hieuluat

Công văn 632/SYT-NVY hướng dẫn triển khai điều trị người bệnh COVID-19

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Sở Y tế Thành phố Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:632/SYT-NVYNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Đình Hưng
    Ngày ban hành:21/11/2021Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:21/11/2021Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe, COVID-19
  • UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    SỞ Y TẾ

    ______

    Số: 632/SYT-NVY

                V/v Hướng dẫn triển khai Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 tại các quận, huyện, thị xã

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ___________________

    Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2021

     

     

     

    Kính gửi: Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

     

    Thực hiện Công điện số 23/CĐ-UBND ngày 16/11/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới, đảm bảo phương châm “4 tại chỗ” trong công tác phòng, chống dịch bệnh; giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên, chăm sóc và điều trị ca bệnh nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn huyện, giảm chi phí y tế và các chi phí phát sinh liên quan, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực y tế tại địa phương;

    Căn cứ Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; Luật khám bệnh chữa bệnh năm 2009; Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19; Quyết định số 1259/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 của Bộ Y tế về danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của 01 khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19 và Quyết định số 1460/QĐ-BYT ngày 30/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc đính chính Quyết định số 1259/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 của Bộ Y tế; Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các khu vực điều trị người bệnh COVID-19; Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21 tháng 08 năm 2021 của Bộ Y tế Ban hành Hướng dẫn tạm thời mô hình Trạm Y tế lưu động trong bối cảnh dịch COVID-19; Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ Y tế về ban hành tài liệu Hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng; Công điện số 23/CĐ-UBND ngày 16/11/2021 của UBND Thành phố về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới. Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 29/10/2021 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã phối hợp chỉ đạo các đơn vị chức năng trên địa bàn triển khai thành lập cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại các địa bàn xã, phường, thị trấn như sau:

    I. Chức năng, nhiệm vụ và đối tượng thu dung, điều trị

    1. Chức năng

    Quản lý, theo dõi, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và mức độ nhẹ.

    2. Nhiệm vụ

    - Thu dung, khám, điều trị cho người bệnh COVID-19 nhẹ, không triệu chứng tại quận/ huyện; phát hiện sớm, xử trí cấp cứu, kịp thời chuyển viện khi người bệnh COVID-19 tiến triển ở mức độ vừa và nặng.

    - Kiểm soát, ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 tại Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) và ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng đồng.

    3. Đối tượng được thu dung, cách ly, quản lý, điều trị:

    3.1. Người bệnh COVID-19 không có triệu chứng: là người nhiễm SARS-CoV-2 được khẳng định bằng xét nghiệm Realtime RT-PCR dương tính, nhưng không có triệu chứng lâm sàng.

    3.2. Người bệnh COVID-19 mức độ nhẹ: có viêm đường hô hấp trên cấp tính, bao gồm:

    a) Người bệnh COVID-19 có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi

    b) Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời.

    (Căn cứ Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19)

    3.3. Tiêu chuẩn loại trừ:

    Không tiếp nhận các trường hợp người bệnh COVID-19 thuộc các tình huống sau:

    + Phụ nữ mang thai.

    + Người mắc bệnh lý nền.

    II. Mô hình tổ chức, kinh phí hoạt động

    1. Tên cơ sở

    Tên cơ sở được gọi là: “Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) tại.....” (Sau đây gọi tắt là Trạm Y tế lưu động (đánh số thứ tự hoặc tên xã phường).

    2. Địa điểm

    (Địa điểm triển khai Phương án)

    3. Quy mô

    Quy mô: X... giường bệnh.

    4. Thành lập, giải thể

    Quyết định thành lập “Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) do UBND quận/huyện phê duyệt đồng thời là giấy phép hoạt động (Theo hướng dẫn tại Quyết định số 4042/QĐ-BYT)

    Thủ tục giải thể thực hiện theo quy định của pháp luật.

    5. Kinh phí hoạt động

    - Ngân sách của quận, huyện, thị xã;

    - Kinh phí từ nguồn BHXH đối với các trường hợp có BHXH;

    - Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

    6. Mô hình tổ chức

    Căn cứ điều kiện thực tiễn của từng quận, huyện, thị xã để đề xuất mô hình tổ chức và ban quản lý điều hành Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) phù hợp với tình hình của địa phương.

