hieuluat

Quyết định 117/2008/QĐ-BNN Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở SXKD thủy sản đủ điều kiện đảm bảo VSATTP

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:703&704 - 12/2008
    Số hiệu:117/2008/QĐ-BNNNgày đăng công báo:30/12/2008
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lương Lê Phương
    Ngày ban hành:11/12/2008Hết hiệu lực:17/09/2011
    Áp dụng:14/01/2009Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • QUYẾT ĐỊNH

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 117/2008/QĐ-BNN

    NGÀY 11 THÁNG 12 NĂM 2008

    BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT,

     KINH DOANH THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH

    AN TOÀN THỰC PHẨM

     

     

    BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

     

    Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    Căn cứ  Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

    Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;

    Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản;

    Căn cứ Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;

    Căn cứ Thông tư liên tịch số 24/2005/TTLT-BYT-BTS ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ Y tế và Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn phân công, phối hợp quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản,

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế kiểm tra và công  nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”, thay thế “Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” ban hành kèm theo Quyết định số 649/2000/QĐ-BTS ngày 04/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản;

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo;

    Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, thủ trưởng các cơ quan thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

    KT.BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

    Lương Lê Phương

     

                                                                                                       

     

     


     

    QUY CHẾ

    Kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất,

    kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 117 /2008/QĐ-BNN

    Ngày11 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

     

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

     

                Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Quy chế này quy định trình tự, thủ tục kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản (sau đây gọi tắt là Cơ sở) đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (viết tắt là VSATTP); trách nhiệm và quyền hạn của các bên có liên quan.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Quy chế này áp dụng đối với:

    a) Tàu cá có công suất máy chính từ 50 CV trở lên (bao gồm cả tàu chế biến thủy sản chỉ phục vụ tiêu thụ nội địa); Cảng cá; Chợ cá; Cơ sở sản xuất nước đá độc lập phục vụ bảo quản và chế biến thủy sản; Cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thủy sản; Cơ sở lưu giữ, đóng gói thủy sản chỉ phục vụ tiêu thụ nội địa; Cơ sở chế biến thủy sản chỉ phục vụ tiêu thụ nội địa;

    b) Tàu chế biến thủy sản xuất khẩu; Cơ sở làm sạch và cung ứng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ sống; Kho lạnh độc lập có bảo quản thủy sản; Cơ sở lưu giữ, đóng gói thủy sản có sản phẩm xuất khẩu; Cơ sở chế biến thủy sản có sản phẩm xuất khẩu.

                2. Quy chế này không áp dụng đối với:

    a) Hộ gia đình, cá nhân sản xuất thủy sản có quy mô nhỏ để sử dụng tại chỗ;

    b) Cơ sở bán lẻ thực phẩm thủy sản, dịch vụ ăn uống có bán thủy sản;

    c) Chợ bán lẻ thủy sản;

    d) Cơ sở sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ thủy sản nhưng không dùng làm thực phẩm.

    Điều 3. Giải thích thuật ngữ

    Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

                1. Sản phẩm thuỷ sản là tất cả các loài động, thực vật sống trong nước và lưỡng cư, kể cả trứng và những bộ phận của chúng được sử dụng làm thực phẩm hoặc thực phẩm phối chế mà thành phần có chứa thuỷ sản.

    2. Sơ chế là bất kỳ hoạt động xử lý nào làm ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn về hình thể của nguyên liệu thủy sản bao gồm bỏ đầu, bỏ nội tạng, phi lê, phân chia nhiều phần, tách ra từng phần, xếp sẵn, cắt lát, bỏ xương, băm cắt, lột da, nghiền nát, cắt, rửa, tỉa, bóc vỏ, cán mỏng, làm lạnh kể cả cấp đông nhằm mục đích bảo quản nhưng chưa làm thay đổi kết cấu tự nhiên của nguyên liệu thủy sản.

    3. Chế biến là bất kỳ hoạt động xử lý nào làm thay đổi căn bản kết cấu tự nhiên của nguyên liệu thủy sản như: gia nhiệt, xông khói, nấu chín, làm khô, ướp muối, trích ly, ép đùn ...     

    4. Sản phẩm thủy sản ăn liền là sản phẩm thủy sản có thể sử dụng trực tiếp cho người mà không bắt buộc phải xử lý đặc biệt nào trước khi ăn.

    5. Sản phẩm thủy sản nguy cơ cao là sản phẩm thủy sản ăn liền hoặc sản phẩm thủy sản được sản xuất từ loài thủy sản có mối nguy gắn liền với loài.

    6. Nhóm sản phẩm thủy sản tương tự là những sản phẩm thủy sản có cùng mức nguy cơ về an toàn thực phẩm khi sử dụng, có các công đoạn trong quy trình công nghệ chế biến gần giống nhau, của cùng một Cơ sở chế biến thủy sản.

    7. Cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản là một địa điểm cố định, nơi diễn ra các hoạt động thu gom, rửa, phân loại, bảo quản thủy sản để cung cấp cho thị trường hoặc các cơ sở sản xuất thủy sản.

    8. Cơ sở sơ chế nguyên liệu thủy sản là nơi diễn ra một hoặc nhiều công đoạn của hoạt động sơ chế và sản phẩm chỉ nhằm mục đích làm nguyên liệu để cung cấp cho các Cơ sở sản xuất khác.

    9. Cơ sở chế biến thủy sản là nơi diễn ra một hoặc nhiều công đoạn của hoạt động sơ chế hoặc chế biến và sau đó sản phẩm được bao gói hoàn chỉnh để đưa ra thị trường.

    10. Cơ sở chế biến thủy sản độc lập là cơ sở có được thành lập theo đúng qui định hiện hành (có con dấu riêng); có tường rào ngăn cách hoàn toàn với cơ sở khác; có nhà xưởng, trang thiết bị, công trình phụ trợ cần thiết để thực hiện hoàn chỉnh một quy trình sản xuất từ tiếp nhận nguyên liệu cho đến thành phẩm.

    11. Tàu cá là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai thác, thu gom, vận chuyển, sơ chế, bảo quản thủy sản.

    12. Tàu chế biến là tàu cá có trang thiết bị để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của hoạt động sơ chế hoặc thực hiện hoàn chỉnh quá trình chế biến thủy sản được kết thúc bằng công đoạn đóng gói thành phẩm và có thể kèm theo việc làm lạnh hoặc cấp đông sản phẩm.

    13. Cảng cá là cảng chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nước đậu tàu. Vùng đất cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính, dịch vụ hậu cần, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.

    14. Chợ cá (chợ đầu mối thuỷ sản) là nơi diễn ra các hoạt động bán buôn hoặc bán đấu giá thủy sản và có thể bao gồm cả hoạt động thu mua, sơ chế.

    Điều 4. Căn cứ để kiểm tra, công nhận

    1. Căn cứ để kiểm tra và công nhận Cơ sở đủ điều kiện đảm bảo VSATTP là các quy định, các tiêu chuẩn và quy chuẩn của Việt Nam quy định về điều kiện đảm bảo VSATTP thuỷ sản.

    2. Đối với các Cơ sở có sản phẩm thủy sản xuất khẩu, ngoài việc đáp ứng các nội dung quy định tại Khoản 1, Điều này còn căn cứ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, các thỏa thuận song phương, các quy định của nước nhập khẩu.

    Điều 5. Cơ quan kiểm tra, công nhận

    1. Cơ quan chuyên môn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra và công nhận đối với các Cơ sở nêu tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2, Quy chế này.

    2. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra và công nhận đối với các Cơ sở nêu tại Điểm b, Khoản 1, Điều 2, Quy chế này.

    3. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản; các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công cụ thể về việc kiểm tra, công nhận cho các đơn vị, cơ quan trực thuộc theo hình thức, đối tượng kiểm tra trong phạm vi đã được phân cấp tại Khoản 1, Khoản 2, Điều này.

