hieuluat

Quyết định 5433/QĐ-BYT triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2018

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Y tếSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:5433/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thanh Long
    Ngày ban hành:10/09/2018Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:10/09/2018Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
  • BỘ Y TẾ
    -------

    Số: 5433/QĐ-BYT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2018

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN SỞI - RUBELLA CHO TRẺ 1-5 TUỔI VÙNG NGUY CƠ CAO NĂM 2018

    -------------------------

    BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

     

    Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

    Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2018”.

    Điều 2. Kế hoạch này là căn cứ để các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2018.

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

    Điều 4. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng các Cục: Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia và khu vực và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 4;
    - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (để b/c);
    - Các Thứ trưởng Bộ Y tế (để chỉ đạo);
    - Các Viện VSDT, Viện Pasteur (để thực hiện);
    - Sở Y tế 13 tỉnh/tp (để thực hiện);
    - TTYTDP/TTKSBT 13 t
    nh/tp (đthực hiện);
    - Lưu: VT, DP.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Thanh Long

     

    KẾ HOẠCH

    TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN SỞI - RUBELLA CHO TRẺ 1-5 TUỔI VÙNG NGUY CƠ CAO NĂM 2018
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 5433/QĐ-BYT ngày 10/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

     

    I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

     

    1. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch

    Sởi và rubella là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút sởi và vi rút Rubella gây ra. Bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) mắc đồng thời nhiều dị tật bẩm sinh như dị tật tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển, đái tháo đường trẻ nhỏ, vàng da, xuất huyết... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

    Vắc xin sởi và rubella an toàn và có hiệu quả cao trong phòng bệnh. Tại Việt Nam, tỷ lệ tiêm mũi 1 vắc xin sởi trên toàn quốc hàng năm đạt trên 95% tnhiều năm qua và tỷ lệ tiêm vắc xin sởi - rubella (MR) cho trẻ 18 tháng đạt trên 90% từ năm 2014. Bên cạnh đó, các chiến dịch tiêm chủng bổ sung cho nhóm đối tượng nguy cơ cao đã được tổ chức trong các năm 2002-2003, 2007-2008, 2010, 2016. Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR trên toàn quốc với quy mô lớn nhất ttrước đến nay đã được triển khai thành công cho gần 20 triệu trẻ 1-14 tuổi, đạt tlệ 98,2%. Ngay sau chiến dịch, vắc xin MR được đưa vào tiêm chủng thường xuyên. Nhờ vậy, dịch sởi và rubella ở nước ta đã được khống chế. Năm 2015 46 ca sởi, ghi nhận số mắc thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Số mắc rubella năm 2014 là 54 ca, giảm 123 lần so với năm 2011.

    Mặc dù vậy, nguy cơ dịch sởi, rubella quay trở lại trong thời gian tới là hiện hữu. Theo báo cáo giám sát của các địa phương trong các năm gần đây cho thấy vi rút sởi tiếp tục lưu hành, dịch sởi quy mô lớn cứ khoảng 3-4 năm tái diễn một lần sau thời điểm triển khai chiến dịch và xuất hiện nhóm trẻ nhkhông thuộc đối tượng đã tiêm vắc xin trong chiến dịch. Từ cuối năm 2017, số mắc sởi có xu hướng gia tăng. Ghi nhận 192 ca mắc sởi tại 30 tỉnh, thành phố trong năm 2017 và 197 ca tại 23 tỉnh, thành phố trong 4 tháng đầu năm 2018. Số ca mắc tập trung trẻ dưới 9 tháng tuổi (31,4%) trước độ tuổi tiêm chủng và nhóm trẻ từ 1-4 tuổi (31,1%) không thuộc chiến dịch tiêm vắc MR năm 2014-2015. Số mắc rubella trong giai đoạn 2015-2017 dao động từ 204-798 ca/năm. Tình hình trên cho thấy cần có biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả ngăn ngừa không để bệnh sởi và rubella diễn biến phức tạp và gây dịch trong thời gian tới.

    Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc duy trì tỷ lệ tiêm 2 mũi vắc xin sởi trẻ dưới 2 tuổi đạt 95% là yếu tố cơ bản để loại trừ bệnh sởi. Tại cuộc họp Tư vấn loại trừ bệnh sởi, rubella khu vực Tây Thái Bình Dương tháng 4/2017, WHO đã đưa ra khuyến cáo các quốc gia sau khi chiến lược định kỳ triển khai chiến dịch tiêm chủng nhm cắt đứt sự lây truyền vi rút sởi, rubella ở trẻ em trước độ tuổi đi học và khuyến cáo sử dụng vắc xin phối hợp sởi - rubella (MR) để đồng thi khống chế bệnh sởi và rubella, tăng cường hiệu quả của công tác tiêm chủng.

    Mặc dù tỷ lệ tiêm vắc xin sởi và vắc xin MR trên toàn quốc các năm gần đây đạt cao, tuy nhiên tỷ lệ tiêm vắc xin MR trên phạm vi toàn quốc chưa đạt 95% và vẫn còn các huyện/thị vùng nguy cơ cao chỉ đạt tỷ lệ tiêm vắc xin sởi, MR dưới 90%. Số trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc một số trẻ đã tiêm chủng nhưng không có miễn dịch phòng bệnh tích lũy qua các năm. Khi số lượng này đủ lớn, trong điều kiện vi rút sởi lưu hành có thể gây dịch. Chính vì vậy, việc triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR cho nhóm trẻ em sinh ra sau chiến dịch tại các vùng nguy cơ cao ngay từ năm 2018 là rất cn thiết. Hoạt động này sẽ góp phần quan trọng không để dịch sởi, rubella quay trở lại và góp phần giúp Việt Nam đạt mục tiêu loại trừ bệnh sởi và rubella cùng với các nước khu vực Tây Thái Bình Dương trong tương lai. Đây cũng là nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho Dự án TCMR trong giai đoạn 2016-2020.

    2. Căn cứ để xây dựng kế hoạch

    - Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc Hội;

    - Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng

    - Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/03/2014 của Bộ Y tế Hướng dẫn về việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng.

    - Quyết định số 1125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/7/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế dân số giai đoạn 2016-2020.

    - Quyết định 4845/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 25/12/2012 ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sởi, rubella”.

    MỤC TIÊU

    1. Mục tiêu chung

    Trẻ từ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao được tiêm 1 mũi vắc xin Sởi - Rubella góp phần tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi, rubella trong cộng đồng

    2. Mục tiêu cthể

    - Đạt tỷ lệ 95% trẻ từ 1- 5 tuổi vùng nguy cơ cao được tiêm bổ sung 01 mũi vắc xin MR.

    - Đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.

     

    II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI

     

    1. Thời gian: Quý III-IV/2018.

    2. Đối tượng

    Tất cả trẻ từ 1-5 tuổi (sinh từ 1/7/2013 - 31/6/2017) tại vùng nguy cơ cao sẽ được tiêm 01 mũi vắc xin MR không kể tiền sử được tiêm chủng vắc xin sởi, hoặc vắc xin MR hoặc vắc xin sởi-quai bị-rubella (MMR) trước đó. Ngoại trừ trẻ đã tiêm vc xin sởi, MR, MMR trong thời gian < 1="" tháng="" trước="" khi="" triển="" khai="" tiêm="" bổ="" sung.="" dự="" kiến="">lượng khoảng 463.800 trẻ.

    3. Phạm vi triển khai

    Tiêu chí lựa chọn huyện nguy cơ cao là huyện có ít nhất một trong các tiêu chí dưới đây:

    - Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi mũi 1 < 90%="" một="" trong="" các="" năm="" 2015,="" 2016,="">

    - Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin MR cho trẻ 18 tháng trong tiêm chủng thường xuyên < 90%="" một="" trong="" các="" năm="" 2015,="" 2016,="">

    - Có tỷ lệ mắc sởi hoặc rubella một trong các năm cao trên 1/100.000 dân trong các năm 2015, 2016, 2017.

    - Vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng giáp ranh, di biến dân cư động lớn, khó quản lý đối tượng ...