    III. Bố trí cơ sở vật chất hạ tầng.

    1. Khu vực đón tiếp, phân loại bệnh nhân:

    a. Trạm gác

    - Bố trí ở cổng cơ sở thu dung, điều trị;

    - Có bảo vệ trực 24/24 giờ hàng ngày, tuyệt đối không cho phép những người không có nhiệm vụ vào cơ sở điều trị;

    - Có Barie đặt biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “TRẠM Y TẾ LƯU ĐỘNG (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19)... số... hoặc tên riêng... KHÔNG NHIỆM VỤ MIỄN VÀO”.

    b. Khu vực tiếp nhận bệnh nhân F0:

    - Bố trí khu vực riêng, dễ tiếp cận cho người bệnh ngay từ bước đầu;

    - Bố trí đủ phương tiện, máy tính, máy quét QR Code để ứng dụng CNTT rút ngắn thời gian tiếp nhận, đảm bảo chính xác thông tin.

    c. Điểm khử khuẩn phương tiện vận chuyển

    - Bố trí gần cổng ra vào.

    - Tất cả các phương tiện vận chuyển chuyên dụng, phương tiện ra, vào Trạm Y tế lưu động được phun khử trùng bằng dung dịch khử khuẩn có nồng độ 0,05% Clo hoặc 0,1% Clo hoạt tính.

    2. Khu hành chính, hậu cần:

    - Bố trí khu vực Hành chính dành cho Ban điều hành, nhân viên y tế: Có máy tính, máy in và các thiết bị, vật tư, văn phòng phẩm... Đảm bảo thông tin liên lạc, mạng internet, wifi.

    - Khu vực phòng nghỉ của cán bộ y tế;

    3. Khu vực cách ly, điều trị.

    Khu cách ly chia làm 2 loại đối tượng người bệnh để bố trí phòng:

    - Người mắc COVID-19 khỏe mạnh, không có triệu chứng.

    - Người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ: hắt hơi, sổ mũi, ho khan,...

    * Thiết kế khu vực điều trị:

    - Khu vực đệm (Khu vực thay đồ bảo hộ, Nhà tắm cho nhân viên y tế...)

    - Khu vực điều trị, gồm:

    + Buồng điều trị người bệnh không có triệu chứng;

    + Buồng điều trị người bệnh triệu chứng nhẹ;

    + Buồng điều trị người bệnh nam;

    + Buồng điều trị người bệnh nữ;

    + Buồng xử lý dụng cụ có đủ phương tiện cho khử khuẩn ban đầu: như bồn rửa dụng cụ, tủ sấy khô và hóa chất khử khuẩn;

    + Buồng để vật dụng thiết yếu cho chăm sóc và điều trị người bệnh;

    Yêu cầu:

    - sắp xếp giường bệnh trong khu cách ly điều trị đủ rộng, thoáng.

    - Bố trí phòng bệnh nam, nữ riêng biệt (nên bố trí 01 người cao tuổi ở cùng người trẻ tuổi để hỗ trợ nhau).

    - Thiết lập hệ thống loa truyền thanh hoặc loa cầm tay để phổ biến, nhắc nhở, thông báo thông tin cho người bệnh, cán bộ y tế trong khu cách ly.

    - Có nhà vệ sinh nam, nữ; nhà vệ sinh có đủ xà phòng và nước sạch để rửa tay, tắm giặt. Có sẵn chất tẩy rửa thông thường.

    IV. Trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu

    1. Trang thiết bị thiết yếu việc theo dõi điều trị người bệnh COVID-19

    Dự trù trang thiết bị y tế thiết yếu theo hướng dẫn tại Quyết định số 4042/QĐ-BYT.

    2. Trang thiết bị khám chữa bệnh thông thường:

    Căn cứ vào nhu cầu thực tế, bố trí các trang thiết bị trong danh mục trang thiết bị thiết yếu dành cho Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19).

    3. Trang thiết bị hành chính

    Bàn, ghế làm việc, điện thoại, máy tính có kết nối internet, máy in....

    4. Danh mục thuốc: Theo hướng dẫn tại Quyết định số 4042/QĐ-BYT

    5. Phương tiện vận chuyển:

    Đảm bảo Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) có 01 xe ôtô chuyên dụng hỗ trợ (có gắn bình oxy, có xe đẩy hoặc băng-ca de vận chuyển người nhiễm COVID-19 đi cấp cứu kịp thời). Trường hợp không thể sắp xếp được xe, cần phối hợp với hệ thống vận chuyển cấp cứu trên địa bàn để vận chuyển kịp thời các trường hợp nhiễm COVID-19 trở nặng nhanh nhất.

