hieuluat

Quyết định 3756/QĐ-BYT Hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Y tếSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:3756/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thanh Long
    Ngày ban hành:21/06/2018Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:21/06/2018Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
  • BỘ Y TẾ
    -------

    Số: 3756/QĐ-BYT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2018

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN SỚM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN CHO TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ

    ----------------------

    BỘ TRƯỞNG BỘ Y T

     

    Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

    Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phi tc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015-2025;

    Xét đề nghị của Cục trưng Cục Y tế dự phòng.

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này hướng dẫn hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở.

    Điều 2. Giao Cục trưởng Cục Y tế dự phòng chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai và kiểm tra việc thực hiện Hướng dẫn này trên phạm vi toàn quốc.

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Trong trường hợp các văn bản tham chiếu trong Hướng dẫn kèm theo Quyết định này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.

    Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 4;
    - Bộ trưởng (để báo cáo);
    - Các Thứ trưởng (để phối hợp);
    - Cổng TTĐT Bộ Y tế;
    - Lưu: VT, DP.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Thanh Long

     

     

    HƯỚNG DẪN

    HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN SỚM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN CHO TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ
    (Ban hành kèm theo Quyết định số: 3756/QĐ-BYT ngày 21 tháng 6 năm 2018)

     

    I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI HƯỚNG DẪN

    1. Đối tượng áp dụng

    1.1. Nhân viên y tế bao gồm:

    a) Nhân viên y tế thôn, bản, ấp, buôn, làng, phum, sóc làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và nhân viên y tế tổ dân phố theo Thông tư số 07/2013/TT-BYT ngày 08/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản.

    b) Nhân viên y tế trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12.

    1.2. Các cơ sở y tế tuyến xã bao gồm:

    a) Trạm y tế xã, phường, thị trấn.

    b) Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức.

    c) Phòng khám bác sỹ gia đình.

    1.3. Các cơ sở y tế tuyến quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cơ sở y tế tuyến huyện) bao gồm:

    a) Trung tâm Y tế huyện hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức quy định tại Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    b) Trung tâm Y tế huyện hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức quy định tại Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    c) Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, bệnh xá công an tỉnh.

    d) Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa.

    2. Phạm vi hướng dẫn

    2.1. Hướng dẫn hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

    2.2. Một số bệnh không lây nhiễm phổ biến trong Hướng dẫn này bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường típ 2, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần do rượu, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư khoang miệng, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại-trực tràng.

    2.3. Tiêu chí trạm y tế xã triển khai dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm (Phụ lục 2).

    II. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN SỚM VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ

    1. Hoạt động dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến

    1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe

    a) Lồng ghép truyền thông giáo dục sức khỏe về dự phòng một bệnh không lây nhiễm phổ biến trong các cuộc họp, các buổi sinh hoạt cộng đồng do chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, trường học tổ chức.

    b) Thăm hộ gia đình để tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn cho người dân về dự phòng, phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm phổ biến.

    c) Cung cấp các tài liệu truyền thông về dự phòng, phát hiện sớm, quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho người dân.

    d) Giới thiệu các trang thông tin điện tử như: suckhoetoandan.vn, vncdc.gov.vn, kcb.vn, huyetap.vn, benhviennoitiettrunguong.com .vn, benhphoitacnghen.vn, benhvienk.vn, bvtttw1.gov.vn, nihe.org.vn, iph.org.vn, tihe.org.vn, pasteur- nhatrang.org.vn; giới thiệu điện thoại tổng đài cai nghiện thuốc lá (18006606 hoặc 18001214), nghe đài tại  tần số 98.9Mhz và xem các chương trình sức khỏe trên Kênh truyền hình VTV2, VTV3, O2TV và các kênh truyền hình khác để người dân tiếp cận nâng cao kiến thức.

    1.2. Hướng dẫn thay đổi hành vi lối sống và nâng cao sức khỏe

    a) Hướng dẫn người dân thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý; ăn giảm muối; ăn giảm đường; giảm chất béo bão hòa; tăng cường ăn rau, trái cây; tăng cường vận động thể lực.

    b) Hướng dẫn cho người hút thuốc lá, thuốc lào; lạm dụng rượu, bia; dinh dưỡng không hợp lý; thiếu vận động thể lực để thay đổi hành vi và thực hiện lối sống có lợi cho sức khỏe.

    c) Vận động mọi người tham gia các mô hình nâng cao sức khỏe tại cộng đồng, tại nơi làm việc và học tập để dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

    d) Tham mưu, hỗ trợ về chuyên môn với người đứng đầu thôn, bản, ấp, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh triển khai các mô hình nâng cao sức khỏe; xây dựng môi trường làm việc, học tập không khói thuốc, không lạm dụng rượu bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực.

