hieuluat

Kế hoạch 67/KH-UBND triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2016

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:67/KH-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Kế hoạchNgười ký:Nguyễn Văn Sửu
    Ngày ban hành:05/04/2016Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:05/04/2016Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe, Chính sách
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    -------
    Số: 67/KH-UBND
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2016
     
    KẾ HOẠCH
     
     
    Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Thông báo số 04/TB-VPCP ngày 7/1/2016 của Văn phòng Chính phủ; Thực hiện kế hoạch số 241/KH-BCĐTƯVSATTP ngày
    22/3/2016 của Ban chỉ đạo VSATTP Trung ương về "Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016; UBND Thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2016 (sau đây gọi tắt là Tháng hành động) như sau:
    “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”
    Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp luôn được quan tâm, có những chiến dịch cao điểm được triển khai và đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu ngăn chặn hiệu quả, xử lý nghiêm các trường hợp lưu thông, buôn bán và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo ATTP vẫn còn bức xúc khi việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chưa triệt để, tình trạng rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi tuy có giảm nhưng còn tồn tại ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng.
    Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016 cần tập trung giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm cơ bản từ gốc: bắt đầu từ khâu thúc đẩy, mở rộng sản xuất nông sản an toàn, đồng thời tạo dựng thị trường cho việc tiêu thụ sản phẩm an toàn, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tập trung tạo đột phá, chuyển biến ở 4 lĩnh vực chính: chất cấm trong chăn nuôi; hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón hữu cơ, phân bón khác. Nhằm tiếp nối các kết quả đã đạt được trong năm 2015, chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016 là “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”.
    1. Giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; giảm thiểu rõ nét mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi, tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông sản, thủy sản; đồng thời, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn.
    2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm, đặc biệt là các chợ đầu mối, cung ứng rau, thịt, nông sản.
    3. Giảm thiểu ngộ độc thực phẩm từ rau, thịt mất an toàn thực phẩm
    - Thời gian: 15/04/2016 đến 15/5/2016.
    - Phạm vi triển khai: Trên phạm vi toàn Thành phố.
    Đẩy mạnh các hoạt động thường xuyên bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm, “Tháng hành động” năm 2016 còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các hoạt động vì chất lượng ATTP và chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn nói chung và rau, thịt nói riêng.
    Tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của UBND các cấp, các đoàn thể chính trị xã hội, trách nhiệm của cộng đồng bao gồm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn.
    1. Tổ chức triển khai “Tháng hành động”
    - Tại Thành phố: Ban chỉ đạo VSATTP Thành phố tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động” năm 2016.
    - Tại địa phương: Tổ chức hội nghị, lễ phát động triển khai “Tháng hành động” ở tất cả các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn.
    Thời gian: Từ ngày 15/4 đến 20/4/2016
    2. Triển khai chiến dịch truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm (phụ lục I)
    - Các cơ quan thông tấn báo chí ở Thành phố tham gia chiến dịch truyền thông về bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo diễn đàn trao đổi sâu rộng giữa các nhà khoa học, nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về sản xuất, kinh doanh thực phẩm rau, thịt theo pháp luật. Quản lý kinh doanh rau, thịt trong các chợ đầu mối, cửa hàng chuyên doanh, các siêu thị, chợ bán lẻ, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu rau, thịt. Phối hợp thông tin đến người dân kết quả thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm, trong đó công khai tên các cơ sở cung cấp các sản phẩm rau, thịt không đảm bảo an toàn và biểu dương các cơ sở cung cấp sản phẩm rau, thịt đảm bảo an toàn.
    - Sở Y tế, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Công thương phối hợp với các sở, ban ngành, tổ chức chính trị, xã hội tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, tổ chức các buổi tọa đàm, hội chợ, nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm. Đặc biệt huy động hệ thống loa truyền thanh xã phường tham gia tuyên truyền an toàn thực phẩm. Phối hợp với Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, các phương tiện truyền thông thích hợp để phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp về an toàn thực phẩm; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định điều kiện an toàn thực phẩm và kiến thức khoa học về ATTP, tác hại của thực phẩm không an toàn; giám sát, hướng dẫn các mô hình sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; mở rộng diện tích trồng rau an toàn, tăng các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm; tuyên truyền vận động nhân dân trong việc tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm, tiêu thụ, vận chuyển thực phẩm không an toàn đến các cơ quan chức năng.
    - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của UBND các cấp, trách nhiệm của cộng đồng bao gồm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và bảo đảm an toàn thực phẩm rau, thịt nói riêng.
    - Phát động phong trào thi đua an toàn thực phẩm, truyền thông “Chung tay vì ATTP”
    a) Đối tượng ưu tiên truyền thông
    - Tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế/giết mổ, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh rau, thịt.
    - Chính quyền các cấp, ban quản lý chợ, siêu thị, chợ đầu mối, khu du lịch, khu công nghiệp.
    - Người tiêu dùng.
    b) Nội dung truyền thông
    - Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu dùng rau, thịt an toàn: Nói không với chất cấm trong chăn nuôi; thực hiện tốt các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, phụ gia; vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến rau, thịt, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm;
    - Tuyên truyền, phổ biến, tăng cường nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
    - Gửi tin bài về hoạt động triển khai Tháng hành động tại địa phương để đăng trên các báo, tạp chí, bản tin, website của các Sở, Bộ, ngành.
    3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016 (Nội dung triển khai và báo cáo theo Phụ lục II).
    a) Tại Thành phố: Ban chỉ đạo VSATTP Thành phố tổ chức 6 Đoàn liên ngành thanh tra, kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động của Ban chỉ đạo VSATTP của quận, huyện, thị xã trong việc thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; Việc tổ chức quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến thực phẩm trên địa bàn (chú trọng đối với các cơ sở có liên quan tới các sản phẩm rau, thịt); Kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến thực phẩm.
    Kết thúc đợt thanh tra, kiểm tra, các đoàn thanh, kiểm tra nhận xét, đánh giá kết quả việc thực hiện Chỉ thị 34/CT-TTg và việc triển khai Tháng hành động năm 2016 đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về ATTP từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã.
    - Đoàn 1: do Lãnh đạo Sở Y tế làm trưởng đoàn kiểm tra tại: Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Mê Linh, Sóc Sơn.
    - Đoàn 2: do Lãnh đạo Sở Y tế làm trưởng đoàn kiểm tra tại: Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm.
    - Đoàn 3: do Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng đoàn kiểm tra tại: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Đông Anh, Long Biên, Đan Phượng.
    - Đoàn 4: do Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng đoàn kiểm tra tại: Gia Lâm, Chương Mỹ, Thanh Oai, Hà Đông, Phúc Thọ.
    - Đoàn 5: do Lãnh đạo Sở Công thương làm trưởng đoàn kiểm tra tại: Sơn Tây, Ba Vì, Quốc Oai, Thạch Thất, Tây Hồ.
    - Đoàn 6: do Lãnh đạo Sở Công thương làm trưởng đoàn kiểm tra tại: Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy.
    (Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra chủ động xếp lịch; Chịu trách nhiệm thông báo thời gian, nội dung, chương trình làm việc cho đơn vị được kiểm tra; Bố trí phương tiện đi lại cho đoàn để đảm bảo thời gian và tiến độ theo phân công; Báo cáo kết quả thanh, kiểm tra của đoàn về đầu mối Thường trực BCĐ ATVSTP Thành phố theo mẫu 2 của phụ lục gửi kèm).
    b) Tại quận, huyện, thị xã
    Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra bám sát chủ đề Tháng hành động tại địa phương và thực hiện từ tuyến quận, huyện, thị xã đến tuyến xã, phường, thị trấn theo phân cấp. Ban chỉ đạo VSATTP quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra tiến độ triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm Tháng hành động đối với BCĐ VSATTP xã, phường, thị trấn; Thực hiện báo cáo kết quả triển khai của địa phương với các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành Thành phố và báo cáo BCĐ ATVSTP Thành phố theo đúng tiến độ.
    Các đoàn thanh tra, kiểm tra thành lập đúng theo quy định của pháp luật, chuẩn bị đầy đủ các văn bản có liên quan, trang thiết bị kỹ thuật lấy mẫu, dụng cụ kiểm tra nhanh tại hiện trường, xử lý hoặc đề xuất xử lý nghiêm và kịp thời các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến thực phẩm. Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, thịt chưa được kiểm tra xếp loại và các cơ sở đã được xếp loại C trong các đợt kiểm tra theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/1/2014 về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
    4. Công tác báo cáo tổng kết Tháng hành động
