hieuluat

Nghị định 16/2024/NĐ-CP về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:từ 403 đến 406-03/2024
    Số hiệu:16/2024/NĐ-CPNgày đăng công báo:12/03/2024
    Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Trần Hồng Hà
    Ngày ban hành:16/02/2024Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:16/02/2024Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
  • CHÍNH PHỦ
    __________

    Số: 16/2024/NĐ-CP

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ______________________

    Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2024

     

     

    NGHỊ ĐỊNH

    Về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh,
    chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân

    ____________________

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

    Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 09 tháng 01 năm 2023;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

    Chính phủ ban hành Nghị định về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

     

    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Nghị định này quy định về:

    1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

    2. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

    3. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

    4. Việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân.

    5. Cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.

    6. Đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Nghị định này áp dụng đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, Ban Cơ yếu Chính phủ và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Cơ quan được giao quản lý về y tế là cơ quan có chức năng tham mưu giúp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý nhà nước về y tế và các nhiệm vụ quy định trong Nghị định này.

    2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân là người được cấp có thẩm quyền quyết định b nhiệm giữ chức vụ đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    3. Văn bằng chuyên khoa là văn bản chứng nhận người học đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực sức khỏe tương ứng với chức danh quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

    4. Người hành nghề toàn thời gian là người lao động đã được cấp giấy phép hành nghề (bao gồm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động) và đăng ký hành nghề trong toàn bộ thời gian làm việc theo giờ hành chính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    5. Giờ làm việc hành chính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là khoảng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định nhưng không quá 08 giờ trong 01 ngày, công bố công khai để giải quyết các công việc hành chính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    6. Thời gian làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là khoảng thời gian thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định, đăng ký và được ghi nhận trong giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp. Thời gian hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cả giờ làm việc hành chính.

    7. Công an đơn vị, địa phương là Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị trực thuộc Bộ Công an (bao gồm các bệnh viện, học viện, trường Công an nhân dân).

    8. Quân y cơ quan, đơn vị là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Quân đội có bác sỹ hoặc y sỹ, không biên chế giường bệnh nội trú.

    9. Y tế cơ quan, đơn vị là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp tiểu đoàn, trung đoàn; y tế thuộc Công an cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; y tế thuộc phòng, học viện, trường, phân trại, phân khu, phân hiệu, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng do Bộ Công an quản lý; y tế thuộc đội cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đội tuần tra, kiểm soát giao thông.

    10. Đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng bao gồm: Bộ Tổng Tham mưu; Tổng cục Chính trị và các Tổng cục; Quân khu; Quân đoàn; Quân chủng; Binh chủng; Binh đoàn; các Bộ Tư lệnh: Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, 86; Học viện, Nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng; Ban Cơ yếu Chính phủ; Bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng; Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga; Viện Khoa học và Công nghệ quân sự; doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng.

    Điều 4. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm:

    a) Đối tượng phải có giấy phép hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;

    b) Y tá thuộc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được tham gia vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

    2. Hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm:

    a) Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, phân viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện);

    b) Bệnh xá, đội điều trị, tàu vận tải kiêm quân y, tàu quân y, trung tâm nghiên cứu có giường bệnh, trung tâm an điều dưỡng có giường bệnh, trung tâm y tế có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh xá);

    c) Phòng khám đa khoa của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, phòng khám quân - dân y (sau đây gọi chung là phòng khám đa khoa);

    d) Phòng khám chuyên khoa, phòng khám bác sỹ y khoa, phòng khám y học cổ truyền, phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng, phòng khám, điều trị bệnh ngh nghiệp của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên (sau đây gọi chung là phòng khám chuyên khoa);

    đ) T quân y, tổ y tế của cơ quan, đơn vị;

    e) Quân y, y tế cơ quan, đơn vị; phòng khám có người chịu trách nhiệm chuyên môn với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa.

    Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và quyền, trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

    2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại Điều 59, Điều 60 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

    3. Ngoài quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Cơ yếu và pháp luật khác có liên quan.

    Điều 6. Cơ sở dữ liệu về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân; khai thác, s dụng thông tin giải quyết thủ tục hành chính về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân

    Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân theo các quy định sau;

    1. Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân đảm bảo nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và phù hợp với hoạt động quốc phòng - an ninh.

    2. Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân bảo đảm cho hoạt động:

    a) Cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

    b) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

    c) Phân cấp chuyên môn kỹ thuật các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

    d) Đánh giá và chng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    3. Khai thác, sử dụng thông tin giải quyết thủ tục hành chính về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân

    a) Cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, nhân viên, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính phải khai thác, sử dụng thông tin về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân để giải quyết thủ tục hành chính;

    b) Thông tin về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi giải quyết thủ tục hành chính được cán bộ, nhân viên, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ghi nhận và lưu giữ trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân;

    c) Trường hợp không th khai thác được thông tin về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong Cơ sở dữ liệu về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, nhân viên, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân nộp bản chính hoặc bản sao hợp lệ thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính cần giải quyết về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

    Việc yêu cầu người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nộp bản chính hoặc bản sao hợp lệ thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính cần giải quyết được nêu cụ thể trong quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

     

    Chương II. CẤP MỚI, CẤP LẠI, GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ

     

    Điều 7. Các trường hợp cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép hành nghề

    1. Cấp mới giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các trường hợp sau:

    a) Người hành nghề bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4, khoản 5, khoản 6, điểm c khoản 7 Điều 34 Nghị định này;

    b) Người hành nghề không thực hiện gia hạn giấy phép hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này trên 24 tháng, kể từ ngày hết hạn trong giấy phép hành nghề;

    c) Người hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyn không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề, có nhu cầu cấp lại giấy phép hành nghề sau khi được tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân mà thời gian kể từ khi chấm dứt hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đến khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trên 60 tháng.

    2. Cấp lại giấy phép hành nghề áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các trường hợp sau:

    a) Người hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề, có nhu cầu cấp lại giấy phép hành nghề sau khi được tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân mà thời gian kể từ khi chấm dứt hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đến khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề dưới 24 tháng;

    b) Người hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề, có nhu cầu cấp lại giấy phép hành nghề sau khi được tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân mà thời gian kể từ khi chấm dt hành nghề tại các cơ s khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đến khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề từ 24 tháng đến dưới 60 tháng;

    c) Người hành nghề bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, điểm a, điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm a, điểm b khoản 7 Điều 34 Nghị định này.

    3. Gia hạn giấy phép hành nghề áp dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

    Điều 8. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề

    1. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và trường hợp quy định tại đim c khoản 1 Điều 7 Nghị định này gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Một trong các giấy tờ sau: Văn bản xác nhận đạt kết quả tại kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan, t chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp đã được Bộ Y tế công nhận;

    c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên;

    d) Hai ảnh chân dung màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.

    2. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh gồm:

    a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Bản chính giấy phép hành nghề.

    3. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người hành nghề bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4, khoản 5, khoản 6, điểm c khoản 7 Điều 34 Nghị định này:

    a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.

    4. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người hành nghề không thực hiện gia hạn giấy phép hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định trên 24 tháng, kể từ ngày hết hạn trong giấy phép hành nghề:

    a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.

    5. Thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề:

    a) Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an;

    b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của người hành nghề và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền cấp mới giấy phép hành nghề. Trường hợp không cấp mới giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    d) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cấp mới giấy phép hành nghề và trả giấy phép hành nghề cho người hành nghề.

    Điều 9. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề

    1. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định này gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo Mẫu số 02 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Văn bản xác nhận đã được cơ quan cấp phép không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề trong đó nêu rõ số giấy phép hành nghề, ngày cấp, nơi cấp, thông tin cá nhân, chức danh chuyên môn, phạm vi hành nghề;

    c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên;

    d) Hai ảnh chân dung màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.

    2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định này gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo Mẫu số 02 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Văn bản xác nhận đã được cơ quan cấp phép không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề trong đó nêu rõ số giấy phép hành nghề, ngày cấp, nơi cấp, thông tin cá nhân, chức danh chuyên môn, phạm vi hành nghề;

    c) Giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này;

    d) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên;

    đ) Hai ảnh chân dung màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.

    3. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo Mẫu số 02 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Bản chính giấy phép hành nghề trừ trường hợp giấy phép hành nghề bị mất;

    c) Hai ảnh chân dung màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.

    4. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo Mẫu số 02 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Bản chính giấy phép hành nghề đã được cấp;

    c) Tài liệu chứng minh thông tin thay đổi hoặc thông tin bị sai sót;

    d) Hai ảnh chân dung màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.

    5. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề trong trường hợp đã bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3, điểm a khoản 7 Điều 34 Nghị định này, gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo Mẫu số 02 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Giấy phép hành nghề đã được cấp;

    c) Quyết định thu hồi giấy phép hành nghề;

    d) Hai ảnh chân dung màu, nền trang, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.

    6. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề trong trường hợp đã bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 3, điểm a khoản 4, điểm b khoản 7 Điều 34 Nghị định này, gồm:

    a) Các giấy tờ quy định tại khoản 5 Điều này;

    b) Giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

    7. Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề:

    a) Người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an;

    b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của người hành nghề và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ th lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền cấp lại giấy phép hành nghề. Trường hợp không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cấp lại giấy phép hành nghề và trả giấy phép hành nghề cho người hành nghề.

    Điều 10. Gia hạn giấy phép hành nghề

    1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề ít nhất 60 ngày trước ngày giấy phép hành nghề hết hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

    2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì thực hiện thủ tục gia hạn tại Bộ Y tế hoặc Sở Y tế.

    3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề, gồm:

    a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề theo Mẫu số 04 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Giấy phép hành nghề đã được cấp;

    c) Tài liệu chứng minh đã cập nhật đủ kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh tại Điều 22 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

    4. Thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề:

    a) Người đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.

    Trường hợp bị ốm đau, tai nạn hoặc trường hợp bất khả kháng tại thời điểm nộp hồ sơ gia hạn thì phải có văn bản thông báo cho Cơ quan được giao quản lý về y tế để lùi thời gian nộp hồ sơ gia hạn giấy phép hành nghề.

    Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được đề nghị lùi thời điểm gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian lùi thực hiện gia hạn không quá 22 tháng, kể từ ngày giấy phép hành nghề hết hạn;

    b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của người hành nghề và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ th lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền gia hạn giấy phép hành nghề. Trường hợp không gia hạn giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    d) Trong thời hạn kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thực hiện việc gia hạn hoặc phải trả lời bng văn bản và nêu rõ lý do nếu không thực hiện việc gia hạn; trường hợp đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề mà không có văn bản trả lời thì giấy phép hành nghề tiếp tục có hiệu lực theo quy định.

