ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- Số: 06/2017/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 02 năm 2017 |
----------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch động vật ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BCT-BNV ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 2349/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 122/TTr-SNV ngày 11 tháng 01 năm 2017 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 10829/STP-VB ngày 29 tháng 12 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh được thí điểm thành lập theo Quyết định số 2349/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2017. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương; - Thanh tra Chính phủ; - Cục Kiểm tra Văn bản - Bộ Tư pháp; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND TP; - TTUB: CT, các PCT; - Ủy ban MTTQVN TP; - VPUB: Các PVP; - Các Phòng CV, - Trung tâm Công báo; - Lưu: VT, (VX-VP,02b). | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Thành Phong |
1. Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực thi pháp luật về an toàn, vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố.
2. Ban Quản lý có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng để hoạt động theo quy định; được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước.
3. Tên giao dịch quốc tế của Ban Quản lý: Food Safety Management Authority of Ho Chi Minh City
Tên viết tắt: FSMA
Trụ sở chính của Ban Quản lý: Trước mắt đặt tại trụ sở Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố, địa chỉ số 18, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.
1. Quy chế này quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý, mối quan hệ công tác giữa Ban Quản lý với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến công tác, quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, phân phối, kinh doanh đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong phạm vi quản lý của Ban Quản lý.
Chương II
1. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, kinh doanh đối với: phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ, vật liệu bao gói và chứa đựng thực phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế do Ban Quản lý thực hiện.
2. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, kinh doanh đối với ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công quản lý do Ban Quản lý thực hiện.
3. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương phân cấp do Ban Quản lý thực hiện.
4. Quản lý an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phân cấp của Bộ Y tế.
5. Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Ban Quản lý thực hiện.
6. Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ, siêu thị và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương do Ban Quản lý thực hiện.
1. Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm; chương trình, quy hoạch, đề án, dự án, kế hoạch dài hạn và hàng năm về lĩnh vực an toàn thực phẩm.
2. Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, phân phối, kinh doanh đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc phạm vi quản lý về an toàn thực phẩm của Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương được phân công, phân cấp trừ sản xuất ban đầu như trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, hoạt động kiểm soát giết mổ do ngành nông nghiệp quản lý và hoạt động kiểm tra phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Sở Công Thương chịu trách nhiệm quản lý.
3. Tổ chức việc cấp, đình chỉ, thu hồi các loại giấy chứng nhận, giấy xác nhận, giấy tiếp nhận trong lĩnh vực an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã phân cấp cho các Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Triển khai hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục các sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn thành phố.
5. Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về kiểm nghiệm thực phẩm (thu thập, phân tích, kiểm nghiệm mẫu thực phẩm); hướng dẫn và giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố. Tham mưu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của thành phố; nghiên cứu đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm.
6. Triển khai các hoạt động tuyên truyền thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
7. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực an toàn thực phẩm. Thực hiện thẩm định các tiêu chuẩn kỹ thuật cấp cơ sở và tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp nhà nước. Xây dựng hệ thống nghiên cứu phát triển, giám sát cảnh báo các nguy cơ về an toàn thực phẩm. Định hướng, phát triển cách thức ứng phó, xử lý đối với các tình huống phát sinh trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng an toàn thực phẩm.
8. Tham gia hợp tác với các cơ quan trong và ngoài nước nghiên cứu về an toàn thực phẩm.
9. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, khai thác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; Sở Công Thương trong lĩnh vực phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại; Sở Y tế trong sản xuất thuốc và các sở - ngành khác có liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
10. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác an toàn thực phẩm đối với Phòng Y tế và Phòng Kinh tế hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân các quận - huyện.
11. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền trên địa bàn thành phố.
12. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức và số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban Quản lý; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.
13. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.
14. Tổng hợp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố hoặc cơ quan có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
1. Ban hành các văn bản hướng dẫn về biện pháp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố theo quy định của nhà nước.
2. Yêu cầu các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các tổ chức ngành dọc (kể cả của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố) cung cấp thông tin liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm.
3. Các quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân thành phố giao (nếu có).
Chương III
1. Ban Quản lý có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban.
2. Trưởng ban là người đứng đầu Ban Quản lý, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố và các công việc được Ủy ban nhân dân thành phố giao.
Trưởng ban bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc và trực thuộc Ban Quản lý theo tiêu chuẩn chức danh do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
Trưởng ban có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân thành phố khi có yêu cầu; cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân thành phố; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố về những vấn đề trong phạm vi lĩnh vực an toàn thực phẩm; phối hợp với Thủ trưởng các sở - ngành khác, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Quản lý.
3. Phó Trưởng ban là người giúp Trưởng ban chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng ban vắng mặt, một Phó Trưởng ban được Trưởng ban ủy nhiệm điều hành hoạt động của Ban Quản lý.
4. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức, cho từ chức, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Trưởng ban và Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo quy định của pháp luật.
