hieuluat
Chia sẻ email

Đủ 20 năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu phải làm gì?

Hiện nay trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người lao động đóng đủ 20 năm BHXH nhưng chưa đến độ tuổi được nghỉ hưu. Vậy, đối với trường hợp này thì người lao động cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình. Mời bạn cùng tìm hiểu tại bài viết sau đây nhé!

 
Mục lục bài viết
  • 1. Quy định hiện hành về tuổi nghỉ hưu và số năm đóng BHXH
  • 1.1. Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động
  • 1.2. Quy định về số năm đóng BHXH
  • 2. Đủ 20 năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu phải làm gì?
  • 2.1. Bảo lưu về thời gian đóng BHXH, đợi đủ tuổi nghỉ hưu
Câu hỏi: Câu hỏi: Tôi năm nay 42 tuổi. Tôi đã tham gia BHXH từ năm 2003, tính đến thời điểm hiện tại đã được 20 năm. Tôi đã đóng đủ 20 năm BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu thì tôi phải làm sao?

1. Quy định hiện hành về tuổi nghỉ hưu và số năm đóng BHXH

1.1. Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động (NLĐ) đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định thì sẽ được hưởng lương hưu khi đủ độ tuổi nghỉ hưu.

Độ tuổi nghỉ hưu tùy từng trường hợp như sau:

+ NLĐ làm công việc trong điều kiện, môi trường lao động bình thường:

  • Đối với NLĐ nam: tuổi về hưu năm 2023 là đủ 60 tuổi 9 tháng (mỗi năm tăng thêm 03 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi)

  • Đối với NLĐ nữ: tuổi về hưu là đủ 56 tuổi tại năm 2023 (mỗi năm tăng 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi).

+ Các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn (nhưng không quá 05 tuổi so với trường hợp nêu trên) là:

  • NLĐ thuộc trường hợp suy giảm khả năng lao động

  • NLĐ làm công việc hay nghề nghiệp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm

  • NLĐ làm việc tại vùng có nền kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

+ Trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn (nhưng không quá 04 tuổi so với trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường) là:

  • NLĐ có trình độ chuyên môn và trình độ kỹ thuật cao

  • Một số trường hợp đặc biệt khác

1.2. Quy định về số năm đóng BHXH

Căn cứ theo quy định tại Điều 54, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019, để NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu thì phải tham gia BHXH từ 20 năm trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật (không phân biệt điều kiện, môi trường làm việc hay khả năng lao động của NLĐ).

Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu khi tham gia BHXH từ 20 năm và đủ tuổi nghỉ hưuNgười lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu khi tham gia BHXH từ 20 năm và đủ tuổi nghỉ hưu

Riêng khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội, nếu lao động nữ thuộc trường hợp là người hoạt động chuyên trách hay không chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn sẽ được hưởng lương hưu khi thôi việc khi đủ 55 tuổi và đóng BHXH từ 15 - dưới 20 năm.

2. Đủ 20 năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu phải làm gì?

Sau khi nắm rõ được quy định pháp luật về độ tuổi nghỉ hưu và số năm đóng BHXH, thì vấn đề đủ 20 năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được giải quyết theo 03 cách:

Để bảo lưu thời gian đóng BHXH thì có 02 trường hợp:

  • Khi nghỉ việc, NLĐ chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hay NLĐ chưa hưởng BHXH một lần thì sẽ được bảo lưu thời gian đóng BHXH

  • NLĐ dừng đóng BHXH tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hay thuộc trường hợp chưa hưởng BHXH một lần.

Bảo lưu thời gian BHXH không ảnh hưởng đến tỷ lệ % lương hưu và việc hưởng lương hưu của NLĐ.

Thủ tục giải quyết hưởng BHXH một lần năm 2023 được hướng dẫn tại Quyết định 222/QĐ-BHXH, cụ thể như sau:

Bước 1. Lập và nộp hồ sơ

NLĐ sẽ lập hồ sơ theo hướng dẫn dưới đây và nộp cho cơ quan BHXH nơi cư trú.

Bước 2. Cơ quan BHXH sẽ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết theo quy định pháp luật.

Bước 3. NLĐ nhận kết quả

NLĐ nhận kết quả giải quyết, gồm: Quyết định về việc hưởng BHXH một lần; Bản quá trình đóng BHXH; Tiền trợ cấp.