    Điều 11. Trường hợp, điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề

    1. Điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các trường hợp sau đây:

    a) Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề;

    b) Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề;

    c) Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa đã được phép hành nghề bng chuyên khoa khác và không hành nghề theo chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề trước đó.

    2. Điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề

    a) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề nhưng trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề: Có văn bằng đào tạo chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung;

    b) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp: Có văn bằng đào tạo chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung.

    c) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa: Có văn bằng đào tạo chuyên khoa tương ng với chức danh và chuyên khoa đề nghị thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

    Điều 12. Yêu cầu đối với văn bng đào tạo chuyên khoa, chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh, tâm lý lâm sàng

    1. Yêu cầu đối với văn bằng đào tạo chuyên khoa trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo trong nước cấp:

    a) Được cấp bởi cơ sở đào tạo hp pháp theo quy định của pháp luật;

    b) Thời gian đào tạo tối thiểu 18 tháng.

    2. Yêu cầu đối với chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh:

    a) Được cấp bởi cơ sở đào tạo đã có ít nhất 01 khóa đào tạo chức danh hành nghề tương ứng đã tốt nghiệp hoặc là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền cho phép triển khai thực hiện các kỹ thuật chuyên môn tương ứng với thời hạn tối thiểu 06 tháng;

    b) Chương trình và tài liệu đào tạo chứng chỉ kỹ thuật chuyên môn do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành hoặc sử dụng của cơ sở đào tạo khác khi được cơ sở đó đồng ý bằng văn bản; nội dung chương trình, khối lượng học tập, giảng viên phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.

    3. Trường hợp văn bằng đào tạo chuyên khoa được sử dụng để điều chỉnh phạm vi hành nghề theo quy định tại điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định này phải có thời điểm bắt đầu đào tạo sau ngày được cấp giấy phép hành nghề hoặc điều chỉnh giấy phép hành nghề.

    4. Việc đào tạo văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải được cơ sở đào tạo công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

    Điều 13. Hồ sơ, thủ tục đề nghị và hình thc điều chỉnh giấy phép hành nghề

    1. Hồ sơ đề nghị bổ sung phạm vi hành nghề trong trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định này, bao gồm:

    a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Bản sao hợp lệ văn bằng đào tạo chuyên khoa, chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phù hợp với phạm vi hành nghề đề nghị bổ sung;

    c) Giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này đối với trường hợp sử dụng chứng chỉ đào tạo chuyên khoa hoặc văn bằng đào tạo chuyên khoa quá 24 tháng tính từ ngày được cấp đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề.

    2. Hồ sơ đề nghị thay đổi phạm vi hành nghề trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định này, bao gồm:

    a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Bản sao hợp lệ văn bằng đào tạo chuyên khoa, chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phù hợp với phạm vi hành nghề đề nghị thay đổi và khác với chuyên khoa trong giấy phép hành nghề đã được cấp;

    c) Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp;

    d) Giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này đối với trường hợp sử dụng chứng chỉ đào tạo chuyên khoa hoặc văn bằng đào tạo chuyên khoa quá 24 tháng tính từ ngày được cấp đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề.

    3. Thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề

    a) Người đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an;

    b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của người hành nghề và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ th lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép hành nghề. Trường hợp không điều chỉnh giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    d) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành quyết định điều chỉnh giấy phép hành nghề.

    4. Hình thức điều chỉnh giấy phép hành nghề là Quyết định điều chỉnh giấy phép hành nghề bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo Mẫu số 01a hoặc Mẫu số 01b Phụ lục V kèm theo Nghị định này; quyết định điều chỉnh giấy phép hành nghề là một thành phn không tách rời giấy phép hành nghề đã cấp.

    Điều 14. Quản lý giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

    1. Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

    a) Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là bản giấy cứng hoặc bản điện tử theo mẫu chung của Bộ Y tế. Nội dung trình bày theo Mẫu số 01a hoặc Mẫu số 01b Phụ lục I kèm theo Nghị định này, do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an in, cấp, quản lý;

    b) Số giấy phép hành nghề phải bảo đảm tính liên tục, không trùng lặp trong quá trình cấp và mỗi người hành nghề chỉ được cấp một giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm và có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc;

    c) Mã ký hiệu giấy phép hành nghề thực hiện theo Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.

    2. Quản lý hồ sơ, giấy phép hành nghề:

    a) Giấy phép hành nghề của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân công nhân viên công an trong biên chế do cá nhân tự quản lý;

    b) Giấy phép hành nghề của hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân và lao động hợp đồng do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý;

    c) Hồ sơ cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề do Cơ quan được giao quản lý về y tế quản lý theo quy định của pháp luật về lưu trữ và pháp luật về bảo vệ bí mật của nhà nước.

    Điều 15. Điều kiện, nguyên tắc, trình tự đăng ký hành nghề

    1. Người hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chỉ được hành nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

    2. Nguyên tắc đăng ký hành nghề thc hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các quy định sau:

    a) Một người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;

    b) Một người hành nghề chỉ được phụ trách chuyên môn một khoa của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; không được đồng thời phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;

    c) Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có thể kiêm nhiệm phụ trách một khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải phù hợp với phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề đã được cấp;

    d) Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được đăng ký hành nghề ngoài giờ và làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;

    đ) Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo hp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký;

    e) Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân không được đăng ký là người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.

    3. Nội dung đăng ký hành nghề

    a) Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề;

    b) Chức danh, vị trí chuyên môn đối với trường hợp người hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc là người phụ trách bộ phận chuyên môn của bệnh viện;

    c) Địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề;

    d) Thời gian hành nghề;

    đ) Phạm vi hành nghề.

    4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân kê khai danh sách người đăng ký hành nghề (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp giấy phép hành nghề) theo Mẫu số 01a hoặc Mẫu số 01b Phụ lục III kèm theo Nghị định này.

    5. Trình tự đăng ký hành nghề:

    a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập danh sách đăng ký hành nghề cùng thời điểm với thời điểm đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế;

    b) Trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động thì phải gửi danh sách đăng ký hành nghề đã thay đổi theo Mẫu 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đến Cơ quan được giao quản lý về y tế;

    c) Trường hợp người hành nghề không còn làm việc tại cơ sở: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi văn bản báo cáo Cơ quan được giao quản lý về y tế trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày người hành nghề chấm dứt hành nghề tại cơ sở;

    d) Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bổ sung người hành nghề: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi danh sách đăng ký hành nghề đã bổ sung theo Mẫu 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này về Cơ quan được giao quản lý về y tế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bổ sung người hành nghề.

    5. Cơ quan được giao quản lý về y tế có trách nhiệm công bố công khai danh sách người hành nghề trên Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc trang tin điện tử của cơ quan mình và trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh:

    a) Cùng thời điểm cấp giấy phép hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều này;

    b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận văn bản đăng ký hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 4 Điều này;

    c) Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

    Điều 16. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh

    1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh

    a) Đối với chức danh bác sỹ tối thiểu là 12 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hi sức cấp cứu là 03 tháng;

    b) Đối với chức danh y sỹ tối thiểu là 09 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng,

    c) Đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng;

    d) Đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng;

    đ) Đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng;

    e) Đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng;

    g) Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

    h) Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này, các cơ sở thực hành xây dựng chương trình thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến đào tạo thực hành.

    2. Bảo lưu kết quả thực hành

    Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc tình huống bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời hạn tối đa 12 tháng và được bảo lưu kết quả thực hành trước đó. Việc bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như sau:

    a) Người thực hành đề nghị bảo lưu kết quả thực hành bằng văn bản kèm theo tài liệu chứng minh lý do đề nghị bảo lưu;

    b) Người đứng đầu cơ sở thực hành xem xét, quyết định cho phép bảo lưu. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;

    c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc đề nghị gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả thực hành không còn giá trị;

    d) Người thực hành được phép đề nghị bảo lưu kết quả thực hành nhiều lần nhưng tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng.

    3. Cơ sở hướng dẫn thực hành

    a) Đối với bác sỹ y khoa, bác sỹ y học dự phòng: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hình thức tổ chức là bệnh viện;

    b) Đối với bác sỹ y học cổ truyền: Bệnh viện y học cổ truyền hoặc bệnh viện có khoa hoặc bộ phận y học cổ truyền;

    c) Đối với bác sỹ răng hàm mặt: Bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt, bệnh viện có khoa hoặc bộ phận răng hàm mặt;

    d) Đối với y sỹ đa khoa: Bệnh viện đa khoa, trung tâm, bệnh xá;

    đ) Đối với y sỹ y học c truyền: Bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm có khoa hoặc bộ phận y học cổ truyền;

    e) Đối với y sỹ răng hàm mặt: Bệnh viện răng hàm mặt, bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm có khoa hoặc bộ phận răng hàm mặt;

    g) Đối với y sỹ sản nhi: Bệnh viện chuyên khoa sản nhi, bệnh viện đa khoa, trung tâm có khoa sản và khoa nhi hoặc khoa sản nhi;

    h) Đối với điều dưỡng: Bệnh viện, trung tâm, bệnh xá;

    i) Đối với hộ sinh: Bệnh viện phụ sản, bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, trung tâm có khoa phụ sản, nhà hộ sinh;

    k) Đối với kỹ thuật y: Bệnh viện, bệnh xá và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bộ phận thực hiện kỹ thuật phù hợp với nội dung thực hành của kỹ thuật y;

    l) Đối với dinh dưỡng lâm sàng: Bệnh viện có khoa dinh dưng;

    m) Đối với tâm lý lâm sàng: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên khoa tâm thần hoặc tâm lý lâm sàng;

    n) Đối với cấp cứu ngoại viện: Bệnh viện, bệnh xá và cơ sở cấp cứu ngoại viện.

    4. Điều kiện, trách nhiệm của cơ sở hướng dẫn thực hành

    a) Điều kiện: Được cấp giấy phép hoạt động thuộc một trong các hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 4 Nghị định này; có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành do Bộ Y tế quy định; được phép ký hợp đồng hp tác với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong trường hợp không đủ các chuyên khoa theo nội dung thực hành;

    b) Trách nhiệm: Tự đánh giá điều kiện, gửi văn bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện là cơ sở hướng dẫn thực hành theo mẫu số 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và chương trình thực hành về Cơ quan được giao quản lý về y tế.

    Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Cơ quan được giao quản lý về y tế đăng tải danh sách cơ sở thực hành trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan mình. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành, Cơ quan được giao quản lý về y tế thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    5. Tổ chức thực hành

    a) Cơ sở hướng dẫn thực hành tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ người đề nghị thực hành. Hồ sơ bao gồm: Giấy giới thiệu của đơn vị quản lý cấp trung đoàn trở lên đối với người đề nghị thực hành thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hoặc đơn đề nghị thực hành đối với các đối tượng khác theo Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; bản sao hợp lệ một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này;

    b) Cơ sở hướng dẫn thực hành phải ký hợp đồng hướng dẫn thực hành với người đề nghị thực hành không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. Hợp đồng hướng dẫn thực hành thực hiện theo Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

    c) Cơ sở hướng dẫn thực hành gửi danh sách người thực hành, thời gian bắt đầu thực hành và dự kiến thời gian kết thúc thực hành về Cơ quan được giao quản lý về y tế;

    d) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu số 06 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa là 05 người thực hành trong cùng một thời điểm;

    đ) Người hướng dẫn thực hành phải có giấy phép hành nghề với chức danh, phạm vi hành nghề phù hợp với chương trình, đối tượng được hướng dẫn thực hành; trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành; thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở lên;

    e) Người hướng dẫn thực hành được cơ sở giáo dục mời tham gia xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn; công nhận là giảng viên cơ hữu hoặc thỉnh giảng khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; xem xét, b nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật; được hưởng thù lao và các chế độ khác (nếu có) theo quy định của pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở thực hành; từ chối hướng dẫn thực hành nếu không phù hợp với chuyên môn, khả năng hoặc vì lý do chính đáng khác;

    g) Người hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người bệnh, chịu trách nhiệm khi người thực hành gây sai sót chuyên môn trong quá trình thực hành, trừ trường hợp người thực hành cố ý vi phạm;

    h) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm về chất lượng thực hành và cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành cho người thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này sau khi có kết quả đánh giá, nhận xét của người hướng dẫn thực hành đối với người thực hành. Giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành có hiệu lực 24 tháng, kể từ ngày cấp;

    i) Đánh giá, nhận xét của người giảng dạy thực hành và xác nhận quá trình thực hành phải bảo đảm khách quan, trung thực.

    Điều 17. Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

    1. Điều kiện về văn bằng của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn:

    a) Đối với chức danh bác sỹ, gồm: Văn bằng bác sỹ đa khoa, văn bằng bác sỹ y khoa và các văn bằng bác sỹ tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là văn bằng bác sỹ y khoa), văn bằng bác sỹ răng hàm mặt, văn bằng bác sỹ y học cổ truyền, văn bằng bác sỹ y học dự phòng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề tương ứng là bác sỹ đa khoa, bác sỹ răng hàm mặt, bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng.

    Văn bằng bác sỹ chuyên khoa được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo phạm vi hành nghề bác sỹ chuyên khoa tương ứng;

    b) Đối với chức danh y sỹ, gồm: Văn bằng y sỹ đa khoa, văn bằng cao đẳng y sỹ đa khoa, văn bằng cao đng y sỹ y học cổ truyền hoặc văn bằng cao đẳng y học cổ truyền và các văn bằng y sỹ tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là văn bằng y sỹ) được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề y sỹ tương ứng;

    c) Đối với chức danh điều dưỡng, gồm: Văn bằng cử nhân điều dưỡng; văn bằng cao đẳng điều dưỡng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo phạm vi hành nghề điều dưỡng đa khoa.

    Văn bằng điều dưỡng chuyên khoa được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo phạm vi hành nghề điều dưng chuyên khoa tương ứng;

    d) Đối với chức danh hộ sinh, gồm: Văn bằng cao đng hộ sinh, văn bằng cử nhân hộ sinh được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề hộ sinh đa khoa.

    Văn bằng hộ sinh chuyên khoa được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề hộ sinh chuyên khoa tương ứng;

    đ) Đối với chức danh kỹ thuật y, gồm: Văn bằng trung cấp, văn bằng cao đng, văn bằng cử nhân của kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hình răng, khúc xạ nhãn khoa, kỹ thuật phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, dụng cụ chỉnh hình và chân tay giả, kỹ thuật phục hồi chức năng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề cơ bản tương ứng.

    Văn bằng kỹ thuật y chuyên khoa được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề kỹ thuật y chuyên khoa tương ứng;

    e) Đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng, gồm: Văn bằng cao đẳng dinh dưỡng, văn bằng cử nhân dinh dưỡng và bác sỹ có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa về dinh dưỡng lâm sàng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề cơ bản.

    Văn bằng dinh dưỡng lâm sàng chuyên khoa được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề dinh dưỡng chuyên khoa tương ứng;

    g) Đối với chức danh tâm lý lâm sàng, gồm: Văn bằng cử nhân điều dưỡng tâm lý lâm sàng, văn bằng cử nhân hộ sinh, văn bằng cử nhân tâm lý học và bác sỹ có chứng chỉ đào tạo về tâm lý lâm sàng theo quy định của Bộ Y tế được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề.

    Văn bằng thạc sỹ tâm lý học lâm sàng, tiến sĩ tâm lý học lâm sàng, văn bằng đào tạo chuyên khoa sau đại học về tâm lý lâm sàng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề tâm lý lâm sàng tương ứng tương ứng;

    h) Đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện, gồm: Văn bằng quy định tại một trong các điểm a, b, c và d hoặc đ khoản này, văn bằng cao đẳng cấp cứu ngoại viện, văn bằng cử nhân cấp cứu ngoại viện được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề tương ứng là cấp cứu viên ngoại viện;

    i) Người có văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học, cử nhân hoặc Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng của các chức danh chuyên môn quy định tại khoản này, thì được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo chức danh và phạm vi hành nghề tương ứng.

    Đối với văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp cho chức danh bác sĩ phải hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo chức danh chuyên môn là bác sỹ với phạm vi hành nghề tương ứng là bác sỹ đa khoa, bác sỹ răng hàm mặt, bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng.

    2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với Hội đồng Y khoa Quốc gia tổ chức đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và xây dựng:

    a) Tiêu chun của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đủ điều kiện tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

    b) Bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và quy trình kiểm tra đánh giá năng lực;

    c) Quy chế tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

     

    Chương III. CẤP MỚI, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

    Mục 1. ĐIU KIỆN CẤP MỚI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

     

    Điều 18. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    1. Có quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền.

    2. Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động). Trường hợp có thêm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc bộ phận không cùng trong khuôn viên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đáp ứng các điều kiện cụ thể đối với từng hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Nghị định này.

    3. Cơ sở vật chất:

    a) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy, xử lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng trong khuôn viên của cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được phép sử dụng chứng nhận đủ điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy, xử lý chất thải y tế của cơ quan, đơn vị đó;

    b) Phải bố trí khu vực đáp ứng điều kiện thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và vệ sinh môi trường;

    c) Hạ tầng công nghệ thông tin phải bảo đảm kết nối với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và bảo đảm phù hợp với hoạt động quốc phòng - an ninh.

    4. Trang thiết bị y tế:

    a) Có thiết bị y tế phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động đăng ký;

    b) Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe từ xa phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

    5. Nhân lực:

    a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;

    b) Người phụ trách khoa, bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cán bộ, nhân viên y tế có giấy phép hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của khoa, bộ phận đó;

    c) Người hành nghề làm việc trong cơ sở nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hành nghề quy định tại giấy phép hành nghề. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bng văn bản;

    d) Các đi tượng tham gia khám bệnh, chữa bệnh không cần giấy phép hành nghề theo quy định điểm d khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác, sau đây gọi là người làm việc) được phép thực hiện hoạt động chuyên môn theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

    6. Phạm vi hoạt động chuyên môn thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chuyên môn theo danh mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức hoạt động khám sức khỏe phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

    a) Được tổ chức theo hình thức bệnh viện hoặc bệnh xá hoặc phòng khám đa khoa;

    b) Phải có đủ các bộ phận khám lâm sàng, cận lâm sàng, nhân lực và thiết bị y tế cần thiết để khám, phát hiện được tình trạng sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe và mẫu phiếu khám sức khỏe được ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn khám sức khỏe;

    c) Bảo đảm liên thông dữ liệu giấy khám sức khoẻ lái xe về Bộ Y tế hoặc lên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế.

    8. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức hoạt động khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện tương ứng hình thức tổ chức của cơ sở còn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

    a) Được tổ chức theo hình thức phòng khám đa khoa hoặc chuyện khoa hoặc phòng khám bác sỹ y khoa;

    b) Có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;

    c) Có thiết bị y tế phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật và danh mục bệnh nghề nghiệp đăng ký khám, điều trị;

    d) Người thực hiện việc khám, điều trị bệnh nghề nghiệp phải có giấy phép hành nghề với chức danh bác sỹ y khoa hoặc bác sỹ y học dự phòng và có chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp.

    9. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức hoạt động xét nghiệm H1V/AIDS ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện tương ứng hình thức tổ chức của cơ sở còn phải đáp ứng thêm các điều kiện quy định tại Nghị định s 75/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV.

    10. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức hoạt động sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện tương ứng hình thức tổ chức của cơ sở còn phải đáp ứng thêm các điều kiện quy định tại Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

    11. Điều kiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động: Có quyết định về việc thay đổi các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh của cấp có thẩm quyền.

    Điều 19. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện

    Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện thực hiện theo Điều 18 Nghị định này và các điều kiện sau:

    1. Quy mô phải có tối thiểu là 30 giường bệnh.

    2. Tổ chức các khoa:

    a) Có tối thiểu 02 trong 04 khoa (nội, ngoại, sản, nhi) đối với bệnh viện đa khoa hoặc một khoa lâm sàng phù hợp đối với bệnh viện chuyên khoa;

    b) Khoa khám bệnh: Có bộ phận tiếp đón người bệnh, bộ phận cấp cứu, phòng khám, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu);

    c) Khoa cận lâm sàng: Có tối thiểu một phòng xét nghiệm và một phòng chn đoán hình ảnh;

    d) Có khoa, bộ phận dược, trang bị;

    đ) Các khoa, phòng chuyên môn khác phải phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ;

    e) Có các phòng, khoa, ban, bộ phận thực hiện chức năng về kế hoạch tổng hp, tổ chức nhân lực, quản lý chất lượng, điều dưng, tài chính kế toán, kiểm soát nhiễm khun, công nghệ thông tin, dinh dưỡng và các chức năng cần thiết khác.