    Trong số các huyện nguy cơ cao đạt tiêu chí nêu trên, căn cứ kế hoạch cung ứng vắc xin MR đã được Bộ Y tế phê duyệt, để khống chế số mắc bệnh và tử vong do sởi, năm 2018 ưu tiên triển khai tại 55 huyện của 13 tỉnh, thành phố là những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người... (Chi tiết tại Phụ lục)

    Bảng 1. Phạm vi và đối tượng của chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR năm 2018

    TT

    Khu vực

    Số tỉnh triển khai

    Shuyện triển khai

    Dự kiến số đối tượng 1-5 tuổi

    1

    Miền Bắc

    6

    32

    346.540

    2

    Miền Trung

    2

    8

    29.400

    3

    Tây Nguyên

    4

    8

    48.192

    4

    Miền Nam

    1

    7

    52.784

     

    Cộng

    13

    55

    476.916

     

    III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

     

    1. Điều tra, lập danh sách đối tượng

    - Đối tượng tiêm bổ sung vắc xin MR là tất cả trẻ từ 1-5 tuổi (sinh t1/7/2013-31/6/2017) đang có mặt tại địa phương.

    Trước khi triển khai kế hoạch, điều tra, lập danh sách các trẻ 1-5 tuổi tại các huyện được lựa chọn trong kế hoạch.

    + Điều tra trong trường học: Lập danh sách theo lớp đối với trẻ từ 1-5 tuổi học mẫu giáo, nhà trẻ. Cần trao đi với Ban giám hiệu các trường về kế hoạch phối hợp triển khai với trạm y tế, đề nghị nhà trường bố trí giáo viên, cán bộ y tế học đường (nếu có) thống kê, đăng ký đầy đủ học sinh trong độ tuổi theo lớp.

    + Điều tra tại cộng đồng: Nhóm trẻ từ 1-5 tuổi tại cộng đồng không đi học theo tổ/ấp/thôn bản với sự hỗ trợ của Y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, trưởng thôn trên địa bàn. Danh sách bao gồm cả đối tượng vãng lai, lưu ý những trẻ chưa được quản lý tại vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh và nơi có biến động dân cư.

    Thời gian hoàn thành: Trước khi thực hiện chiến dịch 1 tháng.

    Lưu ý: KHÔNG tiêm vắc xin MR cho những đối tượng đã được tiêm vắc xin sởi hoặc MR hoặc vắc xin có cha thành phần sởi và/hoặc rubella trong vòng 1 tháng trước ngày tiêm.

    2. Cung ứng vắc xin MR, bơm kim tiêm, hộp an toàn

    a) Dự trù vắc xin MR

    - Vắc xin MR sử dụng trong kế hoạch là vắc xin do Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế sản xuất, lọ 10 liều, dạng đông khô kèm dung môi.

    - Dựa trên số đối tượng cần tiêm chủng, các tuyến dự trù nhu cầu vắc xin và vật tư tiêm chủng cần thiết.

    Số vắc xin MR (liều) = số đối tượng x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến 95% x Hsố sử dụng 1,5, (Căn cứ Quyết định số 11/QĐ-VSDTTƯ ngày 03/01/2017)

    (Chi tiết tại bng 2)

    b) Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin MR

    - Tuyến Trung ương/khu vực: Dự án TCMR, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiếp nhận, phân bổ vắc xin, vật tư tiêm chng cho các Viện Vệ sinh dch tễ/Pasteur khu vực. Căn cứ kế hoạch cụ thể của từng tỉnh, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur sẽ chủ động điều phối, vận chuyển vắc xin bng xe ti lạnh tới Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (TTYTDP/TTKSBT) các tnh.

    -Tuyến tnh:

    + TTYTDP/TTKSBT tiếp nhận, bảo quản, phân phối, thực hiện cấp phát vắc xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn tới từng huyện căn cứ vào thời gian triển khai của mỗi huyện.

    + Thời hạn hoàn thành chuyển vắc xin tới tuyến huyện là trước ngày triển khai tiêm vắc xin ít nhất 1 tuần.

    - Tuyến huyện:

    + Trung tâm Y tế huyện phân phối, vận chuyển vắc xin, bơm kim tiêm HAT tới các xã: tiếp nhận vắc xin từ kho tỉnh về kho quận/huyện để bảo quản cấp phát cho các xã.

    + Thời hạn hoàn thành vận chuyển vắc xin tới xã là trước thời điểm triển khai của xã đó từ 1-3 ngày đối với các xã xa, hoặc ngay trước buổi tiêm đối với các xã gần.

    - Tuyến xã: Nhận vắc xin từ tuyến huyện, bảo quản và vận chuyển vắc xin tới các điểm tiêm trước buổi tiêm chủng.

    b) Vật tư tiêm chủng

    Ước tính số lượng bơm kim tiêm, hộp an toàn:

    - Số BKT 0,5ml (cái) = Số đối tượng x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến 95% x Hệ ssử dụng 1,1.

