hieuluat

Kế hoạch 154/KH-UBND Hòa Bình triển khai các biện pháp phòng, chống và khống chế bệnh Dại 2019

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa BìnhSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:154/KH-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Kế hoạchNgười ký:Nguyễn Văn Dũng
    Ngày ban hành:03/12/2018Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:03/12/2018Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    TỈNH HÒA BÌNH
    -------

    Số: 154/KH-UBND

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hòa Bình, ngày 03 tháng 12 năm 2018

    KẾ HOẠCH

    TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH DẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2019

    Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Nghị định 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thú y;

    Căn cứ Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về phòng chống bệnh Dại ở động vật;

    Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 27/5/2013 về hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người;

    Thực hiện Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021”;

    Đtăng cường công tác phòng, chống bệnh dại, quản lý có hiệu quả đàn chó nuôi và nâng cao tỷ lệ tiêm vc xin phòng bệnh dại trên đàn chó mèo, hạn chế tối đa lây truyền bệnh dại cho người, giảm thiu số người bị chó cn và số người tử vong do dại trên địa bàn. y ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai các biện pháp phòng, chống và khống chế bệnh Dại trên địa bàn tỉnh năm 2019, như sau:

    I. MỤC ĐÍCH YÊU CU

    1. Mục đích

    Chủ động phòng, chống bệnh Dại trên đàn chó mèo, bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh Dại và cách phòng, chống, tiến tới khống chế, loại trừ bệnh Dại. Tăng cường qun lý đàn chó nuôi và tăng tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại cho chó trên địa bàn.

    2. Yêu cầu

    - Tổ chức triển khai có hiệu quả việc tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo tại cơ sở.

    - Chuẩn bị đầy đủ vật tư, vắc xin, nhân lực và phương án xử lý tình huống xảy ra. Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, nhanh gọn, theo đúng kế hoạch đề ra.

    - Đảm bảo an toàn cho người khi tham gia tiêm phòng.

    - Thực hiện tốt giám sát sau tiêm phòng.

    - Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật thú y về công tác phòng, chống bệnh dại trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng đtổ chức triển khai có hiệu quả công tác phòng, chng bệnh dại cho đàn vật nuôi.

    II. NỘI DUNG KHOẠCH

    1. Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân đnhận biết được các dấu hiệu động vật mc bệnh dại; biện pháp phòng chống bệnh dại hiệu quả và các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh dại. Nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó với cộng đồng và tính chất nguy hiểm của bệnh dại Khi đã phát hiện bệnh dại thì không thchữa được và sẽ dn đến những cái chết thương tâm”, thực hiện tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo hàng năm triệt để là cách tt nhất để phòng tránh bệnh dại, việc "tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo chính là phòng bệnh dại cho con người".

    2. Tổ chức quản lý chó nuôi theo hướng Ủy ban nhân dân cấp xã lập Danh sách hộ nuôi chó và thống kê số lượng chó nuôi thực tế của từng hộ gia đình (gọi chung là Sổ quản lý chó nuôi) trên địa bàn thôn, ấp, bản hoặc đơn vị hành chính tương đương (gọi chung là thôn) nhằm hỗ trợ cho công tác tiêm phòng vắc xin Dại triệt để.

    3. Tổ chức phát động tháng cao điểm tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo vào tháng 3-4 và tháng 9-10, đồng thời thường xuyên tiêm phòng bổ sung cho chó, mèo mới phát sinh; đảm bảo tỷ lệ 100% chó, mèo trong diện tiêm được tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

    4. Giám sát tốt và phát hiện sớm ổ dịch bệnh Dại trên động vật, xử lý kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng và báo cáo theo quy định.

    III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

    1. Về tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra

    - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chi cục Chăn nuôi và Thú y đôn đốc các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện và báo cáo theo quy định.

    - Từng cấp chính quyền chỉ đạo xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai phòng, chống bệnh Dại hàng năm và chủ động bố trí ngân sách để đảm bo triển khai các hoạt động. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định trong phòng, chống dịch và quản lý chó, mèo nuôi.

    2. Giải pháp kỹ thuật

    a) Quản lý chó nuôi

    - Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý việc nuôi chó trên địa bàn xã để hỗ trợ và đánh giá kết quả công tác tiêm phòng Dại của xã (Lập sổ qun lý chó nuôi, hằng năm cập nhật số liệu chó nuôi từ cấp thôn trước đợt tiêm phòng để cung cấp cho cơ quan chuyên môn thú y); Vận động các tổ chức, cá nhân và người dân nuôi chó thường xuyên xích, nhốt, Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập các Đội liên ngành tổ chức các chiến dịch bt chó thả rông.

