Điều kiện hưởng chế độ thai sản 2023 bao gồm những gì? Ai được hưởng? Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng? Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản 2023 bao gồm những đối tượng nào?
Câu hỏi: Xin chào HIeuLuat, cho tôi hỏi theo quy định những ai được hưởng chế độ thai sản?
Câu hỏi của độc già T.N tại địa chỉ nguyentrang…@gmail.com gửi về cho chúng tôi.
Đối tượng được hưởng chế độ thai sản là một trong những điều kiện hưởng chế độ thai sản 2023. So với năm 2022 thì những đối tượng được hưởng chế độ thai sản không có sự khác biệt.
Theo đó, những lao động được hưởng chế độ thai sản là những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc trường hợp quy định tại Điều 30, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Cụ thể, gồm các đối tượng sau:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/hoặc hợp đồng theo mùa vụ/hoặc hợp đồng theo công việc nhất định có thời hạn từ 3 đến dưới 12 tháng/hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tới dưới 3 tháng;
Hợp đồng lao động mà người lao động dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật (hợp đồng này được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi);
Người lao động là cán bộ, công chức, viên chức;
Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
Người được hưởng chế độ thai sản là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân/hoặc sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân/hoặc người lao động là người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Người quản lý doanh nghiệp hoặc người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương cũng là đối tượng được hưởng chế độ thai sản theo quy định;
Từ căn cứ trên, suy ra, người lao động được hưởng chế độ thai sản trước hết phải là người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và họ là một trong số những trường hợp được theo luật định mà chúng tôi đã nêu ở trên.
Điều này đồng nghĩa rằng, bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không thuộc trường hợp được nhận chế độ thai sản theo quy định pháp luật.
Mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất theo quy định.
Kết luận: Đối tượng thỏa mãn điều kiện hưởng chế độ thai sản 2023 là những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc một trong những trường hợp được liệt kê tại điểm a, b, c, d, đ, h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chúng tôi đã nêu trên.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì không được nhận chế độ thai sản.
Theo đó, so với năm 2022 thì quy định về đối tượng được hưởng chế độ thai sản cũng không có sự thay đổi.Đóng bảo hiểm bao lâu được hưởng chế độ thai sản?
Tôi dự sinh vào ngày 03/03/2023.
Tôi có tham gia bảo hiểm xã hội đến thời điểm nghỉ sinh (tôi dự kiến nghỉ sinh vào cuối tháng 2/2023) được hơn 01 năm.
Bảo hiểm này được công ty đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đầy đủ đúng quy định.
Câu hỏi từ độc giả P.H gửi cho chúng tôi từ Bình Dương.
Hiện nay, lao động nam/lao động nữ thỏa mãn điều kiện hưởng chế độ thai sản 2023 như thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ theo quy định thì được hưởng chế độ thai sản.
Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nam/lao động nữ thỏa mãn các điều kiện sau đây thì được hưởng chế độ thai sản:
Một là, thuộc một trong các trường hợp:
Là lao động nữ mang thai;
Hoặc là lao động nữ sinh con;
Hoặc là lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
Hoặc thuộc trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
Hoặc thuộc trường hợp lao động nữ đặt vòng tránh thai/hoặc là người lao động thực hiện biện pháp triệt sản'
Hoặc là lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con;
Hai là, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ thời gian luật định
Người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi, lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con/hoặc nhận nuôi con nuôi;
Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh và đóng bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
Lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội có vợ sinh con thì cũng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước thời điểm vợ sinh con;
Lưu ý: Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chấm dứt hợp đồng/thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Cụ thể hơn, cách xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được thực hiện theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:Nếu sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
Nếu sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Nếu tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định như trường hợp ở trên;
Đối chiếu với trường hợp của bạn, khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian tham gia bảo hiểm tính đến khi dự sinh từ đủ 1 năm trở lên thì bạn đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản (bao gồm cả trường hợp bạn nghỉ làm, thôi việc trước khi sinh con).
Chế độ thai sản dành cho bạn bao gồm: Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, tiền thai sản, trợ cấp một lần khi sinh.
Chồng của bạn còn được hưởng chế độ thai sản dành cho lao động nam có vợ sinh con (chồng được nghỉ làm hưởng chế độ khi vợ sinh).
Kết luận: Người lao động thỏa mãn điều kiện là đối tượng được hưởng chế độ thai sản và có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo luật định thì được hưởng chế độ thai sản.
Chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với cả lao động nam và lao động nữ như chúng tôi đã trình bày ở trên.
Mang thai ngoài tử cung được hưởng chế độ thai sản không?
Công ty tôi có người lao động thai ngoài tử cung.
Cho tôi hỏi, chị ấy có được hưởng chế độ thai sản không?
Chào bạn, như chúng tôi đã trình bày, phân tích ở trên, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thỏa mãn điều kiện về đối tượng và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Cụ thể, tại Công văn 2017/BHXH-CSXH ngày 9/6/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trường hợp mang thai ngoài tử cung là trường hợp được giải quyết theo chế độ ốm đau.
Theo đó, chửa ngoài tử cung/mang thai ngoài tử cung được xác định là bệnh cần chữa trị dài ngày theo Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT (nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày).Điều này đồng nghĩa rằng, việc mang thai ngoài tử cung không thuộc trường hợp được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật (ví dụ như nghỉ khám thai, tiền chi trả khi nghỉ thai sản, trợ cấp một lần khi sinh...).
Để được hưởng chế độ ốm đau thì lao động nữ cần có bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội nếu điều trị ngoại trú.
Người lao động nộp giấy tờ này cho cơ quan nơi mình làm việc để được chi trả tiền chế độ ốm đau theo quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy, mang thai ngoài tử cung không thỏa mãn điều kiện hưởng chế độ thai sản 2023 mà lao động nữ mang thai ngoài tử cung được giải quyết chế độ ốm đau nếu đủ điều kiện.
Nói cách khác, lao động nữ mang thai ngoài tử cung thì không được hưởng chế độ nghỉ khám thai,...mà sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT về các bệnh cần chữa trị dài ngày.Trên đây là giải đáp thắc mắc của chúng tôi về điều kiện hưởng chế độ thai sản 2023, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.