    - Số BKT 5ml (cái) = (Số vắc xin/10) x Hệ số sử dụng 1,1.

    - Số hộp an toàn (cái) = (tổng số BKT /100) x Hệ số sử dụng 1,1.

    Bảng 2. Dự kiến nhu cầu vắc xin MR kèm dung môi, vật tư tiêm chủng cho chiến dịch tiêm bổ sung đối tượng 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao, năm 2018

    Khu vực

    Số đối tượng 1-5 tuổi

    Vắc xin MR (liều)

    Bơm kim tiêm tự khóa 0,5ml (cái)

    Bơm kim tiêm dùng 1 lần 5ml (cái)

    Hộp an toàn 5 lít (cái)

    Miền Bắc

    346.540

    433.410

    353.390

    48.770

    4.622

    Miền Trung

    29.400

    42.300

    30.780

    4.700

    440

    Tây Nguyên

    48.192

    69.100

    50.390

    7.620

    690

    Miền Nam

    52.784

    75.500

    55.190

    8.330

    740

    Cộng

    476.916

    620.310

    499.750

    69.420

    6.492

    Số vắc xin MR cần cho triển khai là 620.310 liều.

    Số bơm kim tiêm tự khóa 0,5 ml cần là 499.750 cái.

    Số bơm kim tiêm dùng 1 lần 5 ml cần là 69.420 cái.

    Số hộp an toàn loại 5 lít cần cho kế hoạch là 6.492 cái.

    3. Tổ chức tiêm chủng

    3.1. Hình thức triển khai: Tổ chức chiến dịch tiêm chủng bổ sung, có thể triển khai tiêm chủng vắc xin MR đồng loạt tại các trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ hoặc các cơ sở y tế ... trong một hoặc nhiều đợt theo cụm huyện/xã tùy vào điều kiện của từng địa phương. Thực hiện tiêm vét cho những trẻ bị sót ngay cuối mi đợt hoặc trong tiêm chủng thường xuyên.

    3.2. Tổ chức buổi tiêm chủng

    a) Sổ buổi tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm phụ thuộc vào số đối tượng trên địa bàn, không quá 100 đối tượng/bàn tiêm/buổi tiêm.

    b) Tổ chức buổi tiêm chủng theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ và Thông tư số 12/2014/TT-BYT, ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng. Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cần phối hợp với lực lượng Quân Y, Bộ đội biên phòng.

    c) Rà soát và tiêm vét

    Những trẻ thuộc diện đối tượng đã được đăng ký hoặc chưa được đăngcó mặt tại địa bàn ở thời điểm triển khai cn được tiêm vét. Tiêm vét là hoạt động bắt buộc cần được dự kiến trong kế hoạch. Để hạn chế số trẻ bị bỏ sót cần thực hiện các nội dung sau:

    - Trong buổi tiêm: Phối hợp với các cộng tác viên cơ sở để thông báo và vận động cha mẹ đưa trẻ đến tiêm chủng. Bổ sung thêm vào danh sách các trvãng lai và thống kê riêng theo mẫu ghi chép và báo cáo.

    - Vào cuối mỗi buổi tiêm: đánh dấu và xác định các trẻ chưa tiêm trong danh sách đã đăng ký ban đu cũng như trẻ vãng lai mới phát hiện. Kịp thời thông báo trên loa truyền thanh hoặc tìm cách thông báo cho gia đình những trẻ chưa được tiêm để đưa trẻ đến.

    - Cuối đợt: Tổng hợp số lượng trẻ chưa tiêm cần được tiêm vét để bố trí đội tiêm, xác định thời gian và hậu cần vật tư cho tiêm vét. Phân công cán bộ liên hệ với các hộ gia đình thông báo lại địa điểm và thời gian tiêm vét và huy động trẻ đối tượng ra tiêm.

    Đối với các trường hợp tạm hoãn: cần có kế hoạch tiêm vét vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng.

    Lưu ý: Sau chiến dịch, những trẻ đã tiêm 02 mũi vắc xin sởi trong đó có 01 mũi vắc xin phối hợp MR thì khi đủ 18 tháng tuổi không tiêm vắc xin MR trong tiêm chủng thường xuyên.

    4. Truyền thông

    - Tuyến tỉnh, huyện: Thực hiện truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng như Đài phát thanh, truyền hình, đài truyền thanh, báo chí… để người dân biết và chủ động đưa con em đi tiêm chủng.

    - Tuyến xã, phường: Thông báo hàng ngày trên loa, đài về đối tượng, thời gian, địa điểm tổ chức buổi tiêm chủng.

    - Hình thức thực hiện: Truyền thông thực hiện trước và trong thời gian triển khai Kế hoạch.

    5. Theo dõi, giám sát và báo cáo

    - Các tuyến quốc gia, khu vực, tỉnh, huyện chủ động cử các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động trước, trong và sau khi triển khai kế hoạch. Cán bộ giám sát có trách nhiệm theo dõi giám sát và hỗ trợ cơ sở tiêm chủng thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng và an toàn tiêm chủng.

    - Thực hiện báo cáo kết quả tiêm vắc xin hàng tuần trong thời gian tổ chức kế hoạch và báo cáo tổng hợp trong vòng 7 ngày sau khi kết thúc. TTYTDP/TTKSBT tỉnh/thành phố tổng hợp và gửi báo cáo kết quả tiêm vắc xin MR trên địa bàn toàn tỉnh cho Văn phòng tiêm chủng mở rộng khu vực, Tiêm chủng mở rộng quốc gia và Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.

    (Lưu ý không đưa vào báo cáo chiến dịch đối với những trường hợp thuộc diện tiêm chng thường xuyên vào thời gian triển khai chiến dịch để tránh trùng lặp đối tượng, kết quả tiêm chủng).

    6. Kinh phí thực hiện

    6.1. Kinh phí mua vắc xin, vật tư tiêm chủng

    Nguồn kinh phí Trung ương: Sử dụng nguồn kinh phí NSNN dành cho Dự án TCMR. Tng kinh phí là 10.624,5 triệu đồng, kinh phí mua vắc xin là 9.509,3 triệu đồng, kinh phí mua vật tư tiêm chủng là 1.115,2 triệu đồng.

    Bng 3. Kinh phí mua vắc mua vắc xin, vật tư tiêm chủng cho chiến dịch năm 2018

    Nội dung

    Số lượng

    Giá (đồng)

    Thành tiền (đồng)

    Vắc xin MR (liều)

    620.310

    15.330

    9.509.352.300

    Dung môi MR (liều)

    620.310

    Bơm kim tiêm tự khóa 0,5 ml (cái)

    499.750

    1.950

    947.512.500

    Bơm kim tiêm dung 1 ln 5ml (cái)

    69.420

    1.200

    83.304.000

    Hộp an toàn 5 lít (cái)

    6.492

    13.000

    84.396.000

    Cộng

    10.624.564.800

    6.2. Kinh phí cho các hoạt động triển khai kế hoạch tại địa phương

    Kinh phí cho các hoạt động điều tra và lập danh sách đối tượng, in sao biểu mẫu, truyền thông vận động cộng đồng, công thực hiện mũi tiêm, giám sát trước và trong khi triển khai... do địa phương hỗ trợ

     

    IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tại địa phương triển khai kế hoạch có trách nhiệm phê duyệt hoặc ủy quyền cho Sở Y tế phê duyệt kế hoạch và chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai kế hoạch tại địa phương. Đảm bảo nguồn lực cho việc triển khai kế hoạch.

    2. Sở Y tế tỉnh, thành phố: Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về chiến dịch tiêm chủng bổ sung vắc xin MR và đề xuất hỗ trợ kinh phí triển khai tại các vùng nguy cơ cao, bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cho điểm tiêm chủng bao gồm cả các đội cấp cứu lưu động, tổ chức buổi tiêm chủng và theo dõi, xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chng. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường giám sát công tác tổ chức kế hoạch.

    3. Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành, đoàn thể liên quan phối hợp với ngành y tế trong công tác tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho đội ngũ cán bộ, giáo viên khối mầm non, vận động phhuynh và học sinh tham gia tiêm vắc xin. Đồng thời hỗ trợ việc điều tra, lập danh sách đối tượng tại các vùng nguy cơ cao. Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát triển khai tiêm bổ sung vắc xin MR, đặc biệt tại các trường học. Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi triển khai. Sở Giáo dục và Đào tạo có công văn chỉ đạo Phòng Giáo dục các quận/huyện, các trường về phối hợp với ngành y tế trong triển khai tiêm vắc xin.

    4. Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố, bệnh viện huyện chịu trách nhiệm bố trí cán bộ phối hợp với cơ sở tiêm chủng thực hiện việc khám sàng lọc trước tiêm chủng, cấp cứu và xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.

    5. Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ:

    - Cục Y tế dự phòng chỉ đạo triển khai Kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện việc giám sát, theo dõi và báo cáo thường xuyên kết quthực hiện.

    - Cục Qun lý khám, chữa bệnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh phối hợp tổ chức thực hiện việc khám sàng lọc trước tiêm chủng, cấp cứu và xử trí kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng.

    - Vụ Kế hoạch Tài chính có nhiệm vụ phối hợp với Dự án Tiêm chủng mrộng quốc gia và các đơn vị liên quan bố trí đủ kinh phí thực hiện Kế hoạch.

    - Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế có trách nhiệm kiểm định, đảm bảo đúng tiến độ và giám sát chất lượng vắc xin tại các tuyến.

    6. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực theo lĩnh vực được phân công có kế hoạch triển khai các hoạt động tiêm chủng và phòng chống dịch. Giám sát hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt trong điều tra, xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm chng.

    7. Dự án Tiêm chng mở rộng quốc gia có trách nhiệm hướng dẫn triển khai việc thực hiện kế hoạch tại các địa phương. Dự án Tiêm chủng mở rộng các khu vực phối hợp với địa phương lập kế hoạch và hỗ trợ tổ chức triển khai Kế hoạch. Đảm bảo cung ứng đủ vắc xin MR và vật tư tiêm chủng cho các tỉnh triển khai. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định.

    8. TTYTDP/TTKSBT tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thực hiện tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định.

    9. Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế đảm bảo cung ứng đủ vắc xin MR theo kế hoạch.

     

    PHỤ LỤC

    CHI TIẾT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN MR CHO TRẺ 1-5 TUỔI VÙNG NGUY CƠ CAO NĂM 2018

     

    TT

    Tỉnh/ Thành phố

    TT huyện

    Tên huyện

    Số đối tượng (trẻ)

    Vắc xin (liều)

    BKT 0.5ml (chiếc)

    BKT 5ml (chiếc)

    Hộp an toàn (chiếc)

    1

    Hà Nội

    1

    Hoàn Kiếm

    8.875

    10.200

    9.280

    1.130

    120

    2

    Hai Bà Trưng

    18.342

    21.000

    19.170

    2.310

    240

    3

    Ba Đình

    14.801

    16.900

    15.470

    1.860

    200

    4

    Bắc Từ Liêm

    20.589

    23.500

    21.520

    2.590

    270

    5

    Đống Đa

    23.980

    27.400

    25.060

    3.020

    310

    6

    Hà Đông

    22.152

    25.300

    23.150

    2.790

    290

    7

    Hoàng Mai

    27.922

    31.900

    29.180

    3.510

    360

    8

    Long Biên

    22.661

    25.900

    23.690

    2.850

    300

    9

    Nam Từ Liêm

    16.752

    19.100

    17.510

    2.110

    220

    10

    Tây Hồ

    12.325

    14.100

    12.880

    1.560

    160

    11

    Cu Giấy

    13.483

    15.400

    14.090

    1.700

    180

    12

    Thanh Xuân

    15.384

    17.600

    16.080

    1.940

    200

    2

    Nghệ An

    13

    Kỳ Sơn

    5.868

    8.400

    6.140

    930

    80

    14

    Thanh Chương

    15.325

    21.900

    16.020

    2.410

    210

    15

    Con Cuông

    4.972

    7.100

    5.200

    790

    70

    16

    Tương Dương

    5.411

    7.800

    5.660

    860

    80

    3

    Hà Tĩnh

    17

    Hương Khê

    9.235

    13.800

    10.150

    1.900

    125

    18

    Kỳ Anh

    11.338

    15.800

    12.470

    2.300

    147

    4

    Lạng Sơn

    19

    Thành Phố

    5.796

    8.300

    6.060

    920

    80

    20

    Bình Gia

    9.000

    12.900

    9.410

    1.420

    120

    21

    Văn Quan

    3.456

    5.000

    3.620

    550

    50

    22

    Hữu Lũng

    2.088

    3.000

    2.190

    330

    30

    5

    Hà Giang

    23

    Quản Bạ

    6.084

    8.670

    6.360

    960

    80

    24

    Yên Minh

    9.466

    13.490

    9.900

    1.500

    130

    25

    Đồng Văn

    8.184

    11.670

    8.560

    1.300

    110

    26

    Mèo Vạc

    7.268

    10.360

    7.600

    1.140

    100

    27

    Hoàng Su Phì

    5.230

    7.460

    5.470

    820

    70

    28

    Xín Mần

    6.026

    8.590

    6.300

    950

    80

    29

    Bắc Mê

    4.184

    5.970

    4.380

    660

    60

    6

    Cao Bằng

    30

    Bảo Lạc

    4.223

    6.100

    4.420

    680

    60

    31

    Bảo Lâm

    4.392

    6.300

    4.590

    700

    60

    32

    Thông Nông

    1.728

    2.500

    1.810

    280

    30

     

    Miền Bc

     

     

    346.540

    433.410

    363.390

    48.770

    4.622

    7

    Quảng Trị

    33

    ng Hóa

    7.218

    10.300

    7.550

    1.140

    100

    34

    Đăkrông

    3.282

    4.700

    3.430

    520

    50

    8

    Quảng Nam

    35

    Tây Giang

    1.890

    2.700

    1.980

    300

    30

    36

    Đông Giang

    3.024

    4.400

    3.170

    490

    50

    37

    Nam Giang

    2.835

    4.100

    2.970

    460

    40

    38

    Bắc Trà My

    5.292

    7.600

    5.540

    840

    80

    39

    Nam Trà My

    3.024

    4.400

    3.170

    490

    50

    40

    Phước Sơn

    2.835

    4.100

    2.970

    460

    40

     

    Miền Trung

     

     

    29.400

    42.300

    30.780

    4.700

    440

    9

    Kon Tum

    41

    Ia H’Drai

    640

    1.000

    670

    110

    10

    10

    Gia Lai

    42

    Ayun Pa

    3.212

    4.600

    3.360

    510

    50

    43

    Chư Sê

    11.060

    15.800

    11.560

    1.740

    150

    44

    Krông Pa

    7.608

    10.900

    7.960

    1.200

    110

    11

    Đắc Lắc

    45

    H. Krông Bông

    7.684

    11.000

    8.030

    1.210

    110

    46

    H. Ea Soup

    5.788

    8.300

    6.050

    920

    80

    12

    Đắc Nông

    47

    Krông Nô

    6.092

    8.700

    6.370

    960

    90

    48

    Đăk Glong

    6.108

    8.800

    6.390

    970

    90

     

    Tây Nguyên

     

     

    48.192

    69.100

    50.390

    7.620

    690

    13

    Bình Phước

    49

    Đng Xoài

    6.784

    9.700

    7.090

    1.070

    90

    50

    Bù Gia Mập

    5.460

    7.800

    5.710

    860

    80

    51

    Lộc Ninh

    9.532

    13.600

    9.970

    1.500

    130

    52

    Bù Đp

    4.636

    6.700

    4.850

    740

    70

    53

    Đồng Phú

    7.892

    11.300

    8.250

    1.250

    110

    54

    Bù Đăng

    11.632

    16.600

    12.160

    1.830

    160

    55

    Phú Riềng

    6.848

    9.800

    7.160

    1.080

    100

     

    Miền Nam

     

     

    52.784

    75.500

    55.190

    8.330

    740

     

    Toàn quốc

     

     

    476.916

    620.310

    499.750

    69.420

    6.492

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 75/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
    Ban hành: 20/06/2017 Hiệu lực: 20/06/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 21/11/2007 Hiệu lực: 01/07/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Thông tư 12/2014/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng
    Ban hành: 20/03/2014 Hiệu lực: 01/06/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng
    Ban hành: 01/07/2016 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Quyết định 1125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020
    Ban hành: 31/07/2017 Hiệu lực: 31/07/2017 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 6193/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1-5 tuổi năm 2018-2019
    Ban hành: 15/10/2018 Hiệu lực: 15/10/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 5433/QĐ-BYT triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2018

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Y tế
    Số hiệu:5433/QĐ-BYT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:10/09/2018
    Hiệu lực:10/09/2018
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Nguyễn Thanh Long
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X