    đ) Hướng dẫn người hút thuốc lá, thuốc lào liên hệ với tổng đài 18006606 hoặc 18001214 về cai nghiện thuốc lá; giới thiệu cho mọi người các cơ sở y tế có tư vấn, hỗ trợ về cai nghiện thuốc lá, cai nghiện rượu, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng.

    2. Phát hiện sớm người có nguy cơ mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến

    a) Hướng dẫn cho mọi người tự đánh giá nguy cơ mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến dựa vào bảng kiểm đăng tải trên website tại địa chỉ https://suckhoetoandan.vn để đi khám, phát hiện bệnh kịp thời.

    b) Thực hiện sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho những người ≥ 40 tuổi theo Phụ lục 1A và 1B của Hướng dẫn này, nếu phát hiện người có yếu tố nguy cơ hoặc nghi ngờ mắc bệnh thì giới thiệu đến các cơ sở y tế để khám, chẩn đoán bệnh sớm.

    c) Hướng dẫn mọi người đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ, sàng lọc để phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

    d) Phối hợp với các cơ sở y tế tuyến trên triển khai khám sàng lọc, phát hiện sớm người mắc một số bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

    3. Quản lý người mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến

    a) Cập nhật danh sách để quản lý, theo dõi những người mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến trên địa bàn phụ trách do các cơ sở y tế tuyến xã hoặc các cơ sở y tế tuyến trên chuyển về.

    b) Hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh để thay đổi hành vi lối sống, tuân thủ điều trị, thực hiện dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc, phục hồi chức năng, định kỳ tái khám bệnh theo hướng dẫn của cơ sở y tế.

    c) Theo dõi diễn biến tình trạng bệnh, xử trí ban đầu và giới thiệu người bệnh đến các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh kịp thời.

    d) Định kỳ hằng tháng báo cáo danh sách và diễn biến tình trạng bệnh của người mắc bệnh đang được quản lý trên địa bàn phụ trách cho cơ sở y tế tuyến xã.

    III. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN SỚM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN CHO CÁC CƠ SỞ Y TẾ TUYẾN XÃ

    1. Hoạt động dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến

    1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe

    a) Viết tin, bài tuyên truyền hoặc cung cấp thông tin cho đài truyền thanh xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh để truyền thông nâng cao kiến thức dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

    b) Triển khai phòng truyền thông hoặc góc truyền thông giáo dục sức khỏe tại cơ sở y tế để người bệnh và gia đình người bệnh có thể tiếp cận được các thông tin liên quan tới một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

    c) Lồng ghép truyền thông giáo dục sức khỏe về các bệnh không lây nhiễm phổ biến trong hội nghị, cuộc họp, buổi sinh hoạt cộng đồng do cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc do cộng đồng tổ chức.

    d) Phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông nhân các ngày sức khỏe hằng năm như: Ngày Ung thư thế giới (04/02), Ngày Sức khỏe thế giới (07/4), Ngày Hen toàn cầu (ngày thứ Ba đầu tiên trong tháng 5), Ngày Phòng chống tăng huyết áp thế giới (17/5), Ngày Thế giới không hút thuốc lá (31/5), Ngày Bệnh phổi tắc nghẽn toàn cầu (thứ Tư của tuần thứ 3 trong tháng 11), Ngày Tim mạch thế giới (30/9), Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10/10), Ngày Đột quỵ thế giới (29/10) và Ngày Phòng chống Đái tháo đường thế giới (14/11) để tạo ra mối quan tâm của toàn xã hội với một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

    đ) Hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên y tế triển khai các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

    1.2. Xây dựng môi trường hỗ trợ thay đổi hành vi lối sống và nâng cao sức khỏe

    a) Đề xuất với người đứng đầu cộng đồng, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng các mô hình nâng cao sức khỏe như: trường học nâng cao sức khỏe, làng văn hóa sức khỏe, xây dựng môi trường làm việc, học tập không khói thuốc, không lạm dụng rượu bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực.

    b) Hỗ trợ chuyên môn cho các mô hình nâng cao sức khỏe tại cộng đồng, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

    1.3. Dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến bằng vắc xin, sinh phẩm y tế đặc hiệu

    a) Duy trì tỷ lệ trẻ em tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng viêm gan B để phòng viêm gan dẫn đến ung thư gan.

    b) Cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc xin HPV để dự phòng ung thư cổ tử cung, vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp để dự phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các vắc xin, sinh phẩm y tế đặc hiệu khác được cấp phép để dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến theo quy định của Bộ Y tế.