    Điều 6. Các hình thức kiểm tra và thẩm tra

    1. Kiểm tra công nhận:

    a) Là hình thức kiểm tra đầy đủ các chỉ tiêu về điều kiện đảm bảo VSATTP của Cơ sở bao gồm điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị; chương trình quản lý chất lượng mà Cơ sở áp dụng; thủ tục truy xuất nguồn gốc sản phẩm của Cơ sở để xem xét công nhận;

    b) Được áp dụng đối với Cơ sở chưa được công nhận; Cơ sở đã được công nhận nhưng sửa chữa, nâng cấp điều kiện sản xuất dẫn đến việc thay đổi khả năng xuất hiện các mối nguy về VSATTP so với ban đầu; Cơ sở bổ sung sản phẩm không thuộc nhóm sản phẩm tương tự với nhóm sản phẩm đã được công  nhận; Cơ sở bị đình chỉ công nhận nhưng sau đó đã khắc phục xong sai lỗi; Cơ sở đăng ký kiểm tra bổ sung vào danh sách các cơ sở được phép xuất khẩu vào các thị trường có yêu cầu lập danh sách được phép xuất khẩu.  

    2. Kiểm tra định kỳ: Là hình thức kiểm tra được áp dụng đối với các Cơ sở đã được công nhận và còn hiệu lực công nhận nhằm giám sát việc duy trì điều kiện đảm bảo VSATTP về nhà xưởng, trang thiết bị; việc thực hiện chương trình quản lý chất lượng mà Cơ sở đang áp dụng và việc triển khai thủ tục truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại Cơ sở. 

    3. Kiểm tra đột xuất: Là hình thức kiểm tra được Cơ quan kiểm tra, công nhận thực hiện khi Cơ sở có những vi phạm về VSATTP, không báo trước cho Cơ sở.

    4. Thẩm tra: Là hình thức kiểm tra do Cơ quan kiểm tra, công nhận thực hiện trong trường hợp Cơ sở không nhất trí với kết quả đánh giá của Đoàn kiểm tra.           

    Điều 7. Công nhận và cấp mã số đủ điều kiện đảm bảo VSATTP cho Cơ sở

    1. Mỗi Cơ sở chế biến thủy sản độc lập đủ điều kiện đảm bảo VSATTP sẽ được công nhận và cấp một mã số kèm theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP. Hệ thống mã số được quy định và áp dụng thống nhất theo Bảng 1, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này. Trường hợp một doanh nghiệp có nhiều Cơ sở nhưng không đáp ứng đầy đủ yêu cầu là một Cơ sở chế biến thủy sản độc lập chỉ được cấp một mã số.

    2. Doanh nghiệp có nhiều Cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu là một Cơ sở sản xuất thủy sản độc lập nhưng đã được kiểm tra, công nhận và cấp mã số trước khi Quy chế này có hiệu lực, có thể giữ nguyên mã số cho các Cơ sở đã được cấp nhưng các Cơ sở này phải áp dụng cùng chế độ quản lý và kiểm soát của Cơ quan kiểm tra, công nhận, đặc biệt khi một trong các Cơ sở này vi phạm các vấn đề về VSATTP.     

     

    Chương II

    TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN

      

    Điều 8. Lập và thông báo kế hoạch kiểm tra

                1. Hàng năm, Cơ quan kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho các cơ sở chưa được công nhận kèm theo hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký kiểm tra đối với các Cơ sở thuộc diện phải kiểm tra trong phạm vi quản lý.  

                2. Trường hợp Cơ sở không thực hiện việc đăng ký kiểm tra theo Khoản 1 Điều này, Cơ quan kiểm tra vẫn thực hiện kiểm tra theo kế hoạch đã lập.

                3. Đối với các Cơ sở có đăng ký kiểm tra:

                a) Cơ sở phải thực hiện đầy đủ các quy định về đăng ký kiểm tra như quy định tại Điều 9 Quy chế này;

    b) Trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra, công nhận phải xem xét, hướng dẫn Cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định;

    c) Nếu hồ sơ đăng ký phù hợp, trong thời gian 7 (bảy) ngày làm việc, Cơ quan kiểm tra, công nhận phải thông báo cho Cơ sở khoảng thời gian sẽ tiến hành kiểm tra Cơ sở nhưng không muộn hơn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.

                4. Đối với tàu cá chưa được công nhận, Cơ quan kiểm tra phải thống nhất với chủ tàu để xác định khoảng thời gian và địa điểm kiểm tra phù hợp với điều kiện hoạt động thực tế của tàu.

    Điều 9. Đăng ký kiểm tra

    1. Các Cơ sở chưa được công nhận phải lập và gửi đầy đủ hồ sơ đăng ký kiểm tra cho Cơ quan kiểm tra, công nhận theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.

    2. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

    a) Giấy đăng ký kiểm tra theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này (Phụ lục 2a: áp dụng đối với cơ sở chế biến thủy sản; Phụ lục 2b: áp dụng đối với Cơ sở khác);

    b) Chương trình quản lý chất lượng theo quy định tại Bảng 3, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này;

    c) Thủ tục truy xuất nguồn gốc sản phẩm của Cơ sở.

    3. Cơ sở có thể gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra đến Cơ quan kiểm tra, công nhận bằng một trong các hình thức như: gửi trực tiếp; Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện.

    Điều 10. Thành lập Đoàn kiểm tra, thẩm tra

    1. Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra, công nhận ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, thẩm tra (sau đây gọi chung là Đoàn kiểm tra) điều kiện đảm bảo VSATTP của Cơ sở.

    2. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra cần nêu rõ:

    a) Căn cứ kiểm tra;

    b) Phạm vi, nội dung, hình thức và thời gian kiểm tra, thẩm tra;

    c) Tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của Cơ sở được kiểm tra, thẩm tra;

    d) Họ tên, chức danh của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn;

    đ) Trách nhiệm của Cơ sở và Đoàn kiểm tra.

    3. Kiểm tra viên (bao gồm Trưởng đoàn kiểm tra) là cán bộ đã được đào tạo nghiệp vụ kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP thủy sản, có năng lực thực hiện việc kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP trong lĩnh vực thủy sản.

    4. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phải được thông báo tại Cơ sở khi bắt đầu kiểm tra.

                Điều 11. Nội dung, phương pháp kiểm tra

    1. Nội dung kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP của Cơ sở bao gồm:

    a) Điều kiện đảm bảo VSATTP về nhà xưởng, trang thiết bị;

    b) Chương trình quản lý chất lượng;

    c) Thủ tục truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

                2. Phương pháp kiểm tra, các hạng mục cần kiểm tra và mức độ đánh giá đối với từng loại hình Cơ sở, hình thức kiểm tra được thực hiện theo tài liệu hướng dẫn do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản xây dựng và ban hành.

    Điều 12. Biên bản kiểm tra

    1. Biên bản kiểm tra phải:

    a) Thể hiện đầy đủ, chính xác kết quả kiểm tra, được ghi theo mẫu do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản xây dựng và ban hành, được làm tại Cơ sở ngay sau khi kết thúc kiểm tra;

    b) Ghi rõ các hạng mục không đảm bảo VSATTP và thời hạn khắc phục các sai lỗi;

    c) Nêu kết luận chung về điều kiện đảm bảo VSATTP và mức xếp loại Cơ sở theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 13 Quy chế này;

    d) Có ý kiến của người đại diện có thẩm quyền của Cơ sở về kết quả kiểm tra, cam kết khắc phục các sai lỗi;

    đ) Có chữ ký của Trưởng Đoàn kiểm tra, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của Cơ sở và đóng dấu của Cơ sở (nếu có);

    e) Được lập thành 2 (hai) bản: 1 (một) bản lưu tại Cơ quan kiểm tra, công nhận, 1 (một) bản lưu tại Cơ sở, trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản.