    Kết thúc Tháng hành động năm 2016, Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP các quận, huyện, thị xã và các Sở, Ban, ngành, đoàn thể liên quan, báo cáo kết quả hoạt động (theo mẫu 1 và mẫu 3 gửi kèm) về Sở Y tế, đơn vị đầu mối Ban chỉ đạo VSATTP Thành phố (đơn vị nhận báo cáo: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, số 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội; Điện thoại: (04) 38358976; Fax: (04) 37759839 Email: ccvsattp_soyt@hanoi.gov.vn).) trước ngày 15/5/2016 để tổng hợp báo cáo BCĐ VSATTP Trung ương, Chính phủ.
    1. Kinh phí
    - Kinh phí hoạt động công tác ATTP của các sở, ngành, quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn thuộc Thành phố.
    - Nguồn kinh phí Chương trình VSATTP Thành phố năm 2016.
    - Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
    2. Tài liệu
    - Đĩa tiếng: Sử dụng Thông điệp của Tháng hành động năm 2015.
    - Đĩa hình: Sử dụng Thông điệp của Tháng hành động năm 2015.
    - Tài liệu truyền thông dựa trên tài liệu tham khảo đăng trên trang điện tử của Cục ATTP (địa chỉ http://vfa.gov.vn) và tờ rơi tờ gấp do Chi cục ATVSTP cung cấp.
    1. Cơ quan chủ trì
    a) Tại Thành phố
    - Ban chỉ đạo VSATTP Thành phố.
    b) Tại quận huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn
    - Ủy ban nhân dân quận huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn
    c) Cơ quan thường trực: Sở Y tế Thành phố, Chi cục ATVSTP, phòng Y tế quận, huyện, thị xã; Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã; Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.
    2. Tiến trình thực hiện
    - Xây dựng kế hoạch và phân công tổ chức triển khai thực hiện.
    + Tại Thành phố: Trước ngày 05/4/2016
    + Tại quận huyện thị xã: Trước ngày 08/4/2016
    + Triển khai chiến dịch tuyên truyền: Từ 01/4 đến 15/5/2016.
    + Tổ chức Lễ phát động, Hội nghị: Từ 15/4 đến 20/4/2016.
    + Tổ chức thanh tra, kiểm tra: Từ 15/4 đến 15/5/2016.
    + Báo cáo: Từ 10/5 đến 15/5/2016.
    1. Sở Y tế
    Là đơn vị đầu mối thường trực Ban chỉ đạo VSATTP Thành phố, chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã triển khai kế hoạch và tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì ATTP” năm 2016. Triển khai các hoạt động tuyến Thành phố, tham mưu UBND Thành phố thành lập các đoàn liên ngành và thành lập các đoàn chuyên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác quản lý ATTP, tăng cường thanh tra chuyên ngành. Tổng hợp báo cáo kết quả Tháng hành động của các sở ngành, quận huyện, đoàn thể, báo cáo UBND Thành phố và Cục ATTP Bộ Y tế.
    2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Tăng cường công tác quản lý sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản. Tăng cường kiểm tra thú y, kiểm dịch gia súc gia cầm và kiểm soát giết mổ tại các điểm giết mổ và các cơ sở kinh doanh thịt, rau bán trên thị trường, đặc biệt là các chợ đầu mối, cung ứng rau, thịt, nông sản. Tăng cường các biện pháp phòng chống các dịch bệnh trong đàn gia súc gia cầm, không để lây lan sang người qua đường thực phẩm, sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm.
    3. Sở Công thương
    Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các quận, huyện, thị xã có kế hoạch kiểm tra khối chợ đảm bảo ATTP và vệ sinh môi trường; Kiểm tra và xử phạt vi phạm về ATTP tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý, giám sát phát hiện hàng giả, quy chế nhãn mác.
    4. Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Kinh tế Đô thị, các cơ quan báo đài Thành phố
    Tăng cường thời lượng phát sóng tuyên truyền về ATTP. Đặc biệt tập trung truyền tải thông điệp của chủ đề Tháng hành động vì ATTP năm 2016 đến các nhóm đối tượng ưu tiên; Đưa tin, bài tuyên truyền về ATTP, về kết quả công tác thanh kiểm tra trong “Tháng hành động”.
    5. Công an Thành phố, các sở ngành Thành phố, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
    Theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bảo đảm ATTP Tháng Hành động. Cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra ATTP khi có yêu cầu.
    6. Các tổ chức, đoàn thể, quần chúng của Thành phố
    Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng... tăng cường tuyên truyền vận động hội viên thực hiện tốt công tác ATTP, người tiêu dùng cùng với chính quyền tham gia việc giám sát thực hiện cam kết bảo đảm ATTP của các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm, tẩy chay thực phẩm kém chất lượng đồng thời tố cáo hành vi vi phạm quy định pháp luật về ATTP.
    7. UBND quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn
    Xây dựng kế hoạch và triển khai “Tháng hành động vì ATTP”; Đồng loạt tổ chức Lễ phát động Tháng hành động ở cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn; Chỉ đạo tuyến xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung đảm bảo ATTP Tháng Hành động theo phân cấp. Tập trung tuyên truyền phổ biến kiến thức ATTP; Thành lập đoàn thanh kiểm tra liên ngành, chuyên ngành các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, chợ theo phân cấp, kiên quyết xử phạt các cơ sở vi phạm các quy định về ATTP theo quy định. Tăng cường công tác Thanh tra chuyên ngành tại 5 quận huyện thí điểm. Đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP/ cam kết ATTP theo phân cấp.
    UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch này, báo cáo UBND Thành phố theo quy định./.
     