    2. Chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến

    Các cơ sở y tế tuyến xã thực hiện chẩn đoán, điều trị, sơ cấp cứu, tư vấn cho người mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến theo hướng dẫn của Bộ Y tế và phạm vi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị, cụ thể như sau:

    a) Tăng huyết áp:

    - Khám, đo huyết áp để chẩn đoán tăng huyết áp theo Quyết định số 2919/QĐ-BYT ngày 06/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường. Thực hiện chuyển tuyến để chẩn đoán trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

    - Điều trị ngoại trú cho người mắc tăng huyết áp theo Quyết định số 2919/QĐ-BYT ngày 06/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường hoặc điều trị theo chỉ định của cơ sở y tế tuyến trên chuyển về. Thực hiện kê đơn theo Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú (sau đây gọi tắt là Thông tư 52/2017/TT-BYT). Thực hiện chuyển tuyến điều trị trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

    - Theo dõi huyết áp, theo dõi biến chứng, hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai biến, sơ cấp cứu cơn tăng huyết áp cấp.

    - Tư vấn cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh về thay đổi hành vi lối sống, tuân thủ điều trị, bảo đảm dinh dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng và định kỳ tái khám theo tình trạng bệnh.

    b) Bệnh đái tháo đường típ 2:

    - Khám, xét nghiệm đường huyết mao mạch để phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh đái tháo đường típ 2, chuyển cơ sở y tế tuyến trên để chẩn đoán xác định bệnh theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 và Quyết định số 3798/QĐ-BYT ngày 21/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình chuyên môn khám, chữa bệnh đái tháo đường típ 2.

    - Điều trị ngoại trú cho người mắc bệnh đái tháo đường típ 2 theo chỉ định của cơ sở y tế tuyến trên chuyển về. Thực hiện kê đơn theo Thông tư 52/2017/TT-BYT và chuyển tuyến điều trị trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

    - Theo dõi đường huyết, theo dõi biến chứng đo đái tháo đường, phục hồi chức năng sau biến chứng, sơ cấp cứu các trường hợp hạ đường huyết.

    - Tư vấn cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh về thay đổi hành vi lối sống, tuân thủ điều trị, chăm sóc, dinh dưỡng, phục hồi chức năng và định kỳ tái khám theo tình trạng bệnh.

    c) Bệnh hen phế quản:

    - Khám, đo lưu lượng đỉnh th ra (PEF) để phát hiện người nghi ngờ mc hen phế quản, chuyển cơ sở y tế tuyến trên để chẩn đoán xác định theo Quyết định số 3942/QĐ-BYT ngày 02/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng.

    - Điều trị ngoại trú cho người mắc bệnh hen phế quản theo chỉ định của cơ sở y tế tuyến trên chuyển về. Thực hiện kê đơn theo Thông tư 52/2017/TT-BYT và chuyển tuyến điều trị trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

    - Theo dõi tình trạng bệnh, sơ cấp cứu cơn hen nặng.

    - Tư vấn cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh về cách phát hiện cơn hen, vệ sinh nơi ở, nơi làm việc nhằm loại bỏ các yếu tố nguy cơ, chế độ ăn tránh béo phì hoặc suy dinh dưỡng, định kỳ tái khám bệnh theo quy định.

    d) Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

    - Khám, phát hiện người có yếu tố nguy cơ và có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chuyển cơ sở y tế tuyến trên chẩn đoán xác định theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

    - Điều trị ngoại trú cho người mắc bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo chỉ định của cơ sở y tế tuyến trên chuyển về. Thực hiện kê đơn theo Thông tư số 52/2017/TT-BYT và chuyển tuyến điều trị trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

    - Theo dõi tình trạng bệnh, phục hồi chức năng, sơ cấp cứu cơn khó thở cấp tính.

    - Tư vấn, hỗ trợ cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh về cai nghiện thuốc lá, thuốc lào, tránh tiếp xúc với khói thuốc, bụi, khói than, khí độc, tuân thủ chế độ điều trị, luyện tập và tái khám bệnh theo quy định.

    đ) Ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư khoang miệng, ung thư đại - trực tràng:

    - Khám, phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh theo Quyết định số 3338/QĐ-BYT ngày 09/9/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành ung bướu và thực hiện chuyển tuyến chẩn đoán xác định bệnh.

    - Hỗ trợ chăm sóc người bệnh tại cộng đồng theo chỉ định của cơ sở y tế tuyến trên.

    e) Đối với các bệnh không lây nhiễm phổ biến khác:

    - Khám, phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh và thực hiện chuyển tuyến để chẩn đoán xác định bệnh.

    - Hỗ trợ chăm sóc người bệnh tại cộng đồng theo chỉ định của cơ sở y tế tuyến trên.

    3. Quản lý thông tin về bệnh không lây nhiễm phổ biến

    a) Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý bệnh không lây nhiễm tại cơ sở y tế tuyến xã theo quy định của Bộ Y tế.

    b) Cập nhật đầy đủ các thông tin liên quan vào hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân của người mắc bệnh trên địa bàn để theo dõi quản lý.

    c) Hằng tháng chuyển danh sách người mắc bệnh không lây nhiễm cho nhân viên y tế để tiếp tục quản lý tại cộng đồng.

    d) Tổng hợp, định kỳ báo cáo tình hình phát hiện, quản lý điều trị, số mắc, tử vong do các bệnh không lây nhiễm theo mẫu tại Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 18/4/2014 của Bộ Y tế quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, xã và theo hướng dẫn liên quan khác của Bộ Y tế.

    IV. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN SỚM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN CHO CÁC CƠ SỞ Y TẾ TUYẾN HUYỆN

    1. Hoạt động dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến

    1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe

    a) Viết bài tuyên truyền hoặc cung cấp thông tin cho đài truyền thanh quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, đài truyền thanh cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh để truyền thông nâng cao kiến thức dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

    b) Triển khai góc truyền thông hoặc phòng truyền thông giáo dục sức khỏe tại khoa khám bệnh, khoa điều trị để người bệnh và gia đình người bệnh có thể tiếp cận được các thông tin liên quan tới một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

    c) Lồng ghép truyền thông giáo dục sức khỏe trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp do cơ quan, đơn vị, trường học cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh tổ chức và các buổi sinh hoạt chuyên đề cho bệnh nhân và người nhà.

    d) Đầu mối tổ chức các chiến dịch truyền thông trên phạm vi quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhân dịp các ngày sức khỏe hằng năm như: Ngày Ung thư thế giới (04/02), Ngày Sức khỏe thế giới (07/4), Ngày Hen toàn cầu (ngày thứ Ba đầu tiên trong tháng 5), Ngày Phòng chống tăng huyết áp thế giới (17/5), Ngày Thế giới không hút thuốc lá (31/5), Ngày Bệnh phổi tắc nghẽn toàn cầu (thứ Tư của tuần thứ 3 trong tháng 11), Ngày Tim mạch thế giới (30/9), Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10/10), Ngày Đột quỵ thế giới (29/10) và Ngày Phòng chống Đái tháo đường thế giới (14/11) để tạo ra mối quan tâm của toàn xã hội với một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

    đ) Hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở y tế tuyến xã triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống các bệnh không lây nhiễm phổ biến.

    1.2. Xây dựng môi trường hỗ trợ thay đổi hành vi lối sống và nâng cao sức khỏe

    a) Phối hợp với người đứng đầu nơi làm việc, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng các mô hình nâng cao sức khỏe như: trường học nâng cao sức khỏe, làng văn hóa sức khỏe, xây dựng môi trường lao động, học tập không khói thuốc, không lạm dụng rượu bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực.

    b) Hỗ trợ chuyên môn để triển khai các mô hình nâng cao sức khỏe tại cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

    c) Hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến xã triển khai xây dựng môi trường hỗ trợ người dân thay đổi hành vi lối sống và nâng cao sức khỏe.

    1.3. Dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến bằng vắc xin, sinh phẩm y tế đặc hiệu

    a) Cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc xin HPV để dự phòng ung thư cổ tử cung, vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp để dự phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các vắc xin, sinh phẩm y tế đặc hiệu khác được cấp phép để dự phòng các một số bệnh không lây nhiễm phổ biến theo quy định của Bộ Y tế.

    b) Chỉ đạo các cơ sở y tế tuyến xã để tổ chức dự phòng các bệnh không lây nhiễm bằng vắc xin, sinh phẩm y tế đặc hiệu.

    2. Chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến

    Các cơ sở y tế tuyến huyện thực hiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứu, tư vấn cho người mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến theo hướng dẫn của Bộ Y tế và phạm vi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị, cụ thể như sau:

    a) Tăng huyết áp:

    - Chẩn đoán, điều trị, sơ cấp cứu, tư vấn cho người mắc bệnh tăng huyết áp theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Thực hiện chuyển tuyến để chẩn đoán, điều trị, cấp cứu trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

    - Chuyển người bệnh về các cơ sở y tế tuyến xã để tiếp tục quản lý và điều trị sau khi đã được chẩn đoán, điều trị qua giai đoạn cấp cứu hoặc được xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm.

    b) Bệnh đái tháo đường típ 2:

    - Chẩn đoán, điều trị, sơ cấp cứu, tư vấn người mắc bệnh đái tháo đường típ 2 theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 và Quyết định số 3798/QĐ-BYT ngày 21/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình chuyên môn khám, chữa bệnh đái tháo đường típ 2. Thực hiện chuyển tuyến để chẩn đoán, điều trị, cấp cứu trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

    - Chuyển người bệnh về các cơ sở y tế tuyến xã để tiếp tục quản lý và điều trị sau khi đã được chẩn đoán, điều trị qua giai đoạn cấp cứu hoặc được xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm.

    c) Bệnh hen phế quản:

    - Chẩn đoán, điều trị, sơ cấp cứu, tư vấn người mc bệnh hen phế quản theo Quyết định số 3942/QĐ-BYT ngày 02/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng. Thực hiện chuyển tuyến để chẩn đoán, điều trị, cấp cứu trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

    - Chuyển người bệnh về các cơ sở y tế tuyến xã để tiếp tục quản lý và điều trị sau khi đã được chẩn đoán, điều trị qua giai đoạn cấp cứu hoặc được xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm.

    d) Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

    - Chẩn đoán, điều trị, sơ cấp cứu, tư vấn người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thực hiện chuyển tuyến để chẩn đoán, điều trị, cấp cứu trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

    - Chuyển người bệnh về các cơ sở y tế tuyến xã để tiếp tục quản lý và điều trị sau khi đã được chẩn đoán, điều trị qua giai đoạn cấp cứu hoặc được xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm.

    đ) Ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư khoang miệng, ung thư đại - trực tràng: Khám bệnh theo Quyết định số 3338/QĐ-BYT ngày 09/9/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành ung bướu và chuyển tuyến chẩn đoán xác định bệnh.

    e) Đối với các bệnh không lây nhiễm phổ biến khác: Chẩn đoán, điều trị, cấp cứu, tư vấn, chuyển tuyến theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    3. Quản lý thông tin về bệnh không lây nhiễm phổ biến

    a) Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý các bệnh không lây nhiễm theo quy định của Bộ Y tế.

    b) Hằng tháng thông báo danh sách và hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến xã cập nhật thông tin và quản lý người mắc các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng.

    c) Tổng hợp và báo cáo số liệu định kỳ hoặc đột xuất tình hình phát hiện, quản lý điều trị, số mắc, tử vong do các bệnh không lây nhiễm theo mẫu Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 18/4/2014 của Bộ Y tế quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, xã và các hướng dẫn liên quan khác của Bộ Y tế.

    V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Cục Y tế dự phòng

    a) Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Hướng dẫn này trên phạm vi toàn quốc.

    b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu hướng dẫn chuyên môn về dự phòng, quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở.

    c) Đầu mối phối hợp với các viện chuyên ngành, các bệnh viện tuyến trung ương, các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các địa phương về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

    d) Phối hợp với các đơn vị liên quan để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông vận động chính sách để tăng cường công tác dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

    đ) Chỉ đạo triển khai mô hình điểm, chia sẻ kinh nghiệm về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

    e) Đầu mối kiểm tra, giám sát, báo cáo việc thực hiện các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

    2. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

    a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện Hướng dẫn này trên phạm vi toàn quốc.

    b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu hướng dẫn chuyên môn về chẩn đoán, điều trị một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở.

    c) Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở về chẩn đoán, quản lý điều trị và tư vấn sức khỏe cho người bệnh.

    d) Kiểm tra giám sát, hỗ trợ chuyên môn về chẩn đoán, quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

    3. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng

    a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản, tài liệu hướng dẫn, tài liệu truyền thông đối với một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở.

    b) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức tập huấn cho cán bộ tuyến y tế cơ sở về truyền thông phòng, chống một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.

    c) Chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các mô hình sức khỏe, câu lạc bộ sức khỏe và hướng dẫn tổ chức các hình thức truyền thông phòng chống một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở.

    4. Vụ Bảo hiểm y tế

    a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về bảo hiểm y tế để thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

    b) Kiểm tra giám sát, hỗ trợ việc thực hiện các quy định liên quan đến bảo hiểm y tế trong dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

    5. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường thuộc Bộ Y tế

    a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, xây dựng và bổ sung tài liệu, hướng dẫn về dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở theo lĩnh vực được phân công phụ trách.

    b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tuyến cơ sở theo địa bàn được phân công phụ trách.

    c) Các đơn vị thực hiện công tác chỉ đạo tuyến theo phân cấp về dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phân công phụ trách.

