hieuluat

Quyết định 2545/QĐ-BYT Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt cho trẻ dưới 5 tuổi

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Y tếSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:2545/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đỗ Xuân Tuyên
    Ngày ban hành:17/06/2020Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:17/06/2020Tình trạng hiệu lực:Đã sửa đổi
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
  • BỘ Y TẾ
    ______

    Số: 2545/QĐ-BYT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    _______________________

    Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2020

     

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    Về việc phê duyệt Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt cho trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nguy cơ cao năm 2020

    ____________

    BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

     

    Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt cho trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nguy cơ cao năm 2020”.

    Điều 2. Kế hoạch này là căn cứ để các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai uống bổ sung vắc xin bại liệt cho trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nguy cơ cao năm 2020.

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

    Điều 4. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng các Cục: Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia và khu vực, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

    Nơi nhận:

    - Như Điều 4;

    - PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo);

    - Các Thứ trưởng Bộ Y tế;

    - UBND 25 tỉnh, thành phố;

    - Các Viện VSDT, Viện Pasteur (để thực hiện);

    - Sở Y tế 25 tỉnh/thành phố (để thực hiện);

    - TTYTDP/TTKSBT 25 tỉnh/thành phố (để thực hiện);

    - Lưu: VT, DP.

    KT. BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

     

     

     

     

    Đỗ Xuân Tuyên

     

     

     

     

    BỘ Y TẾ
    ______

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    _______________________

     

     

     

    KẾ HOẠCH

    UỐNG BỔ SUNG VẮC XIN BẠI LIỆT CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI VÙNG NGUY CƠ CAO NĂM 2020

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 2545/QĐ-BYT ngày 17/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

     

     I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 

    1. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch

    Cùng với các nước Khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000. Tuy nhiên, bệnh bại liệt vẫn chưa được thanh toán trên quy mô toàn cầu. Thực hiện chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế đã phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 1358/QĐ-BYT ngày 14/4/2016.

    Để đảm bảo duy trì tỷ lệ miễn dịch cao phòng bệnh bại liệt xâm nhập, ngoài việc duy trì tỷ lệ uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt uống nhị liên 2 typ (bOPV: týp 1 và 3) và tiêm 1 mũi vắc xin IPV cho trẻ 5 tháng tuổi trong tiêm chủng thường xuyên cho trẻ dưới 1 tuổi đạt tỷ lệ trên 95% trên toàn quốc, trong các năm 2016, 2018- 2019 Việt Nam đã chủ động lựa chọn vùng nguy cơ cao và triển khai chiến dịch uống vắc xin bại liệt bổ sung cho gần 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đạt tỷ lệ trên 95%.

    Theo thông bao của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong năm 2019 trên toàn cầu có 3 quốc gia vẫn còn lưu hành dịch bại liệt hoang dại (typ 1) Ia Pakistan, Afghanistan và Nigeria với tổng số 17637 trường hợp xác định và tiếp tục ghi nhận sự gia tăng số ca mắc bại liệt týp 1 và týp 2 ở trẻ em do vi rút có nguồn gốc vắc xin biến đổi di truyền. Khu vực Tây Thái Bình Dương có ba quốc gia là Papua New Guinea (PNG), Trung Quốc và Philippines cũng đã ghi nhận dịch bại liệt do vi rút vắc xin biến đổi di truyền, chủ yếu là týp 1, 2. Tại Philippines đã công bố dịch bại liệt sau 19 năm Thanh toán bệnh Bại liệt. WHO đánh giá đây là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp, nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ lệ tiêm chủng thấp và tình trạng vệ sinh kém trong nhiều năm qua tại các vùng này. Trước tình hình trên, WHO cũng khuyến cáo các quốc gia trong khu vực cần tăng cường tiêm chủng thường xuyên cho trẻ dưới 1 tuổi và tiêm chủng bổ sung phòng bệnh bại liệt cho trẻ dưới 5 tuổi

    Nhằm chủ động phòng ngừa nguy cơ dịch bại liệt quay trở lại và đảm bảo giữ vững thành quả Thanh toán bệnh bại liệt, song song với việc tăng cường công tác tiêm chủng thường xuyên vắc xin bại liệt cho trẻ dưới 1 tuổi, tổ chức tiêm bù vắc xin IPV cho các đối tượng chưa được tiêm từ khi chuyển đổi vắc xin bOPV, việc triển khai uống bổ sung vắc xin bại liệt bOPV cho trẻ dưới 5 tuổi vùng nguy cơ cao bao gồm cac vung có tỷ lệ uống vắc xin bOPV3 trong tiêm chủng thường xuyên thấp dưới 90% là hết sức cần thiết.

