Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 7091/QĐ-BYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Tiến |
Ngày ban hành: | 26/11/2018 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 26/11/2018 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
BỘ Y TẾ Số: 7091/QĐ-BYT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1340/QĐ-TTG NGÀY 08/7/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG GÓP PHẦN NÂNG CAO TẦM VÓC TRẺ EM MẪU GIÁO VÀ TIỂU HỌC ĐẾN NĂM 2020
--------------
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-TTg, ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Kế hoạch hoạt động triển khai thực hiện Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông/bà Chánh Văn phòng Bộ Y tế, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1340/QĐ-TTG NGÀY 08/7/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG GÓP PHẦN NÂNG CAO TẦM VÓC TRẺ EM MẪU GIÁO VÀ TIỂU HỌC ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo quyết định số: 7091/QĐ-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2018) của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Ngày 08/7/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1340/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 (gọi tắt là Chương trình Sữa học đường). Tại Quyết định, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Y tế cũng như các Bộ/Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố.
Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch hoạt động Triển khai thực hiện Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Y tế được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1340/QĐ-TTg.
2. Yêu cầu
- Các đơn vị được giao nhiệm vụ trong Kế hoạch chủ động tổ chức thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo hiệu quả, chất lượng;
- Đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ nói trên, các đơn vị thuộc Bộ Y tế, trong phạm vi trách nhiệm của mình tham gia phối hợp với các Bộ, ngành khác trong việc thực hiện Quyết định số 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Y tế chủ trì
a) Chủ trì xây dựng và ban hành các quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường, định mức, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
b) Tổ chức các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, bố, mẹ, người chăm sóc về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là bữa ăn học đường và sử dụng các sản phẩm sữa phù hợp theo nhóm tuổi
c) Chủ trì đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên tham gia Chương trình;
d) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất trong hệ thống trường học.
e) Theo dõi, giám sát việc triển khai và đánh giá hiệu quả của Chương trình Sữa học đường.
g) Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp việc thực hiện Chương trình Sữa học đường và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
e) Tổ chức tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình vào cuối năm 2020.
2. Phối hợp với các Bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện các nhiệm vụ của các đơn vị này được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 1340/QĐ-TTg.
III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:
1. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động của Bộ Y tế để triển khai Chương trình Sữa học đường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
g) Chủ trì hướng dẫn địa phương/đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
h) Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, giám sát việc triển khai và đánh giá hiệu quả của Chương trình Sữa học đường;
b) Phối hợp với Cục An toàn Thực phẩm xây dựng quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường đến năm 2020 đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng nhãn mác sản phẩm riêng cho các loại sữa tham gia Chương trình sữa học đường (logo dành cho sản phẩm của Chương trình);
c) Phối hợp với Viện Dinh Dưỡng và các đơn vị liên quan xây dựng định mức quy định sữa phù hợp với lứa tuổi nhằm đáp ứng các chỉ tiêu của Chương trình Sữa học đường;
d) Phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng và các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là bữa ăn học đường và sử dụng các loại sữa phù hợp theo nhóm tuổi.
e) Phối hợp với Viện Dinh dưỡng và các đơn vị liên quan biên soạn tài liệu, tổ chức hướng dẫn và triển khai việc đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên tham gia Chương trình Sữa học đường của các địa phương;
i) Đầu mối - cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Chương trình tổ chức họp Ban chỉ đạo hằng năm và sơ kết, tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình vào cuối năm 2020.
2. Cục An toàn Thực phẩm
a) Chủ trì, phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em xây dựng và ban hành quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường đến năm 2020 đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng nhãn mác sản phẩm riêng cho các loại sữa tham gia Chương trình sữa học đường;
b) Phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em và các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Kế hoạch triển khai Chương trình Sữa học đường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phối hợp với Viện Dinh Dưỡng và các đơn vị liên quan xây dựng định mức quy định sữa phù hợp với lứa tuổi nhằm đáp ứng các chỉ tiêu của Chương trình Sữa học đường;
d) Phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng và các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, bố, mẹ, người chăm sóc về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là bữa ăn học đường và sử dụng các sản phẩm sữa phù hợp theo nhóm tuổi.
e) Phối hợp với các đơn vị liên quan biên soạn tài liệu và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên tham gia Chương trình Sữa học đường;
g) Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn địa phương, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường;
h) Phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, giám sát việc triển khai và đánh giá hiệu quả của Chương trình Sữa học đường;
i) Phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em và các đơn vị liên quan tổ chức tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình vào cuối năm 2020.