1. Số lượng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Văn phòng và Thanh tra không quá 06. Riêng Thanh tra sẽ có một số Đội Quản lý An toàn thực phẩm trên địa bàn liên quận - huyện hoặc chợ đầu mối nông sản. Đội Quản lý An toàn thực phẩm có con dấu, tài khoản riêng.
2. Việc thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ban Quản lý phải bảo đảm bao quát đầy đủ các lĩnh vực công tác của Ban Quản lý; rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, không chồng chéo, trùng lắp với chức năng, nhiệm vụ của phòng và tổ chức khác thuộc Ban Quản lý.
1. Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm.
2. Căn cứ tính chất, yêu cầu cụ thể, Trưởng ban xây dựng Đề án cụ thể trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý theo quy định hiện hành.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với cấp trưởng, phó cấp trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Ban Quản lý do Trưởng ban quyết định theo quy định của pháp luật.
1. Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Ban Quản lý được Ủy ban nhân dân thành phố giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động trong tổng biên chế hành chính, số lượng người làm việc của thành phố.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm được, phê duyệt, hàng năm Ban Quản lý xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định phân bố theo quy định của pháp luật.
Chương IV
1. Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý an toàn thực phẩm thông qua các Cục chuyên ngành của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, được quyền tiếp nhận và cấp các loại giấy chứng nhận, tiếp nhận, xác nhận để quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố theo ủy quyền và phân cấp của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như trước đây cho Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của 3 Bộ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm với 3 Bộ khi có yêu cầu; tham dự các cuộc họp, tập huấn trong lĩnh vực an toàn thực phẩm do 3 Bộ triệu tập.
2. Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ Thanh tra, xử lý vi phạm của Thanh tra Chính phủ.
3. Khi chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố hoặc chưa thống nhất với chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Quản lý kịp thời báo cáo và đề xuất để Ủy ban nhân dân thành phố làm việc với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Ban Quản lý có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin, báo cáo phục vụ cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố; trả lời các chất vấn, kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý.
2. Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân thành phố; Trưởng ban Quản lý có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Đối với những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý mà Ban Quản lý và các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện còn ý kiến khác nhau, Trưởng ban Quản lý báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Ban Quản lý tham khảo ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể cấp thành phố trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý nhằm phối hợp thực hiện những chủ trương, chính sách của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố.
1. Ban Quản lý quan hệ với các Sở - ngành theo nguyên tắc phối hợp, nhằm hoàn thành nhiệm vụ chung của thành phố và nhiệm vụ của từng cơ quan; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
2. Ban Quản lý trao đổi ý kiến với các Sở - ngành thành phố trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố các vấn đề về chủ trương, chính sách có liên quan đến các cơ quan này.
3. Ban Quản lý phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình quản lý an toàn thực phẩm theo nhiệm vụ được giao, trừ việc quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện bao gồm: Quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản; sản xuất muối; hoạt động kiểm soát giết mổ, Đồng thời, phối hợp với Sở Công Thương trong quá trình quản lý an toàn thực phẩm theo nhiệm vụ được giao, trừ việc chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kiểm tra phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện.
4. Đối với Thanh tra thành phố, Ban Quản lý chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ Thanh tra, xử lý vi phạm.
5. Đối với các sở - ngành khác có liên quan, ngoài mối quan hệ phối hợp, Ban Quản lý chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan trong quá trình tổ chức, hoạt động.
1. Ban quản lý tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố quyết định phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm đối với Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phối hợp Ủy ban nhân dân các quận - huyện trong hoạt động cấp giấy chứng nhận, thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn, truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo an toàn, điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm và công tác phòng, chống dịch bệnh truyền qua thực phẩm.
2. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân các quận - huyện thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm; triển khai thực hiện các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố đến Ủy ban nhân dân các quận - huyện. Yêu cầu Ủy ban nhân dân các quận - huyện thực hiện báo cáo định kỳ, cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực chuyên môn để thực hiện chức năng của Ban Quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Trưởng ban Quản lý trực tiếp làm việc với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và giải quyết những kiến nghị liên quan đến công việc thuộc ngành quản lý; nếu còn có những ý kiến khác nhau hoặc đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Ban Quản lý, Trưởng ban Quản lý báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Chương V
Điều 16. Căn cứ nội dung Quy chế này, Trưởng ban Quản lý có trách nhiệm cụ thể hóa thành chương trình công tác, các mặt hoạt động, phối hợp công tác thuộc phạm vi, thẩm quyền của Ban Quản lý, phù hợp với các quy định của pháp luật. Trưởng ban Quản lý chịu trách nhiệm ban hành Quy chế làm việc của các Phòng chuyên môn thuộc Ban Quản lý và các đơn vị trực thuộc; tổ chức, sắp xếp các phòng, đơn vị trực thuộc, bố trí cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ và yêu cầu nhiệm vụ của Ban Quản lý, đảm bảo phát huy tốt hiệu lực và hiệu quả tổ chức thực thi pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.