hieuluat

Quyết định 2350/QĐ-BYT Xây dựng và thử nghiệm Mô hình xã hội hóa phương tiện tránh thai

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Y tếSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:2350/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Viết Tiến
    Ngày ban hành:07/06/2016Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:07/06/2016Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
  • BỘ Y TẾ
    -------
    Số: 2350/QĐ-BYT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2016
     
     
    ----------------
    BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
     
    Căn cứ Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Y tế;
    Căn cứ Quyết định số 17/2013/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế;
    Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 ca Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
    Căn cứ Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 12/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020;
    Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 3;
    - Bộ trưởng (để b/c);
    - Các Thứ trưởng;
    - Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
    - Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh/Tp;
    - Trung tâm Chăm sóc SKSS các tỉnh/Tp;
    - Lưu: VT, TCDS(05).
     KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Viết Tiến
     
     
    XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI, HÀNG HÓA SỨC KHỎE SINH SẢN THEO PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 2350/QĐ-BYT ngày 07 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế Phê duyệt Dự án xây dựng và thử nghiệm Mô hình xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản theo phân khúc thị trường giai đoạn 2016-2020)
     
    Tỷ lệ sử dụng BPTT đạt mức cao, tới 76,2% năm 2015, trong đó BPTT hiện đại chiếm 65,4% năm 2015 (Niên giám thống kê tóm tắt DS-KHHGĐ 2015, Tổng cục DS-KHHGĐ). Đây là yếu tố quan trọng để duy trì liên tục mức sinh thay thế trong 10 năm qua và làm giảm tỷ lệ phá thai. TFR đạt 2,11 (1/4/2005), đạt 2,03 (1/4/2009 và 2,09 (1/4/2014). Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu về số lượng, đa dạng về chủng loại PTTT, hàng hóa SKSS có chất lượng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức:
    1. Mức độ phổ cập BPTT chưa đạt yêu cầu đề ra của Chiến lược DS-SKSS đến năm 2015 và nhiều khả năng thiếu PTTT trong những năm tới.
    Cơ hội tiếp cận PTTT còn nhiều hạn chế về số lượng, chủng loại và nơi cung cấp. Nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng còn chiếm tỷ lệ khá cao[1]: chiếm 11,2% trong nhóm phụ nữ có chồng, tới 22,7% trong nhóm phụ nữ chưa chồng và khoảng 35% trong nhóm thanh niên, vị thành niên.
    Yêu cầu về số lượng PTTT sẽ tiếp tục gia tăng trong giai đoạn 2016-2020 bao gồm số để thay thế PTTT đã hết tác dụng tránh thai và số PTTT cho các nhóm khách hàng mới bước vào độ tuổi sinh đẻ (riêng số phụ nữ 15-49 tuổi tăng từ 25,1 triệu người năm 2015 tăng lên 25,4 triệu người năm 2020).
    Nhiều khả năng thiếu PTTT trong giai đoạn 2016-2020. Trước năm 2010, bình quân hàng năm, cộng đồng các nhà tài trợ đã hỗ trợ khoảng 80% số PTTT, ngân sách nhà nước chi 20% trong tổng số kinh phí 310 tỷ đồng mua PTTT cấp miễn phí cho người dân. Trong giai đoạn 2011-2015, sử dụng số PTTT từ nguồn viện trợ còn lại và ngân sách nhà nước mua PTTT để cấp miễn phí, tiếp thị xã hội cho 50-55% số đối tượng; số PTTT do thị trường thương mại cung cấp cho 45-50% số đối tượng, nhưng chủ yếu là bao cao su khoảng 80%, viên uống tránh thai khoảng 27% và các PTTT khác khoảng 10%. Dự kiến giai đoạn 2016-2020, ngân sách nhà nước mua PTTT miễn phí, tiếp thị xã hội để cấp cho khoảng 30% số đối tượng. Với tốc độ giảm cung cấp PTTT miễn phí, tiếp thị xã hội rất nhanh, trong khi thị trường PTTT chưa phát triển thì có nhiều khả năng thiếu PTTT; đáng chú ý là Dụng cụ tử cung giảm từ 100% xuống 60-65%, thuốc tiêm tránh thai từ 100% xuống 50-55%, viên uống tránh thai từ 73% xuống 25%.
    Yêu cầu số lượng PTTT tiếp tục tăng, khả năng cung cấp PTTT miễn phí, tiếp thị xã hội giảm nhanh, trong khi thị trường thương mại PTTT chưa phát triển và tâm lý bao cấp PTTT của số đông người dân còn khá nặng nề thì việc thiếu số người sử dụng BPTT tương ứng sẽ xẩy ra và làm cho tỷ suất sinh tăng lên hoặc là phải tăng tỷ lệ phá thai thì mới duy trì được mức sinh thay thế. Các kịch bản nêu trên đều gây bất lợi cho việc thực hiện chương trình DS-KHHGĐ, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    2. Việc phân khúc thị trường cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS chưa rõ ràng và không có sự cân đối, thống nhất chung để bảo đảm có đủ về số lượng PTTT, hàng hóa SKSS giữa các thị phần.
    2.1. Chính sách, pháp luật đã xác định việc phân khúc thị trường cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS bao gồm cung cấp miễn phí, tiếp thị xã hội và bán rộng rãi trên thị trường, nhưng thiếu các quy định cụ thể cho việc thực hiện.
    - Đối với thị phần cung cấp miễn phí: i) chưa có quy định cụ thể danh mục PTTT, hàng hóa SKSS được cung cấp miễn phí; ii) chưa có lộ trình giảm số đối tượng được cung cấp miễn phí.
    Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 20/2/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế quy định “đối tượng được cấp miễn phí PTTT: người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo; người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số sống tại xã đặc biệt khó khăn; xã thuộc vùng có mức sinh cao và không ổn định; người làm việc trên biển trước khi đi biển dài ngày, khi cập bờ và vào các âu thuyền tại các xã ven biển có nhiều người làm việc trên biển”. Đến nay, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về phạm vi, tiêu chí xác định xã thuộc vùng có mức sinh cao và không ổn định để người dân ở các vùng này được hưởng chính sách cung cấp miễn phí PTTT, hàng hóa SKSS. Thực tế những năm qua đã nảy sinh mâu thuẫn: người dân sống ở một số xã thuộc vùng có mức sinh cao và không ổn định đã không được cung cấp miễn phí PTTT, ngược lại nhiều tỉnh có quyết định cung cấp miễn phí PTTT cho nhân dân ở tất cả các xã thuộc tỉnh (không phân biệt xã thuộc vùng có mức sinh thấp hay xã thuộc vùng có mức sinh cao và không ổn định vì chưa có hướng dẫn cụ thể).
    Chưa có lộ trình giảm số đối tượng được cung cấp miễn phí PTTT, hàng hóa SKSS cho phù hợp với sự phát triển, mà thực chất là giảm số xã thuộc vùng có mức sinh cao và không ổn định qua từng giai đoạn. Mặc dù chưa có đánh giá kết quả thực tế về số xã và số đối tượng của xã thuộc vùng có mức sinh cao và không ổn định, nhưng dự kiến kế hoạch giai đoạn 2016-2020 là giảm tỷ lệ đối tượng được cung cấp miễn phí, tiếp thị xã hội từ 50-55% năm 2015 xuống còn 33% năm 2016. Mức giảm 17-22% năm 2016 là quá nhanh và thiếu rõ ràng vì chưa có lộ trình đến năm nào sẽ đạt được mục tiêu cuối cùng về “đối tượng được cung cấp miễn phí PTTT, hàng hóa SKSS là người thuộc hộ nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội”.
    - Đối với thị phần tiếp thị xã hội PTTT: i) chưa có quy định cụ thể về danh mục PTTT thực hiện tiếp thị xã hội; ii) chưa rõ ràng về thời hạn thực hiện tiếp thị xã hội nói chung và đối với mỗi loại PTTT nói riêng.