    IV. Nhân lực

    1. Nhân lực làm công tác chuyên môn

    - Nhân viên y tế cho 01 kíp 05 cán bộ: trong đó có 01 Bác sỹ phụ trách, 02 điều dưỡng, 01 KTV, điều dưỡng xét nghiệm, 01 dược sỹ.

    - Căn cứ số lượng người bệnh theo dõi và quản lý, bố trí số lượng nhân lực và tổ chức làm việc phù hợp đảm bảo an toàn, hiệu quả. Có thể bố trí các kíp, tổ làm việc theo ca/kíp hoặc hành chính - trực.

    - Bố trí kíp nhân lực thay thế, đảm bảo điều kiện hoạt động của Cơ sở.

    - Tăng cường đào tạo, tập huấn về chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa lây nhiễm COVID-19.

    2. Nhân lực an ninh, hậu cần

    Huy động các lực lượng chức năng trên địa bàn để đảm bảo công tác an ninh, hậu cần cho Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19), thực hiện nhiệm vụ: Đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ, cung cấp suất ăn, thu gom rác thải... Chia thành 2 nhóm:

    - Nhóm làm việc tại khu vực vòng ngoài;

    - Nhóm làm việc tại khu vực điều trị.

    * Yêu cầu:

    - Nhân lực y tế được đào tạo, tập huấn về chẩn đoán, điều trị và phòng, chống dịch COVID-19; nhân lực phục vụ khác được đào tạo về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng, chống dịch.

    - Mỗi nhóm làm việc tối thiểu 14 ngày; được thay kíp, thực hiện xét nghiệm sàng lọc, cách ly, theo dõi sức khỏe theo quy định.

    V. Hồ Sơ, bệnh án, sổ sách, quy trình chuyên môn

    - Theo mẫu bệnh án bệnh truyền nhiễm, đảm bảo đầy đủ sổ khám bệnh, sổ theo dõi thủ thuật, sổ xét nghiệm, cận lâm sàng, giấy chuyển viện thiết kế theo Fom: chỉ cần ghi tên bệnh nhân, địa chỉ, còn lại là tích, đánh dấu để đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện trong chuyển tuyến điều trị.

    - Đảm bảo có đầy đủ quy trình chuyên môn theo quy định (có các quy trình in và dán tại các khu điều trị), đồng thời tập huấn đầy đủ các quy trình cho nhân viên y tế...

    - Tất cả cán bộ y tế, lực lượng hỗ trợ đều phải tham gia tập huấn về phòng, chống dịch COVID-19 và các quy trình chuyên môn thực hiện tại cơ sở điều trị.

    - Tổ chức diễn tập quy trình tiếp nhận, điều trị người bệnh trước khi vận hành chính thức.

    VI. Tổ chức thực hiện

    Căn cứ tình hình thực tiễn phân công tổ chức thực hiện cho các ban, ngành, tổ chức tại địa phương đảm bảo phù hợp chức năng, nhiệm vụ; phục vụ tốt, an toàn, hiệu quả phục vụ mục đích và đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hoạt động của Trạm Y tế lưu động.

    Trên đây là nội dung hướng dẫn về chuyên môn tổ chức các cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 tại xã, phường, thị trấn, Sở Y tế Hà Nội xây dựng dự thảo khung Phương án thành lập Trạm Y tế lưu động (cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) gửi UBND các quận, huyện, thị xã để tham khảo, chỉ đạo triển khai thực hiện (Dự thảo phương án kèm theo). Trong quá trình triển khai, căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phương để áp dụng phù hợp và hiệu quả, kịp thời báo cáo khó khăn vướng mắc với UBND Thành phố để xem xét chỉ đạo./.

     

    Nơi nhận:

    - Như trên;

    - UBND Thành phố; (để báo cáo)

    - BCĐ PCD TP; (để báo cáo)

    - Đ/c Giám đốc Sở Y tế; (để báo cáo)

    - Trung tâm y tế q,h,tx; (để thực hiện)

    - Phòng Y tế q,h,tx; (để thực hiện)

    - Lưu: VT, NVY

    KT. GIÁM ĐỐC

    PHÓ GIÁM ĐỐC

     

     

     

     

    Nguyễn Đình Hưng

     

     

     

     

    DỰ THẢO PHƯƠNG ÁN
    Thành lập Trạm Y tế lưu động
    (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19)

    _____________

     

    I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ

    1. Sự cần thiết

    Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, các ca F0 trong cộng đồng tăng nhanh, Huyện ....... là địa bàn có nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19 do địa bàn giáp ranh với các quận/huyện: (Mô tả ngắn gọn đặc điểm tình hình, đặc thù của địa phương)