3. Viện Dinh Dưỡng
a) Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan xây dựng định mức quy định sữa phù hợp với lứa tuổi và hàm lượng vi chất bổ sung trong sản phẩm của Chương trình nhằm đáp ứng các chỉ tiêu của Chương trình Sữa học đường;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan biên soạn tài liệu và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên tham gia Chương trình Sữa học đường;
c) Phối hợp với Cục An toàn Thực phẩm xây dựng quy định sữa tươi sữa phục vụ Chương trình Sữa học đường đến năm 2020 đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng nhãn mác sản phẩm riêng cho các loại sữa tham gia Chương trình sữa học đường;
d) Phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng và các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, bố, mẹ, người chăm sóc về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là bữa ăn học đường và sử dụng các loại sữa phù hợp theo nhóm tuổi.
e) Phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, giám sát việc triển khai và đánh giá hiệu quả của Chương trình Sữa học đường;
4. Vụ Pháp Chế
Phối hợp với Cục An toàn Thực phẩm, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em và các đơn vị liên quan trong việc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác được Thủ tướng giao cho Bộ Y tế tại Quyết định 1340/QĐ-TTg.
5. Thanh tra Bộ
a) Chủ trì, phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em và các đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thi hành Quyết định số 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
b) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
6. Vụ Kế hoạch - Tài chính
Đề xuất Bộ Tài chính phê duyệt và bố trí kinh phí Chương trình cấp Bộ để triển khai các hoạt động Chương trình Sữa học đường do các đơn vị thuộc Bộ Y tế đảm nhiệm.
7. Các Vụ, Cục, Tổng Cục và các đơn vị khác thuộc Bộ:
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công và theo yêu cầu của đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ đó.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em làm đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện Kế hoạch.
2. Thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ tại mục III của kế hoạch này có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo đúng tiến độ và đảm bảo hiệu quả, chất lượng. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
3. Kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện các hoạt động trong Kế hoạch này được sử dụng từ nguồn:
- Ngân sách chi thường xuyên của Bộ Y tế phân bổ để các đơn vị thực hiện;
- Nguồn viện trợ và các nguồn hợp pháp khác;
4. Thời gian thực hiện: Theo Khung Kế hoạch hoạt động ban hành kèm theo Kế hoạch này.
KHUNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1340/QĐ-TTG NGÀY 08/7/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG GÓP PHẦN NÂNG CAO TẦM VÓC TRẺ EM MẪU GIÁO VÀ TIỂU HỌC ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số QĐ-BYT ngày tháng năm 2018)
Stt | Hoạt động | Đơn vị chịu trách nhiệm | Đơn vị phối hợp | Thời gian hoàn thành |
1. | Xây dựng Kế hoạch hoạt động triển khai Chương trình Sữa học dưỡng của Bộ Y tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt | Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em | Cục An toàn Thực phẩm Viện Dinh Dưỡng | T12/2018 |
2. | Xây dựng ban hành quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường đến năm 2020 đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng nhãn mác sản phẩm riêng cho các loại sữa tham gia Chương trình sữa học đường (logo dành cho sản phẩm của Chương trình) | Cục An toàn Thực phẩm | Vụ Pháp chế Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em Viện Dinh Dưỡng | T12/2018 |
3. | Xây dựng định mức quy định sữa phù hợp với lứa tuổi nhằm đáp ứng các chỉ tiêu của Chương trình Sữa học đường; | Viện Dinh Dưỡng | Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em Cục An toàn thực phẩm | T12/2018 |
4. | Tổ chức các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là bữa ăn học đường và sử dụng các sản phẩm sữa phù hợp theo nhóm tuổi. | Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng | Cục An toàn Thực phẩm Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em Viện Dinh Dưỡng | T12/2018 - 2020 |
5. | Biên soạn tài liệu, tổ chức hướng dẫn và triển khai việc đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên tham gia Chương trình Sữa học đường của các địa phương; | Viện Dinh dưỡng | Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em | T6/2019 |
6. | Xây dựng ban hành các văn bản hướng dẫn địa phương/đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ | Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em | Cục An toàn Thực phẩm Viện Dinh Dưỡng | T11/2018-2020 |
7. | Tổ chức các chuyến giám sát việc triển khai và đánh giá hiệu quả của Chương trình Sữa học đường. | Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em | Các đơn vị liên quan | T11/2018-2020 |
8. | Tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra việc thi hành Quyết định số 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. | Thanh tra Bộ | Cục An toàn Thực phẩm Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em Viện Dinh Dưỡng | T11/2018-2020 |
9. | Tổ chức Tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình vào cuối năm 2020. | Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em | Các đơn vị liên quan | T11/2020 |
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
Quyết định 7091/QĐ-BYT Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 1340/QĐ-TTg 2016
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số hiệu: | 7091/QĐ-BYT |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 26/11/2018 |
Hiệu lực: | 26/11/2018 |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Nguyễn Thị Kim Tiến |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |