Chia thừa kế đất hộ gia đình theo quy định nào? Các bước thực hiện ra sao? Xử lý thế nào nếu có tranh chấp? Cùng HieuLuat giải đáp trong bài viết phía dưới.
- Chia thừa kế đất hộ gia đình như thế nào?
- Các bước chia thừa kế đất hộ gia đình như thế nào?
- Cách xác định đất cấp cho hộ gia đình là di sản thừa kế thế nào?
- Xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất bằng cách nào?
- Một thành viên hộ gia đình chết có được chia toàn bộ diện tích đất hộ gia đình được cấp không?
Ông bà nội tôi đã mất cách đây khoảng 9 năm, bố tôi cũng đã mất cách đây khoảng 5 năm.
Nay gia đình tôi muốn sang tên sổ đỏ này cho bác cả, vì trước lúc mất ông bà nội tôi ở cùng bác cả, cũng là để thuận tiện làm nơi thắp hương, thờ cúng.
Vậy xin hỏi Luật sư, việc chia thừa kế đất hộ gia đình được thực hiện như thế nào?
Bên công chứng có nói với gia đình tôi phải có giấy tờ để xác định các thành viên của hộ gia đình. Vậy giấy tờ để chứng minh và làm sao để xin được giấy tờ này?
Văn bản pháp luật nào đang quy định về vấn đề này?
Chào bạn, dựa trên thông tin bạn cung cấp, căn cứ quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi giải đáp vướng mắc về việc chia thừa kế đất hộ gia đình như sau:
Chia thừa kế đất hộ gia đình như thế nào?
Hiện nay, việc chia thừa kế đất hộ gia đình (hay còn gọi là việc chia thừa kế của hộ gia đình sử dụng đất) được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự, pháp luật về công chứng, chứng thực cùng các quy định khác có liên quan.
Để chia thừa kế thì cần xác định quyền sử dụng đất tương ứng với diện tích đất để chia, thành viên của hộ gia đình, thứ tự các bước phân chia..., cụ thể như chúng tôi nêu dưới đây.
Các bước chia thừa kế đất hộ gia đình như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, chia thừa kế đất hộ gia đình bao gồm việc thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Dựa trên nguyên tắc chung của pháp luật về chia thừa kế, thủ tục phân chia di sản thừa kế đất hộ gia đình cũng giống như các trường hợp phân chia di sản thừa kế thông thường.
Đồng thời, trình tự các bước chia thừa kế khi có di chúc hoặc không có di chúc trong trường hợp không có tranh chấp là tương tự nhau, bao gồm:
Họp mặt những người đồng thừa kế;
Lập văn bản nhận di sản thừa kế (văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế);
Thực hiên đăng ký biến động đất đai/sang tên sổ đỏ thừa kế đất cấp cho hộ gia đình;
Điểm khác biệt là khi phân chia di sản thừa kế là đất hộ gia đình cần phải xác định rõ phần tài sản nào được coi là di sản, người lập di chúc/người được nhận di sản thừa kế được quyền định đoạt/nhận thừa kế đối với phần nào của tài sản.
Thủ tục chia thừa kế đất hộ gia đình
Các công việc cụ thể được thực hiện trong từng bước phân chia di sản thừa kế là đất hộ gia đình được gồm có:
Bước 1: Họp mặt những người được nhận thừa kế, lập biên bản họp mặt gia đình
Tuy không phải là bước bắt buộc phải thực hiện nhưng đây là bước đầu tiên, tiền đề để tiến hành giải quyết các bước tiếp theo.
Nếu là thừa kế theo di chúc thì cần chú ý xác định những người tham gia buổi họp mặt phải bao gồm người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc không (người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc gồm cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động của người để lại di chúc);
Nếu là chia thừa kế theo pháp luật thì cần chú ý những người không có quyền hưởng di sản theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, những người từ chối nhận di sản không được tham gia buổi họp mặt này;
Nội dung của buổi họp mặt của những người được hưởng di sản thừa kế phải được lập thành văn bản và để xác định cách thức phân chia, các nghĩa vụ mà người có di sản để lại và các vấn đề khác liên quan đến tài sản thừa kế;
Theo thông tin bạn cung cấp, tài sản thừa kế này gia đình bạn dự định chuyển giao sang cho bác cả, vậy thì những người thừa kế còn lại có thể thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản hoặc tặng cho phần tài sản mình được hưởng trước hoặc trong khi thực hiện các công việc tại Bước 2 như dưới đây.
Trong trường hợp chú út của bạn không đồng ý với phương án phân chia này thì việc chia thừa kế chính là giải quyết tranh chấp đất thừa kế giữa những đồng thừa kế.
Lúc này, tài sản thừa kế được nhận là phần tài sản được phân chia theo bản án/quyết định của Tòa án.
Bước 2: Lập văn bản nhận di sản thừa kế có công chứng/chứng thực
Văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là đất hộ gia đình được lập theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
Hay văn bản này phải lập có công chứng, chứng thực và dựa trên biên bản họp mặt của những người thừa kế tại Bước 1 nêu trên;
Việc công chứng được thực hiện tại văn phòng công chứng/phòng công chứng, việc chứng thực văn bản nhận di sản được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;
Những người cùng hàng thừa kế có thể thực hiện tặng cho phần tài sản mà mình được hưởng cùng với việc lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản/khai nhận di sản thừa kế;
Việc từ chối nhận di sản (nếu có) phải được lập thành văn bản và được gửi cho những đồng thừa kế khác trước thời điểm phân chia di sản;
Bước 3: Đăng ký biến động, sang tên sổ đỏ thừa kế là đất cấp cho hộ gia đình
Sau khi đã thực hiện lập văn bản thỏa thuận/khai nhận di sản, những người thừa kế tiến hành đăng ký biến động, sang tên sổ đỏ thừa kế đất cấp cho hộ gia đình.
Cần lưu ý về một số giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị trong giai đoạn này gồm:
Văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản đã có công chứng, chứng thực;
Giấy chứng tử/trích lục khai tử của người để lại di sản;
Di chúc có hiệu lực (nếu có);
Đơn đăng ký biến động đất đai, mẫu sử dụng là 09/ĐK;
Sổ đỏ đã cấp (bản chính);
Giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền được hưởng di sản thừa kế của người nhận di sản;
Đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất, mẫu 09/ĐK;
Giấy tờ nhân thân của người được nhận di sản;
Tờ khai được sử dụng để thực hiện sang tên gồm tờ khai lệ phí trước bạ, tờ khai thuế thu nhập cá nhân...;
Lưu ý: Người được hưởng di sản thừa kế phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi được nhận sổ đỏ đã đăng ký biến động/sang tên.
Và khi phân chia thừa kế đất hộ gia đình có một số đặc điểm sau:
Chia thừa kế đất cấp cho hộ gia đình theo pháp luật | Chia thừa kế đất cấp cho hộ gia đình theo di chúc |
|
|
Kết luận: Chia thừa kế đất hộ gia đình theo di chúc hoặc theo pháp luật được thực hiện theo các bước như chúng tôi đã nêu trên.
Nhìn chung các bước chia thừa kế đất của hộ gia đình theo di chúc hoặc theo pháp luật là như nhau, điểm khác biệt là phải xác định được phần tài sản phân chia di sản/khai nhận di sản.
Chi tiết cách xác định tài sản này được chúng tôi trình bày ở phần dưới đây.
Cách xác định phần tài sản là đất hộ gia đình được chia thừa kế
Cách xác định đất cấp cho hộ gia đình là di sản thừa kế thế nào?
Như đã phân tích, để chia thừa kế đất hộ gia đình thì phải xác định được phần di sản thừa kế trong tổng thể toàn bộ diện tích đất đã cấp cho hộ gia đình sử dụng đất.
Căn cứ quy định chung của pháp luật về đất đai, thành viên hộ gia đình sử dụng đất có quyền sử dụng đất như nhau cho toàn bộ diện tích đất.
Nói cách khác, nếu thửa đất được cấp cho hộ gia đình không thể thực hiện tách thửa để phân định riêng biệt quyền sử dụng của từng thành viên thì có thể hiểu đơn giản việc nhận thừa kế đất hộ gia đình chính là những thành viên của hộ gia đình chia sẻ quyền sử dụng đất của mình cho những người thừa kế.
Áp dụng nguyên tắc này vào thực tế khi thực hiện thủ tục hành chính chia thừa kế đất hộ gia đình theo pháp luật hoặc theo di chúc để xác định di sản thừa kế như sau:
Xác định phần quyền sử dụng thửa đất được phân chia dựa trên số lượng thành viên của hộ gia đình sử dụng đất;
Ví dụ cụ thể: Hộ gia đình sử dụng đất có 3 thành viên, một trong số 3 thành viên này mất, phần quyền sử dụng đất được chia thừa kế là 1/3 quyền sử dụng thửa đất;
Xác định thành viên của hộ gia đình sử dụng đất trước khi xác định phần quyền sử dụng đất là di sản thừa kế (chi tiết được chúng tôi trình bày ở phần dưới);
Dựa trên tài liệu, hồ sơ, giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất của hộ gia đình sử dụng đất để xác định phần quyền sử dụng đất là di sản thừa kế (áp dụng theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng pháp luật trong vụ án dân sự về chia thừa kế);
Ví dụ như căn cứ vào giấy chứng nhận, quyết định giao đất, cho thuê đất...;
Lưu ý rằng:
Nếu có thể tách riêng thửa đất gốc ban đầu (thửa đất cấp cho hộ gia đình) thành các thửa đất nhỏ hơn thì nên tách thửa để phân chia;
Phương án này thường được thực hiện nếu như thửa đất cấp cho hộ gia đình thỏa mãn quy định tách thửa/điều kiện tách thửa đất;
Thủ tục đề nghị tách thửa đất và chia thừa kế được thực hiện đồng thời;
Như vậy, khi chia thừa kế đất hộ gia đình thì cách xác định phần quyền sử dụng đất là di sản được được dựa trên hồ sơ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, số lượng thành viên hộ gia đình,..
Sau khi xác định được quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, người thừa kế thực hiện chia thừa kế như các trường hợp khác.Xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất bằng cách nào?
Xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất là một trong số những tiêu chí để xác định di sản để thực hiện chia thừa kế đất hộ gia đình như chúng tôi đã phân tích ở trên.
Căn cứ quy định của Luật Đất đai 2013, Bộ luật Dân sự 2015 cùng các văn bản khác có liên quan, có thể xác định thành viên của hộ gia đình sử dụng đất bằng một trong những cách sau đây:
Cách 1: Đối chiếu thời điểm cấp giấy chứng nhận tương ứng với sổ hộ khẩu của hộ gia đình
Đây là cách đơn giản nhất mà bạn có thể sử dụng để xác định các thành viên của hộ gia đình sử dụng đất;
Sổ hộ khẩu ghi nhận thông tin về chủ hộ và những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân cùng chung sống trên một thửa đất;
Đối chiếu thông tin trên sổ hộ khẩu của hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận để xác định thành viên của hộ gia đình, từ đó xác định được phần quyền sử dụng đất là di sản thừa kế;
Nhược điểm khi xác định thành viên của hộ gia đình theo cách này là độ chính xác chưa cao: Ví dụ như, có thể thiếu hoặc thừa thành viên hộ gia đình sử dụng đất, bởi lẽ có thể có thành viên có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng nhưng đã được tách hộ, hoặc không cùng sổ hộ khẩu... mà vẫn có quyền sử dụng đất chung;
Cách 2: Xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất thông qua giấy tờ, tài liệu được sử dụng để cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình
Giấy tờ tài liệu được sử dụng để xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất có thể là:
Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất hoặc quyết định công nhận quyền sử dụng đất;
Quyết định và danh sách thành viên được giao đất ở tái định cư cho hộ gia đình sử dụng đất;
Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất có xác nhận của cơ quan Tài nguyên và Môi trường nơi có đất;
Văn bản kê khai đăng ký đất đai có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
....;
Đây là cách xác định thành viên của hộ gia đình sử dụng đất có độ chính xác cao, chuẩn pháp lý.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong một số trường hợp, trên các loại giấy tờ này không thể hiện đầy đủ thông tin về thành viên của hộ gia đình sử dụng đất hoặc không còn tài liệu này trong hồ sơ cấp sổ đỏ cho hộ gia đình.
Nếu không may thuộc vào trường hợp rủi ro này, bạn có thể lựa chọn thực hiện xác định thành viên của hộ gia đình theo cách thứ 3 sau đây.Cách 3: Xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất theo văn bản xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Đây là cách thức được sử dụng phổ biến và có độ chính xác cao nhất;
Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản xác nhận này thường là văn phòng đăng ký đất đai/hoặc cơ quan Tài nguyên và Môi trường;
Để được cấp văn bản xác nhận thì đại diện thành viên hộ gia đình sử dụng đất cần làm đơn đề nghị xác nhận thông tin/hoặc theo mẫu đơn đề nghị cung cấp dữ liệu đất đai 01/PYC;
Ví dụ thường thấy các văn bản này xuất hiện khi ký công chứng hợp đồng mua bán, thế chấp,... quyến sử dụng đất hộ gia đình;
Cách xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất
Xuất phát từ các tiêu chí sau đây để chúng tôi có thể đưa ra phương án xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất cho bạn:
Quy định của pháp luật đất đai, pháp luật dân sự về hộ gia đình, hộ gia đình sử dụng đất;
Căn cứ định nghĩa hộ gia đình sử dụng đất theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013, là những người thỏa mãn các điều kiện:
Có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo pháp luật hôn nhân và gia đình;
Đang cùng chung sống;
Cùng có quyền sử dụng đất tại thời điểm được Nhà nước giao đất/hoặc cho thuê đất/hoặc công nhận quyền sử dụng đất, hoặc được nhận chuyển quyền sử dụng đất
Như vậy, để xác định thành viên của hộ gia đình sử dụng đất nhằm thực hiện chia thừa kế đất hộ gia đình, có thể thông qua một trong số những cách thức như chúng tôi đã nêu trên.
Tùy thuộc yêu cầu trong từng trường hợp mà bạn có thể lựa chọn cách xác định tương ứng.
Một thành viên hộ gia đình chết có được chia toàn bộ diện tích đất hộ gia đình được cấp không?
Thông qua các phân tích, nhận định và căn cứ mà chúng tôi đã nêu trên, suy ra, chỉ được phân chia thừa kế đất hộ gia đình đối với tài sản là quyền sử dụng đất được pháp luật công nhận là di sản.
Nói cách khác, chỉ được chia phần quyền sử dụng đất của thành viên hộ gia đình chết trong tổng số quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình.
Chỉ được chia toàn bộ diện tích đất của hộ gia đình/hay phân chia toàn bộ quyền sử dụng đất nếu những thành viên khác đồng ý phân chia hoặc theo bản án/quyết định của tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Lúc này, việc phân chia quyền sử dụng thửa đất hộ gia đình bao gồm phân chia tài sản chung của hộ gia đình sử dụng đất và phân chia tài sản thừa kế của thành viên của hộ gia đình đó.
Như vậy, khi chia thừa kế đất hộ gia đình nếu có một thành viên qua đời có thể thực hiện phân chia đồng thời quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình nếu các thành viên khác cùng đồng ý/hoặc theo quyết định, bản án của tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Cách xác định phần quyền sử dụng thửa đất được phân chia thừa kế, thủ tục chia thừa kế đối với phần di sản này được thực hiện như chúng tôi đã trình bày ở các phần trên.
Luật thừa kế đất hộ gia đình được áp dụng là luật nào?
Trước hết, đất hộ gia đình được hiểu là đất mà hộ gia đình sử dụng đất được sử dụng thông qua việc được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất hoặc được nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
Thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự gồm thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc.
Chia di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của người có tài sản là quyền sử dụng đất của hộ gia đình;
Và nhận thừa kế tài sản là đất đai của hộ gia đình sử dụng đất;
Từ những phân tích, căn cứ nêu trên, có thể nhận thấy, một số văn bản luật điều chỉnh quan hệ thừa kế đất hộ gia đình hiện nay gồm có:
Nghị định 23/2015/NĐ-CP về chứng thực giao dịch, hợp đồng;
Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Luật Công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Các văn bản pháp luật khác có liên quan;
Như vậy, văn bản pháp luật áp dụng trong trường hợp chia thừa kế đất hộ gia đình gồm một số những văn bản như chúng tôi đã nêu trên.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà số lượng văn bản được viện dẫn, áp dụng, căn cứ có thể thay đổi.Văn bản luật áp dụng để chia thừa kế đất hộ gia đình
Giải quyết tranh chấp khi chia thừa kế đất hộ gia đình như thế nào?
Theo thông tin bạn cung cấp, việc phân chia tài sản thừa kế của gia đình bạn đang gặp khó khăn vì chú út không đồng ý với việc phân chia này.
Để giải quyết vướng mắc khi chia thừa kế đất hộ gia đình trong trường của bạn, có thể áp dụng theo các bước sau đây:
Bước 1: Thương lượng, hòa giải
Việc thương lượng hòa giải có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, những người có tiếng nói trong dòng họ, gia tộc/hoặc hòa giải thông qua sự hỗ trợ của hòa giải viên được bổ nhiệm theo pháp luật về hòa giải, đối thoại tại tòa án;
Mục đích của việc thương lượng, hòa giải là để các bên thống nhất ý kiến về vấn đề phân chia di sản thừa kế (chỉ áp dụng đối với trường hợp chia phần tài sản được thừa kế theo pháp luật);
Đây không là bước bắt buộc phải thực hiện nhưng lại là bước có thể tiết kiệm tối đa chi phí, công sức nên là phương án được pháp luật khuyến khích áp dụng;
Bước 2: Khởi kiện ra Tòa án, yêu cầu chia di sản thừa kế
Đây là cách giải quyết triệt để, công bằng nhất mà gia đình bạn có thể thực hiện nếu không tự thỏa thuận, thương lượng được;
Phần tài sản được áp dụng thực hiện theo cách thức này là phần tài sản được chia theo pháp luật;
Quyết định/bản án của Tòa án là căn cứ để toàn thể gia đình bạn phải tuân thủ thực hiện.
Kết luận: Nếu có tranh chấp khi thực hiện chia thừa kế đất hộ gia đình, gia đình bạn có thể cân nhắc thực hiện theo các bước như chúng tôi đã nêu trên.