    Trong tình hình dịch bệnh lây lan trên diện rộng, với số ca F0 ngày một gia tăng. Để đáp ứng với phân tầng điều trị F0, UBND quận/huyện ..... xây dựng phương án thành lập cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 nhẹ, không triệu chứng tại các Quận / huyện................................. (địa điểm) cụ thể như sau:

    2. Căn cứ pháp lý

    Căn cứ Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;

    Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

    Căn cứ Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19;

    Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 của Bộ Y tế về danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của 01 khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19 và Quyết định số 1460/QĐ-BYT ngày 30/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc đính chính Quyết định số 1259/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 của Bộ Y tế;

    Căn cứ Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

    Căn cứ Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các khu vực điều trị người bệnh COVID-19;

    Căn cứ Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21 tháng 08 năm 2021 của Bộ Y tế Ban hành Hướng dẫn tạm thời mô hình Trạm Y tế lưu động trong bối cảnh dịch COVID-19;

    Căn cứ Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 27/8/2021 của Bộ Y tế về ban hành tài liệu Hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng;

     Căn cứ Công điện số 23/CĐ-UBND ngày 16/11/2021 của UBND Thành phố về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới.

    Căn cứ Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 29/10/2021 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”;

    Căn cứ Công văn số 13897/SYT-NVY ngày 06/09/2021 của Sở Y tế Hà Nội về việc chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng phòng chống dịch COVID-19 tại tuyến y tế cơ sở; Căn cứ Công văn số 19063/SYT-NVY ngày 10/11/2021 của Sở Y tế Hà Nội về việc chuẩn bị các điều kiện triển khai cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tập trung tại cộng đồng theo mô hình Trạm Y tế lưu động;

    Căn cứ Kế hoạch số ....................... của UBND huyện.................. về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn................................. UBND huyện......................... xây dựng Phương án thành lập Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) tập trung tại quận / huyện (Sau đây gọi tắt là Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19)) cụ thể như sau:

    II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG

    1. Chức năng

    Quản lý, theo dõi, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và mức độ nhẹ.

    2. Nhiệm vụ

    - Thu dung, khám, điều trị cho người bệnh COVID-19 nhẹ, không triệu chứng tại quận/ huyện; phát hiện sớm, xử trí cấp cứu, kịp thời chuyển viện khi người bệnh COVID-19 tiến triển ở mức độ vừa và nặng.

    - Kiểm soát, ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 tại Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) và ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng đồng.

    - Hướng dẫn, động viên, chia sẻ, giúp đỡ người nhiễm SARS-CoV-2, người bệnh COVID-19 yên tâm thực hiện việc cách ly, điều trị.

    - Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ cách ly y tế và điều trị tại Trạm Y tế lưu động. Tiến hành cưỡng chế cách ly nếu người bệnh không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế.

    - Bảo đảm an ninh, an toàn tại Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19).

    3. Đối tượng được thu dung, cách ly, quản lý, điều trị:

    3.1. Người bệnh COVID-19 không có triệu chứng: là người nhiễm SARS-CoV-2 được khẳng định bằng xét nghiệm Realtime RT-PCR dương tính, nhưng không có triệu chứng lâm sàng.

    3.2. Người bệnh COVID-19 mức độ nhẹ: có viêm đường hô hấp trên cấp tính, bao gồm:

    a) Người bệnh COVID-19 có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi

    b) Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥96% khi thở khí trời.

    (Căn cứ Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19)

    3.3. Tiêu chuẩn loại trừ:

    Không tiếp nhận các trường hợp người bệnh COVID-19 thuộc các tình huống sau:

    + Phụ nữ mang thai.

    + Người có bệnh nền.

    III. MÔ HÌNH TỔ CHỨC, KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

    1. Tên cơ sở

    Tên cơ sở được gọi là: “Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) tại       ” (Sau đây gọi tắt là Trạm Y tế lưu động .... (đánh số thứ tự hoặc tên xã phường).

    2. Địa điểm

    (Địa điểm triển khai Phương án)

    3. Quy mô

    Quy mô: X... giường bệnh.

    4. Thành lập, giải thể

    Quyết định thành lập “Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) do UBND quận/huyện phê duyệt đồng thời là giấy phép hoạt động (Theo hướng dẫn tại Quyết định số 4042/QĐ-BYT)

    Thủ tục giải thể thực hiện theo quy định của pháp luật.