    3. Cơ sở vật chất:

    Tùy theo quy mô, bệnh viện phải được thiết kế, xây dựng đáp ứng các điều kiện sau:

    a) B trí các bộ phận bảo đảm hoạt động chuyên môn theo mô hình tập trung, liên hoàn, khép kín;

    b) Bảo đảm diện tích sàn xây dựng tối thiểu là 50 m2/giường bệnh trở lên; chiu rộng mặt trước (mặt tin) bệnh viện phải đạt tối thiểu là 10 m;

    c) Có hệ thng cung cấp điện dự phòng.

    4. Trang thiết bị: Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động và có phạm vi hoạt động chuyên môn về cung cấp dịch vụ cấp cứu hỗ trợ vận chuyển người bệnh.

    5. Nhân lực:

    a) Số lượng người hành nghề làm việc toàn thời gian trong từng khoa phải đạt tỷ lệ tối thiểu 50% tổng số người hành nghề trong khoa;

    b) Trưởng các khoa chuyên môn phải là người hành nghề làm việc toàn thời gian tại bệnh viện;

    c) Trưởng khoa khác không thuộc đối tượng cấp giấy phép hành nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phù hợp với công việc được giao và phải là người hành nghề làm việc toàn thời gian tại bệnh viện.

    Điều 20. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh xá

    Bệnh xá phải đạt các điều kiện quy định tại Điều 18 Nghị định này và các điều kiện sau:

    1. Quy mô phải có tối thiểu 05 giường bệnh.

    2. Tổ chức các ban, bộ phận:

    a) Có tối thiểu 02 ban, bộ phận (nội, ngoại) hoặc chuyên khoa phù hợp với yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh của bệnh xá;

    b) Có bộ phận tiếp đón người bệnh, bộ phận cấp cứu, phòng khám, phòng tiu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu);

    c) Có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh);

    d) Có bộ phận dược và các bộ phận chuyên môn khác phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ.

    3. Cơ sở vật chất: Tùy theo quy mô, bệnh xá phải được thiết kế, xây dựng đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định này.

    4. Thiết bị y tế đáp ứng các điều kiện quy định khoản 5 Điều 18 Nghị định này.

    5. Nhân lực: số lượng cán bộ, nhân viên; tỷ lệ cơ cấu thành phần; chức danh từng vị trí theo biếu tổ chức, biên chế.

    6. Đối với bệnh xá trại tạm giam, bệnh xá trại giam, bệnh xá cơ sở giáo dục bắt buộc, bệnh xá trường giáo dưỡng do Bộ Công an quản lý có tối thiểu 02 bác sỹ có giấy phép hành nghề và các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

    Điều 21. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa

    Phòng khám đa khoa phải đạt các điều kiện quy định tại Điều 18 Nghị định này và các điều kiện sau:

    1. Tổ chức:

    a) Có tối thiểu 02 bộ phận nội, ngoại;

    b) Có bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

    2. Cơ sở vật chất: Có bộ phận cấp cứu, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu). Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn.

    3. Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.

    4. Nhân lực: số lượng cán bộ, nhân viên; tỷ lệ cơ cấu thành phần; chức danh từng vị trí theo biếu tổ chức, biên chế.

    Điều 22. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa

    Phòng khám chuyên khoa phải đạt các điều kiện quy định tại Điều 18 Nghị định này và các điều kiện sau:

    1. Có các bộ phận chuyên môn, cấp cứu phù hợp với chuyên khoa của phòng khám.

    2. Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.

    3. Nhân lực: số lượng cán bộ, nhân viên; tỷ lệ cơ cấu thành phần; chức danh từng vị trí theo biểu tổ chức, biên chế.

    Điều 23. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với Tổ quân y, Tổ y tế Công an

    1. Có địa điểm cố định; bộ phận cấp cứu; bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ (nếu có trang thiết bị y tế liên quan), phòng cháy chữa cháy, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật liên quan.

    2. Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.

    3. Nhân lực: Có người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; các đối tượng khác phải có giấy phép hành nghề và chỉ khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hành nghề tại giấy phép hành nghề.

    4. Phạm vi hoạt động chuyên môn: Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo danh mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt

    Điều 24. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với quân y, y tế cơ quan, đơn vị; phòng khám có người chịu trách nhiệm chuyên môn có phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa

    1. Có địa điểm c định; bộ phận cấp cứu; bảo đảm các điều phòng cháy chữa cháy, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật liên quan.

    2. Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.

    3. Nhân lực: Có người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; các đối tượng tham gia khám bệnh, chữa bệnh khác phải có giấy phép hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn quy định tại giấy phép hành nghề.

    4. Phạm vi hoạt động chuyên môn: Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo danh mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

     

    Mục 2. HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP MỚI, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

     

    Điều 25. Hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động

    1. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh phải đạt các điều kiện quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21 22, 23 và 24 Nghị định này tùy theo hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể như sau:

    a) Văn bản đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc người đứng đầu đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo Mẫu số 06 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc quyết định ban hành biểu tổ chức, biên chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cấp có thẩm quyền;

    c) Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;

    d) Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp giấy phép hành nghề) theo Mẫu số 01 a hoặc Mẫu số 01b Phụ lục III kèm theo Nghị định này;

    đ) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;

    e) Danh sách nhng người đăng ký làm việc ngoài giờ không thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

    g) Bản sao hợp lệ các văn bản, tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức biên chế phù hợp với cấp chuyên môn kỹ thuật của một trong các loại hình tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các Điều 19, 20, 21 22, 23 và 24 Nghị định này.

    2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể như sau:

    a) Văn bản đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc người đứng đầu đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo Mẫu số 10 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Bản chính giấy phép hoạt động trong trường hợp bị hư hỏng hoặc có sai sót thông tin;

    c) Tài liệu chứng minh đối với trường hợp sai sót thông tin.

    3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi tên hoặc địa chỉ hoặc thời gian làm việc nhưng không thay đổi địa điểm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

    a) Văn bản đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc hoặc người đứng đầu đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo Mẫu số 07 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Bản chính giấy phép hoạt động và bản sao hợp lệ quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thay đổi tên hoặc địa chỉ hoặc thời gian làm việc nhưng không thay đổi địa điểm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    4. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi quy mô hoạt động, gồm:

    a) Văn bản đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc người đứng đầu đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động theo Mẫu số 08 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Bản sao hợp lệ quyết định của cấp có thẩm quyền về tổ chức biên chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

    c) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.

    5. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn, gồm:

    a) Văn bản quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

    b) Bản sao hợp lệ quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật của Cơ quan được giao quản lý về y tế;

    c) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế và hồ sơ nhân lực tương ứng với phạm vi hoạt động chuyên môn dự kiến điều chỉnh theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.

    6. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động đối với cơ sở thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

    a) Văn bản đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc hoặc người đứng đầu đi với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo Mẫu số 09 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật mới của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

    c) Bản chính giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp.

    Điều 26. Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động

    1. Trình tự, thủ tục cấp mới giấy phép hoạt động

    a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp mới quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế;

    b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ th lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;

    c) Cơ quan được giao quản lý về y tế tiến hành xét duyệt hồ sơ, báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thẩm định tại cơ sở đề nghị và lập biên bản thẩm định trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

    d) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải cấp mới giấy phép hoạt động trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định.

    Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải nêu rõ trong nội dung của biên bản thẩm định. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có thể tiến hành kiểm tra thực tế việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề ngh trong trường hợp cần thiết hoặc thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động. Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do;

    đ) Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc bệnh xá thì khi cấp giấy phép hoạt động, cơ quan cấp giấy phép hoạt động ban hành văn bản tạm xếp bệnh viện, bệnh xá đó vào cấp cơ bản. Thời gian tạm xếp cấp là 02 năm, kể từ ngày ghi trên văn bản tạm xếp cấp. Trong thời hạn 60 ngày, trước khi hết thời hạn tạm xếp cấp, bệnh viện, bệnh xá phải nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục phân cấp chuyên môn kỹ thuật theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.

    2. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động.

    a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế;

    b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ th lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền cấp lại giấy phép hoạt động. Trường hợp không cấp lại giấy phép hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    d) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cấp lại giấy phép hoạt động; Cơ quan được giao quản lý về y tế cập nhật thông tin về việc cấp lại giấy phép hoạt động trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc trang tin điện tử của mình và trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

    3. Trình tự cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp thay đổi thời gian làm việc hoặc thay đổi tên hoặc thay đổi địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thay đổi địa điểm hoặc thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh quy định tại khoản 3 hoặc khoản 6 Điều 25 Nghị định này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế;

    b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép hoạt động. Trường hợp không điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    d) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành văn bản cho phép điều chỉnh thời gian làm việc hoặc tên hoặc địa chỉ hoặc người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong giấy phép hoạt động; Cơ quan được giao quản lý về y tế cập nhật thông tin về việc điều chỉnh giấy phép hoạt động trên cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc trang tin điện tử của mình và trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

    4. Trình tự cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với trường hợp thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn hoặc thay đổi quy mô hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

    a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh quy định tại khoản 4 hoặc khoản 5 Điều 25 Nghị định này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là đơn vị đầu mi trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế;

    b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép hoạt động. Trường hợp không điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp phải thẩm định thực tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thực hiện theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này;

    d) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành văn bản cho phép điều chỉnh phạm vi hoạt động chuyên môn hoặc quy mô hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong giấy phép hoạt động; Cơ quan được giao quản lý về y tế cập nhật thông tin về việc điều chỉnh giấy phép hoạt động trên cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc trang tin điện tử của mình và trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

    5. Sau khi cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, Cơ quan được giao quản lý về y tế có trách nhiệm:

    a) Thông báo bằng văn bản gửi y ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Y tế nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động đặt trụ sở trong thời hạn 30 ngày, k từ ngày được cp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động;

    b) Đăng tải danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động thuộc thẩm quyền lên cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    Điều 27. Quản lý giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

    1. Giấy phép hoạt động là bản giấy cứng hoặc bản điện tử theo mẫu chung của Bộ Y tế. Nội dung trình bày theo Mẫu số 02a hoặc Mẫu số 02b Phụ lục I kèm theo Nghị định này, do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an in, cấp, quản lý.