    Chưa có các quy định về danh mục PTTT thực hiện tiếp thị xã hội và tình trạng phân phối bao cao su vừa phân tán, vừa cạnh tranh giữa loại miễn phí, tiếp thị xã hội và thị trường thương mại. Cùng một loại bao cao su có tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc có tính chất tương đương, nhưng được gắn nhãn mác sản phẩm khác nhau, để phân phối miễn phí, tiếp thị xã hội.
    Thời gian thực hiện tiếp thị xã hội là không rõ ràng. Tiếp thị xã hội chỉ là một kênh phân phối trung gian, nhưng không xác định được thời gian để chấm dứt giai đoạn trung gian và thời gian chấm dứt tiếp thị xã hội đối với mỗi nhãn mác sản phẩm cụ thể.
    3. Thị trường thương mại PTTT còn quá nhỏ bé trong khi chính sách, pháp luật khuyến khích thị trường phát triển chưa đủ hấp dẫn; các nhà sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế chưa đủ tự tin để tham gia cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS trên thị trường.
    Thực trạng PTTT trên thị trường cho thấy: i) Thị trường thương mại PTTT còn quá nhỏ bé chiếm 45-50%, chủ yếu là cung cấp bao cao su (chiếm khoảng 80% thị phần); viên uống tránh thai (chiếm khoảng 27% thị phần); các PTTT khác chỉ chiếm dưới 10% thị phần); ii) PTTT chưa đa dạng về chủng loại (mỗi loại PTTT chỉ có 1-3 chủng loại); iii) chưa đa dạng về chất lượng (các PTTT mới bảo đảm hiệu quả tránh thai, chưa có nhiều mẫu mã, chất lượng khác nhau và chưa có các tác dụng tích cực khác cho tâm lý, sức khỏe của người sử dụng).
    Chính sách, pháp luật về xã hội hóa hoạt động y tế đã được ban hành, nhưng chưa khuyến khích thị trường PTTT phát triển, chưa đủ hấp dẫn các nhà sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế tự tin để tham gia cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS. Trên thực tế, chưa có tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xin cấp phép nhập khẩu PTTT với số lượng lớn để bán trên thị trường; số PTTT có bán trên thị trường là do nhập khẩu tiểu ngạch hoặc do các dự án viện trợ nhập khẩu nhỏ lẻ.
    4. Còn nhiều rào cản ngăn cách các nhà sản xuất kinh doanh đầu tư vào việc cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS.
    Trong thời gian dài, cơ quan DS-KHHGĐ mua, nhận hàng viện trợ của quốc tế để cung cấp PTTT miễn phí và bán tiếp thị xã hội cho người dân, việc làm này vẫn còn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý kinh doanh PTTT của các nhà sản xuất, kinh doanh. Tâm lý bao cấp PTTT còn khá phổ biến trong nhân dân và tâm lý sử dụng các loại PTTT do cơ quan DS-KHHGĐ mua sẽ bảo đảm chất lượng cũng là những rào cản lớn ngăn cách người dân chấp nhận PTTT, hàng hóa SKSS của các nhà sản xuất, kinh doanh chủ động kinh doanh trên thị trường.
    Các rào cản lớn khác như việc quy định PTTT phải qua thử nghiệm lâm sàng mới được đưa vào cung cấp trên thị trường; quy mô thị trường PTTT là nhỏ bé (giá trị bình quân của mỗi chủng loại PTTT chỉ khoảng 25 tỷ đồng/năm); thị trường PTTT khá phân tán với phạm vi phân phối rộng đến 63 tỉnh, thành phố và hơn 5 triệu người sử dụng bình quân mỗi năm. Các rào cản nêu trên là những khó khăn cho việc sản xuất, kinh doanh PTTT, từ việc chấp nhận nhãn mác, tiêu thụ hàng hóa đến việc thu hồi vốn, nếu các nhà sản xuất, kinh doanh tự đầu tư sản xuất, nhập khẩu và cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS trên thị trường thương mại.
    Việt Nam đã bước ra khỏi ngưỡng của nước nghèo; mức thu nhập, tiêu dùng và sự phân biệt giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng ngày càng tăng; tầng lớp trung lưu đã, đang hình thành và sẽ chiếm số đông trong dân số. Theo đó, nhu cầu sử dụng PTTT ngày càng đa dạng về chủng loại, hình thức và chất lượng ngày càng cao phù hợp với đặc điểm, khả năng của các nhóm khách hàng là đòi hỏi khách quan. Trong khi việc cung cấp miễn phí PTTT cho hầu hết các nhóm khách hàng như trước đây đã trở thành sự bất bình đẳng đối với việc sử dụng ngân sách nhà nước.
    Vượt qua được các rào cản và đáp ứng được các đòi hỏi khách quan của người dân trong một thời gian ngắn là công việc không dễ dàng. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng, nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật là có thể giúp các nhà sản xuất, kinh doanh và giúp người dân vượt qua được rào cản. Cần thiết phải có sự hỗ trợ, tác động của cơ quan quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ nhằm huy động, bảo đảm sự tự tin của các nhà sản xuất, kinh doanh đầu tư vốn và kinh nghiệm vào cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS và bảo đảm sự tín nhiệm của người dân đối với PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa để sớm phát triển đầy đủ thị trường PTTT, hàng hóa SKSS.
    Để giải quyết các khó khăn, bất cập nêu trên, cần thiết phải xây dựng và thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS để huy động nguồn vốn đầu tư, kinh nghiệm của các nhà sản xuất kinh doanh, đơn vị dịch vụ công, tổ chức phi chính phủ, công ty tư nhân, người bán lẻ tham gia vào việc cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS bình đẳng theo phân khúc thị trường. Trên cơ sở quản lý, điều phối có hiệu quả giữa các thị phần cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS của cơ quan quản lý nhà nước để có đủ số lượng PTTT cho việc duy trì mức sinh thay thế; đáp ứng nhu cầu đa dạng về chủng loại, hình thức và chất lượng ngày càng cao của các nhóm khách hàng có đặc điểm, khả năng khác nhau nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của chương trình DS-KHHGĐ và thực hiện thành công Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020.
    1. Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ đã chỉ rõ nhiệm vụ và một số giải pháp chủ yếu, trong đó có nhiệm vụ đẩy mạnh tiếp thị xã hội và bán rộng rãi các PTTT (khoản 5, mục c, phần II).
    2. Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 đã xác định nhiệm vụ “Nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc điều phối hàng hóa để đáp ứng nhu cầu về PTTT, ưu tiên miễn phí và trợ cấp PTTT cho người nghèo, các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đồng thời tăng cường tiếp thị xã hội và kinh doanh các PTTT trên thị trường tự do”.
    3. Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 12/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020 với mục tiêu: Có ít nhất một chủng loại PTTT mới được đưa vào Việt Nam; có ít nhất một chủng loại PTTT hoặc hàng hóa SKSS mới được sản xuất tại Việt Nam; 100% cấp xã tại địa bàn Đề án có cơ sở thực hiện xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS.
    4. Các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; pháp luật về giá hàng hóa, dịch vụ; pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; quy định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và các pháp luật liên quan.