    5. Kinh phí hoạt động

    - Ngân sách của quận, huyện, thị xã;

    - Kinh phí từ nguồn BHXH đối với các trường hợp có BHXH;

    - Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

    Ghi chú: Tùy theo tình hình của từng quận/huyện có thể đưa các thành phần phù hợp vào Ban quản lý điều hành

    IV. BỐ TRÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT HẠ TẦNG

    1. Khu vực Đón tiếp, phân loại bệnh nhân:

    a. Trạm gác

    - Bố trí ở cổng cơ sở thu dung, điều trị;

    - Có bảo vệ trực 24/24 giờ hàng ngày, tuyệt đối không cho phép những người không có nhiệm vụ vào cơ sở điều trị;

    - Có Barie đặt biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng:

    “TRẠM Y TẾ LƯU ĐỘNG

    (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19)
    ... Số...hoặc tên riêng...
    KHÔNG NHIỆM VỤ MIỄN VÀO”.

    b. Khu vực tiếp nhận bệnh nhân F0:

    - Bố trí khu vực riêng, dễ tiếp cận cho người bệnh ngay từ bước đầu;

    - Bố trí đủ phương tiện, máy tính, máy quét QR Code để ứng dụng CNTT rút ngắn thời gian tiếp nhận, đảm bảo chính xác thông tin.

    c. Điểm khử khuẩn phương tiện vận chuyển

    - Bố trí gần cổng ra vào.

    - Tất cả các phương tiện vận chuyển chuyên dụng, phương tiện ra, vào Trạm Y tế lưu động được phun khử trùng bằng dung dịch khử khuẩn có nồng độ 0,05% Clo hoặc 0,1% Clo hoạt tính.

    2. Khu hành chính, hậu cần:

    - Bố trí khu vực Hành chính dành cho Ban điều hành, nhân viên y tế: Có máy tính, máy in và các thiết bị, vật tư, văn phòng phẩm... Đảm bảo thông tin liên lạc, mạng internet, wifi.

    - Khu vực phòng nghỉ của cán bộ y tế;

    3. Khu vực cách ly, điều trị.

    Khu cách ly chia làm 2 loại đối tượng người bệnh để bố trí phòng:

    - Người mắc COVID-19 khỏe mạnh, không có triệu chứng.

    - Người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ: hắt hơi, sổ mũi, ho khan,...

    * Thiết kế khu vực điều trị:

    - Khu vực đệm (Khu vực thay đồ bảo hộ, Nhà tắm cho nhân viên y tế...)

    - Khu vực điều trị, gồm:

    + Buồng điều trị người bệnh không có triệu chứng;

    + Buồng điều trị người bệnh triệu chứng nhẹ;

    + Buồng điều trị người bệnh nam;

    + Buồng điều trị người bệnh nữ;

    + Buồng xử lý dụng cụ có đủ phương tiện cho khử khuẩn ban đầu: như bồn rửa dụng cụ, tủ sấy khô và hóa chất khử khuẩn;

    + Buồng để vật dụng thiết yếu cho chăm sóc và điều trị người bệnh;

    Yêu cầu:

    - Sắp xếp giường bệnh trong khu cách ly điều trị đủ rộng, thoáng.

    - Bố trí phòng bệnh nam, nữ riêng biệt (nên bố trí 01 người cao tuổi ở cùng người trẻ tuổi để hỗ trợ nhau).

    - Thiết lập hệ thống loa truyền thanh hoặc loa cầm tay để phổ biến, nhắc nhở, thông báo thông tin cho người bệnh, cán bộ y tế trong khu cách ly.

    - Có nhà vệ sinh nam, nữ; nhà vệ sinh có đủ xà phòng và nước sạch để rửa tay, tắm giặt. Có sẵn chất tẩy rửa thông thường.

    IV. TRANG THIẾT BỊ Y TẾ, THUỐC THIẾT YẾU

    1. Trang thiết bị thiết yếu việc theo dõi điều trị người bệnh COVID-19

    (Theo hướng dẫn tại Quyết định số 4042/QĐ-BYT)

    2. Trang thiết bị khám chữa bệnh thông thường:

    Căn cứ vào nhu cầu thực tế, bố trí các trang thiết bị trong danh mục trang thiết bị thiết yếu dành cho Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19).

    3. Trang thiết bị hành chính

    Bàn, ghế làm việc, điện thoại, máy tính có kết nối internet, máy in....