    2. Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được cấp một giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhiều địa điểm hoạt động thì mỗi địa điểm đều phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 và 24 Nghị định này theo từng loại hình cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và được cấp một giấy phép hoạt động.

     

    Chương IV. ĐÌNH CHỈ HÀNH NGHỀ; ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN; THU HỒI GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ VÀ XỬ LÝ SAU THU HỒI GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ; THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

     

    Điều 28. Thủ tục đình chỉ hành nghề người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

    1. Đối với trường hợp người hành nghề bị đình chỉ theo kết luận của Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:

    a) Trường hợp Hội đồng chuyên môn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận, Hội đồng chuyên môn gửi văn bản kết luận về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kết luận của Hội đồng chuyên môn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm báo cáo Cơ quan được giao quản lý về y tế bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do đề nghị đình chỉ hành nghề;

    b) Trường hợp Hội đồng chuyên môn do Cơ quan được giao quản lý về y tế thành lập theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Hội đồng chuyên môn gửi văn bản kết luận về Cơ quan được giao quản lý về y tế, trong đó phải nêu rõ lý do đề nghị đình chỉ hành nghề theo thời gian quy định tại điểm a khoản này;

    c) Trong thi hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng chuyên môn các cấp, Cơ quan được giao quản lý về y tế báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ hành nghề;

    d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ hành nghề theo Mẫu số 04a hoặc Mẫu số 04b Phụ lục V kèm theo Nghị định này. Nội dung quyết định đình chỉ hành nghề phải căn cứ vào văn bản kết luận.

    2. Đối với trường hợp người hành nghề bị đình chỉ theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhưng chưa đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề:

    a) Trường hợp cơ quan ban hành kết luận không có thẩm quyền đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề, gửi văn bản kết luận về Cơ quan được giao quản lý về y tế. Trong đó nêu rõ lý do đề nghị đình chỉ hành nghề.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kết luận, Cơ quan được giao quản lý về y tế báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ hành nghề.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ hành nghề theo Mẫu số 04a hoặc Mẫu số 04b Phụ lục V kèm theo Nghị định này. Nội dung quyết định đình chỉ hành nghề phải căn cứ vào văn bản kết luận;

    b) Trường hợp cơ quan ban hành kết luận có thẩm quyền đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản kết luận, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ hành nghề theo Mẫu số 04a hoặc Mẫu số 04b Phụ lục V kèm theo Nghị định này. Nội dung quyết định đình chỉ hành nghề phải căn c vào văn bản kết luận.

    3. Đối với trường hợp người hành nghề bị đình chỉ do không đủ sức khỏe để hành nghề:

    a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền (bao gồm: Tòa án, cơ quan giám định, cơ sở khám sức khỏe) về việc người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề, Cơ quan được giao quản lý về y tế báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ hành nghề;

    b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể t ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ hành nghề theo Mẫu số 04a hoặc Mẫu số 04b Phụ lục V kèm theo Nghị định này. Nội dung quyết định đình chỉ hành nghề phải căn cứ vào văn bản kết luận.

    4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định đình chỉ hành nghề của cấp có thẩm quyền, Cơ quan được giao quản lý về y tế có trách nhiệm:

    a) Thông báo tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

    b) Gửi quyết định đình chỉ cho người hành nghề hoặc thực hiện việc giới hạn phạm vi hành nghề của người bị đình chỉ trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;

    c) Gửi quyết định đình chỉ cho cơ quan đã cấp giấy phép hành nghề cho người hành nghề đó đối với trường hợp cơ quan ra quyết định đình chỉ không phải là cơ quan đã cấp giấy phép hành nghề cho người hành nghề.

    Điều 29. Xử lý sau đình chỉ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

    1. Trường hợp quyết định đình chỉ không bắt buộc người hành nghề bị đình ch hoạt động phải cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì người hành nghề được tiếp tục hành nghề khi hết thời hạn đình chỉ.

    2. Trường hợp quyết định đình chỉ bắt buộc người hành nghề bị đình chỉ hoạt động phải cập nhật kiến thức y khoa liên tục, trong thời hạn 12 tháng kể từ khi có quyết định đình chỉ có hiệu lực, người hành nghề có trách nhiệm thực hiện và gửi kết quả cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định của Bộ Y tế về Cơ quan được giao quản lý về y tế.

    3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả cập nhật kiến thức y khoa liên tục, Cơ quan được giao quản lý về y tế báo cáo cơ quan đã cấp giấy phép hành nghề cho người hành nghề quyết định việc cho phép tiếp tục hành nghề.

    4. Trường hợp người hành nghề không hoàn thành việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định tại Điều này, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ. Người hành nghề có trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này.

    Trường hợp tổng thời gian đình chỉ quá 24 tháng, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thu hồi giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quá thời gian đình chỉ và người hành nghề phải thực hiện thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề.

    5. Thời hạn đình chỉ không quá 24 tháng.

    Điều 30. Trường hợp, thủ tục đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    1. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ hoạt động:

    a) Xảy ra sự c y khoa đến mức phải đình chỉ hoạt động chuyên môn;

    b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;

    c) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21,22, 23 và 24 Nghị định này.

    2. Nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả của sự cố y khoa hoặc phần điều kiện hoạt động không đảm bảo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này là căn cứ đ quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vi phạm hành chính thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc kết luận kiểm tra, thanh tra xác định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vi phạm phải đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 51 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh ban hành quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở đó theo Mẫu số 05a hoặc Mẫu số 05b Phụ lục V kèm theo Nghị định này.

    4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định đình chỉ một phn hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Cơ quan được giao quản lý về y tế có trách nhiệm:

    a) Thông báo tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

    b) Đăng tải thông tin về việc đình chỉ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thực hiện việc giới hạn phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

    Điều 31. Xử lý sau đình chỉ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    1. Sau khi hoàn thành việc khắc phục, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ có trách nhiệm gửi báo cáo khắc phục về Cơ quan được giao quản lý về y tế.

    2. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Cơ quan được quản lý về y tế báo cáo cấp có thẩm quyền thực hiện một trong các quy định sau đây:

    a) Ban hành quyết định chấm dứt đình chỉ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, nêu báo cáo khắc phục đã đáp ứng yêu cầu;

    b) Tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu cần thiết.

    3. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung báo cáo khắc phục, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

    Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Cơ quan được giao quản lý về y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải nộp báo cáo sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không sửa đổi, bổ sung thì báo cáo đã nộp không còn giá trị.

    4. Sau khi nhận báo cáo sửa đổi, bổ sung, Cơ quan được giao quản lý về y tế thực hiện một trong các quy định sau đây:

    a) Trường hợp báo cáo sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 3 Điều này.

    Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Cơ quan được giao quản lý về y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải nộp báo cáo sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp báo cáo lần đầu mà báo cáo bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị;

    b) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với báo cáo sửa đổi, bổ sung, Cơ quan được quản lý về y tế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    5. Sau khi đánh giá thực tế cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện một trong các quy định sau đây:

    a) Ban hành quyết định chấm dứt đình chỉ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế, nếu việc khắc phục đã đáp ng yêu cầu;

    b) Ban hành văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sửa chữa trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp có yêu cầu khắc phục, sửa chữa.

    Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sửa chữa, mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

    6. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thực hiện trình tự theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    Điều 32. Hồ sơ, thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp tục hoạt động sau khi bị đình chỉ

    1. Hồ sơ đề nghị cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục hoạt động chuyên môn bao gồm:

    a) Đơn đề nghị được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 05 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Báo cáo về việc khắc phục sai sót chuyên môn hoặc các biện pháp đã thực hiện để bảo đảm các điều kiện quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 và 24 Nghị định này (tùy theo hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) có xác nhận của đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; các tài liệu liên quan.

    2. Thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục hoạt động chuyên môn:

    a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.

    Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của cơ sở và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị;

    b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế tiến hành xét duyệt hồ sơ báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục hoạt động chuyên môn; nêu không cho phép tiếp tục hoạt động chuyên môn thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

    c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục hoạt động chuyên môn; nếu không cho phép tiếp tục hoạt động chuyên môn thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    Điều 33. Th tục thu hồi giấy phép hành nghề

    1. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:

    a) Cơ quan, đơn vị, cá nhân khi phát hiện người hành nghề thuộc trường hợp phải thu hồi giấy phép hành nghề phải thông báo cho Cơ quan được giao quản lý về y tế;

    b) Cơ quan được giao quản lý về y tế có trách nhiệm xác minh hồ sơ, tài liệu và thông tin do cơ quan, đơn vị, cá nhân cung cấp, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định;

    c) Quyết định thu hồi giấy phép hành nghề theo Mẫu số 02a hoặc Mẫu số 02b Phụ lục V kèm theo Nghị định này.

    2. Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

    Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm ban hành quyết định thu hồi giấy phép hành nghề của người hành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được thông báo, tống đạt của cơ quan có thẩm quyền về việc người hành nghề thuộc trường hợp bị cấm hành nghề theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

    3. Đối với trường hợp quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh do Hội đồng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự thành lập theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 101 Luật Khám bệnh, chữa bệnh

    a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn có trách nhiệm ký văn bản gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

    b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Hội đồng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm báo cáo Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ s y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an báo cáo bằng văn bản về Cơ quan được giao quản lý về y tế;

    d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, Cơ quan được giao quản lý về y tế báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ban hành quyết định thu hồi giấy phép hành nghề;

    đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Cơ quan được giao quản lý về y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ban hành quyết định thu hồi giấy phép hành nghề. Nội dung quyết định thu hồi phải căn cứ vào kết luận của Hội đồng chuyên môn.

    4. Đối với trường hợp quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh do Hội đồng chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 101 Luật Khám bệnh, chữa bệnh

    a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn có trách nhiệm ký văn bản gửi Cơ quan được giao quản lý về y tế, trong đó phải nêu rõ lý do đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề.

    Trường hợp Hội đồng chuyên môn do Bộ Y tế thành lập, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn ký văn bản báo cáo Bộ Y tế ban hành quyết định thu hồi giấy phép hành nghề và thông báo đến Cơ quan được giao quản lý về y tế;

    b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chủ tịch Hội đồng chuyên môn quy định tại điểm a khoản này, Cơ quan được giao quản lý về y tế có trách nhiệm báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ban hành quyết định thu hồi giấy phép hành nghề;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Cơ quan được giao quản lý về y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ban hành quyết định thu hồi giấy phép hành nghề. Nội dung quyết định thu hồi phải căn cứ vào kết luận của Hội đồng chuyên môn.