    6. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến Trung ương

    a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, xây dựng và bổ sung hướng dẫn về phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở theo lĩnh vực được phân công.

    b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn về phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tuyến cơ sở theo lĩnh vực được phân công.

    c) Các đơn vị thực hiện công tác chỉ đạo tuyến theo phân cấp về phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh không lây nhiễm theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phân công phụ trách.

    d) Chuyển người bệnh về tuyến y tế cơ sở để tiếp tục quản lý và điều trị sau khi đã được chẩn đoán, điều trị và xác định tình trạng bệnh phù hợp với khả năng chuyên môn của tuyến y tế cơ sở.

    7. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố:

    - Đưa nhiệm vụ dự phòng, quản lý bệnh không lây nhiễm vào nhiệm vụ của Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp.

    - Bố trí nguồn lực để triển khai dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và qun lý các bệnh không lây nhiễm trên địa bàn.

    - Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể liên quan trong việc phối hợp để phòng chống yếu tố nguy cơ các bệnh không lây nhiễm và nâng cao sức khỏe người dân.

    b) Chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị trên địa bàn quản lý thực hiện các nội dung quy định theo Hướng dẫn này.

    c) Triển khai mô hình tổ chức Trung tâm y tế huyện theo Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

    d) Triển khai gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở theo Thông tư 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.

    đ) Bảo đảm hàng thiết bị cần thiết để triển khai dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm.

    e) Giao cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh làm đầu mối xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.

    8. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành ph

    a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn về dự phòng, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tuyến cơ sở trên địa bàn.

    b) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và vận động chính sách để tăng cường công tác dự phòng, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở.

    c) Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về dự phòng, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến trên địa bàn.

    d) Đầu mối kiểm tra, giám sát, quản lý số liệu, thống kê báo cáo về các hoạt động dự phòng, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở trên địa bàn.

    9. Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, thành phố

    a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn về chẩn đoán, điều trị các bệnh không lây nhiễm phổ biến cho cán bộ y tế tuyến cơ sở theo lĩnh vực chuyên môn được phân công.

    b) Chuyển người bệnh về tuyến y tế cơ sở để tiếp tục quản lý và điều trị sau khi đã được chẩn đoán, điều trị và xác định tình trạng bệnh phù hợp với khả năng chuyên môn của tuyến y tế cơ sở.

    c) Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm phổ biến theo lĩnh vực chuyên môn được phân công.

     

     

    PHỤ LỤC 1A

    HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN NGƯỜI CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN (ÁP DỤNG CHO ĐỐI TƯỢNG ≥ 40 TUỔI)

     

    I. Phát hiện người có yếu tố nguy cơ

    1. Tăng huyết áp và nguy cơ tim mạch

    - Tuổi > 55 đối với nam, > 65 tuổi đối với nữ

    - Có hút thuốc lá hoặc thuốc lào

    - Vận động thể lực < 30="" phút/ngày,="" dưới="" 05="" ngày/tuần="">(bao gồm thể dục, thể thao, đi bộ và lao động chân tay)

    - Ăn > 5 gam muối (tương đương 01 thìa cà /phê)/người/ngày

    - Ăn ít rau, trái cây: <>

    - Uống nhiều rượu bia

    - Bố, mẹ, anh, chị em ruột mắc bệnh tim mạch ở độ tuổi nam < 55,="">nữ <>

    - Hay bị stress và căng thẳng tâm lý

    - Thừa cân, béo phì

    - Mắc bệnh đái tháo đường (đã được cơ sở y tế chuẩn đoán)

    - Rối loạn lipid máu (đã được cơ sở y tế chẩn đoán)

    2. Đái tháo đường típ 2

    - Tuổi ≥ 45

    - Thừa cân, béo phì

    - Tăng huyết áp (đã được cơ sở y tế chuẩn đoán)

    - Bố, mẹ, anh, chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường típ 2

    - Rối loạn mỡ máu (đã được cơ sở y tế chẩn đoán)

    - Vận động thể lực < 30="" phút/ngày,="" dưới="" 05="" ngày/tuần="">(bao gồm thể dục, thể thao, đi bộ và lao động chân tay)

    - Có hút thuốc lá hoặc thuốc lào

    - Phụ nữ bị buồng trứng đa nang hoặc đã mắc đái tháo đường thai kỳ

    3. Hen phế quản

    - Có tiền sử mc các bệnh dị ứng (chàm, viêm mũi dị ứng, mày đay, phù mạch...)

    - Gia đình có người bị hen và hoặc các bệnh dị ứng kể trên

    - Thừa cân, béo phì

    - Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi hoặc lông thú hoặc phấn hoa hoặc nấm mốc hoặc một số thuốc hoặc hóa chất

    4. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

    - Người mắc hen phế quản không được kiểm soát

    - Hút thuốc lá hoặc thuốc lào

    - Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi hoặc hóa chất, ô nhiễm không khí do dùng bếp than, bếp ga, bếp củi...