    4. Danh mục thuốc: (Theo hướng dẫn tại Quyết định số 4042/QĐ-BYT)

    5. Phương tiện vận chuyển:

    Đảm bảo Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) có 01 xe ôtô chuyên dụng hỗ trợ (có gắn bình oxy, có xe đẩy hoặc băng-ca để vận chuyển người nhiễm COVID-19 đi cấp cứu kịp thời). Trường hợp không thể sắp xếp được xe, cần phối hợp với hệ thống vận chuyển cấp cứu trên địa bàn để vận chuyển kịp thời các trường hợp nhiễm COVID-19 trở nặng nhanh nhất.

    V. NHÂN LỰC

    1. Nhân lực làm công tác chuyên môn

    - Nhân viên y tế cho 01 kíp 05: trong đó có 01 Bác sỹ phụ trách, 02 điều dưỡng, 01 KTV, điều dưỡng xét nghiệm, 01 dược sỹ.

    - Căn cứ số lượng người bệnh theo dõi và quản lý, bố trí số lượng nhân lực và tổ chức làm việc phù hợp đảm bảo an toàn, hiệu quả.

    - Bố trí kíp nhân lực thay thế, đảm bảo điều kiện hoạt động của Cơ sở.

    2. Nhân lực an ninh, hậu cần

    - Nhân lực đảm bảo An ninh trật tự, bảo vệ:..................... người

    - Lực lượng hậu cần, cung cấp suất ăn, thu gom rác:............................ người

    Chia thành 2 nhóm:

    - Nhóm làm việc tại khu vực vòng ngoài;

    - Nhóm làm việc tại khu vực điều trị.

    * Yêu cầu:

    - Nhân lực y tế được đào tạo, tập huấn về chẩn đoán, điều trị và phòng, chống dịch COVID-19; nhân lực phục vụ khác được đào tạo về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng, chống dịch.

    - Mỗi nhóm làm việc tối thiểu 14 ngày; được thay kíp, thực hiện xét nghiệm sàng lọc, cách ly, theo dõi sức khỏe theo quy định.

    VI. HỒ SƠ, BỆNH ÁN, SỔ SÁCH, QUY TRÌNH CHUYÊN MÔN:

    - Theo mẫu bệnh án bệnh truyền nhiễm, đảm bảo đầy đủ sổ khám bệnh, sổ theo dõi thủ thuật, sổ xét nghiệm, cận lâm sàng, giấy chuyển viện thiết kế theo Fom: chỉ cần ghi tên bệnh nhân, địa chỉ, còn lại là tích, đánh dấu để đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện trong chuyển tuyến điều trị.

    - Đảm bảo có đầy đủ quy trình chuyên môn theo quy định (có các quy trình in và dán tại các khu điều trị), đồng thời tập huấn đầy đủ các quy trình cho nhân viên y tế...

    - Tất cả cán bộ y tế, lực lượng hỗ trợ đều phải tham gia tập huấn về phòng, chống dịch COVID-19 và các quy trình chuyên môn thực hiện tại cơ sở điều trị.

    - Tổ chức diễn tập quy trình tiếp nhận, điều trị người bệnh trước khi vận hành chính thức.

    VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    (Căn cứ tình hình thực tiễn của các quận/huyện; Trung tâm Y tế tham mưu cho UBND quận/huyện việc phân công tổ chức thực hiện của các ban ngành, tổ chức)

    1. Ủy ban nhân dân xã/phường hoặc Ban chỉ huy quân sự Quận/huyện

    - Phối hợp, chỉ đạo, điều hành hoàn thiện cơ sở vật chất ban đầu theo phương châm 4 tại chỗ.

    - Ký hợp đồng với đơn vị đủ năng lực để thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế của Trạm Y tế lưu động.

    - Phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất/Ban quản lý đầu tư và xây dựng thực hiện đảm bảo cơ sở vật chất để triển khai Trạm Y tế lưu động.

    - Thành lập Tổ kỹ thuật vận hành điện, nước, thang máy, an toàn phòng chống cháy nổ.... sửa chữa, thay thế khi có hỏng hóc.

    - Thành lập Tổ an ninh, bố trí trạm gác và lực lượng an ninh tại Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19).

    - Thành lập Tổ Hậu cầu, thực hiện các nhiệm vụ:

    + Phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân viên làm việc và người bệnh trong khu cách ly (giường, chiếu, chăn, màn, nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu khác).

    + Đảm bảo dự trù và cung cấp suất ăn hàng ngày cho người bệnh, nhân viên y tế và nhân viên phục vụ tại Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19).

    + Đảm bảo nhân lực trong công tác vệ sinh, khử khuẩn môi trường xung quanh và bên trong Cơ sở thu dung, điều trị; thu gom rác thải tại Cơ sở thu dung, điều trị theo quy định.