    2. Nếu đại diện Cơ sở không đồng ý ký tên vào Biên bản kiểm tra thì Đoàn kiểm tra phải ghi rõ là: “Đại diện Cơ sở được kiểm tra không ký biên bản và nêu rõ lý do đại diện cơ sở không ký”. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên trong Đoàn kiểm tra.

    Điều 13. Xếp loại điều kiện đảm bảo VSATTP của Cơ sở

    1. Mức xếp loại Đạt hoặc Không đạt được áp dụng đối với các loại hình Cơ sở nêu tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Quy chế này, cụ thể như sau:

    a) Xếp loại Đạt đối với các Cơ sở đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo VSATTP hoặc có các sai lỗi nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến VSATTP và có thể khắc phục, sửa chữa trong thời gian ngắn (tối đa 30 ngày từ ngày kiểm tra);

    b) Xếp loại Không đạt đối với các Cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo VSATTP và khó có khả năng khắc phục, sửa chữa trong thời gian ngắn, nếu tiếp tục sản xuất sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến VSATTP.  

    2. Mức xếp loại A, B, C, D được áp dụng đối với các loại hình Cơ sở nêu tại Điểm b, Khoản 1, Điều 2 Quy chế này, cụ thể như sau:

    a) Xếp loại A đối với các Cơ sở đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo VSATTP;

    b) Xếp loại B đối với các Cơ sở cơ bản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo VSATTP nhưng còn một số sai lỗi ít ảnh hưởng đến VSATTP;

    c) Xếp loại C đối với các Cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo VSATTP nhưng có thể khắc phục, sửa chữa trong thời gian ngắn (tối đa 30 ngày từ ngày kiểm tra);

    d) Xếp loại D đối với các Cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo VSATTP nhưng không có khả năng khắc phục, sửa chữa trong thời gian ngắn, nếu tiếp tục sản xuất sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến VSATTP.  

    3. Chỉ những Cơ sở xếp loại Đạt, loại A hoặc loại B mới được công nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP.

    4. Hướng dẫn cách xếp loại đối với từng loại hình Cơ sở do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản xây dựng và ban hành.

                Điều 14. Tần suất kiểm tra định kỳ

                1. Tần suất kiểm tra định kỳ áp dụng đối với các Cơ sở được quy định như sau:

                    a)  Cơ sở sản xuất sản phẩm thủy sản nguy cơ cao: 6 (sáu) tháng 1 (một) lần;

                b) Các Cơ sở còn lại: 1 (một) năm 1 (một) lần.

    2. Các Cơ sở có tên trong danh sách xuất khẩu vào các thị trường có yêu cầu tần suất kiểm tra định kỳ cao hơn quy định tại Khoản 1, Điều này thì áp dụng theo quy định của thị trường đó.

    3. Thời điểm kiểm tra định kỳ được tính từ lần kiểm tra gần nhất, được thực hiện vào ngày bất kỳ trong tháng cuối cùng của kỳ hạn kiểm tra và không báo trước về ngày kiểm tra cơ sở. Đối với tàu cá, chủ tàu có thể đề nghị Cơ quan kiểm tra, công nhận tại địa phương quản lý cảng cá nơi tàu neo đậu thực hiện kiểm tra định kỳ.

    4. Cơ sở xin hoãn kiểm tra định kỳ phải có văn bản đề nghị, trong đó nêu rõ lý do xin hoãn kiểm tra. Cơ quan kiểm tra, công nhận phải có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ biện pháp kiểm soát được áp dụng đối với Cơ sở tùy theo lý do xin hoãn kiểm tra của Cơ sở, các biện pháp được áp dụng có thể là:

    a) Kiểm tra tăng cường sản phẩm xuất xưởng của Cơ sở;

    b) Tạm dừng kiểm tra, chứng nhận chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ;

    c) Đình chỉ hiệu lực công nhận Cơ sở đủ điều kiện đảm bảo VSATTP.

    Điều 15. Trình tự, thủ tục công nhận

              1. Cơ sở đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 3, Điều 13 Quy chế này, trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra, Cơ quan kiểm tra, công nhận phải ban hành quyết định công nhận Cơ sở đủ điều kiện đảm bảo VSATTP, cấp mã số và Giấy chứng nhận cho Cơ sở.

    2. Quyết định công nhận Cơ sở đủ điều kiện đảm bảo VSATTP phải có các thông tin cơ bản như tên, địa chỉ, mã số được cấp của cơ sở.

    3. Mẫu Giấy chứng nhận theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chế này.

    Điều 16. Các trường hợp chưa đủ điều kiện công nhận

    1. Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra, Cơ quan kiểm tra, công nhận phải ra thông báo cơ sở chưa đủ điều kiện đảm bảo VSATTP. Thông báo được gửi cho Cơ sở được kiểm tra, Cơ quan kiểm tra chứng nhận chất lượng sản phẩm và Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cơ sở.

    2. Nội dung thông báo cơ sở chưa đủ điều kiện đảm bảo VSATTP bao gồm các thông tin sau:

    a) Tên và mã số (nếu có) của Cơ sở;

    b) Lý do Cơ sở chưa đủ điều kiện đảm bảo VSATTP;

    c) Các sai lỗi cần khắc phục và thời hạn hoàn thành;

    d) Hình thức quản lý được áp dụng đối với Cơ sở được quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Điều này.

    3. Đối với Cơ sở xếp loại C theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 13 Quy chế này:

    a) Cơ quan kiểm tra, công nhận kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP của Cơ sở với tần suất 1 (một) tháng 1 (một) lần;

    b) Sản phẩm xuất xưởng của Cơ sở phải được áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường theo quy định trong Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản;

    c) Sau ba lần kiểm tra liên tiếp, nếu Cơ sở không được xếp loại A hoặc B thì áp dụng Khoản 4, Điều này. 

    4. Đối với Cơ sở xếp loại D theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 13 Quy chế này:

    a) Cơ quan kiểm tra, công nhận gửi văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ có thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cơ sở cho đến khi Cơ sở được kiểm tra và công nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP;

    b) Sản phẩm sản xuất của Cơ sở trước thời gian bị đình chỉ phải được áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường theo quy định trong Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản;

    c) Đình chỉ hiệu lực công nhận đối với Cơ sở đã được công nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP.   

    5. Đối với Cơ sở xếp loại Không đạt theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 13 Quy chế này:

    a) Cơ sở lưu giữ, đóng gói, sản xuất thủy sản chỉ phục vụ tiêu thụ nội địa: Áp dụng các quy định tại Khoản 4, Điều này;

    b) Cảng cá, chợ cá: Cơ quan kiểm tra, công nhận gửi văn bản đề nghị cơ quan chủ quản tiến hành việc cải tạo, nâng cấp điều kiện đảm bảo VSATTP; đồng thời thông báo chế độ kiểm soát nghiêm ngặt các sản phẩm được bốc dỡ, bày bán tại các cơ sở này.

    c) Tàu cá; Cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thủy sản; Cơ sở sản xuất nước đá có phục vụ cho chế biến, bảo quản thủy sản: Áp dụng quy định tại Điểm a, Điểm c, Khoản 4, Điều này.

    Điều 17. Đình chỉ hiệu lực công nhận

    1. Quyết định công nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo VSATTP sẽ bị xem xét đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau:

    a) Kết quả kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP đã kết luận cơ sở không đủ điều kiện đảm bảo VSATTP (loại D);

    b) Có 3 lần kết quả kiểm tra xếp loại C liên tiếp.

    c) Cơ sở từ chối kiểm tra theo quy định trong Quy chế này;

    d) Cơ sở đề nghị hoãn kiểm tra 2 (hai) lần liên tiếp;

    đ) Cơ sở vi phạm quy định về kiểm soát tạp chất;

    e) Cơ sở vi phạm quy định về sử dụng mã số công nhận, vi phạm nghiêm trọng về ghi nhãn;

    g) Cơ sở vi phạm quy định về sử dụng hóa chất phụ gia;

    h) Cơ sở vi phạm nghiêm trọng quy định về kiểm soát, sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm;

    i) Cơ sở vi phạm các quy định theo kết quả các chương trình kiểm tra, kiểm soát, giám sát quốc gia về chất lượng, VSATTP thủy sản có liên quan;

    k) Cơ sở có quá 2 (hai) lô hàng cùng loại trong 6 (sáu) tháng bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo về cùng một chỉ tiêu VSATTP.