    5. Căn cứ thực trạng cung cấp PTTT đến năm 2015, khả năng nguồn ngân sách nhà nước bổ sung lớn cho mua PTTT trong những năm tới và thực trạng cơ chế quản lý cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS hiện hành thì không có khả năng bảo đảm đủ số lượng, chủng loại, chất lượng của PTTT, hàng hóa SKSS. Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ duy trì mức sinh thay thế thì cần thiết phải cải tiến cơ chế quản lý, tạo hành lang pháp lý khuyến khích thị trường PTTT phát triển và đồng thời phải có sự can thiệp, sự hỗ trợ của cơ quan quản lý chương trình DS-KHHGĐ để huy động sự tham gia cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, đơn vị dịch vụ công, tổ chức phi chính phủ, công ty tư nhân, người bán lẻ. Sự tham gia đông đảo của các tổ chức, cá nhân sẽ mở rộng nhanh hơn thị trường và là cơ sở để đáp ứng nhu cầu PTTT, hàng hóa SKSS về số lượng, đa dạng về chủng loại, hình thức, chất lượng phù hợp với điều kiện, khả năng của mỗi nhóm khách hàng và bảo đảm sự công bằng xã hội.
    1. Mục tiêu tổng quát
    Mục tiêu tổng quát của dự án là: Huy động được nguồn vốn đầu tư, nhân lực, kinh nghiệm của các nhà sản xuất, kinh doanh, đơn vị dịch vụ công, tổ chức phi chính phủ, công ty tư nhân, người bán lẻ vào việc cung cấp, phân phối PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường nhằm bảo đảm đủ số lượng PTTT để duy trì mức sinh thay thế, đáp ứng nhu cầu đa dạng về chủng loại, hình thức và chất lượng ngày càng cao của PTTT, hàng hóa SKSS phù hợp với điều kiện, khả năng của các nhóm khách hàng, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của chương trình DS-KHHGĐ và thực hiện thành công Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020.
    2. Mục tiêu cụ thể khi kết thúc dự án:
    2.1. Mục tiêu cụ thể 1. Huy động được các nhà sản xuất, kinh doanh đầu tư nguồn vốn, kinh nghiệm tham gia cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa.
    - Có ít nhất 1 chủng loại PTTT, 5 loại hàng hóa SKSS được đưa vào cung cấp trên thị trường thuộc địa bàn dự án.
    - Có ít nhất 2 đơn vị, tổ chức mới tham gia cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS trên thị trường thuộc địa bàn dự án.
    - Có ít nhất 2 đơn vị, tổ chức hợp tác, liên danh để sản xuất ít nhất 1 loại PTTT mới và ít nhất 1 loại hàng hóa SKSS mới tại việt Nam.
    - Bảo đảm mỗi loại PTTT, hàng hóa SKSS có từ 2-4 chủng loại khác nhau cho sự lựa chọn của khách hàng theo phân khúc thị trường.
    2.2. Mục tiêu cụ thể 2. Huy động được hệ thống DS-KHHGĐ các cấp, các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập, tổ chức phi chính phủ, công ty tư nhân và người bán lẻ tham gia phân phối PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa.
    - Có 95% Trung tâm DS-KHHGĐ và cơ sở y tế công lập cấp huyện tham gia phân phối PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa.
    - Có 100% cấp xã tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển thuộc địa bàn dự án có cơ sở thực hiện xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo các hình thức phù hợp.
    2.3. Mục tiêu cụ thể 3. Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của cán bộ các ban, ngành, đoàn thể về lợi ích sử dụng PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa và sự chuyển đổi hành vi của các nhóm khách hàng từ cung cấp miễn phí sang tự chi trả PTTT, hàng hóa SKSS, dịch vụ SKSS/KHHGĐ.
    - Số lượng PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa chiếm khoảng 50% thị phần trong thị trường tổng thể và bảo đảm đủ số lượng PTTT để duy trì mức sinh thay thế. 
    1. Xác định mô hình xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường
    Mô hình xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường chính là sự kết hợp về thế mạnh của các bên nhằm đạt được các mục tiêu riêng của mỗi bên và quan trọng là đạt được mục tiêu chung “nhanh chóng hình thành thị trường PTTT, hàng hóa SKSS có chất lượng”.
    Các nhà sản xuất, kinh doanh có thế mạnh là có vốn, kinh nghiệm kinh doanh và có mục tiêu về hiệu quả kinh doanh, nhưng họ chưa đủ tự tin để tự kinh doanh có hiệu quả bởi các rào cản là quá lớn của thị trường PTTT hiện tại.
    Cơ quan quản lý về DS-KHHGĐ có thế mạnh về nhiệm vụ chuyên môn được giao, sự tín nhiệm của người dân đối với thương hiệu sản phẩm đã cung cấp trước đó và có mục tiêu là sớm giải quyết khó khăn về thiếu số lượng, thiếu sự đa dạng của PTTT, hàng hóa SKSS, nhưng không có nguồn vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm phân phối trong thị trường.
    Các đơn vị dịch vụ công, tổ chức phi chính phủ, công ty tư nhân, người bán lẻ có thế mạnh về nhân lực, màng lưới rộng khắp, nhưng không đủ nguồn lực để tự kinh doanh PTTT, hàng hóa SKSS. Sự kết hợp cụ thể như sau:
    1.1. Đối với việc kinh doanh PTTT, hàng hóa SKSS
    Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đầu tư nguồn vốn, kinh nghiệm cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giá và chi phí phân phối; hiệu quả kinh doanh.
    Ban QLĐA 818 hỗ trợ phân phối PTTT, hàng hóa SKSS trong các dịch vụ nhập khẩu, thử nghiệm, đánh giá chất lượng, lưu hành sản phẩm, nhận diện thương hiệu, phân phối sản phẩm, thúc đẩy sản phẩm và truyền thông vận động.
    Hệ thống DS-KHHGĐ các cấp, các cơ sở y tế công lập, ngoài công lập, tổ chức phi chính phủ, đơn vị sự nghiệp công, công ty tư nhân và người bán lẻ tham gia phân phối PTTT, hàng hóa SKSS và được hưởng các chi phí phân phối.
    1.2. Đối với việc sản xuất PTTT, hàng hóa SKSS mới tại Việt Nam
    Các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước có vốn, có nhu cầu đầu tư sản xuất PTTT, hàng hóa SKSS mới tại Việt Nam chịu trách nhiệm về vốn, chất lượng sản phẩm hàng hóa, giá và các chi phí, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Ban QLĐA 818 hỗ trợ sản xuất, phân phối sản phẩm trong các dịch vụ thuê đất, cơ sở sản xuất, bảo hộ tiêu thụ sản phẩm và phân phối PTTT, hàng hóa SKSS mới trong các dịch vụ thử nghiệm, đánh giá chất lượng, lưu hành sản phẩm, nhận diện thương hiệu, thúc đẩy sản phẩm và truyền thông, vận động.
    Hệ thống DS-KHHGĐ các cấp, các cơ sở y tế công lập, ngoài công lập, tổ chức phi chính phủ, đơn vị sự nghiệp công, tổ chức cá nhân kinh doanh và người bán lẻ tham gia phân phối PTTT, hàng hóa SKSS mới được sản xuất tại Việt Nam và được hưởng các chi phí phân phối.
    1.3. Đối với việc hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí
    Các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí cho việc xây dựng và thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường được Ban QLĐA 818 hỗ trợ triển khai thực hiện.
    2. Lựa chọn PTTT, hàng hóa SKSS đưa vào phân phối trên thị trường
    2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn PTTT, hàng hóa SKSS
    PTTT, hàng hóa SKSS được lựa chọn để phân phối theo phân khúc thị trường xã hội hóa phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
    - Là những sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục PTTT, hàng hóa SKSS theo Quyết định số 4911/QĐ-BYT ngày 18/11/2015 của Bộ Y tế;
    - Là những sản phẩm, hàng hóa có xuất xứ, ký mã hiệu, nhãn mác của sản phẩm rõ ràng, hợp pháp.
    - Là những sản phẩm, hàng hóa hợp quy, hợp chuẩn, được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
    - Là những sản phẩm, hàng hóa còn thiếu so với yêu cầu lựa chọn PTTT, hàng hóa SKSS.