    5. Đối với trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:

    a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kết luận người hành nghề lần thứ hai trong thời hạn của giấy phép hành nghề có vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến mức phải đình chỉ hành nghề của cơ quan có thẩm quyền, Cơ quan được giao quản lý về y tế có trách nhiệm báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ban hành quyết định thu hồi giấy phép hành nghề;

    b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Cơ quan được giao quản lý về y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ban hành quyết định thu hồi giấy phép hành nghề. Nội dung quyết định thu hồi phải căn cứ vào kết luận của Hội đồng chuyên môn.

    6. Đối với trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:

    Cơ quan được giao quản lý về y tế có trách nhiệm tiếp nhận đơn đề nghị và giấy phép hành nghề do cá nhân cung cấp; báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi giấy phép hành nghề và văn bản xác nhận đã được cơ quan cấp phép thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề trong đó nêu rõ số giấy phép hành nghề, ngày cấp, nơi cấp, thông tin cá nhân, chức danh chuyên môn, phạm vi hành nghề.

    7. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi, Cơ quan được giao quản lý về y tế có trách nhiệm:

    a) Gửi quyết định cho người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý người hành nghề;

    b) Thực hiện việc hủy bỏ đăng ký hành nghề của người hành nghề đó trên hệ thống thông tin quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;

    c) Thông báo tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quyết định thu hồi giấy phép hành nghề của người hành nghề.

    Điều 34. Xử lý sau thu hồi giấy phép hành nghề

    1. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Người có giấy phép bị thu hồi phải hoàn chỉnh lại hồ sơ và nộp lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề.

    a) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành lại;

    b) Trưng hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn từ 24 tháng đến 60 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định này;

    c) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn vượt quá 60 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành và phải được kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định này.

    2. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả trường hợp giả mạo văn bằng tốt nghiệp, giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành đã nộp để tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề):

    a) Trường hợp giả mạo văn bằng hoặc văn bản xác nhận đạt kết quả tại kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề chỉ được nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề sau ti thiu 05 năm, kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề;

    b) Trường hợp giả mạo các giấy tờ khác trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề chỉ được nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề sau 03 năm, kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.

    3. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi do cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Người có giấy phép hành nghề bị thu hồi thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép hành nghề.

    a) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành lại;

    b) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn từ 24 tháng đến 60 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề;

    c) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn vượt quá 60 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành và phải được kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.

    4. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:

    a) Trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép hành nghề có hiệu lực thi hành, nếu người có giấy phép hành nghề bị thu hồi hoàn thành thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này thì được thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định này;

    b) Trường hợp sau 36 tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép hành nghề có hiệu lực thi hành, nếu người có giấy phép hành nghề bị thu hồi không hoàn thành thực hành theo quy định tại điểm a khoản này thì phải thực hiện quy trình cấp mới giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định này.

    5. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại một trong các điểm e, điểm 11 khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh phải hoàn thành thực hành và được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định này.

    6. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại một trong các điểm g khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh chỉ được nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.

    7. Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:

    a) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành;

    b) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn từ 24 tháng đến 60 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề;

    c) Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn vượt quá 60 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành thực hành và được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.

    Điều 35. Trình tự thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc kết luận kiểm tra, thanh tra trong đó xác định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vi phạm đến mức phải bị thu hồi giấy phép hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi giấy phép hoạt động theo Mẫu số 03a hoặc Mẫu số 03b Phụ lục V kèm theo Nghị định này.

    2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải nộp bản chính giấy phép hoạt động về Cơ quan được giao quản lý về y tế.

    3. Cơ quan ban hành quyết định thu hồi giấy phép hoạt động thông báo bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Y tế nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép hoạt động có hiệu lực thi hành; đăng tải thông tin về việc thu hồi giấy phép hoạt động trên cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

    4. Cơ sở bị thu hồi giấy phép hoạt động phải thực hiện lại thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.

     

    Chương V. PHÂN CẤP CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT; ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THUỘC LC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

     

    Điều 36. Quy định, tiêu chí phân cấp chuyên môn kỹ thuật và hồ sơ, thủ tục xếp cấp chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    1. Quy định về xếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo cấp chuyên môn kỹ thuật

    a) Cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh điều trị nội trú;

    b) Cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản và chuyên sâu gồm các bệnh xá, bệnh viện.

    2. Tiêu chí phân cấp chuyên môn kỹ thuật

    a) Nhóm tiêu chí về năng lực cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phạm vi hoạt động chuyên môn: Năng lực thực hiện được các kỹ thuật cao nht theo chuyên khoa; năng lực xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng lâm sàng và thực hiện kiểm định chất lượng lâm sàng; trình độ và bằng cấp sau đại học của các cán bộ quản lý trưng khoa và phó trưởng khoa;

    b) Nhóm tiêu chí về năng lực tham gia đào tạo thực hành y khoa: Năng lực xây dựng tài liệu đào tạo sau đại học cho chuyên khoa; năng lực tham gia, thực hiện đào tạo thực hành các trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học lĩnh vực sức khỏe; trình độ, học hàm người tham gia đào tạo được công nhận các chức danh giáo sư, phó giáo sư;

    c) Nhóm tiêu chí về năng lực tham gia hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật và chỉ đạo chuyên môn cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác: số lượng chuyển giao kỹ thuật cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác; số lượng chuyên gia, nhân viên y tế tham gia hỗ trợ bệnh viện khác; số lượng chuyên gia đầu ngành tham gia chỉ đạo chuyên môn, hội chẩn;

    d) Nhóm tiêu chí về năng lực nghiên cứu khoa học về y học: Chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sáng kiến cấp quốc gia, cấp bộ, tỉnh, cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu; chủ trì bài báo khoa học trong nước, quc tế; chủ trì các thử nghiệm lâm sàng và áp dụng công nghệ y tế; chủ trì tổ chức các hội nghị, hội thảo, khoa học trong nước, quốc tế.

    3. Hồ sơ đề nghị xếp cấp chuyên môn kỹ thuật:

    a) Văn bản đề nghị xếp cấp của đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an;

    b) Bảng tự chấm điểm theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này;

    c) Các tài liệu, số liệu thống kê minh chứng điểm số đạt được;

    d) Các tài liệu khác có liên quan.

    4. Thủ tục xếp cấp chuyên môn kỹ thuật:

    a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị xếp cấp lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế;

    b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tng hợp, lập danh sách gửi Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;

    c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế tiến hành xét duyệt hồ sơ và hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền xếp cấp chuyên môn kỹ thuật;

    d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xếp cấp chuyên môn kỹ thuật;

    đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xếp cấp, Cơ quan được giao quản lý về y tế thông báo bằng văn bản gửi Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Y tế nơi cơ sở khám bệnh đặt trụ sở; đăng tải thông tin về việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật trên cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc trang tin điện tử của cơ quan mình và trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

    5. Thẩm quyền xếp cấp chuyên môn kỹ thuật:

    a) Bộ Quốc phòng xếp cấp chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;

    b) Bộ Công an xếp cấp chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an.

    Điều 37. Đánh giá và chứng nhận chất lượng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    1. Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng cơ bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    a) Hằng năm, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức tự đánh giá chất lượng theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và gửi kết quả tự đánh giá về Cơ quan được giao quản lý về y tế;

    b) Kết quả đánh giá cht lượng phải được niêm yết công khai trên cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc trên trang thông tin điện tử của Cơ quan được giao quản lý về y tế và trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;

    c) Căn cứ kết quả tự đánh giá do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự công bố, Cơ quan được giao quản lý về y tế lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc đánh giá lại.

    2. Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng nâng cao đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành thực hiện như sau:

    a) Cơ quan được giao quản lý về y tế thực hiện việc đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nâng cao hoặc tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ do Bộ Y tế ban hành, trình tự thực hiện theo quy trình nội bộ của Cơ quan được giao quản lý về y tế;

    b) Kết quả đánh giá chất lượng được niêm yết công khai trên cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

    3. Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng nâng cao đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế thừa nhận thực hiện như sau:

    a) Cơ quan được giao quản lý về y tế thực hiện việc đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nâng cao hoặc tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ do Bộ Y tế thừa nhận, trình tự thực hiện theo quy trình nội bộ của Cơ quan được giao quản lý về y tế;

    b) Kết quả đánh giá chất lượng được niêm yết công khai trên Cng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

     

    Chương VI. HƯỚNG DN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ LỘ TRÌNH VÀ CHUYN TIP LIÊN QUAN ĐN GIẤY PHÉP HÀNH NGH

     

    Điều 38. Chuyển tiếp đối với việc thực hành, chứng chỉ hành nghề và chuyển đi chứng chỉ hành nghề đã được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12

    1. Người đã bắt đầu thực hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 nhưng chưa hoàn thành việc thực hành được lựa chọn thực hành theo một trong các quy định sau đây:

    a) Tiếp tục thực hành theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12. Kết quả thực hành được sử dụng để đề nghị cấp giấy phép hành nghề, trong đó phạm vi hành nghề thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12;

    b) Thực hành theo quy định tại Nghị định này.

    2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 được tiếp tục sử dụng như giấy phép hành nghề đến khi được chuyển đổi theo quy định tại khoản 3 Điều này, trong đó phạm vi hành nghề được thực hiện theo phạm vi hành nghề đã ghi trong chứng chỉ hành nghề được cấp.

    3. Việc chuyển đổi chứng chỉ hành nghề thành giấy phép hành nghề đưc thực hiện theo quy định sau:

    a) Bt đu áp dụng quy định về thời hạn hiệu lực là 05 năm đối với chứng chỉ hành nghề đã được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 từ ngày 01 tháng 01 năm 2030;

    b) Chứng chỉ hành nghề quy định tại điểm a khoản này sẽ hết hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2035;

    c) Nếu mun tiếp tục hành nghề, người hành nghề có trách nhiệm thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có chứng chỉ hành nghề do Bộ Quốc phòng cấp không hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện thủ tục gia hạn tại Bộ Y tế hoặc Sở Y tế.

    4. Việc điều chỉnh, cấp lại, đình chỉ, thu hồi và xử lý sau khi bị đình chỉ, thu hồi đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 phải chuyển đổi sang giấy phép hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 và thực hiện theo thủ tục quy định tại Điều 49 Nghị định này.