    2. Đối với các Cơ sở nêu tại Khoản 1, Điều này, Cơ quan kiểm tra, công nhận ra quyết định đình chỉ hiệu lực công nhận Cơ sở đủ điều kiện đảm bảo VSATTP và tạm thời đình chỉ việc sử dụng mã số công nhận được cấp. Quyết định đình chỉ hiệu lực công nhận được gửi cho Cơ sở bị đình chỉ hiệu lực công nhận, Cơ quan kiểm tra chứng nhận chất lượng sản phẩm, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cơ sở và lưu hồ sơ của Cơ quan kiểm tra, công  nhận.

    3. Nội dung quyết định đình chỉ hiệu lực công nhận bao gồm:

    a) Tên và mã số của Cơ sở bị đình chỉ hiệu lực công nhận;

    b) Lý do đình chỉ hiệu lực công nhận;

    c) Các vi phạm cần khắc phục và thời hạn hoàn thành.

    4. Các Cơ sở chưa đủ điều kiện công nhận nêu tại Điều 16 Quy chế này và các Cơ sở bị đình chỉ hiệu lực công nhận nêu tại Điều này sau khi hoàn thành việc khắc phục sai lỗi hoặc vi phạm phải làm thủ tục đăng ký với Cơ quan kiểm tra, công nhận theo quy định tại Điều 9 Quy chế này để được kiểm tra, công nhận.

    Điều 18. Gia hạn Giấy chứng nhận

                1. Việc gia hạn Giấy chứng nhận được thực hiện như sau:

    a) Đối với tàu cá: ngay khi kết thúc kiểm tra định kỳ, Trưởng Đoàn kiểm tra hoặc kiểm tra viên khi thực hiện kiểm tra độc lập ký gia hạn theo quy định;

    b) Đối với các Cơ sở khác: Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc sau khi kiểm tra định kỳ, Cơ quan kiểm tra, công nhận phải gia hạn theo đúng tần suất quy định.

    2. Đối với tàu cá được Cơ quan kiểm tra, công nhận khác nơi đăng ký ban đầu thực hiện việc kiểm tra định kỳ, gia hạn: trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc sau khi kiểm tra, Cơ quan kiểm tra, công nhận thực hiện việc kiểm tra, gia hạn phải thông báo kết quả cho Cơ quan kiểm tra, công nhận của tỉnh/thành phố đã cấp chứng nhận đăng kiểm tàu cá. 

    Điều 19. Cấp lại Giấy chứng nhận

    1. Việc cấp lại Giấy chứng nhận được thực hiện như sau:

                a) Khi Giấy chứng nhận hết ô gia hạn, Giấy chứng nhận bị mất, Giấy chứng nhận bị hư hỏng hoặc khi Cơ sở có thay đổi hay bổ sung thông tin có liên quan, Cơ sở phải có văn bản đề nghị Cơ quan kiểm tra, công nhận cấp lại Giấy chứng nhận.

                b) Đối với tàu cá đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng sau đó thay đổi chủ sở hữu hoặc chuyển vùng và Giấy chứng nhận vẫn còn thời hạn hiệu lực, chủ tàu gửi Giấy chứng nhận cũ đến Cơ quan kiểm tra, công nhận tại địa phương nơi tàu cá hoạt động để đề nghị kiểm tra và cấp lại Giấy chứng nhận.

                2. Trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận của Cơ sở nêu tại Khoản 1, Điều này, Cơ quan kiểm tra, công nhận phải cấp lại Giấy chứng nhận cho Cơ sở.

    Điều 20. Bổ sung Danh sách cơ sở xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu

    1. Cơ sở được bổ sung vào Danh sách cơ sở xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu lập danh sách cơ sở được phép xuất khẩu:

    a) Đăng ký kiểm tra với Cơ quan kiểm tra, công nhận theo các thủ tục quy định tại Điều 9, Quy chế này;

    b) Có chương trình quản lý chất lượng đầy đủ và phù hợp theo yêu cầu của thị trường và có đầy đủ hồ sơ triển khai áp dụng ít nhất là 30 (ba mươi) ngày có sản xuất tính đến thời điểm kiểm tra;

    c) Được Cơ quan kiểm tra, công nhận tiến hành kiểm tra và công nhận đáp ứng các yêu cầu quy định của thị trường tương ứng.   

    2. Việc bổ sung Cơ sở vào Danh sách cơ sở xuất khẩu vào thị trường có thỏa thuận song phương được Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thực hiện vào từng thời điểm thích hợp theo quy định của từng thị trường hoặc theo trình tự thủ tục đã được thoả thuận với cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu.

     

     

    Chương III

    TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

     

    Điều 21. Trách nhiệm và quyền hạn của Kiểm tra viên

    1. Trách nhiệm:

    a) Kiểm tra, xem xét, đánh giá sự phù hợp của hiện trạng điều kiện đảm bảo VSATTP của Cơ sở so với quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan;

    b) Lấy mẫu theo quy định để kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP của Cơ sở trong trường hợp cần thiết;

    c) Thực hiện các nội dung công việc theo sự phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra khi tham gia Đoàn kiểm tra hoặc các nội dung đã nêu trong Quyết định kiểm tra khi tiến hành kiểm tra độc lập;

    d) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, phương pháp kiểm tra; đảm bảo tính khách quan, chính xác, trung thực khi thực hiện việc kiểm tra;

    đ) Chịu trách nhiệm trước Trưởng Đoàn kiểm tra khi là thành viên của Đoàn kiểm tra, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Cơ quan kiểm tra, công nhận và trước pháp luật về kết quả kiểm tra do mình thực hiện khi kiểm tra độc lập;

    e) Báo cáo kết quả thực hiện các công việc được giao với Trưởng Đoàn kiểm tra hoặc với thủ trưởng Cơ quan kiểm tra, công nhận khi kiểm tra độc lập;

    g) Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của Cơ sở được kiểm tra.

    2. Quyền hạn:

    a) Xem xét sổ sách, tài liệu, hồ sơ liên quan đến chương trình quản lý chất lượng VSATTP của Cơ sở, được chụp ảnh, sao chụp, ghi chép các thông tin liên quan và lấy mẫu khi cần thiết;

    b) Lập biên bản và niêm phong mẫu vật trong một thời gian cần thiết nếu có bằng chứng khẳng định việc Cơ sở vi phạm Quy chế này và các quy định khác của Nhà nước có liên quan đến đảm bảo VSATTP;

    c) Đề xuất, kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về điều kiện đảm bảo VSATTP của Cơ sở;

    d) Bảo lưu ý kiến của mình và báo cáo với thủ trưởng Cơ quan kiểm tra, công nhận trong trường hợp chưa nhất trí với ý kiến kết luận của Trưởng Đoàn kiểm tra;

    đ) Gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đối với tàu cá theo Quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 18 Quy chế này.

    Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn  của Trưởng Đoàn kiểm tra

    1. Trách nhiệm:

    Ngoài các trách nhiệm của một Kiểm tra viên, Trưởng Đoàn kiểm tra còn có các trách nhiệm khác được quy định dưới đây:

    a) Điều hành và chỉ đạo các thành viên trong Đoàn kiểm tra thực hiện đúng các nội dung đã ghi trong quyết định kiểm tra;

    b) Xử lý các ý kiến, kết quả kiểm tra của các thành viên trong Đoàn kiểm tra;

    c) Ký biên bản kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Cơ quan kiểm tra, công nhận và trước pháp luật về kết quả kiểm tra do Đoàn kiểm tra thực hiện.