     Nơi nhận:
    - Bộ Y tế; (để b/cáo)
    - Thường trực TU, HĐND TP; (để b/cáo)
    - Chủ tịch UBND Thành phố; (để b/cáo)
    - Các đ/c PCT UBND TP; (để b/cáo)
    - Ban tuyên giáo Thành
    y;
    - Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
    - UBND các quận, huyện, thị xã;
    - CVP, PVP Phạm Văn Chiến;
    - Phòng: VX, CT, NN; TH;
    - Lưu VP, VXThành.
    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    KT. CHỦ TỊCH
    PHÓ CHỦ TỊCH




    Nguyễn Văn Sửu
     
    HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ ATTP” NĂM 2016
    (Kèm theo Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 05 tháng 04 năm 2016)
     
     
    I. CHỦ ĐỀ “THÁNG HÀNH ĐỘNG” NĂM 2016: “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”
    Rau, thịt là thực phẩm chủ lực và phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Tuy nhiên thực phẩm rau, thịt cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cao như tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng trên rau; tồn dư chất cấm, thuốc kháng sinh trên thịt; nhiễm vi sinh trên rau, thịt... Sản phẩm rau, thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, gây ra các bệnh đường ruột, các bệnh mãn tính, tiềm ẩn ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sức khỏe người tiêu dùng; ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
    Nhằm tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân biết và tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm, tiếp tục nhân rộng các mô hình điểm về an toàn thực phẩm rau, thịt trên cả nước; từng bước hạn chế những nhược điểm, nguy cơ tiềm ẩn mà thực phẩm rau, thịt có thể mang đến, Ban chỉ đạo VSATTP tổ chức triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016 với chủ đề: “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”
    II. MỤC TIÊU
    - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở các cấp, người quản lý; nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đối với rau, thịt là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày.
    - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm rau, thịt tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm, đặc biệt là các chợ đầu mối.
    - Giảm thiểu ngộ độc thực phẩm từ rau, thịt mất an toàn thực phẩm
    III. ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN TRUYỀN THÔNG
    1. Cơ sở sản xuất, sơ chế/ chế biến, kinh doanh rau.
    2. Cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế/ chế biến, kinh doanh thịt.
    3. Chính quyền các cấp, ban quản lý chợ đầu mối, siêu thị, cơ sở tiêu dùng rau, thịt (nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể...).
    4. Người tiêu dùng thực phẩm
    IV. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG
    + Tuyên truyền, hướng dẫn sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm rau, thịt an toàn, nâng cao vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định bảo đảm an toàn sản xuất rau, thịt, quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh trong chăn nuôi phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm rau, củ, quả, nông sản do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, góp phần vào giảm thiểu ngộ độc thực phẩm từ rau, thịt.
    + Đưa tin, tuyên truyền về các hoạt động bảo đảm ATTP rau, thịt trên địa bàn cả nước.
    + Biểu dương các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm, đồng thời phê phán, đưa tin các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm rau, thịt.
    + Chỉ rõ các vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong công tác quản lý ATTP, nêu rõ trách nhiệm của các nhà quản lý, của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và từng cá nhân, tập thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm tại các sự việc cụ thể. Thẳng thắn chỉ rõ những vấn đề tồn đọng trong công tác quản lý ATTP của các nhà quản lý, lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền.
    + Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng hiểu đúng, thực hiện đúng Luật an toàn thực phẩm, Nghị định hướng dẫn Luật ATTP, các thông tư quy định bảo đảm an toàn thực phẩm
    Đặc biệt tập trung tuyên truyền giáo dục đến các nhóm đối tượng ưu tiên, cụ thể như sau:
    1. Người sản xuất, kinh doanh rau, thịt
    - Các văn bản QPPL, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các hệ thống quản lý ATTP, an toàn dịch bệnh trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh rau, thịt.
    - Các quy phạm thực hành, các hệ thống VietGAP, HACCP, trong sản xuất, kinh doanh rau, thịt bảo đảm an toàn thực phẩm.
    - Giới thiệu, biểu dương các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rau, thịt bảo đảm an toàn thực phẩm.
    - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong danh mục được phép sử dụng và theo nguyên tắc “4 đúng”.
    - Sử dụng thuốc thú y, kháng sinh trong danh mục được phép sử dụng; sử dụng thuốc thú y, thuốc kháng sinh đúng nguyên tắc; sử dụng thức ăn chăn nuôi phù hợp, an toàn, không chứa chất cấm.
    2. Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm
    - Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
    - Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP.
    - Nghị định số 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
    - Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/8/2006 về ghi nhãn hàng hóa.
    - Thông tư 15/2012/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 12/9/2012 quy định điều kiện chung bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
    - Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT ngày 15/6/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm.
    - Các Thông tư của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và của liên bộ về bảo đảm ATTP theo từng lĩnh vực cụ thể.
    - Các mô hình, hệ thống quản lý, kiểm soát ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: HACCP (ISO 22000), GMP, GHP, VietGAP, GLOBAL GAP...
    3. Nhà lãnh đạo, nhà quản lý, chính quyền các cấp
    - Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
    - Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP;
    - Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
    - Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo;
    - Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/8/2006 về ghi nhãn hàng hóa;
    - Thông tư 15/2012/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 12/9/2012 quy định điều kiện chung bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
    - Thông tư số 19/2012/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 9/11/2012 hướng dẫn việc công bố hợp quy và phù hợp quy định ATTP.
    - Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT ngày 15/6/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm
    - Các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Công Thương.
    4. Người tiêu dùng thực phẩm
    - Cần tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ mình trong an toàn thực phẩm. Đặc biệt là quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, rau, thịt.
    - Hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng rau, thịt an toàn.
    - Tuyên truyền để người tiêu dùng có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm; Không tiêu thụ những sản phẩm rau, thịt không rõ nguồn gốc hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; Khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
    V. CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG
    - Kênh truyền thông đại chúng: Huy động đài phát thanh, truyền hình, báo chí dành nhiều thời gian, thời lượng phát sóng tuyên truyền về ATTP. Đặc biệt phát huy hệ thống đài truyền thanh ở xã, phường, khu phố để tập trung chuyển tải thông điệp Tháng hành động đến các nhóm đối tượng ưu tiên. Tổ chức tọa đàm, đối thoại trực tiếp trên truyền hình, truyền thanh về ATTP, phổ biến các nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP để nâng cao hiệu quả thực thi, đưa nội dung của văn bản quy phạm pháp luật vào cuộc sống.
    - Kênh truyền thông trực tiếp: Tăng cường truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ y tế, giáo dục, biên phòng, nông nghiệp phát triển nông thôn, các ban ngành, đoàn thể (như Mặt trận tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, lực lượng vũ trang, cộng tác viên y tế thôn, bản...) với các hình thức dễ tiếp thu như hướng dẫn thực hành cụ thể theo nhóm, nói chuyện, hội thảo, hội diễn, hội thi quần chúng, hội thi cộng tác viên tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm rau, thịt... Ngoài ra, đưa vào thảo luận và có nghị quyết về đảm bảo ATTP trong các đợt sinh hoạt của các cấp ủy đảng.
    - Các kênh truyền thông khác: Tùy từng địa phương, phong tục, tập quán, địa bàn dân cư triển khai các hình thức truyền thông phù hợp như băng - rôn, khẩu hiệu, triển lãm, hướng dẫn cụ thể bằng cách “cầm tay chỉ việc”.
    Đặc biệt, cần huy động sự hưởng ứng tham gia của các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tổ chức, đoàn thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng tham gia vào các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về các nội dung bảo đảm an toàn thực phẩm rau, thịt.
    VI. KHẨU HIỆU ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM THÁNG HÀNH ĐỘNG NĂM 2016
    1. Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016
    2. Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng quyết tâm ngăn chặn thực phẩm rau, thịt không an toàn
    3. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vn chuyn, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không an toàn; gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch.
    4. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng.
    5. Vì sức khỏe người tiêu dùng, hãy đảm bảo thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
    6. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi.
    7. Tuyệt đối không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
    8. Sử dụng rau, thịt mất vệ sinh, không an toàn là tự tìm đến bệnh tật.
    9. Lựa chọn rau, thịt sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn ngon, an toàn sức khỏe.
    10. Chủ động phát hiện hành vi vi phạm an toàn thực phẩm và báo cho cơ quan chức năng gần nhất
    11. Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống sôi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
     

