hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 13/07/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đóng Bảo hiểm bao lâu thì được rút BHXH 1 lần?

BHXH là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp. Vậy đóng bảo hiểm bao lâu thì được rút BHXH 1 lần? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thắc mắc trên.

 
Mục lục bài viết
  • 1. BHXH 1 lần là gì?
  • 2. Đóng bảo hiểm bao lâu thì được rút BHXH 1 lần?
  • 3. Mức hưởng BHXH 1 lần
  • 3.1. Quy định về hưởng BHXH 1 lần là gì?
  • 3.2. Công thức tính mức hưởng BHXH một lần
Câu hỏi: Câu hỏi: Tôi ký hợp đồng lao động mức lương 8 triệu đồng với Công ty X và được đóng bảo hiểm kể từ ngày 01/7/2021. Hiện nay vì chuẩn bị sang nước ngoài định cư tôi muốn rút BHXH 1 lần. Cho tôi hỏi tôi có thể làm thủ tục rút BHXH 1 lần được không?

1. BHXH 1 lần là gì?

Mặc dù có nhu cầu nhận BHXH đã đóng, người lao động hiện nay vẫn chưa hoàn toàn nắm rõ bản chất của yêu cầu hưởng BHXH 1 lần.

BHXH một lần là chính sách dành cho người lao động dừng đóng BHXH, không đóng tiếp và đợi đủ điều kiện để nhận lương hưu, mà rút một lần toàn bộ số tiền mình đã đóng, theo mức hưởng quy định.

BHXH 1 lần là gì?

BHXH 1 lần là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật BHXH 2014, BHXH được xem là chế độ  bù đắp một phần thu nhập khi bị ốm đau, thai sai hay tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.

Khi người lao động muốn dừng việc đóng BHXH vì lý do cá nhân để nhận được mức hưởng theo chế độ, người lao động có thể yêu cầu rút BHXH 1 lần theo quy định. Những trường hợp được rút BHXH 1 lần được quy định tại Điều 60 Luật BHXH 2014.

2. Đóng bảo hiểm bao lâu thì được rút BHXH 1 lần?

Khi nào được rút BHXH 1 lần?

Khi nào được rút BHXH 1 lần?

Pháp luật hiện hành không quy định thời gian bao lâu thì được rút bảo hiểm, mà việc rút bảo hiểm phải thuộc từng trường hợp cụ thể theo quy định. Nếu nhận thấy bản thân thuộc những trường hợp dưới đây, người lao động yêu cầu cơ quan có thẩm quyền để được hưởng bảo hiểm theo quy định.

Theo khoản 1 Điều 60 Luật BHXH 2014, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH thì được yêu cầu rút BHXH 1 lần trong những trường hợp sau đây:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc đối với l lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 54 nhưng chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

- Người lao động ra nước ngoài để định cư

- Người lao động mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng (ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV/AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế).

- Người lao động là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân,... thuộc quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu.

- Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

3. Mức hưởng BHXH 1 lần

3.1. Quy định về hưởng BHXH 1 lần là gì?

Mức hưởng BHXH một lần được quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật BHXH, Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 và Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Theo đó, tùy thuộc vào số năm đóng BHXH, bao gồm bảo hiểm tự nguyện và bắt buộc mà mức hưởng bảo hiểm dao động:

  • 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

  • 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

  • Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng 22% mức tiền lương các tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Thêm một lưu ý, mức hưởng BHXH trên sẽ không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ trường hợp người lao động mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

3.2. Công thức tính mức hưởng BHXH một lần

Như vậy, bạn đã có thể biết được thời gian và trường hợp cụ thể sẽ được yêu cầu rút BHXH 1 lần. Vậy làm sao để biết được bạn sẽ được nhận mức hưởng BHXH 1 lần là bao nhiêu? Hãy tham khảo qua cách tính dưới đây.

Mức hưởng BHXH 1 lần

=

1,5 x MBQTL x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014

2 x MBQTL x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014

Trong đó, MBQTL được hiểu là Mức bình quân tiền lương được tính bằng:

Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH
x Mức điều chỉnh hàng năm)

Tổng số tháng đóng BHXH

 Mức điều chỉnh hàng năm

 Mức điều chỉnh hàng năm

Đối với câu hỏi ở đầu bài viết, Ông A đã tham gia bảo hiểm bắt buộc từ đầu tháng 7/2021, đến thời điểm hiện tại vì lý do định cư nước ngoài nên ông A muốn rút BHXH 1 lần, vậy mức hưởng của ông A được tính như sau:

1. Thời gian tham gia BHXH: 02 năm 1 tháng

2.1. Tiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH như sau:

- Giai đoạn đóng từ Tháng 7/2021 đến Tháng 12/2021: Thời gian 6 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 8.000.000 đồng

8.000.000 x 1.03 x 6 = 49.440.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ Tháng 1/2022 đến Tháng 12/2022: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 8.000.000 đồng

8.000.000 x 1 x 12 = 96.000.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ Tháng 1/2023 đến Tháng 7/2023: Thời gian 7 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 8.000.000 đồng

8.000.000 x 1 x 7 = 56.000.000 đồng

- Tổng tiền đóng BHXH = 49.440.000 + 96.000.000 + 56.000.000 = 201.440.000 đồng

2.2. Mức bình quân tiền lương đóng BHXH = Tổng tiền / tổng số tháng = 8.057.600 đồng

3. Mức hưởng BHXH một lần:

Mức hưởng BHXH 1 lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi:

8.057.600 x 2.5 năm x 2 = 40.288.000 đồng

Tổng tiền BHXH 1 lần được nhận = 40.288.000 đồng

Như vậy, qua bài viết này thì đã giúp cho bạn đọc hiểu hơn về câu hỏi đóng bảo hiểm bao lâu thì được rút BHXH 1 lần. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc có thể nắm rõ những trường hợp và mức hưởng BHXH một lần theo thời gian tham gia bảo hiểm. Nếu có thắc mắc về các quy định về BHXH, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X