    2.2. Yêu cầu lựa chọn PTTT, hàng hóa SKSS
    2.2.1. Loại PTTT, hàng hóa SKSS: các sản phẩm, hàng hóa có nhãn mác khác nhau, nhưng có tiêu chuẩn kỹ thuật, tính chất tương đương được xếp cùng loại PTTT, hàng hóa SKSS.
    2.2.2. Yêu cầu mỗi loại PTTT, hàng hóa SKSS cần có 3-4 chủng loại khác nhau để phân phối theo phân khúc thị trường xã hội hóa nhằm bảo đảm có 3-4 sự lựa chọn của khách hàng cho phù hợp với điều kiện, khả năng khác nhau của mỗi nhóm khách hàng, bao gồm:
    - Loại hàng hóa có giá thấp với chất lượng bảo đảm hiệu quả tránh thai hoặc hiệu quả sử dụng; có hình thức đơn giản, không có tác dụng tích cực khác đến tâm lý, sức khỏe;
    - Loại hàng hóa có giá trung bình với chất lượng bảo đảm hiệu quả tránh thai hoặc hiệu quả sử dụng; có hình thức cải tiến, không có tác dụng tích cực khác đến tâm lý, sức khỏe;
    - Loại hàng hóa có giá cao với chất lượng bảo đảm hiệu quả tránh thai hoặc hiệu quả sử dụng; có hình thức cầu kỳ phù hợp với thị hiếu, có một số tác dụng tích cực khác đến tâm lý, sức khỏe;
    - Loại hàng hóa đặc biệt có giá khá cao với chất lượng bảo đảm hiệu quả tránh thai hoặc hiệu quả sử dụng; có hình thức cầu kỳ phù hợp với thị hiếu, có nhiều tác dụng tích cực khác đến tâm lý, sức khỏe.
    2.3. Điều kiện lựa chọn PTTT, hàng hóa SKSS
    PTTT, hàng hóa SKSS được lựa chọn để phân phối theo phân khúc thị trường xã hội hóa phải bảo đảm các điều kiện sau:
    - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đăng ký sản phẩm tham gia phân phối theo phân khúc thị trường xã hội hóa phải có tư cách hợp lệ, không đang trong quá trình giải thể, không bị kết luận lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.
    - Đối với sản phẩm là thuốc thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đăng ký sản phẩm tham gia phân phối theo phân khúc thị trường xã hội hóa phải có “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc” nếu là tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc có “Giấy chứng nhận thực hành tốt” nếu là tổ chức, cá nhân sản xuất.
    2.4. Tổ chức thực hiện tuyển chọn PTTT, hàng hóa SKSS
    Ban QLĐA 818 xây dựng các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các tiêu chuẩn, quy định quy trình tuyển chọn PTTT, hàng hóa SKSS được phân phối theo phân khúc thị trường xã hội hóa thuộc địa bàn dự án.
    Việc tổ chức thực hiện tuyển chọn PTTT, hàng hóa SKSS có đủ tiêu chuẩn, đúng yêu cầu, đúng điều kiện để đưa vào phân phối theo phân khúc thị trường xã hội hóa phải được tiến hành theo đúng quy trình và bảo đảm sự minh bạch, trung thực.
    Quyết định PTTT, hàng hóa SKSS được lựa chọn, tổ chức thương thảo hợp đồng và ký hợp đồng thực hiện cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa. Năm 2016 trước mắt đưa vào phân phối 5 sản phẩm là: Viên uống tránh thai Anna, bao cao su Hello, viên bổ sung sắt acid folic và vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Prenatal, dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro, dung dịch vệ sinh phụ nữ Vagis, những sản phẩm tiếp theo sẽ căn cứ vào mục tiêu của chương trình.
    3. Xây dựng, đăng ký, phát triển thương hiệu
    Mỗi loại PTTT, hàng hóa SKSS được cung cấp theo phân khúc thị trường xã hội hóa đều có thương hiệu riêng. Việc thiết kế thương hiệu “PTTT, hàng hóa SKSS có chất lượng” phải tuân theo các quy định của pháp luật.
    Xây dựng, đăng ký và nhận diện thương hiệu “PTTT, hàng hóa SKSS có chất lượng” đối với từng sản phẩm cụ thể.
    Thực hiện các biện pháp phát triển thương hiệu “PTTT, hàng hóa SKSS có chất lượng” đối với từng sản phẩm cụ thể.
    Quảng bá thương hiệu và sản xuất, cung cấp các sản phẩm truyền thông để quảng bá thương hiệu “PTTT, hàng hóa SKSS có chất lượng”. 
    4. Hỗ trợ nhập khẩu PTTT, hàng hóa SKSS (đối với những PTTT, hàng hóa SKSS cần nhập khẩu để phân phối theo phân khúc thị trường xã hội hóa).
    Ban QLĐA 818 cung cấp thông tin và nhu cầu nhập khẩu từng loại PTTT, hàng hóa SKSS cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên cơ sở phân tích thị trường của các chủng loại PTTT, hàng hóa SKSS và yêu cầu mở rộng cơ hội lựa chọn của khách hàng.
    Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh căn cứ nhu cầu số lượng, chất lượng, giá cả, khả năng tiêu thụ từng loại PTTT, hàng hóa SKSS và chủ động cung cấp thông tin về khả năng của mình, nộp hồ sơ đăng ký tuyển chọn sản phẩm và thỏa thuận với Ban QLĐA 818 để được hỗ trợ nhập khẩu và hỗ trợ phân phối sản phẩm.
    Việc cung cấp thông tin hai chiều giúp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được chủ động trong việc khắc phục những hạn chế của thị trường PTTT, hàng hóa SKSS và tự tin đầu tư tham gia cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS.
    5. Hỗ trợ thử nghiệm, đánh giá và cho phép lưu hành PTTT, hàng hóa SKSS mới ở Việt Nam (đối với những PTTT, hàng hóa SKSS cần thử nghiệm theo quy định)
    Ban QLĐA 818 hỗ trợ phương pháp, phạm vi, địa bàn, đơn vị dịch vụ và tổ chức thực hiện việc thử nghiệm, đánh giá kết quả thử nghiệm.
    Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bảo đảm chi phí thử nghiệm, đánh giá kết quả thử nghiệm.
    6. Hỗ trợ nhận diện thương hiệu sản phẩm
    Sự hỗ trợ nhận diện thương hiệu PTTT, hàng hóa SKSS để phân phối theo phân khúc thị trường xã hội hóa là hết sức cần thiết nhằm chuyển đổi tâm lý người dân từ bao cấp sang tự chi trả, từ sự tín nhiệm vào PTTT, hàng hóa SKSS do cơ quan DS-KHHGĐ mua sang sản phẩm hàng hóa được cơ quan DS-KHHGĐ bảo đảm (từ trước đến nay, thương hiệu các PTTT, hàng hóa SKSS hầu như không được người sử dụng quan tâm vì họ được cung cấp miễn phí và được cơ quan quản lý nhà nước bảo đảm về chất lượng trừ một số thương hiệu PTTT được tiếp thị xã hội như TRUST, OK, NUMBER ONE).
    Ban QLĐA 818 hỗ trợ nhận diện thương hiệu sản phẩm dưới nhiều hình thức để thể hiện tên Đề án 818, Tổng cục DS-KHHGĐ lên sản phẩm như là việc bảo hộ của cơ quan quản lý nhà nước đối với sản phẩm (bảo đảm tâm lý cho người sử dụng như đối với PTTT cấp miễn phí trước đây); sử dụng hệ thống DS-KHHGĐ từ trung ương đến cơ sở tham gia phân phối sản phẩm và được coi như là sản phẩm chính thức của chương trình DS-KHHGĐ; tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng hoặc gắn thương hiệu sản phẩm lên các báo, tạp chí, tài liệu hoặc các vật mang thông tin khác của cơ quan DS-KHHGĐ các cấp.