    Đơn vị:........................
    Số:............... /BC-  
    Điện thoại: ..................
    Fax:............................
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    …………, Ngày   tháng   năm 2016.
     
    (Dùng cho báo cáo kết quả thực hiện
    Tháng hành động vì an toàn thực phẩm của các tuyến)
     
     
    Kính gửi:................................................................................
     
     
    I. Công tác chỉ đạo:

    TT
    Nội dung hoạt động
    Tuyến xãTuyến xã
    Tuyến huyệnTuyến huyện
    Tuyến tỉnh
    Tổng số xã
    Số xã có (*)
    Tổng số huyện
    Số huyện có (*)
     
    1.
    Họp BCĐ về tháng hành động
     
     
     
     
     
    2.
    Quyết định, chỉ thị
    (ghi rõ người ký)
     
     
     
     
     
    3.
    Kế hoạch
    (ghi rõ người ký)
     
     
     
     
     
    4.
    Công văn.
    (ghi rõ người ký)
     
     
     
     
     
    5.
    Hội nghị triển khai
     
     
     
     
     
    6.
    Lễ phát động
     
     
     
     
     
    * Ghi chú: Nếu là báo cáo của 1 xã, 1 huyện thì đánh dấu vào ô tương ứng (*).
    II. Chiến dịch truyền thông:

    TT
    Hoạt động
    Số lượng/buổi
    Số người nghe/phạm vi bao phủ
    1.
    Nói chuyện
     
     
    2.
    Tập huấn
     
     
    3.
    Hội thảo
     
     
    4.
    Phát thanh
     
     
    5.
    Truyền hình
     
     
    6.
    Báo viết
     
     
    7.
    Sản phẩm truyền thông:
     
     
    - Băng rôn, khẩu hiệu
     
     
    - Tranh áp - phích
     
     
    - Tờ gấp
     
     
    - Băng, đĩa hình
     
     
    - Băng, đĩa âm
     
     
    - Khác:...
     
     
    8.
    Hoạt động khác:...
     
     
    III. Chiến dịch kiểm tra, thanh tra:
    1. Số đoàn: ................................................................................................................
    2. Kết quả kiểm tra, thanh tra:

    TT
    Cơ sở thực phẩmCơ sở thực phẩm
    XãXãXãXã
    HuyệnHuyệnHuyệnHuyện
    TỉnhTỉnhTỉnhTỉnh
    TS cơ sở
    Số được KT, Th.Tr
    Số đạt
    Tỉ lệ đạt (%)
    TS cơ sở
    Số được KT, Th.Tr
    Số đạt
    Tỉ lệ đạt (%)
    TS cơ sở
    Số được KT, Th.Tr
    Số đạt
    Tỉ lệ đạt (%)
    1.
    Sản xuất chế biến TPSản xuất chế biến TP
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    2.
    Kinh doanh tiêu dùngKinh doanh tiêu dùng
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    3.
    Dịch vụ ăn uốngDịch vụ ăn uống
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    Cộng (1+2+3)Cộng (1+2+3)Cộng (1+2+3)
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    4
    Số cơ sở vi phạmSố cơ sở vi phạm
        
        
        
    5
    Xử lý
    - Số cơ sở bị cảnh cáo
        
        
        
    - Số cơ sở bị phạt tiền- Số tiền
        
        
        
    - Số cơ sở bị hủy SP- Loại SP/SL
        
        
        
    - Số cơ sở bị đóng cửa
        
        
        
    - Khác
        
        
        
    IV. Tình hình ngộ độc thực phẩm:

    TT
    Chỉ s
    Tháng hành động vì CLVSATTP
    So cùng kỳ năm trước
    1.
    Số vụ
     
     
    2.
    Số mắc
     
     
    3.
    Số chết
     
     
    V. Đánh giá chung:
    1. Ưu điểm:
    ...................................................................................................................................
    ...................................................................................................................................
    ...................................................................................................................................
    2. Yếu kém, tồn tại:
    ...................................................................................................................................
    ...................................................................................................................................
    ...................................................................................................................................
    3. Kiến nghị:
    ...................................................................................................................................
    ...................................................................................................................................
    ...................................................................................................................................
     

