Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà, xử lý thế nào? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà là của tòa nào? Cùng tìm hiểu nhé.
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có dự định mua nhà chung cư của vợ chồng ông A, đã có thỏa thuận qua điện thoại về việc đặt cọc mua bán nhà và cả hợp đồng mua bán.
Theo dự kiến, chúng tôi sẽ ký đặt cọc vào ngày 15/7, tới ngày 30/7, chúng tôi sẽ ký hợp đồng chính thức, vì lúc đó tôi mới xoay sở đủ tiền mua nhà trả cho vợ chồng ông A.
Tuy nhiên, sau khi đã ký hợp đồng đặt cọc được khoảng 10 ngày, vợ chồng ông A có gọi điện thoại cho tôi để đề nghị chấm dứt hợp đồng đặt cọc.
Lý do tôi được biết là vì vợ chồng ông A đã nhận lời bán cho người khác với giá cao hơn so với giá đã thỏa thuận với tôi.
Tôi không đồng ý thỏa thuận chấm dứt hợp đồng đặt cọc với lý do này, và yêu cầu ông A phải bồi thường số tiền bằng đúng số tiền tôi đã đặt cọc theo hợp đồng đã ký.
Vợ chồng ông A không đồng ý vì cho rằng tôi cố tình gây khó khăn cho họ. Xin hỏi Luật sư, tôi nên xử lý tranh chấp hợp đồng đặt cọc này như thế nào?
Nếu phải khởi kiện thì tôi phải kiện tới tòa án nào để được giải quyết?
Chào bạn, giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà tại tòa nào, các bước thực hiện ra sao là những vấn đề được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.
Xử lý tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà thế nào?
Thông thường, các bên có thể lựa chọn một trong hai cách sau đây để giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà:
Cách 1: Thương lượng, đàm phán, hòa giải
Cách 2: Khởi kiện tại tòa án
Tương ứng với mỗi lựa chọn cách giải quyết, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:
Cách 1: Thương lượng, đàm phán, hòa giải | Cách 2: Khởi kiện tại tòa án |
Lưu ý chung:
| |
|
|
Như vậy, tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc được giải quyết tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Khi lựa chọn cách giải quyết, các bên cần chú ý tới một số điểm lưu ý như chúng tôi nêu trên.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà?
Căn cứ quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự là một trong số những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tòa án dân sự cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc tòa nơi nguyên đơn cư trú, làm việc theo thỏa thuận của bị đơn và nguyên đơn là tòa án có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện, trừ trường hợp vụ án có yếu tố nước ngoài hoặc được tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết (Điều 36, Điều 39 Bộ luật tố tụng Dân sự).
Để được giải quyết tại tòa án, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
Phải có hồ sơ khởi kiện theo quy định pháp luật (chi tiết hồ sơ khởi kiện được chúng tôi liệt kê ở phần dưới);
Phải hoàn thành việc đóng nộp tạm ứng án phí đầy đủ, đúng hạn;
Thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục giải quyết tại tòa án nhân dân, đặc biệt là cần có mặt đầy đủ tại các buổi làm việc tại tòa để đảm bảo quyền lợi;
Phạm vi giải quyết vụ án dân sự dựa trên yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập được tòa chấp nhận trong vụ án;
Như vậy, tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà là tòa án dân sự cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc theo thỏa thuận của nguyên đơn, bị đơn, trừ trường hợp vụ án có yếu tố nước ngoài hoặc do tòa tỉnh lấy lên để giải quyết.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, bên bị vi phạm nghĩa vụ cần phải chuẩn bị đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh tương ứng với yêu cầu khởi kiện của mình.
Hồ sơ khởi kiện hợp đồng đặt cọc mua bán nhà gồm những gì?
Hồ sơ khởi kiện khi tiến hành giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà tại Tòa án nhân dân gồm:
Đơn khởi kiện, mẫu số 23-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
Hợp đồng đặt cọc đã ký kết;
Biên bản, giấy tờ chứng minh đã thực hiện chuyển tài sản để đặt cọc và bên nhận đặt cọc đã nhận tài sản đặt cọc (ví dụ, giấy biên nhận tiền, sao kê tài khoản ngân hàng, biên bản bàn giao tài sản…);
Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc bên nhận đặt cọc đã hủy hợp đồng đặt cọc trái thỏa thuận hoặc trái quy định pháp luật;
Các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của bạn;
Như vậy, hồ sơ cần chuẩn bị khi giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà tại Tòa án nhân dân bao gồm những giấy tờ, tài liệu mà chúng tôi liệt kê ở trên.
Trên đây là giải đáp về vấn đề tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.