BỘ Y TẾ ------- Số: 5656/QĐ-BYT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------- Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
---------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Luật Đầu tư công năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2010 và tầm nhìn 2020;
Căn cứ Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;
Căn cứ Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y và giải phẫu bệnh giai đoạn 2013-2020”;
Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phạm vi quy hoạch
Mạng lưới chuyên ngành da liễu theo Quy hoạch này bao gồm các cơ sở y tế trong toàn quốc có cung cấp dịch vụ dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng đối với bệnh phong, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh da, phẫu thuật và chăm sóc da thẩm mỹ (sau đây gọi chung là bệnh da liễu).
2. Quan điểm quy hoạch
a) Phát triển mạng lưới chuyên ngành da liễu bảo đảm tính cân đối, hợp lý, hiệu quả trong hệ thống y tế và phù hợp với mô hình, cơ cấu bệnh tật da liễu, quy mô dân số, điều kiện kinh tế - xã hội.
b) Kiện toàn và phát triển các cơ sở chuyên ngành da liễu theo các tuyến chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm tăng cường tiếp cận của người dân, nâng cao năng lực phát hiện, điều trị, phục hồi chức năng và quản lý người bệnh của các cơ sở chuyên ngành da liễu.
c) Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng điều trị bệnh da liễu.
d) Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành da liễu bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn.
1. Mục tiêu chung
Tăng cường và hoàn thiện mạng lưới khám, chữa bệnh chuyên ngành da liễu trong toàn quốc giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh da liễu của nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn đến năm 2020:
- Về hệ thống tổ chức, nhân lực:
+ 70% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) có Bệnh viện da liễu hoặc Trung tâm da liễu tuyến tỉnh có giường bệnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm da liễu tỉnh) với ít nhất 05 bác sỹ chuyên khoa da liễu; 50% khoa da liễu thuộc Trung tâm y tế dự phòng được phát triển thành Trung tâm da liễu hoặc Bệnh viện da liễu tuyến tỉnh;
+ 50% quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là huyện) có Khoa/ Liên khoa da liễu hoặc Phòng khám da liễu thuộc Bệnh viện hoặc Trung tâm y tế huyện với ít nhất 01 bác sỹ chuyên khoa da liễu; đối với các huyện còn lại thì có bác sỹ khám, chữa bệnh chuyên khoa da liễu;
+ 80% số xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) có 01 nhân viên y tế tại Trạm y tế hoặc Phòng khám bác sỹ gia đình của xã được đào tạo kiến thức về bệnh da liễu.
- Về chuyên môn kỹ thuật:
+ 70% cơ sở khám, chữa bệnh da liễu tuyến tỉnh, tuyến huyện thực hiện được các kỹ thuật theo danh mục phân tuyến kỹ thuật chuyên ngành da liễu do Bộ Y tế quy định;
b) Giai đoạn từ năm 2020 - 2030:
- Về hệ thống tổ chức, nhân lực:
+ 90% tỉnh có Bệnh viện da liễu hoặc Trung tâm da liễu tỉnh với đủ cơ cấu nhân lực chuyên khoa da liễu; 100% khoa da liễu thuộc Trung tâm y tế dự phòng được phát triển thành Trung tâm da liễu hoặc Bệnh viện da liễu tuyến tỉnh;
+ 80% huyện có Khoa/ Liên khoa da liễu hoặc Phòng khám da liễu thuộc Bệnh viện hoặc Trung tâm y tế huyện với ít nhất 01 bác sỹ chuyên khoa da liễu; đối với các huyện còn lại thì có bác sỹ chuyên khoa da liễu.
+ 90% số xã có 01 nhân viên y tế tại Trạm y tế hoặc Phòng khám bác sỹ gia đình của xã được đào tạo kiến thức về bệnh da liễu.
- Về chuyên môn kỹ thuật:
90% cơ sở khám, chữa bệnh da liễu tuyến tỉnh, tuyến huyện thực hiện được các kỹ thuật theo danh mục phân tuyến kỹ thuật chuyên ngành da liễu do Bộ Y tế quy định.
1. Tổ chức mạng lưới
a) Tuyến Trung ương:
- Bệnh viện Da Liễu Trung ương là cơ sở đầu ngành chịu trách nhiệm khám, chữa bệnh và chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành da liễu trên phạm vi toàn quốc và trực tiếp chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành da liễu các tỉnh theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quỳnh Lập là cơ sở trực thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm khám, chữa bệnh da liễu và chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành da liễu khu vực các tỉnh theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa là cơ sở trực thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm khám, chữa bệnh da liễu và chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành da liễu khu vực các tỉnh theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở trực thuộc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm khám, chữa bệnh và chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành da liễu khu vực các tỉnh theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế.
b) Tuyến tỉnh:
- Giai đoạn đến năm 2020:
+ Tiếp tục duy trì Bệnh viện hoặc Trung tâm da liễu tuyến tỉnh đã có nếu chưa có điều kiện phát triển thành Bệnh viện da liễu tỉnh;
+ Các tỉnh có dân số trên một triệu người hoặc dân số dưới một triệu người nhưng nhu cầu khám chữa bệnh, các dịch vụ chăm sóc y tế về da liễu cao; bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị thì thành lập Bệnh viện da liễu tỉnh;
+ Một số tỉnh chưa có điều kiện thành lập bệnh viện da liễu thì phát triển khoa da liễu thuộc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội thành Trung tâm da liễu;
+ Các cơ sở khám, chữa bệnh da liễu tuyến tỉnh là đơn vị khám phát hiện, điều trị và dự phòng các bệnh da liễu; chỉ đạo tuyến chuyên ngành da liễu trong phạm vi toàn tỉnh.
