu theo pháp luật hoặc thực tiễn quốc gia thì tình hình bảo vệ chung tại các hầm mỏ đó không thua kém so với áp dụng đầy đủ những quy định của Công ước;
b) Trong trường hợp miễn trừ theo quy định tại điểm (a) nói trên, phải xây dựng kế hoạch để dần dần áp dụng cho tất cả các hầm mỏ.
3. Nước thành viên nào đă phê chuẩn Công ước và thấy có thể sử dụng được khả năng nêu tại khoản 2 (a) nói trên, thì khi báo cáo về việc áp dụng Công ước theo Điều 22 của Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế, sẽ phải chỉ rõ loại hầm mỏ nào đă được loại trừ theo cách thức nói trên và lý do của việc loại trừ.
Điều 3- Tuỳ theo điều kiện và thực tiễn quốc gia, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức có đại diện tiêu biểu nhất của người sử dụng lao động và của người lao động có liên quan, Nước thành viên phải soạn thảo, thực hiện và định kỳ rà soát chính sách an toàn và sức khỏe trong các hầm mỏ, đặc biệt là các biện pháp đảm bảo hiệu lực cho các quy định của Công ước.
Điều 4-
1. Các biện pháp bảo đảm áp dụng Công ước phải được pháp luật và pháp quy quốc gia quy định.
2. Nếu thích hợp, các văn bản pháp luật và pháp quy quốc gia đó phải kèm theo:
a) Các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy tắc hướng dẫn hoặc các quy trình;
b) Hoặc các biện pháp áp dụng khác phù hợp với thực tiễn quốc gia đă được nhà chức trách có thẩm quyền xác định.
Điều 5-
1. Các văn bản pháp luật và văn bản pháp quy quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 4 phải chỉ định một nhà chức trách có thẩm quyền làm nhiệm vụ theo dõi và điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của vấn đề an toàn và sức khỏe trong hầm mỏ.
2. Các văn bản pháp luật và văn bản pháp quy đó phải quy định:
a) Công tác giám sát an toàn và sức khỏe trong các hầm mỏ;
b) Công tác thanh tra hầm mỏ của các thanh tra viên đă được các nhà chức trách có thẩm quyền chỉ định;
c) Các thủ tục báo cáo và điều tra các vụ tai nạn gây chết người và nghiêm trọng, các sự cố nguy hiểm và thảm hoạ trong hầm mỏ mà pháp luật và pháp quy quốc gia đă qui định;
d) Việc biên soạn và xuất bản các tài liệu thống kê về tai nạn, lao động bệnh nghề nghiệp và các sự cố nguy hiểm mà văn bản pháp luật và văn bản pháp quy quốc gia đă qui định;
e) Quyền hạn của các nhà chức trách có thẩm quyền trong việc đình chỉ hoặc hạn chế các hoạt động trong hầm mỏ vì lý do an toàn và sức khỏe, cho đến khi nguyên nhân dẫn tới việc đình chỉ hoặc hạn chế đó đă được khắc phục;
f) Xác lập những thủ tục có hiệu quả nhằm đảm bảo thực thi các quyền của người lao động và đại diện người lao động được hỏi ý kiến và tham gia vào những vấn đề và các giải pháp có liên quan đến an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc.
3. Pháp luật và pháp quy quốc gia quy định việc chế tạo, lưu giữ, vận chuyển và sử dụng các chất nổ, kíp nổ trong hầm mỏ phải được tiến hành dưới sự giám sát tuyệt đối của những người có đủ năng lực và được ủy quyền.
4. Pháp luật và pháp quy quốc gia phải nêu rõ
a) Những yêu cầu về việc ứng cứu trong hầm mỏ, về việc sơ cứu và các phương tiện y tế thích hợp;
b) Nghĩa vụ phải cung cấp và bảo quản thích đáng các thiết bị dưỡng khí cho người lao động làm việc dưới hầm lò;
c) Các biện pháp phòng hộ cho những công trình khai thác đang bị bỏ dở trong các hầm mỏ nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro đối với an toàn và sức khỏe;
d ) Những yêu cầu về an toàn đối với việc lưu giữ, vận chuyển và xử lý các chất nguy hiểm được sử dụng trong quá trình khai thác mỏ và các chất phế thải trong hầm mỏ;
đ) Trong điều kiện cho phép thì cần quy định cả nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và bảo đảm duy trì điều kiện vệ sinh cho các dụng cụ và các phương tiện y tế dùng trong việc rửa ráy, thay quần áo và ăn uống.