    - Trưng thôn trực tiếp quản lý việc nuôi chó trên địa bàn thôn để hỗ trợ và đánh giá kết quả công tác tiêm phòng Dại của thôn (Trưởng thôn thực hiện thống kê, cập nhật số lượng chó nuôi trước đt tiêm phòng hằng năm; lập sổ quản lý chó nuôi và báo cáo UBND cấp xã).

    - Chủ nuôi chó ở khu vực đô thị, nơi đông dân cư thực hiện đăng ký nuôi chó với chính quyền địa phương thông qua hình thức khai báo việc nuôi chó với cấp Trưởng thôn.

    - Chủ nuôi chó cam kết nuôi nhốt (hoặc xích) chó trong khuôn viên của gia đình. Nếu thả rông chó ra nơi công cộng sẽ bị xphạt theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

    b) Công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống bệnh Dại

    - Xây dựng nội dung, tài liệu truyền thông đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng loại hình truyền thông.

    - Duy trì thường xuyên việc phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình, Website của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Y tế dự phòng...), đặc biệt khai thác tối đa hiệu quả hệ thống Đài truyền thanh cấp xã trong công tác tuyên truyền.

    - Tăng cường phối hợp giữa các ngành, đoàn thể và chính quyền các cấp trong triển khai truyn thông trực tiếp tại cộng đồng thông qua: Cung cấp tài liệu truyền thông tới cộng đồng; tổ chức hội nghị chuyên đề phòng chống bệnh Dại hoặc lồng ghép tuyên truyền trong các hội nghị, hội thảo khác; truyền thông trực tiếp tại các trường học và tại các xã, phường, thị trấn vùng nguy cơ cao (xã, phường, thị trn có người chết do bệnh Dại hoặc đang có dịch bệnh Dại).

    - Nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó với cộng đồng và tính chất nguy him của bệnh dại "khi đã phát hiện bệnh dại thì không thể chữa được và sẽ dn đến những cái chết thương tâm", thực hiện tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo hàng năm triệt đlà cách tt nht đ phòng tránh bệnh dại, việc "tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo chính là phòng bệnh dại cho con người".

    c) Tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó

    - Cung ứng đầy đủ, kịp thời vắc xin đảm bảo chất lượng và tổ chức tiêm phòng cho đàn chó, mèo nuôi trong diện tiêm phòng trên địa bàn. Cấp giấy chứng nhận tiêm phòng Dại cho 100% chó, mèo được tiêm.

    - Hàng năm triển khai chiến dịch tiêm phòng 2 đợt chính vào tháng 3 - 4, tháng 9 - 10 và tổ chức tiêm bổ sung hàng tháng, đảm bo mi con chó, mèo được tiêm 1 lần trong năm. Trước khi tiêm phòng, UBND xã, phường, thị trn thông báo cho chủ nuôi chó, mèo biết thời gian, địa đim tiêm phòng trên các phương tiện thông tin của địa phương.

    - Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đợt tiêm phòng tập trung, triệt đtheo địa bàn từng thôn, ấp, bản hoặc cụm dân cư, giao cho nhân viên thú y của xã thực hiện tiêm phòng với sự hỗ trợ của Trưng thôn và Chính quyền cơ sở.

    - Chủ nuôi chó phải nghiêm chỉnh chấp hành tiêm phòng vắc xin Dại cho chó nuôi. Nếu không chấp hành sẽ bị xử phạt và bị cưỡng chế tiêm phòng theo quy định.

    - Đảm bảo an toàn cho người tham gia phòng, chống dịch. Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan của ngành Y tế hướng dẫn các biện pháp an toàn cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh Dại theo quy định; dự trữ và cung cấp trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho người tham gia phòng, chống bệnh Dại trên động vật.

    d) Giám sát dịch bệnh và giám sát sau tiêm phòng

    - Giám sát lâm sàng là chyếu với sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng dân cư và cấp Trưởng thôn, cộng tác viên y tế, thú y thôn bản; thực hiện giám sát chủ động tại một số điểm giết mổ chó, trên động vật hoang dã nhằm đánh giá lưu hành, biến đổi của vi rút Dại.