    2. Căn cứ để xây dựng kế hoạch

    - Quyết định số 1358/QĐ-BYT ngày 14/4/2016 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.

    - Quyết định số 3191/QĐ-BYT ngày 12/07/2017 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh Quyết định số 1358/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.

    - Quyết định số 233/QĐ-BYT ngày 30/1/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2020 của dự án 2 - Tiêm chủng mở rộng thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số

    II. MỤC TIÊU

    1. Mục tiêu chung

    Trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nguy cơ cao được uống bổ sung vắc xin bại liệt góp phần bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt tại Việt Nam

    2. Mục tiêu cụ thể

    - Trẻ em dưới 5 tuổi vùng nguy cơ cao được uống đủ 2 liều vắc xin bại liệt uống nhị liên trong 2 vòng, đạt tỷ lệ ≥ 95% trên quy mô huyện.

    - Đảm bảo an toàn tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.

    III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI

    1. Thời gian: Quý III-IV/2020.

    Tổ chức 2 vòng uống vắc xin bại liệt bổ sung cách nhau 1 tháng

    2. Đối tượng

    Tất cả trẻ dưới 5 tuổi (dưới 60 tháng tuổi) đang có mặt tại vùng nguy cơ đã được lựa chọn, bao gồm cả những trẻ đã từng uống hoặc tiêm vắc xin bại liệt trước đó (trừ trường hợp mới uống vắc xin bại liệt trong vòng 1 tháng trước ngày triển khai tiêm chủng).

    3. Phạm vi triển khai

    Tiêu chí chọn huyện nguy cơ là huyện có tỷ lệ uống vắc xin bại liệt thấp dưới 90% trong ít nhất 1 năm từ 2016 đến 2018.

    Vùng nguy cơ cao được lựa chọn tổ chức uống vắc xin bổ sung 2020 bao gồm 112 huyện thuộc 25 tỉnh, thành phố. Danh sách các quận, huyện tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch.

    Bảng 1: Đối tượng uống bổ sung vắc xin bại liệt nhị liên cho trẻ dưới 5 tuổi vùng nguy cơ cao

    Khu vực

    Số tỉnh

    Số huyện

    Số đối tượng trẻ dưới 5 tuổi

    Miền Bắc

    4

    17

    55.549

    Miền Trung

    1

    4

    8.025

    Tây Nguyên

    4

    19

    142.405

    Miền Nam

    16

    72

    831.015

    Tổng cộng

    25

    112

    1.036.994

     

     

    III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

    1. Điều tra, lập danh sách đối tượng

    - Trạm Y tế cấp xã với sự hỗ trợ của Y tế thôn bản, khu phố, cộng tác viên dân số, rà soát danh sách trẻ dưới 5 tuổi cần được uống vắc xin bOPV bổ sung trên địa bàn tại thời điểm triển khai kể cả đối tượng vãng lai, đặc biệt chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh và nơi có biến động dân cư.

    - Thời gian hoàn thành: Trước khi thực hiện kế hoạch 1-2 tuần.

    2. Cung ứng vắc xin bOPV, bơm kim tiêm, hộp an toàn

    - Vắc xin bOPV sử dụng trong kế hoạch là vắc xin do Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế (POLYVAC) sản xuất, đóng gói lọ 20 liều, dạng dung dịch.

    - Đầu mối thực hiện: Dự án TCMR quốc gia.

    - Đơn vị phối hợp: Các Viện VSDT/Viện Pasteur, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế, Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (TTYTDP/TTKSBT) tỉnh, thành phố.

    - Nội dung triển khai:

    + Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia thực hiện mua sắm và cung ứng cho các Viện khu vực phân bổ vắc xin bOPV cho các tỉnh, thành phố dựa trên số đối tượng và dự trù nhu cầu vắc xin .

    + Vắc xin bOPV sẽ được vận chuyển tới các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur. Các Viện sẽ vận chuyển vắc xin tới Trung tâm KSBT/YTDP tỉnh, thành phố. Trung tâm KSBT/YTDP tỉnh, thành phố thực hiện cấp phát vắc xin cho Trung tâm Y tế các huyện ít nhất 3 ngày trước khi tiêm chủng.