5. Pháp luật và pháp quy quốc gia phải quy định người sử dụng lao động phụ trách khu hầm mỏ phải bảo đảm chuẩn bị các kế hoạch tác nghiệp phù hợp ngay từ trước khi bắt đầu hoạt động và trong trường hợp có những sửa đổi quan trọng thì những kế hoạch này phải được định kỳ đổi mới và bảo đảm thực thi được tại hiện trường hầm mỏ.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP PḤNG CHỐNG VÀ BẢO VỆ TRONG HẦM MỎ
A - TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG.
Điều 6- Khi tiến hành những biện pháp phòng chống và bảo vệ theo phần này của Công ước, người sử dụng lao động phải lượng định được rủi ro và giải quyết theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Loại bỏ rủi ro;
b) Khống chế rủi ro ngay từ nguồn;
c) Hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng mọi biện pháp, kể cả việc thiết kế các chế độ làm việc an toàn;
d) Và nếu rủi ro vẫn c̣n tồn tại, thì phải bảo đảm cho việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động. Đồng thời phải lưu ý tới những yếu tố hợp lý, thực tế và khả thi đến việc thực hành chu đáo và thái độ cần mẫn đúng mức.
Điều 7- Người sử dụng lao động phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết để loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro về an toàn và sức khỏe trong các hầm mỏ thuộc quyền kiểm soát của mình, đặc biệt là:
a) Bảo đảm cho khu mỏ được thiết kế, xây dựng và được trang bị các thiết bị điện lực cơ khí và các thiết bị khác, kể cả hệ thống thông tin liên lạc, để tạo điều kiện hoạt động an toàn và môi trường làm việc lành mạnh;
b) Bảo đảm cho khu mỏ được vận hành, hoạt động, duy trì và thôi vận hành theo cách sao cho người lao động có thể thực hiện được công việc được giao mà không bị nguy hiểm gì đến an toàn và sức khỏe của mình hoặc của người khác;
c) Sắp xếp, bố trí để duy trì sự ổn định của mặt đất trong những khu vực mà những người đến làm việc phải đi qua;
d) Hầm lò khi có thể, phải có hai lối thoát, mỗi lối đều được nối riêng với một phương tiện để thoát lên mặt đất;
đ) Bảo đảm việc theo dõi lượng định và thường xuyên thanh tra đối với môi trường lao động để phát hiện những hiểm hoạ khác nhau đang đe doạ người lao động và để lượng định mức độ hiểm hoạ.
f) Bảo đảm sự thông thoáng thích đáng cho tất cả công trình mỏ hầm lò mà người lao động được phép đi lại;
g) Đối với những khu vực dễ xẩy ra nguy hiểm đặc biệt, phải soạn thảo và thực hiện một kế hoạch hành động và các thủ tục cần thiết để bảo đảm một chế độ làm việc an toàn và để bảo vệ người lao động;
h) Thực hiện các biện pháp và có sự phòng bị phù hợp với đặc điểm hoạt động của mỗi hầm mỏ; phòng ngừa, phát hiện và không cho các vụ cháy hoặc nổ phát khởi hoặc lan tràn;
i) Bảo đảm khi xảy ra tình huống có nguy cơ nghiêm trọng đối với an toàn và sức khỏe của người lao động thì ngừng các hoạt động và người lao động phải được di tản đến nơi an toàn.
Điều 8- Người lao động phải chuẩn bị sẵn một phương án khẩn cấp phù hợp với đặc điểm của mỗi hầm mỏ để đối phó với những thảm hoạ công nghiệp và những thảm hoạ tự nhiên mà có thể thấy trước được trong một thời gian hợp lý.