    - Lấy mẫu gửi xét nghiệm đối với chó nghi mắc bệnh hoặc mắc bệnh Dại; chỉ đạo hệ thống giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh dại động vật trên địa bàn quản lý nhằm phát hiện sớm để có biện pháp xử lý kịp thời, không đdịch bệnh lây lan ra diện rộng.

    - Thực hiện đúng quy trình giám sát, xử lý dịch trên chó, mèo nuôi. Tổng hợp cơ sở dữ liệu về bệnh Dại và xây dựng bản đdịch tễ bệnh Dại trên đàn chó, mèo nuôi của tỉnh đtriển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời nhằm khống chế và dập tắt các ổ dịch trên chó, mèo, hạn chế đến mức thấp nhất lây sang người.

    đ) Tăng cường đáp ứng Y tế trong phòng chống bệnh Dại

    - Xử lý kịp thời và đúng cách các trường hợp vết thương do chó cắn, có vết thương hở bị chó, mèo liếm, cào,...

    - Bổ sung, tăng cường hệ thống các điểm Y tế dự phòng để tiêm phòng Dại cho người, bảo đảm dễ tiếp cận, chi phí hợp lý cho người dân.

    - Nâng cao chất lượng và số lượng các điểm tiêm vắc-xin phòng Dại, kháng huyết thanh Dại phù hợp với nhu cầu người dân và tình hình bệnh Dại.

    e) Thực hiện công tác trao đổi thông tin giám sát các bệnh lây truyền tđộng vật sang người giữa Ngành Y tế và Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo hưng dẫn tại Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    f) Xây dựng vùng an toàn bệnh Dại

    - Khuyến khích các phường, thị trấn, nơi có khu du lịch xây dựng vùng an toàn bệnh Dại để đảm bảo cho du khách tới du lịch, tham quan.

    - Tổ chức tiêm phòng và đeo thẻ (vòng cổ có thnhựa hoặc kim loại) cho chó được tiêm phòng vắc xin Dại trong vùng an toàn bệnh Dại.

    g) Điều tra và xử lý dịch

    - Các ổ dịch bệnh Dại được điều tra, xử lý theo hưng tiếp cận Một sức khỏe, có sự phối hợp của ngành thú y và y tế, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.

    - Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình bệnh dại động vật nhm phát hiện sớm và có các biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế thấp nhất lây nhiễm bệnh dại sang người và động vật khác. Tiêu hủy ngay chó và động vật chết hoặc nghi mắc dại theo hướng dẫn của thú y, tuyệt đối không được bán chạy, giết mổ sử dụng làm thực phẩm.

    - Rà soát và thống kê số chó, mèo hiện có đtổ chức tiêm phòng vắc xin dại bắt buộc cho chó, mèo, tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 100% trên tổng đàn. Trường hợp chủ vật nuôi không chấp hành tiêm phòng dại cho chó, mèo, đề nghị Chính quyền địa phương kiên quyết tổ chức diệt tất cả chó trong dịch không thực hiện việc tiêm vắc xin phòng dại.

    - Tổ chức phun khử trùng tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh khu vực dịch dại 1 lần/ngày liên tục trong 1 tuần, sau đó thực hiện phun khử trùng 2 lần/tuần bằng hóa chất sát trùng.

    - Ngành Y tế địa phương tổ chức giám sát 100% các ca phơi nhiễm với bệnh dại trên người, điều tra người tiếp xúc, nguồn lây nhiễm tại gia đình và cộng đồng để điều trị dự phòng bệnh dại cho những người bị phơi nhiễm tại khu vực dịch, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.

    IV. TCHỨC THC HIỆN

    1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    - Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

    + Phối hp vi Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và cung cấp thông tin, tuyên truyền về bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống.

    + Phối hợp với chính quyền các huyện, thành phố tổ chức triển khai theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Dại trên địa bàn; kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chng bệnh dại trên động vật trong địa bàn tnh.

    + Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch, báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT xem xét, đề nghị Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

    + Chuẩn bị đầy đủ, kịp thời vắc xin phòng bệnh Dại đảm bảo theo yêu cầu của Kế hoạch; các loại vật tư, trang thiết bị bảo hộ, dụng cụ cn thiết phục vụ công tác tiêm phòng vắc xin dại cho động vật.

    2. Sở Y tế: Chủ trì tổ chức triển khai các hoạt động; phòng, chống bệnh Dại trên người; Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp chặt chvới Chi cục Chăn nuôi và Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này.