    + Trung tâm Y tế cấp huyện tiếp nhận vắc xin từ kho tỉnh về kho cấp huyện để bảo quản và cấp phát cho các xã ít nhất 01 ngày trước khi tiêm chủng hoặc ngay trước buổi tiêm chủng.

    + Trạm Y tế cấp xã nhận vắc xin từ tuyến huyện bảo quản vắc xin và vận chuyển cho các điểm tiêm chủng.

    Bảng 2. Dự kiến nhu cầu vắc xin bOPV cho chiến dịch

    TT

    Khu vực

    Đối tượng dự kiến (trẻ)

    Số vắc xin bOPV dự kiến (liều)

    1

    Miền Bắc

    55.549

    169.600

    2

    Miền Trung

    8.025

    21.600

    3

    Tây Nguyên

    142.405

    433.600

    4

    Miền Nam

    831.015

    2.042.200

     

    Tổng cộng

    1.036.994

    2.667.000

     

     

    3. Tổ chức tiêm chủng

    3.1. Hình thức triển khai:

    - Tổ chức uống bổ sủng vắc xin bOPV có thể cùng với buổi tiêm chủng thường xuyên hoặc bố trí vào ngày khác tùy theo từng địa phương. Khuyến khích tổ chức uống vào ngày riêng cho kế hoạch này.

    - Tổ chức 2 vòng uống bổ sủng vắc xin bOPV cách nhau một tháng. Mỗi trẻ sẽ được uống 02 liều vắc xin bOPV (mỗi liều hai giọt). Thực hiện cho uống vét cho những trẻ bị sót ngay cuối mỗi đợt hoặc trong tiêm chủng thường xuyên.

    3.2. Tổ chức buổi tiêm chủng

    a) Tổ chức buổi tiêm chủng theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ và Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng. Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cần phối hợp với lực lượng Quân Y, Bộ đội biên phòng.

    b) Rà soát và uống vét

    Những trẻ thuộc diện đối tượng đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký có mặt tại địa bàn ở thời điểm triển khai cần được uống vét. Uống vét là hoạt động bắt buộc cần được dự kiến trong kế hoạch.

    Để hạn chế số trẻ bị bỏ sót cần thực hiện các nội dung sau:

    - Trong buổi tiêm chủng: Phối hợp với các cộng tác viên cơ sở để thông báo và vận động cha mẹ đưa trẻ đến uống vắc xin. Bổ sung thêm vào danh sách các trẻ vãng lai và thống kê riêng theo mẫu ghi chép và báo cáo.

    - Vào cuối mỗi buổi tiêm chủng: đánh dấu và xác định các trẻ chưa uống trong danh sách đã đăng ký ban đầu cũng như trẻ vãng lai mới phát hiện. Kịp thời thông báo trên loa truyền thanh hoặc tìm cách thông báo cho gia đình những trẻ chưa được uống để đưa trẻ đến.

    - Cuối đợt: Tổng hợp số lượng trẻ chưa uống cần được uống vét để bố trí đội tiêm chủng, xác định thời gian và hậu cần vật tư cho uống vét. Phân công cán bộ liên hệ với các hộ gia đình thông báo lại địa điểm và thời gian uống vét và huy động trẻ đối tượng ra uống.

    Có thể tiến hành nhiều lần uống vét và chú trọng cho nhóm đối tượng khó tiếp cận để đạt tỷ lệ tiêm chủng chiến dịch 95%.

    Đối với các trường hợp tạm hoãn: cần có kế hoạch uống vét vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng.

    4. Truyền thông

    - Cấp tỉnh, huyện: thực hiện truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài truyền hình, đài phát thanh của địa phương để người dân biết và chủ động đưa trẻ đi uống vắc xin bại liệt đủ hai vòng.

    - Cấp xã: thông báo trên loa, đài về đối tượng, thời gian, địa điểm tổ chức uống vắc xin bại liệt bổ sung.

    - Truyền thông trực tiếp thực hiện trước và trong thời gian triển khai kết hợp với điều tra đối tượng.

    5. Theo dõi, giám sát và báo cáo

    - Các tuyến quốc gia, khu vực, tỉnh, huyện chủ động cử các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động trước, trong và sau khi triển khai Kế hoạch. Cán bộ giám sát có trách nhiệm theo dõi giám sát và hỗ trợ cơ sở tiêm chủng thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng và an toàn tiêm chủng.

    - Thực hiện báo cáo kết quả uống vắc xin ngay sau khi kết thúc hoạt động, TTYTDP/TTKSBT tỉnh, thành phố tổng hợp và gửi báo cáo kết quả uống bổ sung vắc xin bOPV trên địa bàn tỉnh cho Dự án Tiêm chủng mở rộng khu vực, Tiêm chủng mở rộng quốc gia và Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.

    Lưu ý không đưa vào báo cáo chiến dịch đối với những trường hợp thuộc diện tiêm chủng thường xuyên vào thời gian triển khai chiến dịch để tránh trùng lặp đối tượng, kết quả tiêm chủng.

    6. Kinh phí thực hiện

    6.1. Nguồn kinh phí trung ương

    Nguồn kinh phí Trung ương: Sử dụng nguồn kinh phí NSNN dành cho Dự án TCMR để mua 2.667.000 liều vắc xin

    6.2. Nguồn kinh phí địa phương

    Kinh phí cho các hoạt động điều tra và lập danh sách đối tượng, in sao biểu mẫu, truyền thông vận động cộng đồng, công thực hiện cho uống vắc xin, giám sát trước và trong khi triển khai... do địa phương hỗ trợ.

    IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: có trách nhiệm phê duyệt hoặc ủy quyền cho Sở Y tế phê duyệt kế hoạch và chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai kế hoạch tại địa phương. Đảm bảo nguồn lực cho việc triển khai kế hoạch.

    2. Sở Y tế tỉnh, thành phố: Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về kế hoạch uống bổ sung vắc xin bOPV và đề xuất hỗ trợ kinh phí triển khai tại các vùng nguy cơ cao, bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cho điểm tiêm chủng bao gồm cả các đội cấp cứu lưu động, tổ chức buổi tiêm chủng và theo dõi, xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường giám sát công tác tổ chức kế hoạch.

    3. Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố, bệnh viện cấp huyện chịu trách nhiệm bố trí cán bộ phối hợp với cơ sở tiêm chủng thực hiện việc khám sàng lọc trước tiêm chủng, cấp cứu và xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.

    4. Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ:

    - Cục Y tế dự phòng chỉ đạo triển khai Kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện việc giám sát, theo dõi và báo cáo thường xuyên kết quả thực hiện.

    - Cục Quản lý khám, chữa bệnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh phối hợp tổ chức thực hiện việc khám sàng lọc trước tiêm chủng, cấp cứu và xử trí kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng.

    - Vụ Kế hoạch Tài chính có nhiệm vụ phối hợp với Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia và các đơn vị liên quan bố trí đủ kinh phí cung ứng vắc xin, vật tư tiêm chủng để thực hiện Kế hoạch.

    5. Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế có trách nhiệm kiểm định, đảm bảo đúng tiến độ và giám sát chất lượng vắc xin tại các tuyến.

    6. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực theo lĩnh vực được phân công hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai. Chỉ đạo, giám sát chiến dịch tiêm chủng bổ sung để đạt tỷ lệ cao ở vùng khó tiếp cận, điều tra, xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.

    7. Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia và khu vực có trách nhiệm hướng dẫn triển khai việc thực hiện kế hoạch tại các địa phương. Đảm bảo cung ứng đủ vắc xin bOPV và vật tư tiêm chủng cho các tỉnh triển khai. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định.

    8. Trung tâm Y tế dự phòng/Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế cấp xã chịu trách nhiệm thực hiện tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định.

    9. Trung tâm Nghiên cứu sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tế đảm bảo cung ứng đủ vắc xin bOPV theo kế hoạch.

     

    KT. BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

     

     

     

    Đỗ Xuân Tuyên

     

     

    Phụ lục:

    DANH SÁCH HUYỆN TRIỂN KHAI UỐNG BỔ SUNG VẮC XIN BẠI LIỆT (bOPV) NĂM 2020

     

    TT

    Tỉnh

    Huyện

    Số xã

    Số trẻ <5 tuổi cần uống vắc xin bOPV

    Dự kiến số lượng vắc xin

    1

    Lai Châu

    1

    Sìn Hồ

    17

    2.201

    6.700

    2

    Tam Đường

    14

    2.950

    9.000

    3

    Tân Uyên

    6

    1.706

    5.200

    2

    Lạng Sơn

    4

    TP. Lạng Sơn

    6

    964

    3.000

    3

    Yên Bái

    5

    TP. Yên Bái

    7

    140

    500

    6

    Lục Yên

    17

    600

    1.900

    7

    Mù Căng Chải

    12

    580

    1.800

    8

    Trấn Yên

    9

    140

    500

    9

    Trạm Tấu

    12

    320

    1.000

    10

    Văn Chấn

    24

    260

    800

    11

    Yên Bình

    22

    740

    2.300

    4

    Điện Biên

    12

    Tủa Chùa

    12

    6.348

    19.300

    13

    Tuần Giáo

    19

    8.003

    24.400

    14

    Mường Nhé

    11

    6.293

    19.200

    15

    Mường Chà

    12

    6.375

    19.400

    16

    Nậm Pồ

    15

    7.633

    23.300

    17

    Điện Biên

    25

    10.296

    31.300

    5

    Quảng Nam

    18

    Đông Giang

    4

    1.815

    4.900

    19

    Tây Giang

    5

    1.554

    4.200

    20

    Nam Giang

    6

    1.821

    4.900

    21

    Bắc Trà My

    5

    2.835

    7.600

    6

    Kon Tum

    22

    Đăk Tô

    9

    6.850

    20.900

    23

    Tu Mơ Rông

    11

    3.645

    11.100

    24

    Sa Thầy

    11

    6.040

    18.400

    25

    Kon Rẫy

    7

    3.585

    10.900

    7

    Gia Lai

    26

    Đăk Đoa

    17

    11.600

    35.300

    27

    Krông Pa

    14

    9.800

    29.800

    28

    Tp.Pleiku

    23

    15.000

    45.600

     

     