    + Các công tác khác thực hiện theo nhiệm vụ được Trưởng ban và Phó ban phụ trách.

    + Thành lập tổ công tác khác theo yêu cầu

    - Thường trực chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc về cơ sở hạ tầng, sự phối hợp giữa các lực lượng trong quá trình vận hành Cơ sở thu dung, điều trị ngoài phạm vi chuyên môn y tế.

    - Tăng cường tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh và nắm bắt tư tưởng của nhân dân tránh việc kỳ thị của nhân dân trên địa bàn.

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban quản lý điều hành phân công.

    2. Phòng Y tế

    - Chủ trì tham mưu cho UBND quận/huyện công tác giám sát tổ chức, hoạt động của cơ sở; lập thời đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 tại quận/huyện.

    - Phối hợp với Trung tâm Y tế quận, UBND xã/phường và các đơn vị liên quan tham mưu UBND quận xây dựng Phương án.

    - Chịu trách nhiệm huy động các cơ sở y tế trên địa bàn hỗ trợ Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) khi cần thiết.

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban quản lý điều hành phân công.

    3. Trung tâm y tế quận/huyện

    - Là đơn vị thường trực phối hợp với Phòng y tế, UBND Phường.....tham mưu cho UBND quận/huyện ban hành phương án triển khai “Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19)”

    - Bố trí lực lượng tham gia quản lý, điều hành và phục vụ cho Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19).

    - Phụ trách về chuyên môn y tế, thực hiện công tác khám, tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và nhẹ theo đúng quy chế chuyên môn của Bộ Y tế.

    - Đề xuất nhu cầu thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, trang phục phòng hộ cá nhân, xét nghiệm, nhân lực, dịch vụ khám chữa bệnh... phục vụ triển khai chuyên môn y tế cho UBND xã/phường để trình UBND quận phê duyệt.

    - Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất/hoặc Ban quản lý đầu tư và xây dựng, UBND xã/phường                    và các đơn vị liên quan xây dựng đề xuất nhu cầu về cơ sở vật chất; danh mục cung cấp, lắp đặt hạ tầng công nghệ thông tin của Trạm Y tế lưu động (điện thoại, loa gọi, wifi, mạng internet, máy tính, máy in ...); trang thiết bị, vật tư, nhu yếu phẩm... đáp ứng nhu cầu cần thiết cho hoạt động của Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.

    - Trạm Y tế lưu động áp dụng tuyến, hạng, danh mục kỹ thuật, danh mục thuốc, vật tư y tế như tuyến y tế cơ sở.

    - Đề nghị các cơ sở y tế trong ngành, y tế tư nhân trên địa bàn hỗ trợ Trạm Y tế lưu động thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết.

    - Điều phối hoạt động vận chuyển người bệnh, bệnh phẩm và các thiết bị, vật tư khác đến và đi khỏi Trạm Y tế lưu động.

    - Tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động của Trạm Y tế lưu động; đề xuất giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.

    4. Trung tâm Phát triển Quỹ đất/Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng

    - Tham gia Tổ tư vấn, phối hợp với Ban quản lý điều hành để lập danh mục cung cấp, lắp đặt hạ tầng công nghệ thông tin của Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) (thiết bị công nghệ thông tin: điện thoại, loa gọi, wifi, mạng internet, máy tính, máy in,...)

    - Là đầu mối, chịu trách nhiệm đáp ứng:

    + Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tại cộng đồng (trừ trang thiết bị y tế và vật tư y tế).

    + Các thiết bị, vật dụng cá nhân cho người bệnh, nhân viên y tế và nhân viên phục vụ của Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19: giường, chăn, màn, chiếu, quạt cá nhân, nhu yếu phẩm đảm bảo sinh hoạt cá nhân hàng ngày (khăn mặt, bàn chải đánh răng, khẩu trang, cốc, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn, giấy vệ sinh, túi nilon đựng rác thải đúng tiêu chuẩn sử dụng trong khu cách ly...)

    + Các vật dụng dùng chung: thùng rác sinh hoạt và rác thải lây nhiễm; bàn, ghế, tủ, giá kệ cho nhân viên phục vụ làm việc, bàn cấp phát suất ăn.

    + Một số thiết bị cho lực lượng phục vụ: máy giặt, máy sấy, máy điều hòa nhiệt độ...

    + In ấn bảng biển chỉ dẫn, biển số phòng tại Cơ sở thu dung điều trị COVID-19.