     Nơi nhận:
    THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
    (Ký tên, đóng dấu)
     
     
     
    Căn cứ Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2015 của UBND TP về việc Công tác An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2016.
    Căn cứ chủ đề Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016, Ban Chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm hướng dẫn chi tiết việc triển khai thanh tra, kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016, cụ thể như sau:
    I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
    1. Mục đích:
    - Kiểm tra, đánh giá việc triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016 của các cấp, các ngành; việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm tập trung vào các thực phẩm là rau, thịt và sản phẩm chế biến từ rau, thịt theo chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016 là “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”.
    - Thông qua đợt thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
    2. Yêu cầu:
    - Thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề tồn tại trong quản lý, những vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tiêu dùng thực phẩm là rau, thịt và sản phẩm chế biến từ rau, thịt.
    - Phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các qui định của pháp luật, các kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm.
    - Đảm bảo đúng tiến độ, theo sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm.
    II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
    1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
    - Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới và triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016, bao gồm:
    + Việc tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp;
    + Việc lập kế hoạch và triển khai Tháng hành động năm 2016;
    + Việc triển khai các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương;
    - Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về an toàn thực phẩm tại từng địa phương;
    - Việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm.
    2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm là rau, thịt và sản phẩm chế biến từ rau, thịt: Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại các văn bản:
    - Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
    - Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
    - Thông tư 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế Quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
    - Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế Hướng dẫn việc công bố hợp quy và phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
    - Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT ngày 15/6/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm.
    - Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT của liên Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương Hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
    - Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25/5/2015 của Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.
    - Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
    - Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý thực phẩm chức năng.
    - Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01/12/2015 của Bộ Y tế Quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
    - Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 của liên Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn.
    - Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
    - Thông tư số 03/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam và công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
    - Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
    - Thông tư số 35/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
    - Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
    - Thông tư số 24/2014/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
    - Thông tư số 19/2014/TT-BNNPTNT ngày 23/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2013/TT-BNNPTNT ngày 09/8/2013 ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
    - Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/01/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
    - Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra cơ sở SXKD vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở SXKD nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
    - Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
    - Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.
    - Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu.
    - Các Thông tư của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và của liên Bộ về bảo đảm an toàn thực phẩm theo từng lĩnh vực cụ thể.
    Trong quá trình thanh tra, kiểm tra tập trung xem xét các nội dung:
    - Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với những cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm).
    - Giấy cam kết sản xuất thực phẩm an toàn (đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ).
    - Giấy chứng nhận sức khỏe, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
    - Hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn đối với những sản phẩm phải công bố.
    - Nhãn sản phẩm thực phẩm đối với những sản phẩm thuộc diện phải ghi nhãn.
    - Tài liệu quảng cáo, hồ sơ đăng ký quảng cáo đối với những cơ sở có quảng cáo sản phẩm thực phẩm là rau, thịt và sản phẩm chế biến từ rau, thịt.
    - Hồ sơ theo dõi về chất lượng sản phẩm, phiếu kiểm nghiệm định kỳ đối với thực phẩm là rau, thịt và sản phẩm chế biến từ rau, thịt có bao gói sẵn đã qua chế biến.
    - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm là rau, thịt và sản phẩm chế biến từ rau, thịt, trang thiết bị, dụng cụ, con người được quy định tại Luật an toàn thực phẩm và Thông tư của các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương.
    - Quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản đối với cơ sở sản xuất thực phẩm là rau, thịt và sản phẩm chế biến từ rau, thịt.
    - Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm.
    - Nguồn nước dùng cho chế biến thực phẩm.
    - Việc kinh doanh và sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm; thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y. Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
    - Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định khi cần thiết.
    III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
    1. Phương pháp kiểm tra: Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra việc triển khai tại BCĐ và trực tiếp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, thịt và sản phẩm chế biến từ rau, thịt. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra chú trọng:
    - Nghe báo cáo việc chấp hành các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở.
    - Thu thập tài liệu liên quan.
    - Kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
    - Lấy mẫu để kiểm nghiệm xác định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
    - Lập biên bản thanh tra, biên bản vi phạm hành chính (nếu có).
    - Phân tích, đánh giá hồ sơ liên quan an toàn thực phẩm.
    - Phân tích, đánh giá kết quả kiểm nghiệm để hoàn thành báo cáo.
    Kết thúc đợt thanh tra, kiểm tra yêu cầu các địa phương, các Đoàn thanh tra nhận xét, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 và triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016 của địa phương; đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm là rau, thịt và sản phẩm chế biến từ rau, thịt; đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với thực phẩm là rau, thịt và sản phẩm chế biến từ rau, thịt.
    2. Xử lý vi phạm:
    2.1. Các căn cứ để xử lý vi phạm
    - Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
    - Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
    - Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
    - Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa.
    - Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
    - Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
    - Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
    - Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
    - Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản.
    - Các Nghị định khác quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
    2.2. Thực hiện xử lý vi phạm
    Các đoàn thanh tra, kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật; tuyệt đối không để thực phẩm là rau, thịt và sản phẩm chế biến từ rau, thịt không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường. Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm. Áp dụng các biện pháp đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về ATTP, khắc phục hậu quả; tịch thu tang vật, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm về ATTP (nếu có).
    Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật.
    IV. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
    A. Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra
    Ban Chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố giao các Sở: Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương phối hợp với Công an Thành phố tổ chức 06 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành thanh tra tại
    B. Lấy mẫu kiểm nghiệm
    Tại các địa phương: Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phương quy định cụ thể việc lấy mẫu và kiểm nghiệm mẫu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
    C. Tiến trình thực hiện
    1. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra xong trước ngày 30/3/2016
    2. Triển khai thanh tra, kiểm tra tại cơ sở
    Căn cứ Kế hoạch triển khai Tháng hành động năm 2016 của Thành phố, Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm quận, huyện và xã, phường xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên địa bàn và tổ chức thực hiện; bảo đảm hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra trước ngày 15/5/2016.
    3. Báo cáo kết quả
    - Báo cáo của các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành Thành phố thực hiện theo mẫu 2 gửi về đầu mối thường trực BCĐ VSATTP TP (Sở Y tế - Chi cục An toàn thực phẩm) trước ngày 15/5/2016.
    - Báo cáo của địa phương quận huyện, thị xã (tổng hợp khi Đoàn liên ngành Thành phố đến làm việc thực hiện theo mẫu 3 (số liệu tính đến thời điểm Đoàn liên ngành Thành phố đến làm việc). Và Tổng hợp số liệu tính đến hết Tháng hành động gửi về Chi cục ATTP cùng với báo cáo kết quả triển khai Tháng hành động năm 2016 (mẫu 1) trước ngày 15/5/2016.
     