    - Nhiễm trùng đường hô hấp tái diễn nhiều lần

    5. Tâm thần phân liệt

    - Trong gia đình có bố, mẹ, anh chị em ruột bị tâm thn phân liệt

    - Có tai biến khi mang thai hoặc khi sinh làm tổn thương não

    - Căng thẳng trong mi quan hệ gia đình

    - Lạm dụng rượu, bia và các chất gây nghiện

    6. Động kinh

    - Tiền sử chấn thương sọ não hoặc viêm não

    - Tin sử gia đình có người bị động kinh

    - Lạm dụng rượu, bia và các chất gây nghiện

    7. Một số Rối loạn tâm thần khác thường gặp

    - Nhiễm khuẩn, có các tổn thương não, mắc bệnh nan y

    - Có các sang chấn tâm thần hay xung đột trong gia đình hoặc/và ngoài xã hội

    - Phụ nữ sau sinh đ

    - Gặp khó khăn trong cuộc sống, áp lực về tài chính, công việc, học tập, thi cử

    - Di cư đến nơi ở mới có mâu thuẫn về văn hóa-xã hội, trải qua thảm họa, thiên tai, chiến tranh...

    - Lạm dụng rượu, bia và các chất gây nghiện, nghiện game

    - Tiền s gia đình có người mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần

    8. Một số bệnh ung thư

    - Tuổi > 40

    - Hút thuốc lá hoặc thuốc lào

    - Vận động thể lực < 30="" phút/ngày,="" dưới="" 05="" ngày/tuần="">(bao gồm thể dục, thể thao, đi bộ và lao động chân tay)

    - Lạm dụng rượu, bia

    - Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư

    - Tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, tia X, phóng xạ, tia cực tím, khí radon, amiang, thạch tín, benzen...

    Ghi chú

    . Ung nhiều rượu bia: Nam: Uống: > 02 chai bia 330 ml (5%) hoặc > 02 hộp bia 330 ml (5%) hoặc > 02 cc bia hơi 330 ml hoặc > 02 ly rượu vang 100 ml (13,5%) hoặc > 02 chén rượu mạnh 30 ml (40%); Nữ: Uống: > 3/4 chai bia 330 ml (5%) hoặc > 3/4 hộp bia 330 ml (5%) hoặc > 01 cốc bia hơi 330 ml hoặc > 01 ly rượu vang 100 ml (13,5%) hoặc >01 chén rượu mạnh 30 ml (40%)

    . Thừa cân, béo phì: Đo cân nặng, chiều cao để tính BMI (chỉ số khối cơ thể), BMI = cân nặng (kg) chia cho chiều cao (m) bình phương, nếu BMI > 25-30 thừa cân, nếu > 30 béo phì (theo WHO)

    II. Xử trí

    - Tư vấn cho đối tượng có yếu tố nguy cơ thay đổi hành vi lối sống

    - Khám sức khỏe định kỳ

     

     

    PHỤ LỤC 1B

    HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN NGƯỜI NGHI NGỜ MẮC MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN

     

    I. Phát hiện người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh

    1. Tăng huyết áp

    Đo huyết áp nếu có chỉ s huyết áp như sau:

    HA tâm thu từ 130 - 139mmHg và/hoặc HA tâm trương từ 80 - 89mmHg

    2. Đái tháo đường

    - Tiểu nhiều

    - Uống nhiều nước

    - Ăn nhiều

    - Sút cân không rõ nguyên nhân

    3. Hen phế quản

    Ho khan hoặc ho khạc đờm trắng, dính, nặng ngực, khò khè (thở rít, cò cử), khó thở (thở ngn, khó th ra). Các triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần, nặng về đêm và sáng hoặc khi thay đổi thời tiết, khi gắng sức hoặc khi tiếp xúc khói, bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông chó mèo, hóa chất, một số loại thuốc

    4. Bệnh phổi tác nghẽn mạn tính

    Ho, khạc đờm mạn tính (thường ho khạc đờm vào sáng sớm, đờm nhầy, trắng), khó thở tăng dần

    5. Tâm thần phân liệt

    Thay đổi khác lạ trong cách ăn nói sinh hoạt thường ngày, cảm thấy suy nghĩ của mình bị người khác biết trước hoặc bị áp đặt, đa nghi, kích động

    6. Động kinh

    - Có cơn rối loạn về vận động, hành vi, cảm xúc: cơn thường xuất hiện đột ngột, diễn ra ngắn và có tính chất định hình (cơn trước giống cơn sau)

    - Các cơ co cứng đột ngột, mất ý thức, bị ngã, co giật toàn thân, tiểu tiện không tự chủ

    - Một nhóm cơ co giật liên tục trong khoảng thời gian một vài phút, thường người bệnh không mất ý thức

    - Thường xuyên bị đánh rơi bát đũa trong lúc ăn cơm hoặc rơi bút lúc đang viết

    7. Rối loạn trầm cảm.

    - Khí sắc giảm, buồn rầu, chán nản

    - Mất hoặc giảm rõ rệt những sở thích của mình trước đây

    - Mệt mỏi nhiều, giảm hoạt động, không muốn làm việc

    8. Rối loạn lo âu.

    - Cảm thấy căng thẳng hoặc lo âu

    - Lo lắng quá nhiều về mọi thứ

    9. Rối loạn tâm thần do rượu

    Có các dấu hiệu sau khi ngừng ung hoặc giảm lượng rượu, bia như:

    Run rẩy, không ngủ được, cảm thấy căng thẳng, kém thoải mái, vã mồ hôi, tim đập nhanh, đau đầu ngất xỉu hoặc co giật

    10. Một số bệnh ung thư

    - Vết loét trên cơ thể lâu liền

    - Ho dai dẳng, tức ngực, điều trị không đỡ

    - Chậm tiêu, khó nuốt

    - Thay đổi thói quen bài tiết phân, nước tiểu

    - Có khối u ở vú hay ở trên cơ thể

    - Hạch bạch huyết to không bình thường

    - Chảy máu, dịch ra bất thường ở âm đạo

    - Ù tai, nhìn đôi

    - Gầy sút, thiếu máu không rõ nguyên nhân

    II. Xử trí

    - Giới thiệu những người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đến cơ sở y tế để khám, phát hiện và điều trị kịp thời.

    - Tư vấn thay đổi hành vi lối sống để dự phòng bệnh tật

     

     

    PHỤ LỤC 2

    TIÊU CHÍ TRẠM Y TẾ XÃ TRIỂN KHAI DỰ PHÒNG, QUẢN LÝ, ĐIỀU TRỊ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

     

    I. Hoạt động dự phòng một số bệnh không lây nhiễm

    1. Triển khai công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống các bệnh không lây nhiễm.

    2. Xây dựng môi trường hỗ trợ thay đổi hành vi lối sống và nâng cao sức khỏe cho người dân.

    3. Phát hiện sớm và tư vấn sức khỏe cho người nguy cơ cao mắc các bệnh không lây nhiễm.

    II. Quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm

    1. Khám chẩn đoán bệnh, lập bệnh án điều trị ngoại trú, kê đơn thuốc điều trị theo quy định, thường xuyên theo dõi diễn biến tình trạng bệnh, tư vấn chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh. Cập nhật đầy đủ các thông tin liên quan vào hồ sơ sức khỏe cá nhân.

    2. Thực hiện chuyển tuyến và phản hồi thông tin người mắc bệnh không lây nhiễm theo quy định.

    3. Bảo đảm thuốc, trang thiết bị thiết yếu để quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm theo quy định của Bộ Y tế.

    4. Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã theo quy định của Bộ Y tế.

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 376/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015-2025
    Ban hành: 20/03/2015 Hiệu lực: 20/03/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 75/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
    Ban hành: 20/06/2017 Hiệu lực: 20/06/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Khám bệnh, chữa bệnh của Quốc hội, số 40/2009/QH12
    Ban hành: 23/11/2009 Hiệu lực: 01/01/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    04
    Quyết định 26/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh"
    Ban hành: 09/09/2005 Hiệu lực: 10/10/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Thông tư 07/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản
    Ban hành: 08/03/2013 Hiệu lực: 01/05/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Thông tư 27/2014/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định Hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện và xã
    Ban hành: 14/08/2014 Hiệu lực: 01/10/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 2866/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính"
    Ban hành: 08/07/2015 Hiệu lực: 08/07/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông tư 37/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương
    Ban hành: 25/10/2016 Hiệu lực: 10/12/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Quyết định 3319/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2"
    Ban hành: 19/07/2017 Hiệu lực: 19/07/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Quyết định 3798/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành "Quy trình chuyên môn khám, chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2"
    Ban hành: 21/08/2017 Hiệu lực: 21/08/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Thông tư 39/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở
    Ban hành: 18/10/2017 Hiệu lực: 01/12/2017 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Thông tư 52/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú
    Ban hành: 29/12/2017 Hiệu lực: 01/03/2018 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Công văn 5823/BYT-BH của Bộ Y tế về việc trả lời một số kiến nghị của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
    Ban hành: 02/10/2019 Hiệu lực: 02/10/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 3756/QĐ-BYT Hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Y tế
    Số hiệu:3756/QĐ-BYT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:21/06/2018
    Hiệu lực:21/06/2018
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Nguyễn Thanh Long
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (10)
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X