    29

    Ia Pa

    9

    4.427

    13.500

    30

    Ayun Pa

    8

    3.000

    9.200

    8

    Đắc Lắc

    31

    Lăk

    8

    6.475

    19.700

    32

    M'Drak

    8

    4.330

    13.200

    33

    EaKar

    11

    9.510

    29.000

    34

    Buôn Hồ

    6

    6.265

    19.100

    9

    Đắc Nông

    35

    Đăk G'Long

    7

    7.872

    24.000

    36

    Jut

    8

    8.941

    27.200

    37

    Đăk Mil

    10

    10.878

    33.100

    38

    Tuy Đức

    6

    6.956

    21.200

    39

    Đăk R'Lấp

    11

    10.326

    31.400

    40

    TX Gia Nghĩa

    8

    6.905

    21.000

    10

    TP Hồ Chí Minh

    41

    Quận 8

    16

    27.400

    62.500

    42

    Quận 10

    15

    10.680

    24.400

    43

    Quận 12

    11

    45.295

    103.300

    44

    Bình Thạnh

    20

    29.940

    68.300

    45

    Phú Nhuận

    15

    10.390

    23.700

    11

    Bà Rịa Vũng Tàu

    46

    Vũng Tàu

    17

    30.810

    82.000

    47

    Châu Đức

    16

    12.695

    33.800

    48

    Bà Rịa

    11

    8.335

    22.200

    49

    Đất Đỏ

    8

    6.025

    16.100

    12

    Đồng Nai

    50

    TP. Biên Hòa

    28

    81.955

    218.100

    51

    Xuân Lộc

    6

    19.635

    52.300

    52

    Long Thành

    9

    17.530

    46.700

    53

    Cẩm Mỹ

    9

    10.455

    27.900

    54

    Thống Nhất

    7

    14.100

    37.600

    55

    Định Quán

    12

    16.845

    44.900

    56

    Vĩnh Cửu

    5

    11.425

    30.400

    57

    Tân Phú

    8

    11.840

    31.500

    58

    TP. Long Khánh

    6

    8.930

    23.800

    59

    Nhơn Trạch

    5

    19.585

    52.100

    13

    Tiền Giang

    60

    Cái Bè

    25

    21.000

    47.900

    61

    Mỹ Tho

    17

    14.000

    32.000

    14

    Long An

    62

    Thủ Thừa

    13

    6.940

    15.900

    63

    Cần Đước

    17

    14.075

    32.100

    64

    Đức Huệ

    11

    5.609

    12.800

    65

    Thạnh Hóa

    11

    4.690

    10.700

    66

    Tân Thạnh

    13

    6.202

    14.200

    67

    Mộc Hóa

    7

    2.465

    5.700

    68

    Kiến Tường

    8

    3.340

    7.700

    69

    Vĩnh Hưng

    10

    4.239

    9.700

    70

    Tân Hưng

    11

    4.609

    10.600

    15

    Tây Ninh

    71

    Bến Cầu

    9

    5.945

    15.900

    72

    Châu Thành

    15

    11.345

    30.200

    73

    Tân Biên

    10

    6.635

    17.700

    16

    An Giang

    74

    Long Xuyên

    10

    17.278

    39.400

    75

    Tịnh Biên

    10

    7.373

    16.900

    76

    Thoại Sơn

    16

    12.471

    28.500

    77

    Phú Tân

    17

    12.682

    29.000

    78

    Tân Châu

    13

    10.830

    24.700

    79

    An Phú

    13

    13.928

    31.800

    80

    Tri Tôn

    15

    10.324

    23.600

    17

    Trà Vinh

    81

    Càng Long

    2

    1.410

    3.300

    82

    Cầu Kè

    3

    2.193

    5.100

    83

    Châu Thành

    3

    2.024

    4.700

    84

    Trà Cú

    3

    2.164

    5.000

    85

    Cầu Ngang

    2

    1.077

    2.500

    18

    Vĩnh Long

    86

    Trà ôn

    14

    9.900

    22.600

    19

    Bình Dương

    87

    Thủ Dầu Một

    14

    27.000

    71.900

    88

    Bắc Tân Uyên

    10

    6.000

    16.000

     

     

    89

    Dầu Tiếng

    12

    9.000

    24.000

    20

    Kiên Giang

    90

    Phú Quốc

    10

    10.370

    23.700

    91

    Giang Thành

    6

    2.539

    5.800

    92

    Hà Tiên

    7

    3.852

    8.800

    93

    An Biên

    11

    9.186

    21.000

    21

    Cà Mau

    94

    Thới Bình

    12

    10.855

    24.800

    95

    Trần Văn Thời

    13

    16.880

    38.500

    96

    Đầm Dơi

    16

    12.995

    29.700

    97

    Ngọc Hiền

    7

    5.745

    13.100

    22

    Sóc Trăng

    98

    Tp. Sóc Trăng

    10

    5.540

    12.700

    99

    Kế Sách

    13

    7.176

    16.400

    100

    Châu Thành

    8

    5.035

    11.500

    101

    Trần Đề

    11

    5.967

    13.700

    102

    Vĩnh Châu

    10

    7.571

    17.300

    103

    Thạnh Trị

    10

    4.250

    9.700

    23

    Lâm Đồng

    104

    Đam Rông

    8

    7.750

    23.600

    24

    Bình Phước

    105

    Phú Riềng

    10

    5.600

    14.900

    106

    Chơn Thành

    9

    8.013

    21.400

    107

    Đồng Xoài

    8

    9.010

    24.000

    108

    Phước Long

    7

    4.700

    12.600

    25

    Đồng Tháp

    109

    Tam Nông

    12

    8.743

    20.000

    110

    Hồng Ngự

    11

    9.634

    22.000

    111

    Lai Vung

    12

    11.226

    25.600

    112

    Tân Hồng

    9

    7.760

    17.700

    Miền Bắc (4 tỉnh, 17 huyện)

    240

    55.549

    169.600

    Miền Trung (1 tỉnh, 4 huyện)

    20

    8.025

    21.600

    Tây Nguyên (4 tỉnh, 19 huyện)

    192

    142.405

    433.600

    Miền Nam (16 tỉnh, 72 huyện)

    640

    831.015

    2.042.200

    TOÀN QUỐC (25 tỉnh, 112 huyện)

    1.092

    1.036.994

    2.667.000

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 75/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
    Ban hành: 20/06/2017 Hiệu lực: 20/06/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Quyết định 4710/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt cho trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nguy cơ cao năm 2020
    Ban hành: 12/11/2020 Hiệu lực: 12/11/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản sửa đổi, bổ sung
    03
    Quyết định 1358/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt giai đoạn 2016-2020
    Ban hành: 14/04/2016 Hiệu lực: 14/04/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng
    Ban hành: 01/07/2016 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Quyết định 3191/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc điều chỉnh Quyết định 1358/QĐ-BYT ngày 14/04/2016 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt giai đoạn 2016 - 2020
    Ban hành: 12/07/2017 Hiệu lực: 12/07/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Thông tư 34/2018/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng
    Ban hành: 16/11/2018 Hiệu lực: 01/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 2545/QĐ-BYT Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt cho trẻ dưới 5 tuổi

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Y tế
    Số hiệu:2545/QĐ-BYT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:17/06/2020
    Hiệu lực:17/06/2020
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Đỗ Xuân Tuyên
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Đã sửa đổi
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X