     
     
    I. Ghi nhận báo cáo của các địa phương với Đoàn liên ngành Th. Phố.
    1. Công tác chỉ đạo của địa phương.
    2. Công tác tuyên truyền, giáo dục.
    3. Việc triển khai thực hiện Kế hoạch Tháng hành động năm 2016.
    II. Kết quả thanh tra, kiểm tra tại cơ sở thực phẩm do đoàn liên ngành Thành phố phối hợp với địa phương thực hiện:
    Bảng 1: Tóm tắt kết quả thanh tra, kiểm tra:

    TT
    Nội dung
    Số lượng
    Tỷ lệ % so với tổng số được thanh tra
    1
    Tổng số cơ sở được thanh tra
     
     
    2
    Số cơ sở có vi phạm
     
     
    3
    Số cơ sở vi phạm bị xử lý
    Trong đó:
     
     
    3.1
    Số cơ sở vi phạm đã được xử lý ngay trong quá trình thanh tra (nêu rõ hình thức xử lý):
     
     
    3.2
    Số cơ sở có vi phạm đã giao địa phương xử lý
     
     
    Bảng 2: Nội dung vi phạm chủ yếu tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm là rau, thịt và sản phẩm chế biến từ rau, thịt:

    TT
    Nội dung vi phạm
    Số cơ sở được thanh tra
    Số cơ sở vi phạm
    Tỷ lệ %
    1
    Quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
     
     
     
    2
    Quy định về sử dụng chất cấm, thuốc kháng sinh trong chăn nuôi
     
     
     
    3
    Điều kiện vệ sinh trang thiết bị dụng cụ
     
     
     
    4
    Điều kiện về con người
     
     
     
    5
    Công bố sản phẩm
     
     
     
    6
    Ghi nhãn thực phẩm
     
     
     
    7
    Quảng cáo thực phẩm
     
     
     
    8
    Chất lượng sản phẩm thực phẩm
     
     
     
    9
    Vi phạm khác (ghi rõ)
     
     
     
    Bảng 3: Kết quả kiểm nghiệm mẫu do đoàn Thành phố thực hiện

    TT
    Loại xét nghiệm
    Kết quả xét nghiệm mẫuKết quả xét nghiệm mẫuKết quả xét nghiệm mẫu
    Tổng số mẫu xét nghiệm
    Số mẫu không đạt
    Tỷ lệ % không đạt
    1
    Xét nghiệm tại labo
     
     
     
    1.1
    Hóa lý
     
     
     
    1.2
    Vi sinh
     
     
     
     
    Tổng số xét nghiệm tại labo
     
     
     
    2
    Xét nghiệm nhanh
     
     
     
    3
    Cộng
     
     
     
    III. Nhận xét, đánh giá chung
    Đề nghị nhận xét, đánh giá cụ thể theo số liệu tại các bảng từ 1 - 3; nêu rõ những điểm mạnh, những tồn tại, hạn chế của từng địa phương.
    IV. Đề xuất kiến nghị của đoàn và ghi nhận kiến nghị của địa phương.
    (ghi cụ thể)
     
     
    I. Công tác chỉ đạo:
    (nêu cụ thể)
    II. Kết quả thanh tra, kiểm tra tại cơ sở thực phẩm (không bao gồm các cơ sở do đoàn liên ngành Trung ương và Thành phố thực hiện báo cáo):
    1. Việc tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra
    Tổng số đoàn thanh tra, kiểm tra:
    Trong đó:
    1.1 Số đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến tỉnh:
    1.2 Số đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến huyện:
    1.3 Số đoàn kiểm tra tuyến xã:
    2. Kết quả thanh tra, kiểm tra:
    Bảng 1: Kết quả thanh tra, kiểm tra:

    TT
    Loại hình cơ sở thực phẩm
    Tổng số cơ sở
    Số cơ sở được thanh, kiểm tra
    Số cơ sở đạt
    Tỷ lệ % đạt
    1
    Sản xuất
     
     
     
     
    2
    Sơ chế, chế biến
     
     
     
     
    3
    Kinh doanh
     
     
     
     
     
    Tổng số (1 + 2 + 3)
     
     
     
     
    Bảng 2: Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm

    TT
    Tổng hợp tình hình vi phạm
    Số lượng
    Tỷ lệ % so với số được kiểm tra
    1
    Tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra
     