    2. Quyền hạn:

    Trưởng Đoàn kiểm tra có đầy đủ các quyền hạn của một Kiểm tra viên và các quyền hạn khác được Quy định dưới đây:

    a) Đưa ra kết luận cuối cùng của Đoàn kiểm tra về kết quả kiểm tra;

    b) Đề xuất với Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra, công nhận ban hành quyết định bổ sung thành viên Đoàn kiểm tra để hoàn thành các nội dung đã nêu trong quyết định kiểm tra;

    c) Đề nghị Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra, công nhận ra quyết định công nhận, cấp mã số và Giấy chứng nhận cho những Cơ sở đủ điều kiện đảm bảo VSATTP.

    Điều 23. Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ sở được kiểm tra

    1. Trách nhiệm:

    a) Thực hiện việc đăng ký kiểm tra với đầy đủ các thủ tục, hồ sơ quy định tại Điều 9 Quy chế này. Chấp hành việc kiểm tra theo kế hoạch của cơ quan kiểm tra, công nhận kể cả khi chưa làm thủ tục đăng ký;

    b) Cung cấp danh sách và bố trí những người có đủ thẩm quyền đại diện cho Cơ sở để làm việc với Đoàn kiểm tra trong các lần kiểm tra định kỳ và tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn kiểm tra khi làm việc tại Cơ sở;

    c) Cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan, mẫu thử nghiệm theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra hoặc Kiểm tra viên  độc lập và chịu trách nhiệm về những thông tin, tài liệu đã cung cấp;

    d) Duy trì thường xuyên điều kiện đảm bảo VSATTP đã được công nhận;

    đ) Thực hiện việc sửa chữa các sai lỗi đã nêu trong Biên bản kiểm tra và các Thông báo của Cơ quan kiểm tra, công  nhận;

    e) Tự kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP theo hướng dẫn và gửi báo cáo kết quả kiểm tra cho Cơ quan kiểm tra, công nhận đúng quy định trong trường hợp được áp dụng chế độ kiểm tra giảm;

    g) Xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại Cơ sở đảm bảo nguyên tắc “một bước trước, một bước sau”;

    h) Ký tên vào Biên bản kiểm tra.

    2. Quyền hạn:

    a) Có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý về kết quả kiểm tra trong biên bản kiểm tra;

    b) Khiếu nại về kết quả kiểm tra và công nhận điều kiện đảm bảo VSATTP của Cơ sở;

    c) Phản ảnh kịp thời cho thủ trưởng Cơ quan kiểm tra, công  nhận về những hành vi tiêu cực của Đoàn kiểm tra hoặc của Kiểm tra viên.

    Điều 24. Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan kiểm tra, công nhận do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định

    1. Trách nhiệm:

    a) Lập và thông báo kế hoạch kiểm tra, tổ chức thực hiện kiểm tra, công nhận điều kiện đảm bảo VSATTP của các Cơ sở quy định tại Khoản 1, Điều 5 Quy chế này;

    b) Phối hợp với các Cơ quan kiểm tra, công nhận của các tỉnh/thành phố khác thực hiện kiểm tra định kỳ, gia hạn điều kiện đảm bảo VSATTP của tàu cá theo quy định tại Khoản 3, Điều 14 Quy chế này;

    c) Lưu trữ có hệ thống toàn bộ hồ sơ có liên quan đến hoạt động kiểm tra, công nhận điều kiện đảm bảo VSATTP của các Cơ sở thuộc nhóm đối tượng được phân công kiểm tra, công nhận; cung cấp hồ sơ, giải trình đầy đủ và chính xác các vấn đề có liên quan đến việc kiểm tra, công nhận khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản yêu cầu;

    d) Bảo mật các thông tin có liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của Cơ sở được phân công kiểm tra, công nhận;

    đ) Định kỳ 3 (ba) tháng 1 (một) lần tổng hợp và báo cáo bằng văn bản cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản về kết quả kiểm tra, công nhận; tình hình kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về điều kiện đảm bảo VSATTP của các Cơ sở thuộc nhóm đối tượng được phân công, công nhận trên địa bàn; đề xuất, kiến nghị các giải pháp để triển khai hiệu quả công tác này;

    e) Hàng năm, phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thống nhất danh sách các Cơ sở thuộc nhóm đối tượng kiểm tra, công nhận của của hai cơ quan trên địa bàn tỉnh; công bố danh sách các Cơ sở được công nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP;

    g) Đề xuất nhu cầu đào tạo, cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tổ chức;

    h) Giải quyết khiếu nại của Cơ sở theo quy định tại Điều 28 Quy chế này.

    2. Quyền hạn:

    a) Yêu cầu các Cơ sở thuộc nhóm đối tượng được phân công kiểm tra, công nhận: thực hiện việc đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 9 Quy chế này; thực hiện việc khắc phục các sai lỗi về điều kiện đảm bảo VSATTP đã nêu trong Biên bản kiểm tra; điều tra nguyên nhân lây nhiễm, thiết lập biện pháp khắc phục và báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục đối với các Cơ sở có lô hàng bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cảnh báo không đảm bảo VSATTP;

    b) Ra quyết định công nhận, cấp mã số, cấp Giấy chứng nhận, đình chỉ hiệu lực công nhận, gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận, cấp lại Giấy chứng nhận cho các Cơ sở thuộc đối tượng được phân công kiểm tra;

    c) Lập hồ sơ đề nghị cơ quan thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các Cơ sở không đủ điều kiện đảm bảo VSATTP;

    Điều 25. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    1. Chỉ định Cơ quan thực hiện việc kiểm tra, công nhận các Cơ sở quy định tại Khoản 1, Điều 5 Quy chế này trên địa bàn tỉnh;

    2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này trong phạm vi được phân công trên địa bàn tỉnh;

    3. Đề nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, các qui chuẩn kỹ thuật cho phù hợp với tình hình thực tế trong công tác kiểm tra và công nhận Cơ sở đủ điều kiện đảm bảo điều kiện VSATTP.

    Điều 26. Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

    1. Trách nhiệm:

    a) Thống nhất quản lý công tác kiểm tra, công nhận điều kiện đảm bảo VSATTP của các Cơ sở trên phạm vi cả nước;

                b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan thuộc Bộ chỉ đạo triển khai công tác kiểm tra và công nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thủy sản các cơ sở thuộc đối tượng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

    c) Xây dựng, ban hành và hướng dẫn áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước các tài liệu, biểu mẫu, phương pháp, thủ tục kiểm tra, tiêu chí xếp loại từng loại hình Cơ sở và các hướng dẫn cụ thể khác để thực hiện Quy chế này;

                d) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra viên của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản vùng;

    đ) Lập và thông báo kế hoạch kiểm tra cho các Cơ sở được phân công kiểm tra, công nhận theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 Quy chế này; tổ chức thực hiện kiểm tra, công nhận điều kiện đảm bảo VSATTP của các Cơ sở trong phạm vi được phân công tại Khoản 2, Điều 5 Quy chế này;

    e) Lưu trữ có hệ thống toàn bộ hồ sơ có liên quan đến kết quả kiểm tra, công nhận điều kiện đảm bảo VSATTP của các Cơ sở theo phân công; cung cấp hồ sơ, giải trình đầy đủ và chính xác về các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm tra công nhận  khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu;

    g) Bảo mật thông tin liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của các Cơ sở được phân công kiểm tra, công nhận;

    h) Định kỳ 3 (ba) tháng 1 (một) lần báo cáo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả hoạt động kiểm tra, công nhận; tình hình kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về đảm bảo điều kiện VSATTP của các Cơ sở trong phạm vi cả nước; đề xuất, kiến nghị các giải pháp để triển khai hiệu quả công tác này;

                i) Hàng năm, phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất danh sách các Cơ sở thuộc phạm vị kiểm tra của hai cơ quan trên địa bàn; công bố danh sách các sản phẩm thủy sản có nguy cơ cao, danh sách các Cơ sở được công nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP trên phạm vi cả nước;

    k) Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tập hợp và lập danh mục các Quy định, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và thị trường nhập khẩu về điều kiện đảm bảo VSATTP thủy sản thông báo đến các cơ quan, tổ chức có liên quan để thống nhất áp dụng.

    l) Giải quyết khiếu nại của Cơ sở theo quy định tại Điều 28 Quy chế này.