    5. Trường hợp người được cấp chứng chỉ hành nghề theo chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 muốn chuyển đổi thành giấy phép hành nghề trước thời điểm quy định tại khoản 3 Điều này phải lập hồ sơ và thực hiện thủ tục cấp lại theo quy định tại Điều 49 Nghị định này và phải nộp lại chứng chỉ hành nghề đã được cấp.

    Điều 39. Quy định chuyển tiếp đối với giấy phép hoạt động

    1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang hoạt động theo giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 và văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 được tiếp tục hoạt động theo giấy phép đã được cấp mà không phải chuyển đổi sang hình thức tổ chức quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh s 15/2023/QH15 và Điều 4 Nghị định này.

    Trường hợp muốn thay đổi sang hình thức tổ chức quy định tại Nghị định này thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động quy định tại Điều 26 Nghị định này.

    2. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh quy định tại điểm c khoản 3 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 120 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15.

    Điều 40. Thẩm quyền cấp mới, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp

    1. Bộ Quốc phòng cấp mới, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.

    2. Bộ Công an cấp mới, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an.

    Điều 41. Các trường hợp cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp

    1. Các trường hợp cấp mới giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.

    2. Các trường hợp cấp lại giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này và trường hợp người hành nghề được cấp chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024.

    3. Các trường hợp gia hạn giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.

    Điều 42. Yêu cầu đối với văn bằng đào tạo chuyên khoa, chứng chỉ đào tạo chuyên khoa bản, chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh, tâm lý lâm sàng

    1. Yêu cầu đối với văn bằng đào tạo chuyên khoa, văn bằng bác sỹ nội trú, văn bằng chuyên khoa cấp I, văn bằng chuyên khoa cấp II trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo trong nước cấp:

    a) Được cấp bởi cơ sở đào tạo hợp pháp theo quy định của pháp luật;

    b) Thời gian đào tạo tối thiểu 18 tháng.

    2. Yêu cầu đối với chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản do cơ sở đào tạo trong nước cấp:

    a) Được cấp bởi cơ sở đào tạo đã có ít nhất 01 khóa đào tạo cấp văn bằng chuyên khoa tương ứng đã tốt nghiệp hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở đào tạo thực hành đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe, đang tổ chức đào tạo thực hành ngành hoặc chuyên ngành trình độ chuyên khoa tương ứng với nội dung đào tạo cấp chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản;

    b) Chương trình và tài liệu đào tạo chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành hoặc sử dụng của cơ sở đào tạo khác khi được cơ sở đó đồng ý bằng văn bản; nội dung chương trình, khi lượng học tập, giảng viên phù hợp với chương trình đào tạo cấp văn bằng chuyên khoa của ngành hoặc chuyên ngành tương ứng và có tính liên thông với chương trình đào tạo trình độ chuyên khoa;

    c) Thời gian đào tạo tối thiểu 09 tháng.

    3. Yêu cầu đối với chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh:

    a) Được cấp bởi cơ sở đào tạo đã có ít nhất 01 khóa đào tạo chức danh hành nghề tương ứng đã tốt nghiệp hoặc là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền cho phép triển khai thực hiện các kỹ thuật chuyên môn tương ứng với thời gian tối thiểu 06 tháng;

    b) Chương trình và tài liệu đào tạo chứng chỉ kỹ thuật chuyên môn do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành hoặc sử dụng của cơ sở đào tạo khác khi được cơ sở đó đng ý bằng văn bản; nội dung chương trình, khối lượng học tập, ging viên phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.

    4. Trường hợp văn bằng đào tạo chuyên khoa được sử dụng để điều chỉnh phạm vi hành nghề theo quy định tại điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 47 Nghị định này phải có thời điểm bt đầu đào tạo sau ngày được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc quyết định điều chỉnh giấy phép hành nghề.

    5. Trường hợp người hành nghề có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản nếu mun điều chỉnh phạm vi hành nghề theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 47 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau:

    a) Chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản có thời điểm bắt đầu đào tạo sau ngày được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc điều chỉnh giấy phép hành nghề;

    b) Phải hoàn thành việc thực hành chuyên khoa tương ứng với chuyên khoa đã được đào tạo ghi trên chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản để làm căn cứ điều chỉnh giấy phép hành nghề. Tổng thời gian học chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản và thời gian thực hành tối thiểu là 18 tháng.

    6. Việc đào tạo văn bằng, chứng chỉ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này phải được cơ sở đào tạo công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

    Điều 43. Điều kiện văn bằng, chứng chỉ và thực hành để cấp giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp

    1. Đối với các chức danh bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y (trừ chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học), dinh dưỡng lâm sàng (trừ chức danh dinh dưỡng lâm sàng với phạm vi hành nghề cơ bản), cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng:

    a) Văn bằng để xem xét cấp giấy phép hành nghề thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này;

    b) Văn bằng bác sỹ nội trú theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định này;

    c) Văn bằng chuyên khoa cấp I theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định này;

    d) Văn bằng chuyên khoa cấp II theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định này;

    đ) Văn bằng thạc sỹ trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh;

    e) Văn bằng tiến sỹ trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.

    2. Đối với chức danh y sỹ:

    a) Chức danh y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa: Văn bằng trung cấp y sỹ, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng hoặc trung cấp y sỹ. Các văn bằng này phải được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2027;

    b) Chức danh y sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền: Văn bằng trung cấp y sỹ y học c truyền, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng hoặc trung cấp y sỹ y học cổ truyền. Các văn bằng này phải được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2027.

    3. Đối với chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học:

    a) Văn bằng trung cấp kỹ thuật xét nghiệm y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp kỹ thuật xét nghiệm y học;

    b) Văn bằng cao đẳng kỹ thuật xét nghiệm y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng kỹ thuật xét nghiệm y học;

    c) Văn bằng cử nhân kỹ thuật xét nghiệm y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân kỹ thuật xét nghiệm y học;

    d) Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học (bao gồm văn bằng tt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học) và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 03 tháng do cơ sở đào tạo về kỹ thuật xét nghiệm y học cấp hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm.

    4. Đối với chức danh dinh dưng lâm sàng với phạm vi hành nghề dinh dưỡng lâm sàng:

    a) Văn bằng cao đẳng dinh dưỡng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng dinh dưỡng;

    b) Văn bằng cử nhân dinh dưỡng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân dinh dưỡng;

    c) Văn bằng bác sỹ quy định tại khoản 1 Điều này và có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản về dinh dưỡng.

    Điều 44. Điều kiện về thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp mới giấy phép hành nghề

    1. Việc thực hành đối với người bắt đầu thực hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này, trong đó việc thực hành đối với các chức danh dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng thực hiện như sau:

    a) Thời gian thực hành, địa điểm thực hành, nội dung thực hành thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;

    b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2026: Người hướng dẫn thực hành phải có kinh nghiệm làm việc phù hợp với nội dung hướng dẫn thực hành từ 36 tháng trở lên;

    c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027: Người hướng dẫn thực hành phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 16 Nghị định này.

    2. Quy định về giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành đối với các chức danh dinh dưỡng lâm sàng:

    a) Giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo quy định Điều 16 Nghị định này;

    b) Văn bản xác nhận đã có thời gian làm nhiệm vụ dinh dưỡng lâm sàng từ 09 tháng trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà phạm vi hoạt động chuyên môn bao gồm hoạt động dinh dưỡng lâm sàng.

    3. Quy định về giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành đối với các chức danh cấp cứu viên ngoại viện:

    a) Giấy xác nhận hoàn thành quá trình theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;

    b) Văn bản xác nhận đã có thời gian làm nhiệm vụ cấp cứu từ 09 tháng trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại một trong các cơ sở sau đây: Khoa cấp cứu của bệnh viện; cơ sở cấp cứu ngoại viện.

    4. Quy định về giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành đối với các chức danh tâm lý lâm sàng:

    a) Giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;

    b) Văn bản xác nhận đã có thời gian làm nhiệm vụ tâm lý lâm sàng từ 09 tháng trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại một trong các cơ sở sau đây: Bệnh viện chuyên khoa tâm thần; bệnh viện có khoa tâm thần hoặc khoa tâm lý lâm sàng hoặc có phạm vi hoạt động chuyên môn tâm lý lâm sàng.

    5. Người bắt đầu thực hành từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 được:

    a) Áp dụng thời gian thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này;

    b) Tính thời gian đã thực hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 đế tính tổng thời gian thực hành nhưng phải bảo đảm đạt thời gian thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này trước ngày 31 tháng 12 năm 2024.

    Điều 45. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp

    1. Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

    2. Một trong các giấy tờ sau: Văn bằng quy định tại Điều 43 Nghị định này hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp đã được Bộ Y tế công nhận.

    3. Giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này, trừ các trường hợp sau:

    a) Người hành nghề đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa và nộp hồ sơ đề nghị cấp mới chuyên khoa đó trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp văn bằng chuyên khoa;

    b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

    4. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên.

    5. Hai ảnh chân dung màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.

    6. Bản chính giấy phép hành nghề đối với trường hợp người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

    7. Quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đối với một trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định này.

    Điều 46. Hồ sơ đề nghị cấp lại, gia hạn giấy phép hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp

    1. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp quy định tại khon 2 Điều 7 Nghị định này trong giai đoạn chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

    2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề đối với người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024:

    a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo Mẫu số 02 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Bản chính chứng chỉ hành nghề đã được cấp trừ trường hợp chứng chỉ hành nghề bị mất;

    c) Hai ảnh chân dung màu, nền trang, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.

    3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bị hết hạn trong giai đoạn chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

    Điều 47. Trường hợp, điều kiện cấp điều chnh giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp

    1. Điều chỉnh giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau:

    a) Đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024, trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề;

    b) Đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề;

    c) Đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đi chuyên khoa đã được cho phép hành nghề bằng chuyên khoa khác và không hành nghề theo chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề trước đó.

    2. Điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề:

    a) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 nhưng trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề phải đáp ứng điều kiện: Có một trong các văn bằng đào tạo theo quy định tại các điểm b, c, d và đ hoặc e khoản 1 Điều 43 Nghị định này hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung.