    - Ký hợp đồng với các công ty cung cấp điện, nước, công ty thu gom và xử lý rác thải y tế cho Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.

    - Phối hợp với UBND xã/phường.................. thành lập Tổ kỹ thuật để vận hành hệ thống điện, nước, phòng cháy, chữa cháy... sửa chữa khi có sự cố; sửa chữa các hạng mục công trình để đáp ứng các yêu cầu công tác y tế phòng chống dịch.

    - Hoàn tất nhiệm vụ theo quy định của các cấp có thẩm quyền để trả lại hiện trạng ban đầu của Trung tâm Văn hóa thể thao cho UBND xã/phường.... sau khi Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 giải thể.

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban quản lý điều hành phân công.

    5. Công an quận

    - Tham gia tổ tư vấn, bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy cho Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19).

    - Chỉ đạo công an xã/phường phối hợp với các đơn vị, lực lượng trên địa bàn bố trí lực lượng để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, sẵn sàng hỗ trợ cho công tác vận chuyển người bệnh, trang thiết bị vật tư y tế và đội ngũ nhân viên y tế, lực lượng tham gia phục vụ ra, vào Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19).

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban quản lý điều hành phân công.

    6. Ban Chỉ huy quân sự quận

    - Tham gia tổ tư vấn, huy động lực lượng hỗ trợ cho cơ sở Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) khi cần thiết.

    - Sẵn sàng bố trí phương tiện vận chuyển người bệnh COVID-19, các mẫu xét nghiệm, và các vật dụng khác phục vụ cho Cơ sở thu dung, điều trị tại cộng đồng khi được yêu cầu.

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban quản lý điều hành phân công.

    7. Phòng Tài chính – Kế hoạch

    - Chủ trì, phối hợp với Phòng Y tế và các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND quận bố trí kinh phí, bổ sung trang thiết bị cho Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) để đảm bảo hoạt động thu dung, điều trị cho người bệnh nhiễm COVID-19 và chế độ cho nhân viên y tế và các lực lượng làm việc tại Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19).

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban quản lý điều hành phân công.

    8. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

    Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo trợ xã hội và xử lý thi hài đối với các trường hợp tử vong theo quy định.

    9. Phòng Tài nguyên và Môi trường

    Hướng dẫn triển khai, kiểm tra năng lực của đơn vị xử lý chất thải y tế phát sinh tại Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19).

    Giám sát hoạt động xử lý chất thải, nước thải, đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.

    10. Bảo hiểm xã hội quận

    Phối hợp với Phòng Y tế hướng dẫn triển khai công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người bệnh mắc COVID-19, thực hiện thanh quyết toán chi phí điều trị cho người bệnh COVID-19 có thẻ BHYT tại Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) theo đúng quy định./.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 21/11/2007 Hiệu lực: 01/07/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Luật Khám bệnh, chữa bệnh của Quốc hội, số 40/2009/QH12
    Ban hành: 23/11/2009 Hiệu lực: 01/01/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Quyết định 878/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19"
    Ban hành: 12/03/2020 Hiệu lực: 12/03/2020 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Quyết định 1259/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của 01 Khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19
    Ban hành: 20/03/2020 Hiệu lực: 20/03/2020 Tình trạng: Đã đính chính lại
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Quyết định 1460/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc đính chính Quyết định 1259/QĐ-BYT ngày 20/03/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của 01 Khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19
    Ban hành: 30/03/2020 Hiệu lực: 30/03/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 5188/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
    Ban hành: 14/12/2020 Hiệu lực: 14/12/2020 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 4689/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19
    Ban hành: 06/10/2021 Hiệu lực: 06/10/2021 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Kế hoạch 243/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về thực hiện Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"
    Ban hành: 29/10/2021 Hiệu lực: 29/10/2021 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Công điện 23/CĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới
    Ban hành: 16/11/2021 Hiệu lực: 16/11/2021 Tình trạng: Đình chỉ một phần hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Công văn 632/SYT-NVY hướng dẫn triển khai điều trị người bệnh COVID-19

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Sở Y tế Thành phố Hà Nội
    Số hiệu:632/SYT-NVY
    Loại văn bản:Công văn
    Ngày ban hành:21/11/2021
    Hiệu lực:21/11/2021
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe, COVID-19
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Nguyễn Đình Hưng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (9)
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Công văn 632/SYT-NVY hướng dẫn triển khai điều trị người bệnh COVID-19 (.pdf)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

    Công văn 632/SYT-NVY hướng dẫn triển khai điều trị người bệnh COVID-19 (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X