    2. Quyền hạn:

    a) Kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, công nhận điều kiện đảm bảo VSATTP của các Cơ kiểm tra, công nhận trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh;

    b) Ra quyết định công nhận, cấp mã số, cấp Giấy chứng nhận, đình chỉ hiệu lực công nhận, gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận, cấp lại Giấy chứng nhận cho các Cơ sở thuộc nhóm đối tượng được phân công kiểm tra, công nhận;

    c) Yêu cầu các Cơ sở thuộc phạm vi được phân công kiểm tra, công nhận: thực hiện việc đăng ký kiểm tra với đầy đủ các thủ tục, hồ sơ quy định tại Điều 9 Quy chế này; khắc phục các sai lỗi về điều kiện đảm bảo VSATTP đã nêu trong Biên bản kiểm tra; điều tra nguyên nhân lây nhiễm, thiết lập biện pháp khắc phục và báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục đối với các Cơ sở có lô hàng bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cảnh báo không đảm bảo VSATTP;

    d) Yêu cầu các Cơ kiểm tra, công nhận trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình kiểm tra, công nhận điều kiện đảm bảo VSATTP của các Cơ sở trên địa bàn tỉnh;

                đ) Thông báo tạm đình chỉ xuất khẩu vào các thị trường có thỏa thuận song phương nếu cơ sở không đủ điều kiện đảm bảo VSATTP, cơ sở có lô hàng bị cơ quan thẩm quyền của Việt Nam hoặc thị trường nhập khẩu cảnh báo không đảm bảo VSATTP;

                e) Lập hồ sơ, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các Cơ sở không đủ điều kiện đảm bảo VSATTP.

     

    Chương IV

    PHÍ VÀ LỆ PHÍ

     

    Điều 27. Lệ phí

    1. Việc thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo VSATTP của Cơ sở được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật có liên quan;

                2. Cơ quan kiểm tra, công nhận lập kế hoạch, dự trù kinh phí thực hiện hàng năm, trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt đối với những hoạt động không thu phí có liên quan đến việc kiểm tra, công nhận điều kiện đảm bảo VSATTP của Cơ sở.

     

    Chương V

    KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

     

    Điều 28. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

    1. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm Quy chế này theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo.

    2. Các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động kiểm tra, công nhận điều kiện VSATTP của Cơ sở theo đúng trình tự, thủ tục của Luật khiếu nại, tố cáo.

    Điều 29. Xử lý vi phạm

                1. Việc xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm Quy chế này được thực hiện theo Quy định hiện hành của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và các quy định pháp luật khác có liên quan.

                2. Những hành vi cản trở, chống đối hoạt động của Cơ quan Kiểm tra, các hành vi vi phạm Quy chế này gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.

     

    Chương VI

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 30. Điều khoản thi hành

    1. Đối với các Cơ sở thuộc Điểm a, b, Khoản 1, Điều 2 Quy chế này: áp dụng sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Riêng đối với tàu cá có công suất máy chính từ 50 CV đến dưới 90 CV: áp dụng từ ngày 01/01/2012;

    2. Các Cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 7 Qui chế này chỉ được thực hiện đến hết ngày 31/12/2010. Sau thời điểm này, Cơ quan kiểm tra, công nhận sẽ kiểm tra, thu hồi và cấp lại mã số nếu các Cơ sở này chưa sửa chữa, nâng cấp để đáp ứng yêu cầu là Cơ sở chế biến thủy sản độc lập;    

    3. Khuyến khích các tàu cá có công suất máy chính từ 50 CV đến dưới 90 CV áp dụng Quy chế này sớm hơn thời hạn đã quy định.

    Điều 31. Sửa đổi, bổ sung Quy chế

    Trong quá trình thực hiện, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tập hợp các ý kiến đề xuất của mọi tổ chức, cá nhân về những vướng mắc trong việc thực hiện Quy chế, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

     

    KT. BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

    Lương Lê Phương

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

                                                                           

    PHỤ LỤC 1

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 117 /2008/QĐ-BNN ngày 11 tháng 12

    năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

     

    BẢNG 1. HỆ THỐNG MÃ SỐ ÁP DỤNG CHO CÁC LOẠI HÌNH

    CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN

     

    TT

    Loại hình Cơ sở

    Mã số

    Ghi chú

    A

    Các Cơ sở do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận (trừ tàu cá):

    1

    Cảng cá

    xx-yyyy-CA

    Áp dụng cho các Cơ sở quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2 của Quy chế. Mã số bao gồm:

    - xx: Nhóm 2 chữ số Ả Rập chỉ tên của tỉnh, thành phố, theo theo bảng 2 phụ lục này;

    - Gạch nối;

    - yyyy: Nhóm 3, 4 hoặc 5 chữ số Ả Rập chỉ số thứ tự của Cơ sở trong mỗi loại hình;

    - Gạch nối;

    - CA (cảng cá), CH (chợ cá), ND (nước đá), NL (nguyên liệu), DG (đóng gói), DL (đông lạnh), DH (đồ hộp), HK (hàng khô), NM (nước mắm): nhóm 2 chữ cái viết hoa ký hiệu loại hình Cơ sở.

    2

    Chợ cá

    xx-yyyy-CH

    3

    Cơ sở sản xuất nước đá độc lập phục vụ cho bảo quản và chế biến thủy sản

    xx-yyyy-ND

    4

    Cơ sở thu mua thủy sản

    xx-yyyy-NL

    5

    Cơ sở lưu giữ, đóng gói sản phẩm thủy sản chỉ phục vụ tiêu thụ nội địa

    xx-yyyy-DG

    6

    Cơ sở sản xuất thủy sản chỉ phục vụ cho tiêu thụ nội địa

     

    6.1

    Cơ sở sản xuất thủy sản đông lạnh

    xx-yyyy-DL

    6.2

    Cơ sở sản xuất đồ hộp

    xx-yyyy-DH

    6.3

    Cơ sở sản xuất hàng khô

    xx-yyyy-HK

    6.4

    Cơ sở sản xuất nước mắm và dạng mắm

    xx-yyyy-NM

    B

    Tàu cá có công suất máy chính từ  50 CV trở lên

    Theo số đăng kiểm của tàu

    C

    Các Cơ sở do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản công nhận (trừ tàu cá):

    1

    Cơ sở sản xuất thủy sản đông lạnh

    DL xxxx

    DL: đông lạnh;

    DH: đồ hộp;

    HK: hàng khô;

    NM: nước mắm.

    xxxx: nhóm 3 hoặc 4 chữ số Ả rập chỉ số thứ tự của Cơ sở

    2

    Cơ sở sản xuất đồ hộp

    DH xxxx

    3

    Cơ sở sản xuất hàng khô

    HK xxxx

    4

    Cơ sở sản xuất nước mắm

    NM xxxx

     


    BẢNG 2. MÃ SỐ CHỈ TÊN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ

    TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

    (Theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam)

     