    Trường hợp được cấp chứng chỉ chuyên khoa cơ bản thì phải thực hành chuyên khoa tương ứng với chuyên khoa đã được đào tạo ghi trên chứng chỉ chuyên khoa cơ bản đến khi tổng thời gian đào tạo chuyên khoa cơ bản và thời gian thực hành đủ 18 tháng (xác định theo thời điểm bắt đầu đào tạo chuyên khoa cơ bản).

    Trường hợp người hành nghề được cấp văn bằng thạc sỹ, tiến sỹ lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở đào tạo nước ngoài phải hoàn thành quá trình thực hành theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;

    b) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề phải đáp ứng điều kiện: Có một trong các văn bằng đào tạo theo quy định tại các điểm b, c, d và đ hoặc e khoản 1 Điều 43 Nghị định này hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung.

    Trường hợp được cấp chứng chỉ chuyên khoa cơ bản thì phải thực hành chuyên khoa tương ứng với chuyên khoa đã được đào tạo ghi trên chứng chỉ chuyên khoa cơ bản đến khi tổng thời gian đào tạo chuyên khoa cơ bản và thời gian thực hành đủ 18 tháng (xác định theo thời điểm bắt đầu đào tạo chuyên khoa cơ bản).

    Trường hợp người hành nghề được cấp văn bằng thạc sỹ, tiến sỹ lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở đào tạo nước ngoài phải hoàn thành quá trình thực hành theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;

    c) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa phải đáp ứng điều kiện: Có một trong các văn bằng đào tạo theo quy định tại các điểm b, c, d và đ hoặc e khoản 1 Điều 43 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị thay đổi.

    Trường hợp người hành nghề được cấp văn bằng thạc sỹ, tiến sỹ lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở đào tạo nước ngoài phải hoàn thành quá trình thực hành theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

    Điều 48. Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp

    1. Hồ sơ đề nghị bổ sung phạm vi hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 47 Nghị định này trong giai đoạn chuyển tiếp, bao gm:

    a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Một trong các giấy tờ sau: Văn bằng đào tạo chuyên khoa, văn bằng thạc sỹ, văn bằng tiến sỹ chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phù hợp với phạm vi hành nghề đề nghị bổ sung;

    c) Giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này đối với trường hợp sử dụng chứng chỉ đào tạo chuyên khoa hoặc văn bằng đào tạo chuyên khoa quá 24 tháng tính từ ngày được cấp đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề.

    2. Hồ sơ đề nghị thay đổi phạm vi hành nghề trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 Nghị định này, bao gồm:

    a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

    b) Một trong các giấy tờ sau: Văn bằng đào tạo chuyên khoa, văn bằng thạc sỹ, văn bằng tiến sỹ chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phù hợp với phạm vi hành nghề đề nghị thay đổi và khác với chuyên khoa trong giấy phép hành nghề đã được cấp;

    c) Bản chính giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp;

    d) Giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này đối với trường hợp sử dụng chứng chỉ đào tạo chuyên khoa hoặc văn bằng đào tạo chuyên khoa quá 24 tháng tính từ ngày được cấp đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề.

    Điều 49. Thủ tục cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp

    1. Thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề

    a) Người đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 45 Nghị định này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an;

    b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của người hành nghề và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền cấp mới giấy phép hành nghề. Trường hợp không cấp mới giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    d) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cấp mới giấy phép hành nghề và trả giấy phép hành nghề cho người hành nghề.

    2. Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề

    a) Người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 46 Nghị định này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an;

    b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của người hành nghề và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ th lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền cấp lại giấy phép hành nghề. Trường hợp không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    d) Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cấp lại giấy phép hành nghề và trả giấy phép hành nghề cho người hành nghề.

    3. Thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề

    a) Người đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 46 Nghị định này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.

    Trường hợp bị ốm đau, tai nạn hoặc trường hợp bất khả kháng tại thời điểm nộp hồ sơ gia hạn thì phải có văn bản thông báo cho Cơ quan được giao quản lý về y tế để lùi thời gian nộp hồ sơ cấp giấy phép hành nghề.

    Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được đề nghị lùi thời điểm gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian lùi thực hiện gia hạn không quá 22 tháng, kể từ ngày giấy phép hành nghề hết hạn.

    Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì thực hiện thủ tục gia hạn tại Bộ Y tế hoặc Sở Y tế;

    b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của người hành nghề và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền gia hạn giấy phép hành nghề. Trường hợp không gia hạn giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    d) Trong thời hạn kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thực hiện việc gia hạn hoặc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do nếu không thực hiện việc gia hạn; trường hợp đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề mà không có văn bản trả lời thì giấy phép hành nghề tiếp tục có hiệu lực theo quy định.

    4. Thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề

    a) Người đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 48 Nghị định này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mi trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an;

    b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của người hành nghề và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép hành nghề. Trường hợp không điều chỉnh giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    d) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành quyết định điều chỉnh giấy phép hành nghề và trả giấy phép hành nghề cho người hành nghề.

    Điều 50. Đình chỉ và xử lý sau đình chỉ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp

    1. Thủ tục đình chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

    2. Xử lý sau đình chỉ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.

    Điều 51. Thu hồi và xử lý sau thu hồi giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyn tiếp

    1. Thủ tục thu hồi giấy phép hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.

    2. Xử lý sau thu hồi giấy phép hành nghề

    a) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:

    Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành lại.

    Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn từ 24 tháng đến 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề.

    Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian vượt quá 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề;

    b) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Trường hợp giả mạo văn bằng hoặc giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề: tối thiểu 05 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.

    Trường hợp giả mạo các giấy tờ khác trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề: 03 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề;

    c) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Người có giấy phép hành nghề bị thu hồi phải thực hiện lại thủ tục đề nghị cấp giấy phép hành nghề.

    Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành lại.

    Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn từ 24 tháng đến 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề.

    Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian vưt quá 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề;

    d) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và hoàn thành thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này trong thời gian 36 tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép hành nghề có hiệu lực thi hành, người hành nghề phải thực hiện quy trình cấp lại giấy phép hành nghề theo quy định tại Điều 49 Nghị định này;

    đ) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và không hoàn thành thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép hành nghề có hiệu lực thi hành, người hành nghề phải thực hiện quy trình cấp mới giấy phép hành nghề theo quy định tại Điều 49 Nghị định này;

    e) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại một trong các điểm e, điểm h khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề phải hoàn thành thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này và thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề theo quy định tại Điều 49 Nghị định này;

    g) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại một trong các điểm g khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh chỉ được nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề;

    h) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép hành nghề có hiệu lực thi hành, người hành nghề thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo quy định tại Điều 49 Nghị định mà không phải thực hành;

    i) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn từ 24 tháng đến 60 tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép hành nghề có hiệu lực thi hành, người hành nghề phải hoàn thành thực hành quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo quy định tại Điều 49 Nghị định này;

    k) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn vượt quá 60 tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép hành nghề có hiệu lực thi hành, người hành nghề phải hoàn thành thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này và được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.

    Điều 52. Quy định về phân cấp chuyên môn kỹ thuật trong giai đoạn chuyển tiếp

    Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hình thức t chức là bệnh viện hoặc bệnh xá đã được cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 phải thực hiện thủ tục đề nghị xếp cấp để được xếp cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2025. Việc xếp cấp chuyên môn được thực hiện như sau:

    1. Trường hợp thời hạn tính từ ngày được cấp giấy phép hoạt động đến thời điểm đề nghị thực hiện thủ tục chưa đủ 02 năm thì chỉ cần nộp văn bản đề nghị xếp cấp theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Nghị định này. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ban hành văn bản tạm xếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó vào cấp cơ bản. Thời gian tạm xếp cấp là 02 năm, kể từ ngày ghi trên quyết định tạm xếp cấp. Trong thời hạn 60 ngày, trước khi hết thời hạn tạm xếp cấp, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục xếp cấp chuyên môn kỹ thuật theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này.

    2. Trường hợp thời hạn tính từ ngày được cấp giấy phép hoạt động đến thời điểm đề nghị thực hiện thủ tục từ 02 năm trở lên thì phải nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này. Kết quả xếp cấp được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

    Điều 53. Quy định chuyển tiếp liên quan đến hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

    1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2026, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện việc đăng tải các tài liệu hồ sơ, thông tin, thông báo, danh sách người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân quy định tại khoản 2 Điều này lên hệ thống thông tin điện tử, cng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.

    2. Các tài liệu, hồ sơ, thông tin, thông báo, danh sách phải đăng tải lên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định tại Nghị định này bắt đầu thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2027.

     

    Chương VII. ĐIU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 54. Hiệu lực thi hành

    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 02 năm 2024.

    2. Nghị định số 50/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong Quân đội hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

    3. Các thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này được thực hiện bằng cách thức trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử khi đáp ứng đủ điều kiện.

    Điều 55. Trách nhiệm thi hành

    1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.

    2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

     

    Nơi nhận:

    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;

    - Th tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

    - Các bộ, quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

    - HĐND, UBND các tỉnh, thành ph trực thuộc trung;

    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

    - Văn phòng Tổng Bí thư;

    - Văn phòng Chủ tịch nước;

    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

    - Văn phòng Quốc hội;

    - Tòa án nhân dân tối cao;

    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    - Kiểm toán nhà nưc;

    - Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;

    - Ngân hàng Chính sách xã hội;

    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

    - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

    - Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

    - Lưu: VT, KGVX (2b)

    TM. CHÍNH PHỦ

    KT. THỦ TƯỚNG

    PHÓ THỦ TƯỚNG

     

     

     

     

     

    Trần Hồng Hà

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ của Quốc hội, số 76/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương của Quốc hội, số 47/2019/QH14
    Ban hành: 22/11/2019 Hiệu lực: 01/07/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Khám bệnh, chữa bệnh của Quốc hội, số 15/2023/QH15
    Ban hành: 09/01/2023 Hiệu lực: 01/01/2024 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 50/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong Quân đội
    Ban hành: 07/06/2019 Hiệu lực: 24/07/2019 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    05
    Luật Khám bệnh, chữa bệnh của Quốc hội, số 15/2023/QH15
    Ban hành: 09/01/2023 Hiệu lực: 01/01/2024 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Nghị định 16/2024/NĐ-CP về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Chính phủ
    Số hiệu:16/2024/NĐ-CP
    Loại văn bản:Nghị định
    Ngày ban hành:16/02/2024
    Hiệu lực:16/02/2024
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo:12/03/2024
    Số công báo:từ 403 đến 406-03/2024
    Người ký:Trần Hồng Hà
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X