Để rút BHXH một lần cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Bản chính đơn đề nghị xin hưởng BHXH một lần (mẫu 14 - HSB)

  • Sổ BHXH gốc

  • Các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu

Với trường hợp người ra nước ngoài để định cư thì phải nộp thêm bản sao Giấy xác nhận về việc thôi quốc tịch Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản dịch sang Tiếng Việt được công chứng hoặc chứng thực các loại giấy tờ:

  • Hộ chiếu được cấp bởi nước ngoài

  • Thị thực xác nhận cho phép nhập cảnh với lý do định cư tại nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp

  • Giấy tờ xác nhận việc nhập quốc tịch nước ngoài

  • Thẻ thường trú, cư trú hoặc giấy tờ xác nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp có thời hạn 05 năm trở lên

Đối với trường hợp những người bị mắc bệnh nguy hiểm tới tính mạng, cụ thể như: Ung thư, phong, xơ gan cổ chướng, lao nặng, bại liệt, nhiễm HIV chuyển sang AIDS (đối với các bệnh vừa kể thì cần thêm tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc trích sao bệnh án không tự phục vụ được), mắc bệnh khác (thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm của Hội đồng Giám định Y khoa từ 81% đổ lên thể hiện tình trạng không tự phục vụ được).

Trường hợp người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 có hưởng phụ cấp khu vực tại địa bàn mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin để làm căn cứ tính phụ cấp khu vực:

  • Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ có hưởng phụ cấp khu vực trong quân đội theo mẫu số 04B-HBKV (ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQP).

Người lao động có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH trong hai trường hợp

Người lao động có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH trong hai trường hợp

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật BHXH năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019, NLĐ khi đóng đủ 20 năm BHXH và thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hay đặc biệt nặng nhọc và nguy hiểm hay làm việc tại nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên. Cụ thể về độ tuổi: Nam đủ 55 tuổi 9 tháng, nữ đủ 51 tuổi

  • NLĐ đủ 15 năm làm công việc khai thác trong than, hầm, lò. (NLĐ nam đủ 50 tuổi 09 tháng, NLĐ nữ đủ 46 tuổi

  • NLĐ bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn và rủi ro nghề nghiệp (không quy định về số tuổi NLĐ).

Nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao động thì sẽ được nghỉ hưu trước tuổi. NLĐ phải đóng đủ 20 năm BHXH và thuộc 1 trong các trường hợp:

  • NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% - dưới 81% (NLĐ nam phải đủ 55 tuổi 09 tháng, NLĐ nữ phải đủ 51 tuổi)

  • NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (Độ tuổi bắt buộc là nam đủ 50 tuổi 09 tháng, nữ đủ 46 tuổi)

  • NLĐ có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt độc hại, nặng nhọc và nguy hiểm, đồng thời NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không quy định về độ tuổi cụ thể).

3. Thủ tục hưởng lương hưu khi NLĐ nghỉ hưu trước tuổi?

Căn cứ quy định tại Mục 1.2.2 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 và Điều 110 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

Việc đề nghị hưởng lương hưu trước tuổi sẽ được thực hiện bởi chính NLĐ hay NSDLĐ thực hiện. Cụ thể các bước như sau:

Bước 1. NLĐ hay NSDLĐ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bao gồm:

  • Sổ BHXH

  • Quyết định nghỉ việc được hưởng chế độ hưu trí hay văn bản chấm dứt HĐLĐ hưởng hưu trí

  • Biên bản giám định của Hội đồng y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

Bước 2. NLĐ nộp hồ sơ trên cho cơ quan bảo hiểm xã hội

Trong thời hạn là 30 ngày tính đến thời điểm NLĐ được hưởng lương hưu thì tùy từng đối tượng sẽ nộp hồ sơ tại các cơ quan sau:

  • NLĐ đang đóng BHXH sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi đang đóng

  • NLĐ thuộc trường hợp khác nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm cấp huyện hoặc cơ quan bảo hiểm cấp tỉnh nơi cư trú.

Về thời gian giải quyết hồ sơ: Tối đa 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định pháp luật của cơ quan BHXH.

Thời gian giải quyết hồ sơ hưởng lương hưu tối đa 12 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ

Thời gian giải quyết hồ sơ hưởng lương hưu tối đa 12 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ

NLĐ có thể nhận hồ sơ giải quyết bằng các hình thức sau:

  • Tại doanh nghiệp của mình

  • Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH

  • Nhận qua đường bưu điện

Qua bài viết trên về vấn đề đủ 20 năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu phải làm gì chắc hẳn đã giúp cho bạn đọc được giải đáp. Mong rằng nó sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về quy định pháp luật liên quan. Nếu có thắc mắc về các quy định khác của luật bảo hiểm xã hội, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X