- Giai đoạn đến năm 2030:
+ Tiếp tục nhân rộng mô hình Bệnh viện da liễu; phát triển một số Trung tâm da liễu tỉnh sang mô hình bệnh viện tỉnh với đủ cơ cấu nhân lực chuyên khoa da liễu.
+ Thành lập Trung tâm hoặc Bệnh viện da liễu tỉnh trên cơ sở khoa da liễu trong Trung tâm phòng chống bệnh xã hội hoặc khoa da liễu trong Bệnh viện đa khoa tỉnh;
+ Thành lập Trung tâm hoặc Bệnh viện da liễu tỉnh trên cơ sở khoa da liễu trong Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh;
+ Các cơ sở khám, chữa bệnh da liễu tuyến tỉnh là đơn vị khám phát hiện, điều trị và dự phòng các bệnh da liễu; chỉ đạo tuyến chuyên ngành da liễu trong phạm vi toàn tỉnh.
+ Tăng cường chuyển giao kỹ thuật để một số Bệnh viện và Trung tâm da liễu tuyến tỉnh có thể thực hiện được các kỹ thuật của tuyến trung ương.
c) Tuyến quận, huyện:
- Giai đoạn đến năm 2020:
Căn cứ vào quy mô dân số, nhu cầu khám chữa bệnh, các huyện thành lập Khoa/ Liên khoa da liễu hoặc Phòng khám da liễu trong Khoa khám bệnh thuộc Bệnh viện hoặc Trung tâm y tế huyện với ít nhất 01 bác sỹ chuyên khoa da liễu.
- Giai đoạn đến năm 2030:
Tiếp tục nhân rộng mô hình Khoa/ Liên khoa da liễu.
d) Tuyến xã:
Tăng cường đào tạo kiến thức về bệnh da liễu cho nhân viên y tế thuộc trạm y tế xã hoặc phòng khám bác sỹ gia đình để khám, phát hiện và điều trị một số bệnh da liễu thường gặp.
2. Phát triển chuyên môn, kỹ thuật
- Các cơ sở da liễu tuyến trung ương, tuyến tỉnh tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các kỹ thuật tiên tiến, trang thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị phấn đấu đạt trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Củng cố và phát triển các kỹ thuật cao tại các cơ sở da liễu tuyến trung ương, tuyến tỉnh; Tăng cường hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới.
- Các cơ sở khám, chữa bệnh da liễu trên cả nước (tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã) đều thực hiện được các kỹ thuật theo quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành.
1. Giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tổ chức, nhân lực của cơ sở khám, chữa bệnh da liễu và các văn bản hướng dẫn quy trình chuyên môn kỹ thuật của chuyên ngành;
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho người dân kịp thời, thuận lợi;
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý đối với cơ sở khám chữa bệnh chuyên ngành da liễu theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường đào tạo liên tục cho nhân lực chuyên ngành da liễu;
- Tăng cường chất lượng đào tạo chuyên ngành da liễu trong các Trường Đại học Y dược, Trường Cao đẳng Y tế, Trung cấp Y tế và các cơ sở đào tạo nhân lực y tế khác.
- Rà soát và phân bố chuyên ngành da liễu bảo đảm phù hợp với cơ cấu và phân bố nhân lực theo các tuyến.
3. Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa da liễu theo danh mục quy định của Bộ Y tế.
4. Giải pháp về khoa học - công nghệ
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các kỹ thuật khám điều trị các bệnh da liễu; triển khai các kỹ thuật cao ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới theo tuyến chuyên môn kỹ thuật Bộ Y tế quy định.
- Đầu tư thiết lập hệ thống thông tin điện tử thu thập và quản lý dữ liệu hoàn chỉnh về khám, điều trị bệnh da liễu ở tất cả các tuyến.
5. Giải pháp truyền thông, giáo dục sức khỏe
- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe vận động người dân đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bệnh da liễu.
- Lồng ghép, gắn hoạt động khám phát hiện và điều trị bệnh da liễu vào hoạt động của hệ thống y tế chung.
Nguồn kinh phí thực hiện Quy hoạch bao gồm:
- Vốn ngân sách nhà nước là Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cần quan tâm bố trí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để nâng cấp, củng cố và hoàn thiện hệ thống mạng lưới chuyên ngành da liễu được;
- Nguồn vốn vay;
- Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Trung ương
a) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh là cơ quan chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch; hằng năm tổng hợp kết quả báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế.
b) Vụ Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm bố trí và cân đối kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, bảo đảm các nguồn lực đầu tư khám phát hiện và điều trị bệnh da liễu theo kế hoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn để thực hiện Quy hoạch đúng tiến độ; giám sát nguồn kinh phí đã được bố trí thực hiện Quy hoạch.
c) Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thực hiện các giải pháp về hệ thống tổ chức, nhân lực, chế độ chính sách phù hợp theo quy hoạch.
d) Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện các giải pháp liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành da liễu.
đ) Bệnh viện Da liễu Trung ương làm đầu mối, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Quy hoạch và báo cáo tiến độ về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
2. Địa phương
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc kiện toàn mạng lưới, phát triển chuyên môn kỹ thuật, bố trí nguồn vốn, đầu tư các nguồn lực cho chuyên ngành da liễu trong phạm vi toàn tỉnh.
b) Sở Y tế các tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc kiện toàn mạng lưới, phát triển chuyên môn kỹ thuật và đầu tư nguồn lực phát triển chuyên ngành da liễu trong phạm vi quản lý.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Văn phòng Chính phủ (để báo cáo); - Bộ Tài chính; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Các Thứ trưởng Bộ Y tế; - UBND tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế; - Trang TTĐT Cục Quản lý KCB; - Lưu: VT, KHTC, PC, KCB. | BỘ TRƯỞNG Nguyễn Thị Kim Tiến |