    TT

    Tên tỉnh 

    Mã số

    TT

    Tên tỉnh 

    Mã số

    1

    An Giang

    89

    33

    Kon Tum

    62

    2

    Bạc Liêu

    95

    34

    Lai Châu

    12

    3

    Bà Rịa – Vũng Tàu

    77

    35

    Lạng Sơn

    20

    4

    Bắc Cạn

    06

    36

    Lào Cai

    10

    5

    Bắc Giang

    24

    37

    Lâm Đồng

    68

    6

    Bắc Ninh

    27

    38

    Long An

    80

    7

    Bến Tre

    83

    39

    Nam Định

    36

    8

    Bình Dương

    74

    40

    Nghệ An

    40

    9

    Bình Định

    52

    41

    Ninh Bình

    37

    10

    Bình Phước

    70

    42

    Ninh Thuận

    58

    11

    Bình Thuận

    60

    43

    Phú Thọ

    25

    12

    Cao Bằng

    04

    44

    Phú Yên

    54

    13

    Cà Mau

    96

    45

    Quảng Bình

    44

    14

    Cần Thơ

    92

    46

    Quảng Nam

    49

    15

    Đà Nẵng

    48

    47

    Quảng Ngãi

    51

    16

    Đắc Lắc

    66

    48

    Quảng Ninh

    22

    17

    Đắc Nông

    67

    49

    Quảng Trị

    45

    18

    Đồng Nai

    75

    50

    Sóc Trăng

    94

    19

    Đồng Tháp

    87

    51

    Sơn La

    14

    20

    Điện Biên

    11

    52

    Tây Ninh

    72

    21

    Gia Lai

    64

    53

    Thái Bình

    34

    22

    Hà Giang

    02

    54

    Thái Nguyên

    19

    23

    Hà Nam

    35

    55

    Thanh Hóa

    38

    24

    Hà Nội

    01

    56

    TP.Hồ Chí Minh

    79

    25

    Hà Tĩnh

    42

    57

    Thừa Thiên Huế

    46

    26

    Hải Dương 25

    30

    58

    Tiền Giang

    82

    27

    Hải Phòng

    31

    59

    Trà Vinh

    84

    28

    Hậu Giang

    93

    60

    Tuyên Quang

    08

    29

    Hòa Bình

    17

    61

    Vĩnh Long

    86

    30

    Hưng Yên

    33

    62

    Vĩnh Phúc

    26

    31

    Khánh Hòa

    56

    63

    Yên Bái

    15

    32

    Kiên Giang

    91

     

     

     


    BẢNG 3. HỆ THỐNG QLCL BẮT BUỘC ÁP DỤNG

    TƯƠNG ỨNG VỚI TỪNG LOẠI HÌNH CƠ SỞ

     

    TT

    Loại hình cơ sở

    Hệ thống QLCL

    bắt buộc áp dụng

    I

    Các Cơ sở do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, công nhận:

    1

    Tàu cá

    GMP, SSOP

    2

    Cảng cá

    GMP, SSOP

    3

    Chợ cá

    GMP, SSOP

    4

    Cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản (không sơ chế)

    GMP, SSOP

    5

    Cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản (có sơ chế)

    GMP, SSOP, HACCP

    6

    Cơ sở sản xuất nước đá có phục vụ cho chế biến, bảo quản thủy sản

    GMP, SSOP

    7

    Cơ sở lưu giữ, đóng gói, sản xuất thủy sản chỉ phục vụ tiêu thụ nội địa

    GMP, SSOP, HACCP

    II

    Các Cơ sở do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản kiểm tra, công nhận:

    1

    Tàu chế biến thủy sản xuất khẩu

    GMP, SSOP, HACCP

    2

    Cơ sở làm sạch và cung ứng NT2MV sống

    GMP, SSOP, HACCP

    3

    Kho lạnh độc lập có bảo quản thủy sản

    GMP, SSOP, HACCP

    4

    Cơ sở lưu giữ, đóng gói thủy sản có sản phẩm xuất khẩu

    GMP, SSOP, HACCP

    5

    Cơ sở sản xuất thủy sản có sản phẩm xuất khẩu

    GMP, SSOP, HACCP

     

    Chú thích:

    Good Manufacturing Practice (GMP): Quy phạm sản xuất

    Sanitation Standard Operating Procedures (SSOP): Quy phạm vệ sinh

    Hazard Analysis and Critical Control Points (HACCP): Phân tích mối nguy và kiểm soát mối nguy đáng kể tại các điểm kiểm soát tới hạn.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    PHỤ LỤC 2: MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA

     (Ban hành kèm theo Quyết định số 117 /2008/QĐ-BNN  ngày 11 tháng 12

     năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

     

    Phụ lục 2a. Áp dụng đối với cơ sở chế biến thủy sản

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                          ............., ngày     tháng năm

    GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN  CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN  ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (1)

    Kính gửi: ……………………………………………

    (Cơ quan kiểm tra)(2)

    Căn cứ các quy định trong Quy chế Kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số /2008/QĐ-BNN ngày   /  /2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn, đơn vị chúng tôi:

    Tên doanh nghiệp(3):

    Tên giao dịch thương mại (cả tên viết tắt - nếu có):

    Mã số (nếu có):

    Địa chỉ:

    Điện thoại:                                            Fax:                              Email:

    Tên cơ sở (phân xưởng)(4) đề nghị kiểm tra:

    Địa chỉ:

    Điện thoại:                                            Fax:                              Email:

    Sau khi nghiên cứu kỹ các Quy định trong quy chuẩn/ tiêu chuẩn…. và đối chiếu với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được:

    - Công nhận đủ điều kiện đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm:             

    - Tiêu thụ nội địa:                                                                                 

    - Xuất khẩu sản phẩm vào thị trường: ……………..

                Chúng tôi xin gửi kèm sau đây hồ sơ đăng ký kiểm tra:

    - Bản vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng cơ sở sản xuất xin đăng ký kiểm tra

    - Danh mục các sản phẩm chủ yếu và sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất (trên mặt bằng xin đăng ký kiểm tra).

    - Báo cáo hiện trạng về điều kiện đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở(5).

    - Báo cáo khắc phục các sai lỗi (nếu có)(6).

    GIÁM ĐỐC (CHỦ) DOANH NGHIỆP

    (Ký tên, đóng dấu)

    (1): Sử dụng cho doanh nghiệp đăng ký kiểm tra để công nhận

    (2): Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản/ Sở NN&PTNT

    (3): Tên doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh

    (4): Ghi rõ tên Xí nghiệp hoặc Phân xưởng thuộc doanh nghiệp đăng ký kiểm tra

    (5): Theo Mẫu ĐKKTCNa1.

    (6): Theo mẫu DDKKTCNa2.

     

     

     

     

     

    Mẫu ĐKKTCN a1

     

    BÁO CÁO HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN

    I.          Thông tin chung

    1.         Tên cơ sở (phân xưởng) đề nghị kiểm tra:                     

    2.         Địa chỉ:                                    

    3.         Điện thoại:                                            Fax:                              Email:

    4.         Mã số doanh nghiệp (nếu có):                          

    5.         Năm bắt đầu hoạt động:

    6.         Thời điểm xây dựng:

    7.         Mô tả chung về sản phẩm :

    7.1.      Nhóm sản phẩm sản xuất:        

    7.2.      Sản phẩm tiêu thụ nội địa:

    7.3.      Sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường:

    II.        Nhà xưởng Tóm tắt đánh giá hiện trạng điều kiện sản xuất

    1.         Nhà xưởng

    1.1.      Tổng diện tích các khu vực sản xuất :                m2 , trong đó:

    1.1.1.   Khu vực tiếp nhận nguyên liệu:                          m2.

    1.1.2.   Khu vực sơ chế:                                                           m2.

    1.1.3.   Khu vực chế biến (phân cỡ, xếp khuôn....):                   m2.

    1.1.4.   Khu vực cấp đông:                                                       m2.

    1.1.5.   Khu vực kho lạnh:                                                        m2.

    1.1.6.   Khu vực sản xuất khác (....):                                         m2.

    1.2.      Mô tả hiện trạng điều kiện cơ sở vật chất nhà xưởng và kết cấu:

    2.         Thiết bị

    2.1.      Các loại thiết bị chính:

    Tên thiết bị

    Số lượng

    Nước sản xuất

    Tổng công suất

    Năm bắt đầu sử dụng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2.2.      Nhận xét chung về hiện trạng hoạt động của các thiết bị:

    3.         Hệ thống phụ trợ:

    3.1.      Nguồn nước sử dụng cho khu vực sản xuất:

    3.1.1.   Nguồn nước đang sử dụng:

    Nước công cộng     q Nước giếng khoan q, số lượng:      , độ sâu         m.