Điều 9- Ở những nơi người lao động dễ bị những nguy hiểm về vật lý, hoá học hoặc sinh học, người sử dụng lao động phải:
a) Thông báo cho người lao động một cách dễ hiểu về những mối nguy hiểm liên quan đến công việc và về những rủi ro có thể có với sức khỏe của họ, đồng thời thông báo các biện pháp phòng tránh và bảo vệ thích hợp;
b) Thực hiện các biện pháp thích hợp để loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro phát sinh từ những hiểm hoạ;
c) Khi việc bảo vệ thích đáng để chống lại những rủi ro tai nạn hoặc tổn thương về sức khỏe, kể cả thể trạng dễ bị tác động bởi các điều kiện có hại, mà không thể bảo đảm được bằng biện pháp nào khác thì phải cung cấp và duy trì miễn phí phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động cho người lao động và cả những phương tiện thuận lợi khác đă được pháp luật và pháp quy quốc gia qui định;
d) Cung cấp phương tiện để người lao động bị thương tật hoặc ốm đau tại nơi làm việc được sơ cứu, chuyên chở từ nơi làm việc đến các cơ sở y tế thích hợp.
Điều 10- Người sử dụng lao động phải bảo đảm:
a) Các chương trình đào tạo và đào tạo lại thích hợp và những chỉ dẫn dễ hiểu và các vấn đề an toàn và sức khỏe nói chung cũng như về công việc được giao nói riêng phải được cung cấp miễn phí cho người lao động;
b) Công tác giám sát và kiểm soát phù hợp với pháp luật và pháp quy quốc gia trong từng ca, kíp để đảm bảo cho hầm mỏ được hoạt động được an toàn;
c) Một hệ thống phải được thiết lập để có thể biết tên của tất cả những người đang ở trên mặt đất một cách chính xác vào bất cứ lúc nào cũng như cả nơi đang tiến hành công việc;
d) Mọi tai nạn và sự cố nguy hiểm đă được pháp luật hoặc pháp quy quốc gia xác định đều phải được điều tra và các hoạt động cứu chữa thích hợp phải được tiến hành;
đ) Một bản báo cáo về tai nạn và sự cố nguy hiểm như đă được pháp luật hoặc pháp quy quốc gia quy định phải được trình cho nhà chức trách có thẩm quyền về tai nạn và sự cố.
Điều 11- Trên cơ sở những nguyên tắc chung về sức khỏe trong lao động và theo pháp luật và pháp quy quốc gia, người sử dụng lao động phải thường xuyên theo dõi sức khỏe người lao động dễ bị những nguy hiểm đặc biệt về sức khỏe trong lao động tại các hầm mỏ.
Điều 12- Khi có từ hai người sử dụng lao động trở lên cùng hoạt động trong một khu mỏ, thì́ người sử dụng lao động nào chịu trách nhiệm về khu mỏ đó phải phối hợp việc thực hiện mọi biện pháp có liên quan đến an toàn và sức khỏe của người lao động và phải chịu trách nhiệm trước hết về sự an toàn của các hoạt động. Điều này không có nghĩa là những người sử dụng lao động khác không có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe cho những người lao động mà ḿnh sử dụng.
B- QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG.
Điều 13.
1. Theo pháp luật và pháp quy quốc gia như đă nêu tại Điều 4, người lao động có những quyền sau đây:
a) Báo cáo với người sử dụng lao động và nhà chức trách có thẩm quyền về tai nạn, sự cố nguy hiểm và rủi ro xảy ra;
b) Khi có lý do để lo ngại về tình hình an toàn và sức khỏe, có quyền yêu cầu người sử dụng lao động hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành thanh tra và điều tra;
c) Được biết và được thông tin về những nguy cơ ở nơi làm việc có ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe của mình;
d) Nhận được các thông tin về an toàn và sức khỏe từ phía người sử dụng lao động hoặc nhà chức trách có thẩm quyền;
e) Rời bỏ vị trí làm việc trong hầm mỏ trong trường hợp có lý do xác đáng để cho rằng đă xuất hiện một nguy cơ nghiêm trọng cho an toàn và sức khỏe của mình;
f) Lựa chọn trong tập thể những người đại diện cho mình trong lĩnh vực an toàn và sức khỏe.
