Tranh chấp đất đai vi bằng khi mua bán, chuyển nhượng được hiểu thế nào? Cách giải quyết trong trường hợp này ra sao? Cùng HieuLuat tìm hiểu ngay nhé.
Câu hỏi: Chào Luật sư, chúng tôi có bán đất cho ông A cách đây gần 1 năm. Giao dịch mua bán được chúng tôi lập vi bằng.
Việc thanh toán được thực hiện qua chuyển khoản tại ngân hàng.
Chúng tôi đồng ý tạo điều kiện cho ông A thực hiện.
Xin hỏi, nếu tôi đưa sự việc ra tòa thì chúng tôi có thể đòi được số tiền mà ông A còn nợ không?
Việc giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng vi bằng có những cách nào khác ngoài khởi kiện không?
Chào bạn, tranh chấp đất đai vi bằng được hiểu như thế nào, được giải quyết ra sao là những vấn đề được chúng tôi giải đáp như sau:
Tranh chấp đất đai vi bằng được hiểu thế nào?
Tranh chấp đất đai vi bằng khi thực hiện giao dịch mua bán có thể được hiểu là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của các bên trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua việc lập vi bằng.
Tranh chấp đất đai lập vi bằng trong trường này là tranh chấp liên quan đến giao dịch mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất/hay là tranh chấp liên quan đến đất đai mà không phải là tranh chấp đất đai được định nghĩa tại Luật Đất đai 2013.
Trong đó, lập vi bằng là một trong những nghiệp vụ chuyên môn của Thừa phát lại, thực hiện theo yêu cầu của các bên theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Kết quả của việc lập vi bằng là vi bằng đã được Thừa phát lại đăng ký với sở tư pháp, phát hành trả người yêu cầu.
Vi bằng là kết quả của sự ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của các bên trong giao dịch mua bán và không thay thế văn bản công chứng, chứng thực (Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP).
Khi giải quyết tranh chấp mua bán đất đai được lập vi bằng phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định và khuyến khích các bên thực hiện theo phương thức hòa giải, thương lượng.
Như vậy, tranh chấp đất đai vi bằng thực chất là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên liên quan đến quyền sử dụng đất theo vi bằng đã được lập.
Để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp lập vi bằng, bạn có thể thực hiện theo khuyến nghị dưới đây của chúng tôi.
Tranh chấp mua bán đất đai qua vi bằng được giải quyết thế nào?
Trước hết, khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định việc mua bán/chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
Mà vi bằng không là văn bản thay thế văn bản công chứng, chứng thực, do vậy, lập vi bằng khi mua bán đất không phải thủ tục hợp pháp theo quy định pháp luật.
Nói cách khác, vi bằng không được pháp luật công nhận là văn bản xác nhận việc chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp.
Nhưng vi bừng là một trong số những nguồn chứng cứ nếu phát sinh tranh chấp và được giải quyết tại tòa án.
Ngoài ra, khoản 4 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định, không được phép lập vi bằng nếu nôi dung của vi bằng là xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực.
Hay nếu vi bằng mà bạn đã lập thuộc trường hợp này thì không có giá trị pháp luật và có thể bị tuyên vô hiệu.
Điều này dẫn đến việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo cách thương lượng hòa giải nhờ sự hỗ trợ của bên thứ 3 hoặc khởi kiện, cụ thể như sau:
Cách 1: Hòa giải, thương lượng khi có sự hỗ trợ từ bên thứ 3
Do bạn tự thực hiện nhưng không thành nên để hòa giải, thương lượng, bạn có thể đề nghị bên thứ 3 có thẩm quyền thực hiện;
Bên thứ 3 có thể là tổ trưởng tổ dân phố nơi có đất, hoặc hòa giải viên của tòa án hoặc nhờ sự hỗ trợ của Luật sư/tổ chức hành nghề luật;
Nếu hòa giải được, bạn cần ký kết lại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng, chứng thực để đảm bảo hợp pháp;
Cách 2: Khởi kiện ra tòa án
Đây là cách được lựa chọn nếu như việc hòa giải không thể thực hiện được hoặc bạn không muốn thực hiện hòa giải;
Cần chú ý rằng, phạm vi giải quyết của tòa phụ thuộc vào yêu cầu khởi kiện của bạn;
Vậy nên, nếu bạn lựa chọn đòi lại giấy tờ về quyền sử dụng đất của mình, trả lại tiền mua bán đất theo vi bằng thì có căn cứ để thực hiện;
Yêu cầu khởi kiện này đồng nghĩa với việc đề nghị tòa án tuyên vi bằng đã lập là vô hiệu;
Nhưng nếu bạn khởi kiện, yêu cầu tòa giải quyết ông A phải trả tiền mua bán đất theo vi bằng được lập thì khó có thể được tòa chấp thuận bởi vi bằng mà bạn lập với nội dung mua bán đất là vi bằng được lập có nội dung trái quy định pháp luật;
Ngoại lệ, nếu việc mua bán đất được tòa án công nhận tính hợp pháp hay công nhận giao dịch mua bán đất bằng vi bằng là hợp pháp (sai về hình thức nhưng được tòa công nhận) thì bạn có thể được tòa giải quyết yêu cầu ông A trả cho bạn số tiền 5% giá trị hợp đồng còn thiếu;
Hiện tại, chúng tôi chưa có hồ sơ cụ thể nên không thể có kết luận chính xác giải đáp cho bạn nên xử lý theo cách nào thì phù hợp, vì lẽ đó, bạn cần đối chiếu với những quy định chúng tôi đã nêu trên để lựa chọn phương án xử lý phù hợp.
Như vậy, tranh chấp đất đai vi bằng có thể được giải quyết bằng con đường hòa giải, thương lượng.
Nếu không tự thương lượng, hòa giải, các bên có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Tuy nhiên, khi khởi kiện, cần lưu ý đến phạm vi được khởi kiện cần phải phù hợp với mong muốn của mình và phải đúng pháp luật.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề tranh chấp đất đai vi bằng, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.