     
    2
    Số cơ sở có vi phạm
     
     
    3
    Số cơ sở vi phạm bị xử lý
     
     
    Trong đó:Trong đó:Trong đó:Trong đó:
    3.1 Hình thức phạt chính:3.1 Hình thức phạt chính:3.1 Hình thức phạt chính:3.1 Hình thức phạt chính:
     
    Số cơ sở bị cảnh cáo
     
     
     
    Số cơ sở bị phạt tiền
     
     
     
    Tổng số tiền phạt
     
     
    3.2 Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả3.2 Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả3.2 Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả3.2 Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả
    *
    Số cơ sở bị đóng cửa
     
     
    *
    Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản phẩm
     
     
     
    Số sản phẩm bị đình chỉ lưu hành
     
     
    *
    Số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm
     
     
     
    Tổng số loại sản phẩm bị tiêu hủy
     
     
    *
    Số cơ sở phải khắc phục về nhãn
     
     
     
    Số loại sản phẩm có nhãn phải khắc phục
     
     
    *
    Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành tài liệu q/cáo
     
     
     
    Số loại tài liệu q/cáo bị đình chỉ lưu hành
     
     
    *
    Các xử lý khác
     
     
    3.3
    Chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý
     
     
    3.4
    Số cơ sở có vi phạm nhưng không xử lý (chỉ nhắc nhở)
     
     
    Bảng 3: Các nội dung vi phạm chủ yếu

    TT
    Nội dung vi phạm
    Số cơ sở được thanh tra
    Số cơ sở vi phạm
    Tỷ lệ %
    1
    Quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
     
     
     
    2
    Quy định về sử dụng chất cấm, thuốc kháng sinh trong chăn nuôi
     
     
     
    3
    Điều kiện trang thiết bị dụng cụ
     
     
     
    4
    Điều kiện về con người
     
     
     
    5
    Công bố sản phẩm
     
     
     
    6
    Ghi nhãn thực phẩm
     
     
     
    7
    Quảng cáo thực phẩm
     
     
     
    8
    Chất lượng sản phẩm thực phẩm
     
     
     
    9
    Vi phạm khác (ghi rõ)
     
     
     
    Bảng 4: Kết quả kiểm nghiệm mẫu:

    TT
    Loại xét nghiệm
    Kết quả xét nghiệm mẫuKết quả xét nghiệm mẫuKết quả xét nghiệm mẫu
    Tổng số mẫu xét nghiệm
    Số mẫu không đạt
    Tỷ lệ % không đạt
    1
    Xét nghiệm tại labo
     
     
     
    1.1
    Hóa lý
     
     
     
    1.2
    Vi sinh
     
     
     
     
    Tổng số xét nghiệm tại labo
     
     
     
    2
    Xét nghiệm nhanh
     
     
     
    3
    Cộng
     
     
     
    III. Nhận xét, đánh giá chung (Đề nghị nhận xét, đánh giá cụ thể theo số liệu tại các bảng từ 1 - 4).
    IV. Đề xuất kiến nghị (ghi cụ thể)
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hoá
    Ban hành: 30/08/2006 Hiệu lực: 13/03/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu
    Ban hành: 08/04/2010 Hiệu lực: 01/07/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Luật An toàn thực phẩm của Quốc hội, số 55/2010/QH12
    Ban hành: 17/06/2010 Hiệu lực: 01/07/2011 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu
    Ban hành: 16/03/2011 Hiệu lực: 01/07/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Ban hành: 31/10/2011 Hiệu lực: 15/12/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm
    Ban hành: 25/04/2012 Hiệu lực: 11/06/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Luật Xử lý vi phạm hành chính của Quốc hội, số 15/2012/QH13
    Ban hành: 20/06/2012 Hiệu lực: 01/07/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông tư 15/2012/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
    Ban hành: 12/09/2012 Hiệu lực: 01/11/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Nghị định 80/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
    Ban hành: 19/07/2013 Hiệu lực: 15/09/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Nghị định 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
    Ban hành: 12/09/2013 Hiệu lực: 01/11/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Nghị định 114/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật
    Ban hành: 03/10/2013 Hiệu lực: 20/11/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Nghị định 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
    Ban hành: 09/10/2013 Hiệu lực: 25/11/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
    Ban hành: 12/11/2013 Hiệu lực: 01/01/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
    Ban hành: 14/11/2013 Hiệu lực: 31/12/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    15
    Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
    Ban hành: 15/11/2013 Hiệu lực: 01/01/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    16
    Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi
    Ban hành: 24/01/2014 Hiệu lực: 10/03/2014 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu
    17
    Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
    Ban hành: 09/04/2014 Hiệu lực: 26/05/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    18
    Thông tư 19/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2013/TT-BNNPTNT ngày 09/08/2013 ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam
    Ban hành: 23/06/2014 Hiệu lực: 07/08/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    19
    Thông tư 24/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản
    Ban hành: 19/08/2014 Hiệu lực: 01/01/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    20
    Thông tư 28/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam
    Ban hành: 04/09/2014 Hiệu lực: 20/10/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Kế hoạch 67/KH-UBND triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2016

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội
    Số hiệu:67/KH-UBND
    Loại văn bản:Kế hoạch
    Ngày ban hành:05/04/2016
    Hiệu lực:05/04/2016
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe, Chính sách
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Văn Sửu
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (32)
  • Tải văn bản tiếng Việt

    16407881 (.pdf)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X