BỘ Y TẾ ------- Số: 1971/QĐ-BYT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THỰC HIỆN KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN
THỰC PHẨM NHẬP KHẨU THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ
-----------
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BYT ngày 07 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về điều kiện và thủ tục chỉ định tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu;
Căn cứ kết quả báo cáo thẩm định;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chỉ định Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: số 167 Pasteur, phường 8, quận 3 thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế tại các cửa khẩu phía Nam.
Điều 2. Phạm vi sản phẩm, hàng hóa được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu nêu tại Phụ lục kèm theo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực 05 năm kể từ ngày ký.
Điều 4. Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - BT Nguyễn Thị Kim Tiến (để b/c); - Các Thứ trưởng (để biết); - Tổng cục Hải quan (để biết); - Cổng TTĐT của Cục; - Lưu: VT, ATTP. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thanh Long |
PHỤ LỤC
DANH MỤC SẢN PHẨM HÀNG HÓA ĐƯỢC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN
THỰC PHẨM NHẬP KHẨU TẠI VIỆN PASTEUR THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1971/QĐ-BYT ngày 4 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Kiểm tra cấp thông báo kết quả kiểm tra các đối tượng sau:
a) Tất cả các loại hàng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế theo quy định của Luật An toàn thực phẩm.
b. Tất cả các lô hàng nhập khẩu nhiều loại thực phẩm thuộc phạm vi quản lý từ 2 Bộ trở lên.
2. Các sản phẩm không phải qua kiểm tra nhà nước nhưng có thông tin rủi ro về an toàn, dịch bệnh hoặc được Bộ Y tế yêu cầu bằng văn bản:
a) Thực phẩm mang theo người và tiêu dùng cá nhân không quá số lượng phải nộp thuế nhập khẩu;
b) Thực phẩm là quà biếu nhân đạo, là hàng trong túi ngoại giao, túi lãnh sự theo quy định của pháp luật;
c) Thực phẩm tạm nhập, tái xuất;
d) Thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu;
đ) Thực phẩm gửi kho ngoại quan;
e) Thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu;
g) Thực phẩm là hàng mẫu tham gia các hội chợ;
h) Thực phẩm trao đổi của cư dân biên giới;
i) Thực phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam gia công cho chủ hàng nước ngoài chỉ để xuất khẩu;
k) Nguyên liệu thô phải qua tinh chế, chế biến lại (dầu thực vật, lá và sợi thuốc lá, thảo dược dùng trong chế biến thực phẩm);
l) Thực phẩm tươi sống, sơ chế thuộc danh mục phải qua kiểm dịch động hoặc kiểm dịch thực vật./.