    Việc hỗ trợ nhận diện thương hiệu sản phẩm phải gắn liền với việc bảo đảm sự độc quyền của thương hiệu sản phẩm trên thị trường Việt Nam nhằm tập trung, tránh sự phân tán nhận diện thương hiệu bao gồm cả thương hiệu gốc của sản phẩm (thương hiệu sản phẩm do nhà sản xuất đăng ký lưu hành tại nước sản xuất và nước nhập khẩu) và thương hiệu sản phẩm đã được bổ sung với sự hỗ trợ của Đề án 818. Sự độc quyền về thương hiệu sản phẩm chỉ nhằm mục đích tập trung sự quan tâm để nhanh chóng lấy được sự tin dùng sản phẩm của nhân dân.
    7. Hỗ trợ phân phối PTTT, hàng hóa SKSS
    7.1. Các hoạt động và chi phí hỗ trợ phân phối PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa được xác định theo nội dung công việc trong quá trình phân phối từ Ban QLĐA 818 của trung ương đến các đơn vị phân phối trung gian và người sử dụng bao gồm:
    - Các hoạt động và chi phí hỗ trợ phân phối PTTT, hàng hóa SKSS được thực hiện theo yêu cầu của thị trường và được thỏa thuận giữa các bên tham gia thực hiện các nhiệm vụ phân phối sản phẩm như: bảo quản, vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa khi vận chuyển; các vật liệu, bao bì dùng cho việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa; các chi phí phải trả cho người bán hàng, đóng gói, bảo quản, vận chuyển hàng hóa; các chi phí về công cụ, dụng cụ, vật liệu tiêu hao và phục vụ bán hàng hóa; chi phí tuyên truyền, quảng cáo, quảng bá thương hiệu sản phẩm, sản xuất sản phẩm xúc tiến, khuyến mại sản phẩm; chi phí quản lý; thuế các loại; chi phí dự phòng; công tác phí, nghiên cứu, đào tạo, hội nghị khách hàng. Quyền lợi, trách nhiệm thực hiện các hoạt động của các bên và mức chi phí của các hoạt động theo theo quy định.
    - Các hoạt động và chi phí hỗ trợ thúc đẩy sản phẩm PTTT, hàng hóa SKSS được thực hiện theo cam kết của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với Ban QLĐA 818 để bổ sung hoạt động, chi phí thúc đẩy sản phẩm và theo kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước được duyệt. Hoạt động thúc đẩy sản phẩm có tác dụng kép đối với người bán hàng, các nhóm khách hàng và tạo dư luận xã hội ủng hộ chuyển đổi hành vi đối với thương hiệu sản phẩm là PTTT, hàng hóa SKSS, tạo cơ sở giảm nhanh áp lực về kinh phí đầu tư của nhà nước đối với việc bảo đảm PTTT cho việc thực hiện mục tiêu về sử dụng biện pháp tránh thai, duy trì mức sinh và giảm phá thai.
    7.2. Phạm vi thực hiện các hoạt động và chi phí hỗ trợ phân phối PTTT, hàng hóa SKSS của các cấp phân phối theo thỏa thuận được ghi trong hợp đồng cụ thể đối với mỗi loại PTTT, hàng hóa SKSS.
    8. Xây dựng mức chi phí hoặc khung chi phí phân phối PTTT, hàng hóa SKSS cho từng sản phẩm và cho từng cấp phân phối sản phẩm
    8.1. Xây dựng mức chi phí hoặc khung chi phí phân phối PTTT, hàng hóa SKSS cho từng sản phẩm theo nguyên tắc sau:
    Bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa các nhiệm vụ trong từng giai đoạn về tuyên truyền, quảng bá thương hiệu sản phẩm, chi phí vận chuyển, hoa hồng phân phối và các chi phí khác;
    Bố trí mức chi phí hoặc khung chi phí phân phối PTTT, hàng hóa SKSS có tác dụng khuyến khích đơn vị, cá nhân làm tốt nhiệm vụ, tiêu thụ được số lượng lớn sản phẩm.
    8.2. Xây dựng mức chi phí, khung chi phí phân phối PTTT, hàng hóa SKSS cho từng cấp phân phối sản phẩm theo nguyên tắc sau:
    Bảo đảm mức chi phí hoặc khung chi phí phân phối PTTT, hàng hóa SKSS giữa các địa phương phù hợp với điều kiện giao thông, khả năng tiêu thụ sản phẩm, diện tích của từng tỉnh;
    Bố trí mức chi phí phân phối PTTT, hàng hóa SKSS có tác dụng khuyến khích sự tham gia tích cực của hệ thống y tế, DS-KHHGĐ vào việc phân phối PTTT, hàng hóa SKSS, nhất là cán bộ dân số cấp xã, cộng tác viên dân số, các cơ sở dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
    8.3. Bảo đảm sự chủ động của các cấp phân phối sản phẩm trong việc quyết định cụ thể mức chi phí, khung chi phí phân phối PTTT, hàng hóa SKSS cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nội dung chi tại địa phương, của từng cấp phân phối đánh giá hiệu quả kinh doanh (mỗi loại sản phẩm, hàng hóa có mức chi phí phân phối khác nhau theo hợp đồng ký kết và mỗi cấp phân phối có quyền quyết định mức chi phí phân phối đó).
    9. Hỗ trợ sản xuất PTTT, hàng hóa SKSS mới tại Việt Nam
    Ban QLĐA 818 hỗ trợ việc sản xuất PTTT, hàng hóa SKSS mới tại Việt Nam trong các dịch vụ thuê đất, thuê cơ sở sản xuất hoặc liên danh sản xuất. Nội dung hỗ trợ cụ thể theo Dự án riêng về đầu tư phát triển để xây dựng cơ sở sản xuất PTTT, hàng hóa SKSS mới.
    Việc hỗ trợ phân phối PTTT, hàng hóa SKSS mới được sản xuất tại Việt Nam được áp dụng như đối với việc phân phối PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa.
    10. Truyền thông, vận động xã hội
    Tổ chức hội thảo, đối thoại, cung cấp thông tin về xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường nhằm cung cấp kiến thức cho lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp quản lý và đoàn thể của các địa phương. Tranh thủ sự ủng hộ, sự chỉ đạo, quản lý của các cấp địa phương nhằm bảo đảm sự cân đối giữa các thị phần và tăng cường vận động nhân dân chuyển đổi hành vi từ sử dụng PTTT, hàng hóa SKSS miễn phí sang tự chi trả.
    Truyền thông chuyển đổi hành vi đối với các nhóm đối tượng trực tiếp sử dụng PTTT, hàng hóa SKSS và các nhóm đối tượng có tác động tích cực đối với người sử dụng PTTT, hàng hóa SKSS.
    Tổ chức thực hiện các hoạt động thúc đẩy sản phẩm và sự kiện truyền thông đối với từng nhãn mác PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường.
    11. Hội thảo, tập huấn kiến thức, kỹ năng thực hiện dự án
    Hội thảo với các nhà quản lý, các nhà sản xuất, kinh doanh, các đơn vị tham gia phân phối PTTT, hàng hóa SKSS về tình hình thực hiện dự án và những biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dự án.
    Tập huấn cho các đơn vị, cá nhân tham gia phân phối PTTT, hàng hóa SKSS về kiến thức, kỹ năng tiếp thị và kỹ thuật của sản phẩm. Các nội dung bao gồm: i) kiến thức, kỹ năng tiếp thị sản phẩm; ii) kiến thức, kỹ năng nhận biết tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng, hạn sử dụng và chất lượng của PTTT, hàng hóa SKSS; iii) kiến thức, kỹ năng tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử dụng PTTT, hàng hóa SKSS; kiến thức về mức chi phí hoặc khung chi phí, cơ chế phân phối đối với từng PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa.