    3.1.2.   Phương pháp đảm bảo chất lượng nước cung cấp cho khu vực sản xuất (kể cả khu sản xuất nước đá)

     

    -           Hệ thống lắng lọc:   q         Không q         Phương pháp khác  q :                       

    -           Hệ thống bể chứa:                    Tổng dung tích dự trữ:         m3.

    -           Hệ thống bể cao áp:                  Dung tích bể cao áp   :         m3.

    -           Hệ thống xử lý nước: Chlorine định lượng q.    Đèn cực tím q.Khác q          

    3.2.      Nguồn nước đá:

    3.2.1.   Tự sản xuất : Đá cây q tổng công suất :      tấn/ngày. 

                                     Đá vảy q tổng công suất        tấn/ngày

    3.2.2.   Mua ngoài : Đá cây q khối lượng :          tấn/ngày.

                                     Đá vảy q khối lượng            tấn/ngày

    3.3.      Hệ thống xử lý chất thải

    3.3.1.   Nước thải: Mô tả tóm tắt hệ thống thoát, xử lý nước thải, cơ quan quản lý môi trường kiểm tra đánh giá ….

    3.3.2.   Chất thải rắn: Cách thức bảo quản, vận chuyển, xử lý...

    3.4.      Nhà vệ sinh (dùng cho khu vực sản xuất)

    3.4.1.   Số lượng:

    3.4.2.   Cấu trúc:

    3.5.      Công nhân:

    3.5.1.   Tổng số công nhân sản xuất:                  người, trong đó:

    -           Công nhân dài hạn:                               người.

    -           Công nhân mùa vụ:                               người.

    3.5.2.   Số lượng công nhân ở thời điểm cao nhất/ca sản xuất:    người, trong đó:

    -           Khu vực tiếp nhận nguyên liệu:  người

    -           Khu vực sơ chế:                                   người

    -           Khu vực chế biến:                                người

    -           Khu vực cấp đông, bao gói:                  người

    -           Khu vực khác (....):                               người

    3.6.      Hệ thống chống và diệt côn trùng, động vật gây hại

    3.6.1.   Biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt côn trùng:

    3.6.2.   Biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt động vật gây hại

    3.7.      Vệ sinh công nghiệp

    3.7.1.   Tần suất làm vệ sinh:

    3.7.2.   Nhân công làm vệ sinh công nghiệp:      người;

    3.7.3.   Trong đó: của cơ sở     q              Đi thuê ngoài     q

    3.8.      Danh mục các loại hóa chất, phụ gia, chất tẩy rửa - khử trùng:

     

    Tên hóa chất

    Thành phần chính

    Nước sản xuất

    Mục đích sử dụng

    Nồng độ

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    4.         Hệ thống quản lý chất lượng:

    4.1.      Tổng số cán bộ quản lý chất lượng (QC):      người, trong đó:

    4.1.1.   Số QC có trình độ Đại học:        người, Trung cấp:           người

    4.1.2.   Số cán bộ QC đã qua đào tạo về HACCP:                   người

    4.2.      Phòng kiểm nghiệm:

                            q    Của doanh nghiệp, các chỉ tiêu có thể phân tích:

                            q    Thuê ngoài

    4.3.      Liệt kê chương trình quản lý chất lượng cho các sản phẩm/ nhóm sản phẩm sản xuất và gửi chương trình kèm theo.

     

     

                                                                                     GIÁM ĐỐC (CHỦ) DOANH NGHIỆP                                                                                                 (Ký tên, đóng dấu)

     


    Mẫu ĐKKTCNa2  

     

    BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC SAI LỖI (nếu có)

     

    I. Thông tin chung:

    1. Tên cơ sở:

    2. Địa chỉ cơ sở:

    3. Số điện thoại:                                                Fax:                              Email:

    II. Tóm tắt kết quả khắc phục sai lỗi

     

    TT

    Sai lỗi theo kết luận kiểm tra ……. ngày………. của …………..

    Biện pháp khắc phục

    Kết quả

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ……, ngày….. tháng…..năm……

                                                                                           Đại diện cơ sở

                                                                             (ký tên và đóng dấu nếu có)

     

     

     

     

    Phụ lục 2 b: Áp dụng đối với các cơ sở khác

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ................, ngày          tháng        năm

     

    GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT,

    KINH DOANH THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH ATTP

     

    Kính gửi: ……………………………………………

    (Tên cơ quan kiểm tra, công nhận)

     

    Căn cứ các Quy định trong Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số ……../2008/QĐ-BNN ngày   /  /2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn, đơn vị chúng tôi:

     

    Tên cơ sở:

    Tên giao dịch thương mại (cả tên viết tắt - nếu có):

    Mã số (nếu có):

    Địa chỉ:

    Điện thoại:                    Fax (nếu có):                Email (nếu có):

     

    Sau khi nghiên cứu kỹ các Quy định về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đối chiếu với điều kiện thực tế của cơ sở, đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được:

    - Công nhận đủ điều kiện đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm.

    - Xuất khẩu sản phẩm vào thị trường:

    - …………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………….

     

    GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ

                                                                                        (ký tên và đóng dấu nếu có)

     

     

     

     

     

     

    PHỤ LỤC 3: MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN

     (Ban hành kèm theo Quyết định số 117 /2008/QĐ-BNN ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

     

     

    Phụ lục 3.a: Áp dụng đối với cơ sở chế biến thủy sản

     

    Phụ lục 3.b: Áp dụng đối với các cơ sở khác.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
    Ban hành: 26/07/2003 Hiệu lực: 01/11/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Thủy sản số 17/2003/QH11
    Ban hành: 26/11/2003 Hiệu lực: 01/07/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 59/2005/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
    Ban hành: 04/05/2005 Hiệu lực: 24/05/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư liên tịch 24/2005/TTLT-BYT-BTS của Bộ Y tế và Bộ Thuỷ sản về việc hướng dẫn phân công, phối hợp quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản
    Ban hành: 08/12/2005 Hiệu lực: 28/07/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Ban hành: 03/01/2008 Hiệu lực: 26/01/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Nghị định 79/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm
    Ban hành: 18/07/2008 Hiệu lực: 16/08/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    07
    Quyết định 649/2000/QĐ-BTS của Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thay thế Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 01/2000/QĐ-BTS ngày 3/1/2000
    Ban hành: 04/08/2000 Hiệu lực: 22/08/2000 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    08
    Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản
    Ban hành: 03/08/2011 Hiệu lực: 17/09/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    09
    Thông tư 56/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản trước khi đưa ra thị trường
    Ban hành: 07/09/2009 Hiệu lực: 22/11/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Quyết định 3593/QĐ-BNN-PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tính đến ngày 30/09/2009 hết hiệu lực thi hành
    Ban hành: 16/12/2009 Hiệu lực: 16/12/2009 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Thông tư 41/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc qui định việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản
    Ban hành: 05/07/2010 Hiệu lực: 19/08/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Quyết định 2512/QĐ-BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các biện pháp tăng cường ngăn chặn các hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất
    Ban hành: 20/09/2010 Hiệu lực: 20/09/2010 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Nghị quyết 57/NQ-CP của Chính phủ Về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Ban hành: 15/12/2010 Hiệu lực: 15/12/2010 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Thông tư 23/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/10/2010 của Chính phủ
    Ban hành: 06/04/2011 Hiệu lực: 21/05/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 117/2008/QĐ-BNN Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở SXKD thủy sản đủ điều kiện đảm bảo VSATTP

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Số hiệu:117/2008/QĐ-BNN
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:11/12/2008
    Hiệu lực:14/01/2009
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:30/12/2008
    Số công báo:703&704 - 12/2008
    Người ký:Lương Lê Phương
    Ngày hết hiệu lực:17/09/2011
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X