Làm sổ đỏ ở đâu? Cơ quan nào cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất? Có được phép xin cấp sổ đỏ online không? … Những vướng mắc nêu trên sẽ được HieuLuat giải đáp trong bài viết dưới đây.
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có câu hỏi liên quan đến việc cấp sổ đỏ mong được giải đáp như sau:
Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp.
Chào bạn, với những vướng mắc pháp lý liên quan đến vấn đề làm sổ đỏ ở đâu và ai có thẩm quyền cấp sổ đỏ mà bạn quan tâm, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
1. Làm sổ đỏ ở đâu?
Làm sổ đỏ là việc thực hiện cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất thông qua cấp sổ đỏ lần đầu hoặc đăng ký biến động về đất đai theo quy định.
1.1 Làm sổ đỏ ở đâu? Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ?
Việc cấp sổ đỏ lần đầu hoặc cấp sổ đỏ trong trường hợp đăng ký biến động được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định của Điều 105 Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc cấp sổ đỏ lần đầu, cấp sổ đỏ trong trường hợp đăng ký biến động (ghi nhận biến động hoặc cấp đổi, cấp lại sổ đỏ) được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ là:
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất;
Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ bao gồm:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;
Bộ phận hành chính một cửa (bộ phận hành chính công của cơ quan cấp huyện, cấp xã nơi có đất);
Văn phòng đăng ký đất đai và các chi nhánh của mình;
Có thể nhận thấy, cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ cũng là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin cấp sổ đỏ, hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ có thể không phải là cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Kết luận: Người yêu cầu cấp sổ đỏ lần đầu, đề nghị đăng ký sang tên sổ đỏ có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Văn phòng đăng ký đất đai,...
Nói cách khác, việc làm sổ đỏ được thực hiện tại nơi có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất, người sở hữu tài sản trên đất hoặc ở cơ quan được giao quyền tiếp nhận hồ sơ cấp sổ đỏ lần đầu, đăng ký sang tên đất đai theo quy định.
1.2 Làm sổ đỏ có được miễn tiền sử dụng đất không?
Tiền sử dụng đất là khoản tiền mà người sử dụng đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất phải kê khai, đóng nôp cho Nhà nước khi được cấp sổ lần đầu theo Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
Theo đó, pháp luật quy định một số trường hợp được miễn tiền sử dụng đất như người có công với cách mạng theo pháp luật về người có công,...
Căn cứ Điều 11 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, có 5 nhóm đối tượng được miễn tiền sử dụng đất khi được cấp sổ đỏ lần đầu gồm:
Thứ nhất, bao gồm hai nhóm đối tượng là:
Người có công theo quy định của pháp luật người có công, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, được miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở (hạn mức theo quy định của từng tỉnh nơi có đất) để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở;
Miễn tiền sử dụng để xây dựng nhà ở cho người phải di dời do thiên tai;
Thứ hai, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định được miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở (hạn mức do tỉnh nơi có đất quy định) do chuyển mục đích từ đất không phải là đất ở thành đất ở vì mục đích tách hộ;
Thứ ba, đối tượng được miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở đối với đất được giao là các hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Thứ tư, hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt được pháp luật cho miễn tiền sử dụng đất được giao trong hạn mức hoặc hộ gia đình, cá nhân được giao đất bố trí tái định cư
Thứ năm, các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ quyết định do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, có 5 nhóm đối tượng được miễn tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ lần đầu. Tuy nhiên, để được miễn tiền sử dụng đất khi làm sổ đỏ thì người được miễn cũng phải chuẩn bị các loại giấy tờ theo quy định pháp luật để chứng minh mình thuộc đối tượng được miễn.
1.3 Cấp sổ đỏ ở đâu khi bị mất?
Trong trường hợp người sử dụng đất làm mất sổ đỏ đã được cấp thì có thể được cấp lại theo trình tự, thủ tục luật định.
Tùy thuộc từng đối tượng sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất và địa phương đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai hay chưa mà cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ có sự khác biệt.
Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ cho người sử dụng đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:
Một là, nếu địa phương đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai
Văn phòng đăng ký đất đai là cơ quan chuyên môn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về đất đai.
Người sử dụng đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.
Người sử dụng đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp lại sổ đỏ đã mất sau khi đã nộp đầy đủ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Bạn cũng có thể nộp hồ sơ xin cấp lại sổ đỏ thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ gửi hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho bạn.
Hai là, nếu địa phương chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai
Lúc này, thẩm quyền giải quyết hồ sơ xin cấp lại sổ đỏ sẽ được phân định tùy thuộc vào đối tượng sử dụng đất, đối tượng sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cấp lại sổ đỏ cho đối tượng sử dụng đất, sở hữu nhà ở là tổ chức/cơ sở tôn giáo/người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư/tổ chức, cá nhân nước ngoài/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ cho đối tượng sử dụng đất, sở hữu nhà ở là hộ gia đình/cá nhân/cộng đồng dân cư/người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam;
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất cũng có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ là Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất tùy thuộc vào đối tượng sử dụng, sở hữu nhà đất và việc đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai hay chưa.
1.4 Xin cấp sổ đỏ ở đâu khi đất ở khác nơi thường trú?
Căn cứ quy định của Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP cùng các văn bản pháp luật khác có liên quan, cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ là Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường được phân cấp, ủy quyền thực hiện cho các đối tượng sử dụng đất trong phạm vi địa giới hành chính quản lý của mình.
Điều này cũng có nghĩa là, đất ở huyện, tỉnh nào thì cấp huyện, cấp tỉnh nơi có đất là cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ lần đầu hoặc được quyền thực hiện đăng ký biến động đất đai.
Bạn muốn đăng ký cấp sổ đỏ lần đầu hoặc đăng ký biến động/cấp đổi/cấp mới sổ đỏ thì phải thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền nơi có đất mà không thể thực hiện tại nơi thường trú của mình (khi nơi thường trú và nơi có đất là hai nơi khác nhau).
Kết luận: Xin cấp sổ đỏ ở cơ quan có thẩm quyền nơi có đất. Người sử dụng đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất có nơi thường trú khác nơi có đất thì vẫn phải thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai tại nơi có đất.
2. Năm 2023, sổ đỏ ai cấp? Quy định cụ thể ở đâu?
Pháp luật quy định cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ có sự khác biệt đối với từng đối tượng sử dụng đất.
2.1 Ai ký cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất?
Người ký tên trên sổ đỏ và cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ, cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất là các khái niệm tương đối giống nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn. Cụ thể, pháp luật quy định về các trường hợp này như sau:
Người có thẩm quyền ký tên trên sổ đỏ | Người/cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ | Người/cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất | |
Người/cơ quan có thẩm quyền |
|
|
|
Căn cứ pháp lý | Pháp luật về đất đai, pháp luật về hành chính | Điều 105 Luật Đất đai 2013, Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP | Điều 59 Luật Đất đai 2013 |
Như vậy, tùy thuộc đối tượng được cấp sổ đỏ/làm sổ đỏ, thẩm quyền cấp sổ đỏ mà người ký tên trên sổ đỏ có sự khác biệt như chúng tôi đã nêu.
Những người này có thể là Chủ tịch/Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Giám đốc/Phó Giám đốc được phân quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường…nơi có đất.
2.2 Thời hạn cấp sổ đỏ cho đất thuê và đất được giao có khác nhau không?
Bên cạnh vấn đề về người có thẩm quyền ký tên trên sổ đỏ (trong trường hợp được cấp sổ đỏ mới cho người sử dụng đất, cấp lại, cấp đổi sổ đỏ, xác nhận biến động về việc cấp sổ đỏ) thì vấn đề thời hạn cấp sổ được rất nhiều người quan tâm.
Theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn thực hiện cấp sổ đỏ cho đất thuê, đất được Nhà nước giao như sau:
Cấp mới/cấp lần đầu cho người sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê | Đăng ký biến động | Cấp đổi, cấp lại sổ đỏ cho người sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê |
≤ 30 ngày |
|
|
Như vậy, thời hạn thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai như cấp mới, cấp lại, cấp đổi, đăng ký biến động… được áp dụng chung cho các đối tượng sử dụng đất.
Nói cách khác, người sử dụng đất thuê, đất giao khi thực hiện những thủ tục làm sổ đỏ nêu trên đều có thời gian giải quyết như nhau.
Lưu ý: Thời gian này không bao gồm thời gian giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, thời gian thẩm định…
3. Người sử dụng đất được xin cấp sổ đỏ online không?
Thực hiện các thủ tục hành chính online hay kê khai, tiến hành các thủ tục về đất đai thông qua trang điện tử của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hiện nay, rất nhiều thủ tục hành chính được thực hiện qua cổng dịch vụ công (cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công cấp tỉnh) nhằm giảm thiểu thời gian tiếp nhận, xử lý, nâng cao hiệu quả giải quyết hồ sơ.
3.1 Được xin cấp sổ đỏ qua mạng không?
Xin cấp sổ đỏ lần đầu, xin cấp đổi, cấp lại hoặc đăng ký biến động đất đai là các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai mà người sử dụng đất thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền nơi có đất.
Hiện nay, việc xin cấp sổ đỏ, đăng ký biến động đất đai hoặc cấp lại, cấp đổi sổ đỏ chưa được thực hiện qua mạng hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.
Mọi thủ tục hành chính về đất đai hiện nay đều phải thực hiện trực tiếp, tức là người có yêu cầu phải nộp hồ sơ, hoàn thành thủ tục cấp sổ đỏ tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ/giải quyết thủ tục.
Theo thông tin dự thảo mới nhất về Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013, việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai được cơ quan chức năng đề xuất thực hiện trực tuyến, thông qua mạng.
Tuy nhiên, đây chỉ là các ý kiến đóng góp trong dự thảo, chưa phải là văn bản pháp luật chính thức. Do đó, người sử dụng đất thực hiện thủ tục hành chính về đất đai vẫn phải thực hiện trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
Kết luận: Hiện nay, người sử dụng đất chưa xin cấp sổ đỏ qua mạng được do chưa có quy định pháp luật cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phù hợp để thực hiện.
Vậy nên, người sử dụng đất khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai vẫn phải tiến hành giải quyết trực tiếp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3.2 Xin cung cấp thông tin đất đai ở cơ quan nào?
Xin thông tin dữ liệu về đất đai là việc người sử dụng đất, người có yêu cầu cung cấp dữ liệu về đất đai tại cơ quan quản lý có thẩm quyền (khoản 4 Điều 28 Luật Đất đai 2013).
Hồ sơ dữ liệu về đất đai gồm thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thông tin về quá trình sử dụng đất, thông tin về người sử dụng đất,...
Một số cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu về đất đai gồm Ủy ban nhân dân các cấp, Văn phòng đăng ký đất đai và các chi nhánh, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất, Trung tâm công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.
Căn cứ Điều 11, Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin/dữ liệu đất đai được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ gồm:
Đơn yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai, mẫu 01/PYC;
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn thời hạn của người yêu cầu;
Giấy ủy quyền (nếu có);
Sổ hộ khẩu/giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp của người yêu cầu;
Nơi tiếp nhận: Một trong số những cơ quan mà chúng tôi đã nêu trên.
Hình thức nộp hồ sơ:
Trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai;
Qua đường công văn, fax, bưu điện;
Qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.
Bước 2: Xử lý yêu cầu
Nếu xét thấy việc cung cấp dữ liệu, thông tin đất đai không thuộc trường hợp không được cung cấp thì cơ quan có thẩm quyền trả kết quả theo đơn yêu cầu của người sử dụng đất;
Trường hợp không cung cấp thông tin thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu và phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận kết quả
Người yêu cầu cung cấp thông tin đất đai nhận kết quả theo đơn yêu cầu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (nếu có).
Lưu ý: Thời hạn thực hiện thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai là không quá 1 ngày làm việc hoặc theo thỏa thuận (Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT).
Như vậy, trình tự, thủ tục thực hiện xin cung cấp thông tin đất đai được thực hiện theo các bước chúng tôi đã hướng dẫn ở trên.
Cơ quan có thẩm quyền được cung cấp dữ liệu đất đai là cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ, cơ quan được phân quyền cung cấp thông tin như Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường,...