hieuluat

Thông tư 55/2017/TT-BYT quy định tỷ lệ hao hụt thuốc và thanh toán chi phí hao hụt thuốc

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Y tếSố công báo:467&468-03/2018
    Số hiệu:55/2017/TT-BYTNgày đăng công báo:23/03/2018
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trương Quốc Cường
    Ngày ban hành:29/12/2017Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/03/2018Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe
  • BỘ Y TẾ
    -------

    Số: 55/2017/TT-BYT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

     

    THÔNG TƯ

    QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ HAO HỤT THUỐC VÀ VIỆC THANH TOÁN CHI PHÍ HAO HỤT THUỐC TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

     

    Căn cứ Luật số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 về dược;

    Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược,

    Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    1. Thông tư này quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc tối đa được thanh toán từ nguồn bảo hiểm y tế; nguyên tắc xác định và tài liệu chứng minh việc hao hụt thuốc trong quá trình dự trữ, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, pha chế, phân chia liều và sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm y tế.

    2. Thông tư này không áp dụng đối với dược liệu và vị thuốc cổ truyền.

    Điều 2. Giải thích từ ngữ

    Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Hao hụt thuốc là sự thiếu hụt thuốc về số lượng thuốc trong các công đoạn dự tr, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, pha chế, phân chia liều và sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    2. Giá trị của thuốc hao hụt của từng mặt hàng thuốc được tính bng số lượng thuốc hao hụt nhân với giá mua thuốc của cơ s khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật, cụ thể:

    Giá trị thuốc hao hụt (VNĐ) = Số lượng thuốc hao hụt x Giá mua thuốc (VNĐ)

    3. T lệ hao hụt của tng mặt hàng thuốc là tỷ lệ phần trăm (%) theo giá trị thuốc hao hụt trong quá trình dự tr, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, pha chế, phân chia liều và sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh so với tổng giá trị của các mặt hàng thuốc sử dụng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại năm quyết toán, cụ thể:

    Tỷ lệ hao hụt của thuốc A (%)

    =

    Giá trị thuốc hao hụt của thuốc A (VNĐ)

    x

    100

    Tng giá trị thuốc sử dụng tại cơ sở (VNĐ)

    4. T lệ hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng tổng tỷ lệ hao hụt của từng mặt hàng thuốc sử dụng tại cơ s khám bệnh, chữa bệnh tại năm quyết toán.

    Điều 3. Nguyên tắc xác định hao hụt thuốc và thanh toán chi phí hao hụt thuốc

    1. Việc xác định hao hụt thuốc để thanh toán căn cứ vào các trường hợp thuốc được thanh toán hao hụt theo quy định tại Điều 4 Thông tư này và các tài liệu chứng minh việc hao hụt thuốc theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

    2. Việc qun lý, xác định và thanh toán chi phí hao hụt thuốc được thực hiện căn cứ vào giá trị hao hụt thực tế của từng mặt hàng thuốc sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    3. T lệ thuốc hao hụt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thanh toán không vượt quá quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

    Điều 4. Trường hợp thuốc được thanh toán hao hụt

    1. Thuốc cấp cứu, chống độc, thuốc hiếm bắt buộc phải dự tr để phục vụ công tác điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị quá hạn sử dụng: Được thanh toán chi phí hao hụt đối với số lượng thuốc bị quá hạn trong công đoạn dự tr, bảo quản tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    2. Thuốc bị hỏng, v trong công đoạn dự tr, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, phân chia liều, sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do nguyên nhân khách quan, không liên quan trực tiếp đến tinh thần trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên ca cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

    3. Thuốc bị hao hụt trong quá trình pha chế, phân chia liều trước khi cấp phát cho người bệnh.

    Điều 5. Tài liệu để thanh toán hao hụt thuốc

    Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp các hồ sơ sau đây để được xem xét, thanh toán chi phí hao hụt thuốc đối với các trường hợp quy định tại Điều 4 Thông tư này:

    1. Biên bản tổng hợp danh mục thuốc bị hao hụt của khoa, phòng và xác nhận lý do theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

    2. Biên bản xác nhận thuốc cấp cứu, thuốc chống độc, thuốc hiếm quá hạn sử dụng hoặc Biên bản xác nhận thuốc bị hỏng, v trong công đoạn dự trữ, bo qun, vận chuyển, cấp phát, phân chia liều, sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

    3. Biên bản kiểm kê thuốc định kỳ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mu quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

    4. Biên bản họp Hội đồng kiểm kê thuốc hàng năm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sự tham gia của Cơ quan bảo hiểm xã hội ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định các thuốc hao hụt đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư này.

    5. Quy trình pha chế, phân chia liều thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành trong đó xác định rõ tỷ lệ hao hụt từng thuốc trong quá trình này. Việc xác định tỷ lệ hao hụt này phải có Biên bn họp, thống nhất gia cơ quan Bảo hiểm xã hội ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    Điều 6. Hướng dẫn việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc

    1. Tỷ lệ hao hụt tối đa được thanh toán của các mặt hàng thuốc sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh so với tổng giá trị thuốc sử dụng tại năm quyết toán là 0,1%.

    2. Việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc căn cứ vào giá trị hao hụt thuốc thực tế trong quá trình dự tr, bo quản, vận chuyển, cấp phát, pha chế, phân chia liều và sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được vượt quá tỷ lệ hao hụt tối đa quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp phần hao hụt thuốc đã được tính trong định mức kinh tế kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì phải loại trừ.

    Điều 7. Hiệu lực thi hành

    Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.

    Điều 8. Điều khoản tham chiếu

    Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.

    Điều 9. Trách nhiệm thực hiện

    1. Cục Quản lý Dược có trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn việc áp dụng quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    2. Vụ Kế hoạch Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc quản lý, thanh toán chi phí hao hụt thuốc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:

    a) Tổ chức quản lý các công đoạn có thể hao hụt và chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo đ thanh toán hao hụt thuốc theo số lượng thuốc hao hụt thực tế và phù hợp với quy định về tỷ lệ thuốc hao hụt tại Thông tư này;

    b) Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ đề nghị thanh toán thuốc hao hụt tới Cơ quan Bảo hiểm xã hội ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được xem xét việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc theo quy định tại Thông tư này;

    c) Trường hợp xảy ra hao hụt thuốc bất thường lớn hơn quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc tối đa được thanh toán tại Thông tư này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác định nguyên nhân gây ra hao hụt và có biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn và giảm thiểu tới mức thấp nhất các chi phí do hao hụt thuốc xảy ra.

    4. Cơ quan Bảo hiểm xã hội ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc thanh toán theo quy định tại Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí hao hụt thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Vụ Kế hoạch - Tài chính) để xem xét, giải quyết.

     

    Nơi nhận:
    - Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng TTĐT CP);
    - Ủy ban
    về các vấn đề xã hội của Quốc hội (để giám sát);
    - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật);
    - Bộ trưởng (để báo cáo);
    - Các Thứ trư
    ng Bộ Y tế (để phối hợp);
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Các đơn v
    trực thuộc Bộ Y tế;
    - Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
    - Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam;
    - Tổng Công ty Dược Việt Nam;
    - Cổng TT
    ĐT Bộ Y tế và Trang TTĐT Cục QLD;
    - Lưu: VT, PC, QLD (3b).

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Trương Quốc Cường

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Dược của Quốc hội, số 105/2016/QH13
    Ban hành: 06/04/2016 Hiệu lực: 01/01/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 75/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
    Ban hành: 20/06/2017 Hiệu lực: 20/06/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Dược của Quốc hội, số 105/2016/QH13
    Ban hành: 06/04/2016 Hiệu lực: 01/01/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X