    Hội thảo, giao lưu với các nhóm khách hàng nhằm thu nhận những thông tin phản hồi về việc phân phối, mẫu mã và chất lượng của sản phẩm.
    12. Quản lý và thực hiện dự án
    Xây dựng hướng dẫn thực hiện các hoạt động của dự án (mỗi hoạt động nêu rõ mục đích yêu cầu, trách nhiệm thực hiện, đầu ra và thời gian hoàn thành).
    Các cấp phân phối PTTT, hàng hóa SKSS báo cáo tình hình thực hiện dự án về số lượng PTTT, hàng hóa SKSS đã bán, các hoạt động đã thực hiện và kinh phí thực hiện, bao gồm số kinh phí đã thu chi, chưa thu chi, nợ đọng.
    Cơ quan quản lý dự án các cấp tổng hợp tình hình thực hiện dự án và có biện pháp hỗ trợ việc thực hiện dự án.
    Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật của BQLĐA 818 của trung ương, cấp tỉnh đối với các cơ sở phân phối PTTT, hàng hóa SKSS.
    Sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện dự án “xây dựng và thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường” tại các cấp.
    Thực hiện các nghiệp vụ quản lý dự án về ghi chép, theo dõi, báo báo, nghiệp vụ, bảo quản hàng hóa, quản lý tài chính.
    13. Tăng cường thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước tạo thuận lợi cho việc đẩy nhanh và có hiệu quả về phân phối PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa
    Nghiên cứu, đánh giá và sửa đổi cơ chế, chính sách cung cấp miễn phí và ban hành các quy định cụ thể về đối tượng được cung cấp miễn phí PTTT, hàng hóa SKSS trong từng giai đoạn; lộ trình giảm số lượng số xã thuộc vùng có mức sinh cao và không ổn định được cung cấp miễn phí PTTT, hàng hóa SKSS theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và thực tế mức sinh của các xã trong từng giai đoạn; định hướng thời gian đạt mục tiêu cuối cùng của chính sách cung cấp miễn phí là “đối tượng được cung cấp miễn phí PTTT, hàng hóa SKSS là người thuộc hộ nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội” nhằm giúp các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh định hướng chiến lược phát triển và giúp nhân dân chủ động chi phí mua PTTT, hàng hóa SKSS có chất lượng.
    Nghiên cứu, đánh giá, sửa đổi cơ chế, chính sách tiếp thị xã hội và ban hành quy định cụ thể danh mục PTTT, hàng hóa SKSS được tiếp thị xã hội trong từng giai đoạn; lộ trình phát triển hoặc giảm tiếp thị xã hội đối với mỗi nhãn mác sản phẩm tiếp thị xã hội; định hướng thời gian chuyển mỗi nhãn mác sản phẩm tiếp thị xã hội sang thị trường thương mại.
    Tổ chức điều phối hiệu quả, cân đối các thị phần cung cấp miễn phí, tiếp thị xã hội, thị trường thương mại và phân khúc thị trường xã hội hóa nhằm bảo đảm đủ số lượng PTTT, hàng hóa SKSS cho yêu cầu duy trì mức sinh thay thế.
    Tổ chức kiểm tra, giám sát, thanh tra tình hình chấp hành các quy định của pháp luật trong việc cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS.
    Tổ chức tiếp nhận, phản hồi thông tin và hỗ trợ các nhà sản xuất kinh doanh, các đơn vị tham gia cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS; giải quyết các khó khăn trong việc cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS có chất lượng và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý, đơn vị cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo quy định.
    Thực hiện việc thu thập, tổng hợp và báo cáo tình hình cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo quy định.
    Sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện dự án “xây dựng và thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS giai đoạn 2016-2020”.
    Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan tạo thuận lợi cho dự án theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ.
    1. Giải pháp về nguồn vốn
    1.1. Nguồn kinh phí thực hiện dự án
    Nguồn kinh phí thực hiện dự án bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn vay viện trợ nước ngoài, vốn của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và các nguồn vốn khác. Phân định nội dung đầu tư từ các nguồn vốn đầu tư cho dự án như sau:
    1.1.1. Ngân sách trung ương đầu tư bao gồm:
    Thực hiện chính sách cung cấp miễn phí PTTT, hàng hóa SKSS cho các đối tượng được hưởng chính sách theo quy định;
    Thiết kế, đăng ký, quảng bá thương hiệu PTTT, hàng hóa SKSS được phân phối theo phân khúc thị trường;
    Xây dựng, in ấn các tài liệu hướng dẫn quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện dự án;
    Hội thảo, tập huấn cho các nhà quản lý của ban, ngành, đoàn thể và cán bộ quản lý chủ chốt của Đề án ở cấp tỉnh.
    Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật, sơ kết, tổng kết và quản lý dự án thuộc phạm vi trung ương.
    1.1.2. Ngân sách địa phương đầu tư bao gồm:
    Thực hiện chính sách, quyết định của địa phương về cung cấp miễn phí PTTT, hàng hóa SKSS cho các đối tượng được hưởng chính sách theo quy định của địa phương;
    Mở rộng địa bàn, tăng thêm số lượng, chủng loại PTTT, hàng hóa SKSS được phân phối theo phân khúc thị trường xã hội hóa theo quyết định của địa phương;
    Hội thảo, tập huấn cho các nhà quản lý của ban, ngành, đoàn thể và cán bộ quản lý chủ chốt của Đề án ở cấp huyện, xã.
    Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kỹ thuật, sơ kết, tổng kết dự án thuộc phạm vi địa phương.
    1.1.3. Vốn vay, viện trợ nước ngoài đầu tư để sản xuất, cung cấp, nâng cao chất lượng PTTT, hàng hóa SKSS và hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao chất lượng các hoạt động phân phối theo mục tiêu, hoạt động được phê duyệt trong văn kiện dự án (trường hợp có hoạt động trùng lặp với hoạt động của dự án thì Ban quản lý dự án có trách nhiệm báo cáo và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh hoạt động dự án).
    1.1.4. Vốn của các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh bao gồm:
    Hỗ trợ các hoạt động thúc đẩy sản phẩm là PTTT, hàng hóa SKSS phát triển nhanh trên thị trường;
    Trả chi phí phân phối sản phẩm hoặc áp dụng hình thức khấu trừ chi phí phân phối sản phẩm cho các đơn vị tham gia phân phối PTTT, hàng hóa SKSS theo thỏa thuận.
    1.1.5. Các nguồn vốn khác bao gồm các nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS cho các cơ quan quản lý dự án và cơ sở y tế tham gia cung cấp PTTT, dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng.
    1.2. Quản lý các nguồn vốn
    Nguồn vốn đầu tư cho dự án của cấp nào thì Ban quản lý dự án cấp đó quản lý theo quy định của luật ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn vay, vốn viện trợ nước ngoài hoặc theo quy định của bên hỗ trợ vốn (nếu có quy định khác với luật ngân sách nhà nước).
    Định mức chi, tiêu chuẩn chi cho các hoạt động của dự án được áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành (Thông tư Quy định sử dụng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu y tế, dân số) hoặc theo quy định của bên hỗ trợ vốn.
    2. Giải pháp về tổ chức bộ máy và nhân sự của BQLDA
    2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý dự án
    Dự án xây dựng và thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường được xây dựng theo hướng mở và mang tính chất của dự án khung, nên việc thực hiện dự án gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của BQLĐA 818.
    Không thành lập Ban quản lý dự án riêng mà sử dụng bộ máy của Ban quản lý đề án 818. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý dự án trung ương (BQLDATW) do BQLĐA 818 Trung ương thực hiện và của Ban quản lý dự án địa phương (BQLDAĐP) do BQLĐA 818 địa phương thực hiện. Quyền hạn và trách nhiệm của BQLDATW và BQLDAĐP được phân định cụ thể như sau:
    - BQLDATW chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của dự án thuộc phạm vi trung ương và quản lý các nguồn kinh phí được giao, nguồn kinh phí theo hợp đồng (ngoài phạm vi mức chi phí phân phối theo sản phẩm) với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh.
    - BQLDAĐP có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của dự án thuộc phạm vi địa phương và quản lý các nguồn kinh phí được giao, nguồn kinh phí theo hợp đồng với BQLDATW.
    2.2. Giải pháp về nhân sự
    Các BQLDA có thể sử dụng cán bộ kiêm nhiệm hoặc hợp đồng lao động để quản lý dự án và tự cân đối nguồn kinh phí để chi trả tiền công, chi phí văn phòng cho nhân viên theo quy định của pháp luật (trừ giám đốc và một số nhân viên dự án được cơ quan quản lý nhà nước bổ nhiệm).
    Cán bộ, nhân viên của BQLDAĐP và của cơ sở đơn vị phân phối PTTT, hàng hóa SKSS khi tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ thì tự chi trả các khoản chi phí (chi phí của mỗi khóa học theo quy định của ban tổ chức khóa học).
    3. Quyền, nghĩa vụ các bên tham gia phân phối PTTT, hàng hóa SKSS
    3.1. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
    Tự nguyện tham gia hợp tác với BQLĐA 818 của trung ương để cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS do mình sản xuất, kinh doanh.
    Quyết định giá bán lẻ sản phẩm.
    Thu lại số tiền bán hàng hóa theo hợp đồng với Ban QLĐA 818 của trung ương (bao gồm thời gian thu hồi và số tiền thu hồi).
    Quyết định hình thức, nội dung và chi phí thúc đẩy sản phẩm ngoài chi phí phân phối sản phẩm theo hợp đồng với Ban QLĐA 818 của trung ương.
    Quyết định hình thức lựa chọn đơn vị, tổ chức để thực hiện các biện pháp thúc đẩy sản phẩm (nếu bổ sung vốn thúc đẩy sản phẩm ngoài hợp đồng).
    Không được ủy quyền phân phối sản phẩm đã hợp tác với Ban QLĐA 818 của trung ương cho bên thứ ba hoặc tự phân phối sản phẩm đó trên thị trường Việt Nam, kể cả hàng hóa có thương hiệu gốc (thương hiệu chưa gắn tên của Ban QLĐA 818).
    Đăng ký thương hiệu sản phẩm, giá bán và nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam theo quy định.
    Các nội dung khác được thỏa thuận giữa hai bên thể hiện trong hợp đồng ký kết về số lượng sản phẩm, mức chi phí phân phối, địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng, nhận hàng và thanh toán tiền.
    3.2. Quyền, nghĩa vụ của Ban QLDATW
    Được độc quyền phân phối sản phẩm đã hợp tác trên thị trường Việt Nam.
    Được gắn tên, đăng ký thương hiệu sản phẩm để lưu hành trên thị trường.
    Được hưởng chi phí phân phối sản phẩm theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
    Tổ chức thực hiện biện pháp thúc đẩy sản phẩm theo hợp đồng thỏa thuận với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (nếu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có bổ sung nguồn vốn để thúc đẩy sản phẩm ngoài hợp đồng phân phối sản phẩm đã ký kết).
    Tổ chức việc phân phối PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa trong hệ thống.
    Tiếp nhận, bảo quản PTTT, hàng hóa SKSS tại các kho trung ương tối đa không quá 3 tháng sau khi nhập kho.
    Công khai dự kiến số lượng PTTT, hàng hóa SKSS và mức chi phí phân phối của các tỉnh; ký hợp đồng phân phối sản phẩm và chi phí phân phối sản phẩm với đơn vị phân phối các tỉnh.
    Xuất kho, vận chuyển sản phẩm đến kho của đơn vị phân phối các tỉnh và bảo đảm bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
    3.3. Quyền, nghĩa vụ của Ban QLDAĐF và Trung tâm tư vấn, dịch vụ DS-KHHGĐ các tỉnh
    Tự nguyện tham gia phân phối đối với từng chủng loại sản phẩm là PTTT, hàng hóa SKSS.
    Được hưởng chi phí phân phối sản phẩm theo hợp đồng thỏa thuận với Ban QLĐA 818 của trung ương.
    Đăng ký số lượng PTTT, hàng hóa SKSS phân phối trong tỉnh và ký hợp đồng phân phối sản phẩm và chi phí phân phối sản phẩm với Ban QLĐA 818 của trung ương.
    Công khai dự kiến số lượng PTTT, hàng hóa SKSS và mức chi phí phân phối của các đơn vị tham gia phân phối; ký hợp đồng phân phối sản phẩm và chi phí phân phối sản phẩm với các đơn vị phân phối sản phẩm.
    Tiếp nhận, bảo quản PTTT tại kho của của đơn vị phân phối các tỉnh tối đa không quá 3 tháng sau khi nhập kho.
    Xuất kho, vận chuyển PTTT, hàng hóa SKSS đến đơn vị phân phối và bảo đảm bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
    Có trách nhiệm thu và trả tiền cho Ban QLĐA 818 của trung ương (số tiền bằng số sản phẩm nhân với giá bán, rồi trừ chi phí phân phối).
    3.4. Quyền, nghĩa vụ của đơn vị phân phối PTTT, hàng hóa SKSS
    Tự nguyện tham gia phân phối sản phẩm và được hưởng chi phí phân phối sản phẩm theo hợp đồng.
    Đăng ký số lượng PTTT, hàng hóa SKSS phân phối theo khả năng; ký hợp đồng phân phối sản phẩm và chi phí phân phối sản phẩm với đơn vị phân phối của tỉnh.
    Tiếp nhận, bảo quản, phân phối PTTT, hàng hóa SKSS tại đơn vị phân phối sản phẩm.
    Có trách nhiệm thu và trả tiền cho đơn vị phân phối của tỉnh (số tiền bằng số sản phẩm nhân với giá bán, rồi trừ chi phí phân phối).
    4. Giải pháp thực hiện tuyên truyền, vận động
    4.1. Sử dụng các biện pháp hành chính hoặc kinh phí của chương trình DS-KHHGĐ để thực hiện các biện pháp:
    Huy động phương tiện, lực lượng truyền thông của hệ thống DS-KHHGĐ trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, các tổ chức phi chính phủ, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị phân phối sản phẩm tham gia cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng về số lượng, chủng loại và chất lượng PTTT, hàng hóa SKSS để duy trì mức sinh thay thế và sự phát triển bền vững của chương trình DS-KHHGĐ.
    Huy động sự tham gia tuyên truyền vận động của các cơ quan thông tin đại chúng trong việc truyền thông về sự cần thiết, lợi ích và hiệu quả của dự án xây dựng và thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường trong điều kiện hiện nay.
    4.2. Sử dụng chi phí thúc đẩy sản phẩm trong chi phí phân phối theo hợp đồng ký kết để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và tổ chức hội thảo, giao lưu với các nhóm khách hàng.
    4.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động thúc đẩy sản phẩm đối với những loại sản phẩm được tổ chức, cá nhân bổ sung vốn ngoài hợp đồng ký kết.
    5. Cơ chế quản lý phân phối PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa
    5.1. Bảo đảm sự chủ động và bình đẳng giữa các bên tham gia phân phối PTTT, hàng hóa SKSS
    Ban QLĐA 818 của trung ương, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh, trung tâm tư vấn dịch vụ các tỉnh, cơ sở kinh doanh dịch vụ có quyền chủ động nghiên cứu thị trường phân phối PTTT, hàng hóa SKSS và tự nguyện đăng ký, tự nguyện ký hợp đồng thực hiện phân phối PTTT, hàng hóa SKSS;
    Các bên tham gia phân phối PTTT, hàng hóa SKSS đều được bình đẳng và chỉ tuân theo hợp đồng thỏa thuận giữa các bên và quy định của pháp luật.
    5.2. Trình tự luân chuyển hàng hóa, thanh toán chi phí phân phối sản phẩm
    Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giao số lượng PTTT, hàng hóa SKSS theo hợp đồng cho Ban QLĐA 818 của trung ương tại các địa điểm quy định. Ban QLĐA 818 của trung ương giao số lượng, chủng loại PTTT, hàng hóa SKSS theo đăng ký từng đợt của Ban QLĐAĐP cho đơn vị phân phối của tỉnh tại địa điểm quy định. Đơn vị phân phối của tỉnh thực hiện việc phân phối PTTT, hàng hóa SKSS theo quy định của Ban QLDAĐP.
    Giá giao hàng hóa là giá bán buôn, phần chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá bán buôn là chi phí phân phối từ tỉnh đến người sử dụng. Ban QLDAĐP, đơn vị phân phối của tỉnh quyết định mức chi phí phân phối sản phẩm đến đơn vị phân phối tiếp theo.
    Sau 3 tháng kể từ khi nhận được PTTT, hàng hóa SKSS thì Ban QLDAĐP, đơn vị phân phối của tỉnh phải trả lại số tiền tương ứng với số hàng đã nhận nhân với đơn giá giao hàng cho Ban QLĐA 818 của trung ương thì mới được nhận số lượng hàng hóa đợt tiếp theo. Thời gian thanh toán đầy đủ kinh phí phân phối PTTT, hàng hóa SKSS giữa Ban QLĐA 818 của trung ương với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và giữa Ban QLĐA 818 của trung ương với Ban QLĐAĐP và đơn vị phân phối của tỉnh tùy theo hợp đồng thỏa thuận riêng với mỗi tổ chức cá nhân.
    5.3. Quản lý theo hợp đồng kinh tế
    Hợp đồng thỏa thuận giữa các bên về thực hiện phân phối PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường xã hội hóa là hợp đồng kinh tế; mỗi bên phải tuân thủ các quy định về quyền, nghĩa vụ trong việc thực hiện phân phối PTTT, hàng hóa SKSS theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.
    Các bên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc thực hiện phân phối PTTT, hàng hóa SKSS theo quy định của pháp luật.
    5.4. Xử lý các hành vi vi phạm
    Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phân phối PTTT, hàng hóa SKSS; vi phạm hợp đồng kinh tế giữa các bên đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
    1. Quy mô dự án
    Dự án được thực hiện tại xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc khu vực phát triển trong phạm vi cả nước. Khuyến khích đẩy nhanh tiến độ mở rộng quy mô dự án tới 100% xã phường thuộc khu vực thành thị và nông thôn phát triển.
    Tại các địa điểm thực hiện dự án là các đơn vị phân phối, đơn vị sự nghiệp, công ty, người bán lẻ, xã, phường, thị trấn có các sản phẩm PTTT, hàng hóa SKSS được cung cấp thường xuyên.
    2. Địa bàn thực hiện
    Địa bàn thực hiện: tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
    3. Phạm vi thực hiện
    Phạm vi là các PTTT, hàng hóa SKSS được cung cấp theo các kênh miễn phí, tiếp thị xã hội và thị trường thương mại.
    4. Thời gian thực hiện
    Thời gian thực hiện: từ năm 2016 đến năm 2020
    1. Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế
    2. Cơ quan quản lý: Tổng cục DS-KHHGĐ
    3. Cơ quan thực hiện: Ban quản lý Đề án 818
    4. Cơ quan phối hợp: Các tổ chức tham gia cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS, BQL Đề án 818 cấp tỉnh, chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố và các đơn vị tham gia phân phối PTTT, hàng hóa SKSS.
    Kinh phí đầu tư của Đề án 818 được tổng hợp từ dự toán kinh phí của từng chủng loại PTTT, hàng hóa SKSS được cung cấp trên thị trường, từ ngân sách nhà nước đầu tư và các nguồn khác.
    1. Đối tượng thụ hưởng
    - Nam giới, phụ nữ có nhu cầu sử dụng BPTT để phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV/AIDS và nhu cầu được chăm sóc SKSS.
    - Các đơn vị dịch vụ công, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, công ty tư nhân, người bán lẻ được đầu tư, tham gia cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS.
    2. Hiệu quả kinh tế xã hội
    Kết quả thử nghiệm mô hình cho phép bổ sung, hoàn thiện những hoạt động, cơ chế, chính sách để nhanh chóng mở rộng thị trường và sớm hình thành thị trường đầy đủ trong việc cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS. Chỉ khi có thị trường đầy đủ về PTTT, hàng hóa SKSS thì mới có khả năng dư thừa về số lượng, đa dạng về chủng loại và hình thức, bảo đảm về chất lượng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các nhóm khách hàng có điều kiện và khả năng khác nhau. Đáp ứng cầu của các nhóm khách hàng sẽ đem lại lợi ích lớn lao và bảo đảm cho sự phát triển bền vững của chương trình DS-KHHGĐ.
    Huy động được nguồn vốn xã hội đầu tư của xã hội vào cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS thay dần cho vai trò đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước như những năm trước đây (trong giai đoạn đầu của chương trình DS-KHHGĐ thì dịch vụ kế hoạch hóa gia đình là một thành phần của dịch vụ xã hội cơ bản, nên ngân sách nhà nước đầu tư là chủ yếu để chi phí cho việc tuyên truyền, mua PTTT, làm dịch vụ kỹ thuật cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng BPTT).
    Đáp ứng nhu cầu khẩn cấp về thiếu PTTT, hàng hóa SKSS trong 2016 cho người sử dụng theo các hình thức cung cấp miễn phí, tiếp thị xã hội, thị trường thương mại (do năm 2015 không đủ tiền mua PTTT và chưa có cơ chế, biện pháp để huy động đơn vị dịch vụ công, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, công ty tư nhân, người bán lẻ tham gia cung cấp PTTT).
    Thực hiện chủ trương xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS và sớm phát triển đầy đủ thị trường PTTT, hàng hóa SKSS; bảo đảm sự bình đẳng trong tiếp cận; mở rộng cơ hội lựa chọn và sử dụng BPTT, chăm sóc SKSS của các nhóm khách hàng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu 1, 2 của Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011-2020.
    Giúp quản lý nhà nước điều phối vĩ mô việc cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS nói chung và theo phân khúc thị trường nói riêng để mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn lao là sự phát triển bền vững của chương trình DS-KHHGĐ.
     
    ------------------------------------
    [1] Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2010, UNCEF (MICS2010)
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 63/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
    Ban hành: 31/08/2012 Hiệu lực: 20/10/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Quyết định 17/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế
    Ban hành: 12/03/2013 Hiệu lực: 10/05/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Quyết định 818/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020"
    Ban hành: 12/03/2015 Hiệu lực: 12/03/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Kế hoạch 201/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020"
    Ban hành: 12/09/2017 Hiệu lực: 12/09/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BTC-BYT của Bộ Tài chính, Bộ Y tế về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012 - 2015
    Ban hành: 20/02/2013 Hiệu lực: 15/04/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 2350/QĐ-BYT Xây dựng và thử nghiệm Mô hình xã hội hóa phương tiện tránh thai

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Y tế
    Số hiệu:2350/QĐ-BYT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:07/06/2016
    Hiệu lực:07/06/2016
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Viết Tiến
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X