    3. Sở Tài chính: Thẩm định và bố trí nguồn kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để phục vụ công tác phòng, chng dịch.

    4. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch:

    Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, SY tế chỉ đạo, hướng dẫn đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bệnh Dại trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua hoạt động của các đơn vị văn hóa thông tin lưu động nhằm nâng cao trách nhiệm phòng, chng bệnh Dại của các cấp, các ngành; nâng cao hiu biết của người dân về bệnh Dại và cách phòng chng, đặc biệt vùng nông thôn vùng sâu, vùng có nguy cơ cao về bệnh Dại.

    5. Đài Phát thanh và Truyền hình tnh, Báo Hòa Bình: Phối hợp với SNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tăng cường thời lượng phát sóng, đăng tải tuyên truyền về phòng chống bệnh Dại trên người và trên đàn chó, mèo.

    6. Các Sở, Ban ngành có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để trin khai thực hiện trong công tác phòng, chng bệnh dại.

    7. Đnghị UBMT Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể: Chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tham gia và tích cực hưởng ứng Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh.

    8. UBND các huyện, thành phố

    - Tổ chức quán triệt, phổ biến và cụ thể hóa Kế hoạch này trên địa bàn. B trí kinh phí, nhân lực đảm bảo cho việc thực hiện Kế hoạch.

    - Chỉ đạo việc tiêm phòng vc xin dại cho đàn chó, mèo; theo dõi giám sát chặt chtình hình bệnh Dại trên đàn chó, mèo; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch đến cơ sở; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

    - Chđạo thực hiện việc đăng ký nuôi chó, quản lý chặt chẽ đàn chó nuôi đến hộ gia đình; thành lập đội bắt chó thả rông; xử lý kiên quyết các trường hợp chó hoang, thả rông, vô chủ và không chp hành tiêm phòng vc xin Dại theo quy định; giám sát có hiệu quả đàn chó, mèo tại địa bàn quản lý.

    9. UBND các xã, phường, thị trấn: Hàng năm, xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn. Trong đó, tập trung chỉ đạo quyết liệt các hoạt động:

    - Tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân tích cực tham gia phòng, chống bệnh Dại cho người và động vật.

    - Tổ chức, thực hiện tiêm phòng vc xin Dại cho 100% chó, mèo nuôi trên địa bàn; thành lập đội bắt chó thả rông và diệt chó nghi mắc bệnh dại, chó không tiêm phòng Dại theo quy định.

    - Thực hiện quản lý chặt chẽ đàn chó nuôi đến hộ gia đình; áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác để phòng bệnh Dại cho động vật theo quy định của Pháp luật.

    10. Người chăn nuôi: Có trách nhiệm chủ động phối hợp với chính quyền cơ sở thực hiện và chấp hành tốt công tác phòng, chống dịch bệnh dại cho vật nuôi, chi trả chi phí tiêm phòng theo quy định.

    Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành liên quan, Chủ tịch y ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời thông tin về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đphối hợp với các cơ quan liên quan thống nhất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

    Nơi nhận:
    - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
    - Ủy ban MTTQ VN t
    nh;
    - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
    - Các Sở, Ban, ngành;
    - Hội Nông d
    ân tỉnh;
    - Hội Phụ nữ tỉnh;

    - Hội Cựu chiến binh tnh;
    - UBND các huyện, thành phố;
    - Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
    - Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
    - Lưu: VT, NNTN (BD60).

    KT. CHỦ TỊCH
    PHÓ CHỦ TỊCH




    Nguyễn Văn Dũng

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 05/2007/NĐ-CP của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật
    Ban hành: 09/01/2007 Hiệu lực: 03/02/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Thú y của Quốc hội, số 79/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 35/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y
    Ban hành: 15/05/2016 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn
    Ban hành: 31/05/2016 Hiệu lực: 15/07/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
    Ban hành: 12/11/2013 Hiệu lực: 28/12/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021"
    Ban hành: 13/02/2017 Hiệu lực: 13/02/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Kế hoạch 154/KH-UBND Hòa Bình triển khai các biện pháp phòng, chống và khống chế bệnh Dại 2019

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình
    Số hiệu:154/KH-UBND
    Loại văn bản:Kế hoạch
    Ngày ban hành:03/12/2018
    Hiệu lực:03/12/2018
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Nguyễn Văn Dũng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X