2. Các đại diện trong lĩnh vực an toàn và sức khỏe được nêu tại khoản 1(c) nói trên tuỳ theo pháp luật và pháp quy quốc gia, có các quyền sau đây:
a) Đại diện cho người lao động trong mọi khía cạnh về an toàn và sức khỏe ở nơi làm việc, kể cả việc thực thi các quyền đă được quy định tại khoản 1 nói trên ở những nơi nào có thể thực thi được;
b) Có quyền: (i) Tham gia vào việc thanh tra và điều tra của người sử dụng lao động hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành tại nơi làm việc;
(ii) Theo dõi và điều tra những vấn đề về an toàn và sức khỏe;
c) Có quyền sử dụng sự giúp đỡ của các cố vấn và các chuyên gia khách quan;
d) Kịp thời tham khảo ý kiến của người sử dụng lao động về những vấn đề an toàn và sức khỏe, kể cả về chính sách và thủ tục;
đ) Tham khảo ý kiến của nhà chức trách có thẩm quyền;
f) Tiếp nhận những thông báo về tai nạn và sự cố nguy hiểm xảy ra có liên quan tới khu vực mà mình được lựa chọn làm đại diện.
3. Thủ tục để thực thi các quyền được nêu tại các khoản 1 và 2 nói trên phải được xác định:
a) Bằng pháp luật và pháp quy quốc gia;
b) Thông qua việc tham khảo ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động và các đại diện của người lao động.
4. Pháp luật và pháp quy quốc gia phải đảm bảo rằng các quyền được quy định tại các khoản 1 và 2 nói trên có thể được thực thi mà không bị phân biệt đối xử hoặc trả thù.
Điều 14- Theo pháp luật và pháp quy quốc gia phù hợp với đặc điểm đào tạo, người lao động có nhiệm vụ:
a) Phải chấp hành các biện pháp an toàn và sức khỏe đă được quy định;
b) Phải chăm lo một cách hợp lý đến an toàn và sức khỏe của bản thân và của những người khác có thể bị ảnh hưởng bởi các hành vi hoặc những sơ suất của mình trong khi làm việc, kể cả việc chăm sóc thích đáng và việc sử dụng những quần áo, phương tiện, thiết bị bảo hộ đă giao cho mình sử dụng.
c) Phải báo cáo ngay với người trực tiếp giám sát mình về bất kỳ tình huống nào mà mình biết có thể dẫn đến rủi ro cho an toàn và sức khỏe của mình hoặc của những người khác mà tự mình không thể giải quyết thích đáng được;
d) Phải hợp tác với người sử dụng lao động để họ có thể làm tròn được những nhiệm vụ và trách nhiệm theo Công ước này.
C - HỢP TÁC
Điều 15- Phải thực hiện các biện pháp phù hợp với pháp luật và pháp quy quốc gia để khuyến khích hỗ trợ sự hợp tác giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện người lao động nhằm tăng cường an toàn và sức khỏe trong hầm mỏ.
IV. THỰC HIỆN
Điều 16- Nước thành viên phải:
a) Thực hiện mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc quy định các hình thức xử phạt và các biện pháp chấn chỉnh thích đáng nhằm bảo đảm thi hành có hiệu quả những quy định của Công ước này;
b) Thiết lập các cơ quan thanh tra phù hợp để giám sát việc áp dụng các biện pháp đă được hoạch định nhằm thực hiện Công ước và cung cấp cho các cơ quan đó những nguồn lực cần thiết để họ hoàn thành được nhiệm vụ.
Không có văn bản liên quan. |
Cơ quan ban hành: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | Không số |
Loại văn bản: | Công ước |
Ngày ban hành: | 22/06/1995 |
Hiệu lực: | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Đang cập nhật |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Chưa xác định |